MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

7 188 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH NĂM 2006-2010 1. Những yêu cầu đặt ra cho kế hoạch 2009 Năm 2009 là năm cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho kế hoạch 5 năm. Những kết quả đạt được trong 2 năm qua là tích cực, tạo được những thuận lợi cơ bản, nhưng những khó khăn thách thức, nhất là thực lực của nền kinh tế - sức cạnh tranh thấp đang đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn cho kế hoạch năm 2009. Việc xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 sẽ tạo đà cho 1 năm còn lại của kế hoạch 5 năm. Yêu cầu đặt ra cho năm 2009 là rất cao để đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn 2 năm trước đó; tạo bước chuyển quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Điều đó đòi hỏi phải có sự phấn đấu vượt bậc, phải có những bước đột phá về cơ chế chính sách, đổi mới cơ bản và toàn diện về quản lý điều hành, thông suốt và nhất quán từ tỉnh đến cơ sở; nhằm tạo ra bước chuyển biến về cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 2. Mục tiêu của kế hoạch năm 2009: Trên cơ sở tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát đã được đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV thông qua và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của hai năm 2007 và 2008, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2009: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao hơn các năm trước (8%), đảm bảo bền vững; tạo bước chuyển biến mới về cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quảnăng lực cạnh tranh của nền kinh tế; huy động tốt hơn các nguồn lực vào đầu phát triển nhằm tạo bước chuyển biến thuận lợi cho 1 năm còn lại của kế hoạch 5 năm; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động giáo dục, văn hoá - xã hội; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm; tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững An ninh - quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội; Nâng cao trách nhiệm và năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐẦU PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: 1. Mục tiêu: Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8 - 8,5% và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như tăng cường cơ sở vật chất cho văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng trong năm 2003 và các năm sau, phải huy động mọi nguồn vốn để đầu phát triển trên địa bàn từ 2.2500 - 2.600 tỷ đồng. Đồng thời tiếp tục điều chỉnh, đổi mới cơ cấu đầu tập trung và hiệu quả, hướng vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. - Từ yêu cầu đầu tư, nguồn vốn và thực trạng công trình chuyển tiếp từ năm 2008, định hướng đầu phát triển trong năm 2009 là: + Ưu tiên cho các công trình trọng điểm, các vùng phát triển tổng hợp (vùng ven biển Thiên Cầm, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, vùng du lịch, vùng phân lũ); các dự án phát triển sản xuất có công nghệ tiên tiến và có lợi thế cạnh tranh, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội. + Đầu cho sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội, phát triển nguồn lực: Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá xã hội, y tế, thể dục thể thao, xoá đói giảm nghèo . vùng còn khó khăn và An ninh - Quốc phòng. + Dành 65 - 70% vốn cho các công trình chuyển tiếp, đặc biệt là những công trình đã được xác định (được duyệt) phải hoàn thành vào năm 2003; 20% cho việc trả nợ và khoảng 10% cho quy hoạch, chuẩn bị đầu và đối ứng các dự án. Công trình khởi công mới được xem xét cân nhắc xét thấy thực sự cấp bách mới quyết định khởi công. + Thực hiện lồng ghép và triển khai tốt các chương trình Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia được Nhà nước giao. - Về nguồn vốn: Dự kiến khả năng huy động vốn cho đầu phát triển năm 2009, trong đó: + Nguồn vốn ngân sách tập trung: 142 tỷ đồng. + Nguồn vốn ngân sách để lại địa phương: 122 tỷ đồng. + Vốn nước ngoài (JBIC, ADB, Đan mạch .): 100- 200 tỷ đồng. + Vốn vay Quỹ Hỗ trợ PT và các vốn khác: 15 tỷ đồng. + Vốn chương trình Chính phủ: 195 - 200 tỷ đồng + Vốn chương trình mục tiêu mang tính chất XDCB:11 - 12 tỷ đồng. + Vốn tín dụng đầu tư: 1200 tỷ đồng + Vốn huy động của dân và doanh nghiệp: 100-200 tỷ đồng. + Vốn Trung ương đầu trên địa bàn: 200,0 tỷ đồng. + Vốn trung ương bổ sung: 200,0 tỷ đồng 2. Các giải pháp: 1. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới và quy hoạch tổng thể đã được duyệt. 2. Soát xét lại các công trình và nguồn vốn để cân đối cho các công trình chuyển tiếp, xem xét một số công trình đã bố trí chuẩn bị đầu có thể ngừng triển khai thấy chưa cấp bách để tập trung dứt điểm các dự án thuộc vùng trọng điểm. Các dự án không trong quy hoạch, không rõ mục tiêu, không giải phóng được mặt bằng thì chưa triển khai xây dựng. 3. Tăng cường công tác quản lý đầu XDCB, nhất là việc giám định đầu tư, tập trung quyết toán các công trình còn tồn, tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, nâng cao trách nhiệm các bên A, B đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; các thủ tục XDCB bảo đảm đúng quy trình, quy định . cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán vốn đầu cho phù hợp hơn, đáp ứng được tiến độ thi công các công trình, không để tình trạng vốn "chờ" khối lượng đã thực hiện. 4. Các dự án lớn của trung ương: Tạo điều kiện để nhà máy xi măng Tam Điệp hoàn thành xây dựng trong năm 2003 theo kế hoạch đề ra, tiếp tục triển khai xây dựng, mở rộng Cảng Hà Tĩnh và nạo vét Cửa Đáy, dự án WB2, các trạm bơm, nạo vét sông và dự án phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ven biển Kim Sơn (dự án của Bộ Nông nghiệp & PTNT), các dự án của ngành giao thông. 5. Các dự án của địa phương: Bố trí kế hoạch năm 2003 tập trung cao cho các dự án hoàn thành trong năm 2002 còn thiếu vốn để dứt điểm, các công trình chuyển tiếp từ năm 2002 sang được bố trí 1 phần hoặc dãn tiến độ. 6. Vừa tổ chức thực hiện thật tốt vừa tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương để tăng nguồn vốn ngân sách tập trung theo các chương trình Chính phủ và chương trình mục tiêu quốc gia, có chính sách để huy động tối đa các nguồn vốn trong dân cư và các doanh nghiệp để đầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tỉnh Hà Tĩnh được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ chuyên viên trong sở đặc biệt là phòng thẩm định, cùng với sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Đinh Đào Ánh Thuỷ em đã hoàn thành bản báo tổng hợp này. Thông qua bản báo cáo chúng ta có thể hiểu biết thêm về quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch và đầu Hà Tĩnh, tình hoạt động và công tác quản lý của Sở, những gì đạt được trong những năm vừa qua chủ yếu là năm 2008. Do khả năng hiểu biết về thực tế của em còn nhiều hạn chế cho nên không tránh khỏi sai sót rất mong được sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy, cô và các bạn cùng các bác, cô, chú trong Sở để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cám ơn! . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH. toàn diện về quản lý điều hành, thông suốt và nhất quán từ tỉnh đến cơ sở; nhằm tạo ra bước chuyển biến về cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh

Ngày đăng: 18/10/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan