1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

31 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 9,14 MB

Nội dung

Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dụcmầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên đượckhẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào

Trang 1

MỤC LỤC 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

II GIẢI QUYẾT VẤ ĐỀ……… 4

1 Cơ sở lý luận……… 4

2 Cơ sở thực tiễn……… 5

2.1 Thuận lợi 5

2.2 Khó khăn 6

3 Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi ) 7

3.1.Biện pháp 1: Điều tra, khảo sát về mức độ nhận thức và sự hứng thú của trẻ trong lớp MG bé C2 đầu năm 7

3.2 Biện pháp 2: Nâng cao trình độ chuyên môn……….7

a Tự học tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”……… 7

b Tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn……….8

3.3.Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm10 3.4.Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm……… 13

a Xây dựng môi trường trong lớp học ……… 13

b Xây dựng môi trường ngoài lớp học … ………14

3.5.Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học 19

3.6.Biện pháp 6: Tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mọi lúc mọi nơi…….21

a Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tập thể tập thể……… 21

b Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động vui chơi………22

c Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động ngoài trời……….23

3.7.Biện pháp7: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua ngày hội, ngày lễ ……… 24

3.8 Biện pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh ……… 26

4 Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp………26

4.1 Đối với trẻ………26

4.2 Đối với giáo viên……… 27

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……….29

1.Kết luận……… 29

2 Bài học kinh nghiệm………29

3 Đề xuất, kiến nghị………30

Trang 2

Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệpgiáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn Đặc biệt

là giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Làbậc học đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trítuệ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới Nó là nền tảng đầutiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới của xã hội chủ nghĩa.Chính vì vậy mà việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ ngay từ bậc họcmầm non và đặc biệt là trẻ mẫu gáo bé ( 3 - 4 tuổi ) là rất quan trọng và cầnthiết

Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đềđược quan tâm hàng đầu trong xã hội Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục vàđào tạo, đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tínhtích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, mà phương pháp dạyhọc là cách thức hoạt động của giáo viên, trong việc tổ chức hoạt động học tập,nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu

Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan

trọng của ngành GD& ĐT là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậchọc mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có tráchnhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm

vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau

Trang 3

Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mongmuốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mấtphương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyềndạy - lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tại

Đứng ở góc nhìn tổng thể có thể thấy việc nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ trong một nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trường lớp, trangthiết bị, trình độ giáo viên, trình độ quản lý của cán bộ, công tác xã hội hoá,nhận thức của người dân v.v… nhưng tính đến kết quả giáo dục toàn diện trênmỗi đứa trẻ mầm non thì yếu tố phương pháp dạy học cho trẻ mầm non là yếu tốquan trọng nhất

Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dụcmầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên đượckhẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạyhọc, đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyềnthống của giáo viên: Cô giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo Cùng với thời gianthực hiện, chương trình GDMN gắn với sự phát triển về mặt sinh lý đang dầnhoàn thiện của trẻ

Mỗi giáo viên cần ý thức và hiểu rằng việc đổi mới phương pháp giáo dụctrẻ không đơn thuần do thực thi, nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên màquan trọng là do sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yêu cầu phát triển của xã hội,bản thân tôi nhận thấy cần thiết phải thay đổi phương pháp giáo dục để đáp ứngđược yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn của trẻ và phát triển của xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toànngành giáo dục hiện nay Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạytrong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng Tôi cũngxin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức nângcao chất lượng chuyên môn đối với một đơn vị còn nhiều khó khăn Bản thân tôi

là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé

( 3 - 4 tuổi ), đã nhận thức được tầm quan trọng của việc “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc

điểm của đơn vị Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâmkhông chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhânrộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung

tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một

số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để áp dụng làm sáng kiến kinh

nghiệm cho năm học 2017 - 2018

Trang 4

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về

vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên Nó góp phần định hướng cho quá trìnhhoạt động và xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non Chương

trình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu

cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻđược phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà cònnuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ

Chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ " học được cái gì" mà còn chú trọng " học như thế nào" , tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam

mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một

cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, vì vậy dạy cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Đó là phương pháp mà giáo viên cần chú ý

đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu và đánh giáđúng

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung

tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục

mầm non trong những năm gần đây Năm học 2017 - 2018, nhằm thực hiện cóchất lượng, đạt hiệu quả nội dung này Sở, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo cáctrường mầm non đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan

điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của

trường, lớp và khả năng của trẻ theo các nội dung của Bộ tiêu chí đánh giá trẻ

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng vàthế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ.Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều hình thức khác nhau gồm cả hoạt độngvui chơi Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sángtạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè Phản ánh được mức độ pháttriển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thểlàm

Vậy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ nào cũng được hỗ trợ để thamgia Trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn Trẻ được khuyến khích

để giải quyết vấn đề Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việccùng nhau Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý

Trang 5

kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ Tạo cơ hội và thời giancho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trảinghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu.

2 Cơ sở thực tiễn:

Trường mầm non mà tôi đang công tác là: Trường vùng xa thuộc cuốihuyện Gia Lâm Trường đã nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấphuyện Trường tập trung ở 1 khu, với 10 nhóm lớp và có 36 cán bộ giáo viên,nhân viên Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 90%

Những năm vừa qua được sự quan tâm của SGD&ĐT Hà Nội, UBNDhuyện Gia Lâm đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, khuôn viên trường rộng rãithoáng mát Cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học áp dụng công nghệthông tin như: Máy chiếu, máy tính, ti vi, đầu đĩa tương đối đầy đủ Trường cókhu vườn cổ tích, khu vui chơi, khu giáo dục thể chất Có phòng vi tính, phòngnghệ thuật riêng, rất thuận lợi cho các hoạt động của trẻ Đồng thời được sựquan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã trang bị mua sắm đồ dùng, đồ chơidạy học đa dạng phong phú

Từ đầu năm học 2017 - 2018 đến nay, tôi được nhà trường phân công phụtrách lớp mẫu giáo bé C2 Lớp có 2 cô, 2/2 cô đạt trình độ trên chuẩn Lớp có 32trẻ: 17 trẻ nam, 15 nữ, trong số đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏnên dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát không mạnh dạn tự tin để thamgia vào các hoạt động của trường lớp đề ra

Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một sốthuận lợi và khó khăn sau:

2.1 Thuận lợi

Ban giám hiệu luôn có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cũng như đưa ra cácphương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càngđạt kết quả cao Bên cạnh đó, nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất,mua sắm trang thiết bị, các đồ dùng dạy học phục vụ công tác chăm sóc giáodục trẻ

Giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêunghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong cáclĩnh vực

100% trẻ sinh hoạt bán trú tại trường, số trẻ được phân chia theo chỉ tiêu

và đúng độ tuổi, tạo thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ Có sựphối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình, đây là một lợi thế tạo điều kiện thuậnlợi trong công tác xã hội hóa giáo dục. Hơn nữa, tôi còn được sự quan tâm động

viên của Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp luôn tạo mọi điều

Trang 6

kiện thuận lợi, hỗ trợ các tài liệu tham khảo và trao đổi kinh nghiệm về “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé ( 3- 4 tuổi ) ”

Là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, có nhiều năm kinh nghiệmdạy trẻ, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc Luôn luôn có ý thức phấnđấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tintrên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việcchăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày

Bản thân luôn tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạyhọc của ngành học mầm non Và với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, tôiluôn sáng tạo, tìm tòi những phương pháp hay nhất, mới nhất để đưa vào giảngdạy cho trẻ

Bản thân trẻ đang được sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố

mẹ yêu thương chăm sóc Khi đến trường là nơi hoàn toàn mởi mẻ xa lạ với trẻ,

do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, có nhiều trẻ còn rụt rè, nhútnhát, hay thể hiện cá tính riêng của mình chưa chịu nghe lời cô giáo Đa số trẻtrong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập Tuy cùng một độtuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều Một số bé còn nhút nhát, một

số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: PhươngMai, Thu An, Ngân Phương,…….Một số bé lại quá hiếu động như bé: Trí Đức,Đức Lộc, Trí Bảo, Đăng Khôi Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn

định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” nên rất

khó gây được sự chú ý tập trung của trẻ

Giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng chương trìnhgiáo dục Mầm non vào thực tế giảng dạy cũng như vận dụng các phương pháp

và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm tích cực trong cáchoạt động

Mặc dù một số phụ huynh rất quan tâm đến con nhưng nhiều phụ huynhvẫn chưa quan tâm đến tầm quan trọng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tiễn, bản thân

tôi đã đề ra Một số biện pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé ( 3- 4 tuổi ) ” trong suốt năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau:

Trang 7

3 Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé(3

số trẻ không hứng thú tham gia vào các hoạt động Nắm kiến thức, kỹ năng cònhời hợt, không rõ ràng cụ thể Sau đây là bẳng khảo sát trẻ đầu năm:

Với kết quả khảo sát trên, bản thân tôi nhận thấy khả năng hứng thú vàkiến thức, kỹ năng của trẻ đạt được sau các hoạt động, mỗi tiết học còn hạn chế,chưa đồng đều

3.2

a.Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do

đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và Nhànước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TWĐảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhâncách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn”

Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗigiáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúngđắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúpgiáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáodục trẻ

Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôiluôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổchức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép mộtcách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giáo viên, BGH nhà trường những vấn

Trang 8

đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phươngpháp giảng dạycho trẻ

Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thểthiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếmnhững tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trungtâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra đượcnhững vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Mấy năm gần đây tôi luôn coi trọng đề cao công tác bồi dưỡng, tự bồidưỡng và nhất là từ đầu năm học 2017 - 2018 toàn ngành giáo dục đã thực hiện

chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã đăng ký bồi dưỡng “

Phương pháp dạy học tich cực” để nghiên cứu và tự học bổ sung những phần

kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân

Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tựbồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dựđều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình Để giúp bản thânhiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vởvới thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thaogiảng để BGH nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết dạy, tôiđược nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồngchí BGH phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: Tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới

ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy cũ và tiếtdạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa? Từ đó rút ra được những kinh nghiệm

cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm’’

b Tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ vàkhả năng của đội ngũ giáo viên là chủ yếu Do vậy, công tác sinh hoạt tổ nhómchuyên môn cho giáo viên cần được quan tâm thích đáng, thực hiện thườngxuyên, có kế hoạch cụ thể

Giáo viên là lực lượng quan trọng nhất của nhà trường, là cầu nối giữanhà trường với phụ huynh, giữa học sinh với các lực lượng xã hội Giáo viên làlực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng và quyết định chất lượng của các hoạtđộng giáo dục ở nhà trường

Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học trongtrường mầm non Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, vấn đề bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên trường tôi luôn được đề cập một cách đúng mực,phân công cụ thể người thực hiện, chỉ rõ tiến độ thời gian, đã xây dựng được kếhoạch chi tiết cho học kỳ, tháng, tuần Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên

Trang 9

môn được tổ chức thường xuyên trong các tháng, tổ giáo viên cùng nhau thảoluận đưa ra được ưu điểm trong tháng vừa qua để phát huy và nhược điểm để rútkinh nghiệm, cố gắng hơn trong tháng tới và lập ra kế hoạch lên tiết kiến tậptrong tháng cho giáo viên trong trường đến dự để nhận xét, học hỏi lẫn nhau, đểrút ra kinh nghiệm cho bản thân Bảng phân công chuẩn bị hoạt động kiến tậpluôn đưa ra rõ ràng cụ thể:

Ví dụ : Lịch phân công chuẩn bị hoạt động kiến tập

Triển khai công tác tháng 3/2018

III Đ/C: Nguyễn Thị Uyên Thể dục giờ học

Đ/C: Nguyễn Thị Thu Thảo Nhận biết phân biệt

Qua sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau,được đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ Được giao lưu, gắn kết tìnhbạn, tình đồng nghiệp Chính vì vậy tôi đã tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạtchuyên môn Tham gia các buổi kiến tập các chuyên đề do nhà trường tổ chức

Đồng thời, tôi đã mạnh dạn đưa lồng ghép “giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm” cho trẻ vào tổ chức hoạt động góc để kiến tập cho giáo viên trong

trường dự Qua buổi kiến tập đó chị em giáo viên trong trường đánh giá rấtcao Ngoài những kiến thức mà mình có được, tôi thường trao đổi với giáo viêncùng lớp và đồng nghiệp của mình qua các buổi họp tổ chuyên môn để tìm ra

phương pháp tôt nhất góp phần vào việc Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng.

Hình ảnh:Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn Hình ảnh: Nghiên cứu tài liệu

Qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cả về chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức

Trang 10

các hoạt động, xử lí các tình huống trong mọi hoạt động Giúp tôi thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn

3.3.Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiệnnhững việc cần làm của người giáo viên Việc lập kế hoạch giáo dục giúp chogiáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dựkiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả

Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động Giáo viên phải hình dungđược rỏ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc trongnhóm, lớp, đồng thời đưa các hoạt động vào nề nếp

Giáo viên cần lập kế hoạch thực hiện lấy trẻ làm trung tâm để xác địnhcác nội dung phù hợp nhất đối với trẻ trong lớp mình Qua đó, tôi có điều kiệnquan tâm đến trẻ hơn, biết những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để có những tácđộng phù hợp

Để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước hết giáoviên cần hiểu rõ: Kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ nghĩa là căn cứ khả năng,nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nộidung Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, cónghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:

- Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòì

- Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người

- Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giảiquyết các tình huống

-Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và mong muốn

Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh

kiến thức “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xem như một quan điểm dạy

học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quanđiểm dạy học Do vậy, để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trungtâm một cách hiệu quả, tôi đã quan tâm và thực hiện các việc làm sau:

* Xác định mục tiêu:

Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xácđịnh mục tiêu và cách viết mục tiêu Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kếhoạch bản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tố sau:

Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từngtrẻ trong lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việctheo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng…

Trang 11

Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầmnon) Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp;nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào

để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phùhợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chươngtrình, phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của tôi

Việc xác định mục tiêu luôn tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làmđược gì? sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kếhoạch tháng) và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày) Do đó mụctiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụthể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xácđịnh trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa

* Lựa chọn nội dung giáo dục:

Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thểhóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi quy định trong chương trình vìnội dung giáo dục trong chương trình là những vấn đề cốt lõi, cơ bản Ví dụ nộidung trong lĩnh vực phát triển nhận thức ( phần khám phá khoa học: đặc điểm,công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; so sánh sự khác nhau, giống nhaucủa 2, 3 đồ dùng, đồ chơi; đặc điểm công dụng một số phương tiện giao thông dựa vào mục tiêu giáo viên cụ thể nội dung: đặc điểm, công dụng và cách sửdụng đồ dùng hay đồ chơi nào? So sánh sự khác nhau và giống nhau thì phải xácđịnh so sánh đồ dùng, đồ chơi nào với nhau? Đặc điểm, công dụng của phươngtiện giao thông nào? xe máy hay ô tô

Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻmuốn biết, gẫn gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền

Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nộidung Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung

* Lựa chọn hoạt động giáo dục.

Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạtđộng chơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động

Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì Người giáo viên

là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻđược hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình Đồng thời giáoviên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá quanhững câu hỏi thắc mắc của trẻ

Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theocặp, theo nhóm nhóm

Trang 12

Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc,đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ Chú trọng cho trẻ được trảinghiệm, giao tiếp và trình báy ý kiến

Quan tâm đến hệ thống câu hỏi: Có hai dạng câu hỏi chính đó là câu hỏiđóng và câu hỏi mở:

Loại câu hỏi đóng: Câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trảlời đúng duy nhất Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ởmức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít Loại câu hỏi này thường dùngtrong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ vàhướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài

Loại câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trẻ trả lời Câu hỏinày đòi hỏi tư duy nhiều, thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài.Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thúcho trẻ

Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đíchcủa câu hỏi: Hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giámức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ cóthể trả lời được và cố gắng để trả lời Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đếnphức tạp Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: Trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực

Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan

và dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời

Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câutrả lời tốt hơn từ trẻ

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ.Đặt ra một số câu hỏi mở để kích thích trẻ suy nghĩ:

* Con nghĩ thể nào? Làm sao con biết? Tại sao con lại nghĩ như vậy?Nếu thì sao? Nếu không… thì sao? Theo con thì điều gì, cái gì sẽ xảy ra tiếptheo?

Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt racác câu hỏi và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ là

- Một: Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ

- Hai: Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu

- Ba: Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này? Dự kiến các công việc,hoạt động cụ thể của trẻ, cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra

- Bốn: Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này? Chọn họcliệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô

Ví dụ: Xây dựng kế hoạch mục tiêu giáo dục trong lĩnh vực phát triển nhận thức

Trang 13

Hoạt động ngoài trời: Quan sát hiệntượng đá tan ra thành nước

- Kiến thức: - Giúp trẻ nhận biết được sựtan ra của đá khi nhiệt độ ấm lên ( quátrình đá tan thành nước )

- Kỹ năng: quan sát, phán đoán hiệntượng đá tan ra thành nước, khả năng sosánh vµ ®a ra kÕt luËn

- Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ thể: khôngnên uống nhiều nước đá và tránh xa nướcsôi nóng

3.4

a Xây dựng môi trường trong lớp học

Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có nghĩa vụcũng rất quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ Trẻ emvốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xungquanh chúng Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trongnhững năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ.Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ Chính vìvậy tôi luôn tâm niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trườnghọc tập tốt nhất ở ngay tại khu vực lớp học của trẻ

Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếp trong lớp,trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp

Mục đích: Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình

thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữatrẻ với trẻ

Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viêntrong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợpvới diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh

lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ

Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm củatrẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, cácbuổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm, nên trẻ rấtthích thú Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán, dạy trẻ

Trang 14

biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mốiquan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.

Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện chotrẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt độngphong phú, đa dạng hơn Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với

đồ vật và rèn luyện kỹ năng

Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồnào

Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng

tránh lối đi lại Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên Cácgóc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động củatrẻ.Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động

Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi.

Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát củagiáo viên

Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thíchhứng thú của trẻ

Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ

đề và sự kiện đang thực hiện, tên góc rõ ràng

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “ Thư viện của gia

đình bé” nhưng khi sang chủ đề “ thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “ Thưviện của các loại cây”

Ví dụ: Họa sỹ tý hon, hoặc Ai khéo tay, bé thích bài nào.

Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt …Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách ( có que chỉ choviệc đọc sách ) Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏcây khô hoa lá ép khô, các loại hạt … Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng đểtrẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những dồ chơi

ấy Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò … vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừalàm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm

b Xây dựng môi trường ngoài lớp học

Khu vực ngoài hiên tôi xây dựng góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạtđộng chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước… Ở nơi đó có những chậuhoa đua nở bốn mùa, có tiếng hót véo von, có những đàn cá bơi lội tung tăng, cónhững hạt lạc, hạt đỗ ngày đêm đội đất, nhú mầm Ở đó tôi đã bố trí phù hợpchỗ cho những giò cây leo lá xanh tươi mát Ở chính nơi này các bé được đắmmình thực sự trong thế giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn bị thu hút

Trang 15

từ đó trẻ đã có thể cảm nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách

tự nhiên nhất

Tất cả những điều đó như tạc vào tâm hồn trẻ cả một thế giới tự nhiênsống động, tươi mát, trong trẻo Để trẻ đắm mình trong thế giới tự nhiên để trầmtrồ, ngắm nghía, thậm chí là đưa tay để sờ, để cảm nhận Sự vui tươi, hứng khởi

đã lộ rõ trên khuôn mặt trẻ Bởi chính cô giáo chúng đã mang đến cho chúng cảmột thế giới thiên nhiên, thế giới bạn bè đầy thân thiện

Ví dụ: Một số hình ảnh ở các góc

Hình ảnh góc: Thiên nhiên Hình ảnh góc:Khám phá khoa học

Ngày đăng: 10/06/2020, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w