Cây Xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guill., thuộc họ Cam chanh (Rutaceae). Cây phân bố ở tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận. Đã từ lâu đời, người dân tỉnh Khánh Hòa sử dụng cao sắc nước của thân rễ, rễ của cây Xáo tam phân để để chữa trị các bệnh về gan, đặc biệt là xơ gan cổ trướng và ung thư gan
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY XÁO TAM PHÂN
(PARAMIGNYA TRIMERA (Oliv.) Guill.) VÀ CÂY NHÓ ĐÔNG
(MORINDA LONGISSIMA Y Z Ruan)
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
Hà Nội – 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY XÁO TAM PHÂN
(PARAMIGNYA TRIMERA (Oliv.) Guill.) VÀ CÂY NHÓ ĐÔNG
(MORINDA LONGISSIMA Y Z Ruan)
Chuyên ngành: Hóa học các hợp chất thiên nhiên
Mã số: 9 44 01 17
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
2 PGS TS ĐỖ THỊ THẢO
HÀ NỘI – 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường và PGS.TS Đỗ Thị Thảo Các kết quả thu được trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác
Tác giả luận án
Trang 4Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Cường và PGS TS Đỗ Thị Thảo - những người Thầy đã dành cho tôi sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án
Tôi xin cảm ơn đề tài VAST.04.05/13-14 và đề tài KC.10.45/14-15 đã hỗ trợ kinh phí thực hiện các nội dung của luận án
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của:
- Các Thầy Cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Viện Hóa
học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Các Thầy Cô giáo, anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Viện Công nghệ
Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Các Thầy Cô giáo, anh chị và các bạn đồng nghiệp tại Học Viện quân
Y
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Học Viện Khoa học và Công Nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận án
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi hoàn thành luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Trang 5MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chi Paramignya 3
1.2 Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chi Morinda 11
1.3 Khái quát về các phương pháp thử hoạt tính sinh học trong luận án 23
1.3 1 Khái quát về mô hình đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên động vật 23
1.3.2 Khái quát về mô hình kháng viêm gan virus B trên in vitro 26
1.4 Giới thiệu sơ lược về đối tượng nghiên cứu 30
1.4.1 Cây Xáo tam phân 30
1.4.2 Cây Nhó đông 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đối tượng nghiên cứu 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1 Phương pháp phân lập, tinh chế các hợp chất 34
2.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất 34
2.2.3 Phương pháp đánh giá tác dụng sinh học 35
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 38
3.1 Đánh giá tác dụng sinh học của các cao chiết và phân đoạn 38
3.2 Phân lập các hợp chất từ loài Xáo tam phân 38
3.3 Phân lập các hợp chất từ thân rễ loài Nhó đông 42
3.4 Đánh giá tác dụng sinh học của các hợp chất sạch 48
CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ 49
4.1 Sàng lọc tác dụng sinh học của các cao chiết và phân đoạn 49
4.1.1 Sàng lọc tác dụng kháng virus viêm gan B in vitro 49
4.1.2 Đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên in vivo của cao chiết thân rễ Xáo tam phân 52
4.2 Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ loài Xáo tam phân 56
4.2.1 Hợp chất PT-1: ostruthin 58
4.2.2 Hợp chất PT-2 (chất mới): ninhvanin 61
4.2.3 Hợp chất PT-3: 6-(2-hydroxyethyl)-2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran 64
4.2.4 Hợp chất PT-4: citrusinine-I 65
4.2.5 Hợp chất PT-5 (chất mới): paramitrimerol 67 4.2.6 Hợp chất PT-6: 6-(6-hydroxy-3,7-dimethylocta-2,7-dienyl)-7-hydroxycoumarin 70
Trang 64.2.7 Hợp chất PT-7 (chất mới): ninhvanin B 72
4.2.8 Hợp chất PT-8 (chất mới): paratrimerin A 75
4.2.9 Hợp chất PT-9 (chất mới): paratrimerin B 80
4.2.10 Hợp chất PT-10: parabacunoic acid 85
4.3 Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ loài Nhó đông 89
4.3.1 Hợp chất ML-1: Damnacanthal 91
4.3.2 Hợp chất ML-2: Lucidin-ω-methyl ether 92
4.3.3 Hợp chất ML-3: Soranjidiol 94
4.3.4 Hợp chất ML-4: Morindone-5-methyl ether 95
4.3.5 Hợp chất ML-5: Rubiadin 97
4.3.6 Hợp chất ML-6: Rubiadin-3-methyl ether 98
4.3.7 Hợp chất ML-7: Damnacanthol 100
4.3.8 Hợp chất ML-8: Morindone 102
4.3.9 Hợp chất ML-9: 1-hydroxy-2-methyl-6-methoxy anthraquinone 103
4.3.10 Hợp chất ML-10: Morindone-6-methyl ether 105
4.3.11 Hợp chất ML-11: Morindone-6-O-β-Gentiobioside 106
4.3.12 Hợp chất ML-12: Lucidin-3-O-β-Primeveroside 108
4.3.13 Hợp chất ML-13 (chất mới): morinlongoside A 110
4.3.14 Hợp chất ML-14 (chất mới): morinlongoside B 114
4.2.15 Hợp chất ML-15 (chất mới): morinlongoside C 115
4.3.16 Hợp chất ML-16: Geniposidic acid 120
4.3.17 Hợp chất ML-17: 3-O-[β-D-Xylopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranosyl](3R)-l-octen-3-ol 121
4.3.18 Hợp chất ML-18: Acteoside 124
4.3.19 Hợp chất ML-19: Cistanoside-E 126
4.3.20 Hợp chất ML-20: Ethyl-β-D-Galatopyranoside 128
4.3.21 Hợp chất ML-21: Isoacteoside 129
4.3.22 Hợp chất ML-22: Quercetin 130
4.4 Đánh giá tác dụng sinh học của các hợp chất sạch 132
4.4.1 Đánh giá tác dụng kháng virus viêm gan B của các hợp chất sạch từ cây Xáo tam phân và Nhó đông 132 4.4.2 Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của hợp chất ostruthin và ninhvanin từ thân rễ cây
Trang 7Xáo tam phân 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 140
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1 Cây Xáo tam phân (Ảnh Nguyễn Mạnh Cường) 33
Hình 2 2 Cây Nhó Đông (Ảnh Nguyễn Mạnh Cường) 33
Hình 4 1 Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ thân rễ cây Xáo tam phân 57
Hình 4 2 Phổ 1H-NMR của hợp chất PT-1 59
Hình 4 3 Tương tác HMBC của hợp chất PT-1 59
Hình 4 4 Phổ 1H-NMR của hợp chất PT-2 62
Hình 4 5 Phổ HMBC của hợp chất PT-2 63
Hình 4 6 Phổ 1H-NMR của hợp chất PT-5 68
Hình 4 7 Tương tác HMBC và NOESY của hợp chất PT-5 68
Hình 4 8 Tương tác trong phổ COSY, HMBC, và NOESY của hợp chất PT-6 70
Hình 4 9 Phổ 1H-NMR của hợp chất PT-7 73
Hình 4 10 Tương tác COSY, NOESY và HMBC của hợp chất PT-7 73
Hình 4 11 Phổ 1H-NMR của hợp chất PT-8 76
Hình 4 12 Tương tác COSY, NOESY và HMBC của hợp chất PT-8 78
Hình 4 13 Phổ 1H-NMR của hợp chất PT-9 81
Hình 4 14 Một số tương tác trong phổ COSY, HMBC và NOESY của PT-9 82
Hình 4 15 Phổ1H-NMR của hợp chất PT-10 86
Hình 4 16 Một số tương tác chính trong phổ 2Dcủa hợp chất PT-10 87
Hình 4 17 Phổ 1H NMR của hợp chất ML-13 111
Hình 4 18 Phổ 1H -NMR của hợp chất ML-14 115
Hình 4 19 phổ 1H-NMRcủa hợp chất D-glucose 116
Hình 4 20 Phổ tương tác HMBC của hợp chất ML-15 119
Hình 4 21 Hình ảnh tiêu bản vi thể tế bào gan ở độ phóng đại 200X 139
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 4 1 Kết quả thử gây độc tế bào HepG2.2.15 49
Bảng 4 2 Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện HBsAg 50
Bảng 4 3.Ảnh hưởng của cao metanol và cao nước lên nồng độ aminotransferase huyết thanh chuột BALB/c bị nhiễm độc paracetamol (n=6) 52
Bảng 4 4.Ảnh hưởng của cao metanol và cao nước lên nồng độ cholesterol toàn phần huyết thanh chuột BALB/c bị nhiễm độc paracetamol (n=6) 53
Bảng 4 5 Khối lượng gan chuột ở các lô thí nghiệm 54
Bảng 4 6 Quan sát hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm 55
Bảng 4 7 Số liệu phổ hợp chất PT-1 60
Bảng 4 8 Số liệu phổ hợp chất PT-2 63
Bảng 4 9 Số liệu phổ hợp chất PT-3 65
Bảng 4 10 Số liệu phổ hợp chất PT-4 66
Bảng 4 11 Số liệu phổ hợp chất PT-5 69
Bảng 4 12 Số liệu phổ hợp chất PT-6 71
Bảng 4 13 Số liệu phổ hợp chất PT-7 73
Bảng 4 14 Bảng số liệu phổ hợp chất PT-8 78
Bảng 4 15 So sánh dữ kiện phổ của hợp chất PT-8 với hợp chất bisparadin 79
Bảng 4 16 Số liệu phổ hợp chất PT-9 83
Bảng 4 17 Số liệu phổ hợp chất PT-10 87
Bảng 4 18 Số liệu phổ hợp chất ML-1 91
Bảng 4 19 Số liệu phổ hợp chất ML-2 93
Bảng 4 20 Số liệu phổ hợp chất ML-3 94
Bảng 4 21 Số liệu phổ hợp chất ML-4 96
Bảng 4 22 Số liệu phổ hợp chất ML-5 97
Bảng 4 23 Số liệu phổ hợp chất ML-6 99
Bảng 4 24 Số liệu phổ hợp chất ML-7 101
Bảng 4 25.Số liệu phổ hợp chất ML-8 102
Bảng 4 26 Số liệu phổ hợp chất ML-9 104
Bảng 4 27 Số liệu phổ hợp chất ML-10 105
Trang 10Bảng 4 28 Số liệu phổ hợp chất ML-11 106
Bảng 4 29 Số liệu phổ hợp chất ML-12 108
Bảng 4 30 Số liệu phổ hợp chất ML-13 112
Bảng 4 31 Số liệu phổ hợp chất ML-15 117
Bảng 4 32 Số liệu phổ hợp chất ML-16 120
Bảng 4 33 Số liệu phổ hợp chất ML-17 122
Bảng 4 34 Số liệu phổ hợp chất ML-18 125
Bảng 4 35 Số liệu phổ hợp chất ML-19 127
Bảng 4 36 Số liệu phổ hợp chất ML-20 128
Bảng 4 37 Số liệu phổ hợp chất ML-21 129
Bảng 4 38 Số liệu phổ hợp chất ML-22 131
Bảng 4 39.Kết quả thử gây độc tế bào HepG2.2.15 132
Bảng 4 40 Kết quả mức độ biểu hiện HBsAg của các hợp chất sạch 133
Bảng 4 41 Giá trị IC50 làm giảm mức độ biểu hiện HBsAg của các mẫu nghiên cứu 134
Bảng 4 42 Ảnh hưởng của hợp chất ostruthin và ninhvanin lên nồng độ aminotransferase huyết thanh chuột BALB/c bị nhiễm độc paracetamol (PRA) (n=6) 136
Bảng 4 43 Ảnh hưởng của hợp chất ostruthin và ninhvanin lên nồng độ cholesterol toàn phần huyết thanh chuột BALB/c bị nhiễm độc paracetamol (n=6) 137
Bảng 4 44 Khối lượng gan chuột ở các lô thí nghiệm 137
Bảng 4 45.Quan sát hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm 138
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3 1 Phân lập các hợp chất từ cao metanol loài Xáo tam phân 40
Sơ đồ 3 2 Phân lập các hợp chất từ cao nước của loài Xáo tam phân 40
Sơ đồ 3 3 Qui trình phân lập các hợp chất từ cao etanol thân rễ cây Nhó đông 44
Sơ đồ 3 4 Phân lập các hợp chất từ cao nước thân rễ cây Nhó đông 46
Trang 12DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các phương pháp phổ
1H-NMR Proton Nuclear Magnetic
Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Magnetic Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13
Chemical Ionization Mass Spectrometry
Phổ khối ion hóa hóa học
Electron Spray Ionization
UV Ultraviolet Spectroscopy Phổ tử ngoại
δ (ppm) (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hóa học
Tế bào ung thư gan người
HepG2.2.15 Human hepatoblastoma
cell line HepG2
Tế bào ung thư gan người
dòng HepG2.2.15
Trang 13AST Aspartate Transaminase Men gan AST
Antigen
kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B
Antigen
kháng nguyên e của virus viêm gan B
sóng 450nm
50%
Nồng độ ức chế tối thiểu 50%
Các ký hiệu khác:
EtOAc CH3COOCH2CH3 Ethyl acetate
MTT
3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide
thuốc nhuộm dạng muối tetrazolium thử hoạt tính độc tế bào
TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký bản mỏng
Trang 14MỞ ĐẦU
Cây Xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guill.,
thuộc họ Cam chanh (Rutaceae) Cây phân bố ở tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận Đã từ lâu đời, người dân tỉnh Khánh Hòa sử dụng cao sắc nước của thân rễ,
rễ của cây Xáo tam phân để để chữa trị các bệnh về gan, đặc biệt là xơ gan cổ trướng và ung thư gan
Cây Nhó đông có tên khoa học là Morinda longissima Y Z Ruan, thuộc họ
Cà phê (Rubiaceae) Cây phân bố ở Sơn La, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đồng bào Thái tỉnh Sơn La sử dụng thân rễ và rễ cây để giải độc gan, chữa bệnh vàng da
và chữa các bệnh viêm gan và xơ gan
Trước năm 2013 ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Xáo tam phân Cây Nhó đông mới có một số công trình bước đầu đánh giá tác dụng của cao chiết trên thực nghiệm Do đó, việc nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học theo định hướng bảo vệ gan của hai loài cây thuốc quí trên là hoàn toàn cấp thiết và
có tính thực tiễn
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần
hóa học và tác dụng sinh học của cây Xáo tam phân (Paramignya trimea (Oliv.) Guill.) và cây Nhó đông (Morinda longissima Y Z Ruan)”
Đề tài có mục tiêu nghiên cứu theo định hướng đánh giá tác dụng bảo vệ gan
và xác định các thành phần hóa học chính để bước đầu làm sáng tỏ tác dụng chữa
bệnh gan của thân rễ cây hai thuốc Xáo tam phân (Paramignya trimera (Oliv.) Guill.) – họ Cam chanh (Rutaceae) và Nhó đông (Morinda longissima Y.Z Ruan)
thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) ở Việt Nam
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài được tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:
▪ Sàng lọc tác dụng kháng virus viêm gan B trên in vitro và tác dụng
bảo vệ gan trên mô hình chuột gây độc gan bằng paracetamol của các cao chiết và
phân đoạn của thân rễ loài Xáo tam phân (Paramignya trimera (Oliv.) Guill.) và thân rễ loài Nhó đông (Morinda longissima Y Z Ruan)
Trang 15▪ Nghiên cứu thành phần hóa học của các cao chiết và phân đoạn có
hoạt tính từ thân rễ hai loài Xáo tam phân (Paramignya trimera (Oliv.) Guill.) và loài Nhó đông (Morinda longissima Y Z Ruan)
▪ Sàng lọc hoạt tính kháng virus viêm gan B trên in vitro và tác dụng
bảo vệ gan trên mô hình chuột gây độc gan bằng paracetamol của một số hợp chất phân lập được
Trang 16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chi Paramignya
Chi Paramignya thuộc họ Cam chanh (Rutaceae) gồm khoảng 15 loài cây thân
gỗ nhỏ, dạng dây leo có nguồn gốc từ phía nam và đông nam châu Á và ở miền bắc nước Úc [1]
Các loài trong chi Paramignya thường là dạng cây gỗ trườn, có gai mọc ở lá
nách Lá dạng kép một lá, mép lá nguyên, có nhiều tuyến tinh dầu Cụm hoa mọc ở lách ná, hoa lưỡng tính màu trắng Đài bốn đến năm thuỳ thuỳ dính nhau ở gốc thành hình chén.Tràng hoa có bốn hoặc năm cánh, tiền khai lợp Bộ nhị có tám đến mười nhị, chỉ nhị rời nhau, bao phấn thuôn dài Cuống bầu ngắn, các lá noãn dính nhau hoàn toàn, bầu ba đến năm ô, mỗi ô một đến noãn Quả mọng, hình cầu hoặc trứng, không có long hình túi mọng nước (tép), vỏ quả dày, điểm tuyến dày đặc, có
từ một đến năm hạt Hạt to dẹt hai bên, vỏ hạt mỏng, phồng lên [1]
Theo phân loại thực vật học trên cơ sở dữ liệu thực vật học (theplantlist.org),
chi Paramignya bao gồm 30 loài Trong số 30 loài, hiện chỉ có hai loài được chấp nhận tên khoa học (accepted) là P confertifolia Swingle và P rectispinosa W G
Craib Hiện nay, cả bốn loài được nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng
sinh học (P monophylla, P griffithii, P trimera, P scandens), cùng với 22 loài
khác đều chưa được chấp nhận tên khoa học (unresolved) trên cơ sở dữa liệu này
Hiện nay, mới có 4 loài được nghiên cứu về thành phần hóa học ở các mức
độ khác nhau Trong đó, có 01 loài thu ở Sri Lanka (P monophylla), 01 loài ở Thái Lan (P griffithii) và 02 loài ở Việt Nam (P trimera, P scandens) Các lớp chất
chính thuộc chi này gồm chủ yếu là các coumarin, triterpene, alcaloid và các dẫn xuất glycoside Cho đến nay có khoảng 85 hợp chất tự nhiên đã được phân lập ra từ
chi Paramignya, bao gồm mười tám coumarin (1–18), mười lăm tirucallan và
saponin tirucallan (19–33), chín ancaloit (34–42), mười một flavanon (43-53) và một số hợp chất khác (54–85), cùng với một số đánh giá về tác dụng sinh học của
chúng [2 -29] (Bảng 1.2)
Bảng 1 1 Danh mục các hợp chất phân lập từ chi Paramignya
Trang 17stt Hợp chất Loài Bộ phận Tác dụng sinh học Tài liệu
6 Paratrimerin F P trimera rễ chống tiểu đường [8]
7 Scopoletin P trimera rễ chống tiểu đường [8]
8 Xanthyletin P trimera, P
monophylla
rễ chống tiểu đường [8], [9], [5]
9 Pandanusin A P trimera rễ chống tiểu đường [8]
10 8-Geranyl-7-hydroxycoumarin P trimera rễ kháng viêm [4]
11
6-(7-Hydroperoxy-3,7-
dimethylocta-2,5-dienyl)-7-hydroxycoumarin
13 Poncitrin (dentatin) P monophylla rễ - [10]
Trang 18stt Hợp chất Loài Bộ phận Tác dụng sinh học Tài liệu
29 Paramignyosides A P scandens lá kháng viêm [15]
30 Paramignyosides B P scandens lá kháng viêm [15]
31 Paramignyosides C P scandens lá kháng viêm [15]
32 Paramignyosides D P scandens lá kháng viêm [15]
33 Paramignyosides E P scandens lá kháng viêm [15]
alcaloids
34 Citrusinine-I P trimera rễ gây độc tế bào ung
thư, chống tiểu đường
[8, 3]
Trang 19stt Hợp chất Loài Bộ phận Tác dụng sinh học Tài liệu
35 Glycocitrine-III P trimera rễ gây độc tế bào ung
thư, chống tiểu đường
[8, 3]
36 Oriciacridone E P trimera rễ gây độc tế bào ung
thư, chống tiểu đường
[8]
37 Oriciacridon P trimera rễ gây độc tế bào ung
thư
[3]
38 5-hydroxynoracronycin P trimera rễ chống tiểu đường [8, 3]
39 Paratrimerin C P trimera rễ chống tiểu đường [8]
40 Paratrimerin D P trimera rễ chống tiểu đường [8]
41 Paratrimerins G P trimera thân chống tiểu đường [16]
42 Paratrimerins H P trimera thân chống tiểu đường [16] Flavonoid
Trang 20stt Hợp chất Loài Bộ phận Tác dụng sinh học Tài liệu
hydroxy-3,7,8,3′,4′-pentamethoxyflavone
Các hợp chất khác
54 Methyl- 4-hydroxybenzoate P trimera rễ - [18]
55 Methyl -p-(E)-coumarate P trimera rễ - [18]
61 Vanillic acid P trimera rễ chống tiểu đường [8]
62 Trans-N-p-coumaroyl tyramine P scandens lá [17]
63 Daedalin A P trimera rễ chống tiểu đường [8]
67 Limonoid methyl isolimonate P scandens lá - [17]
68 Lignin glycoside syringaresinol
di-O-β-dglucopyranoside
69 Nucleoside adenosine P scandens lá - [18]
Trang 21stt Hợp chất Loài Bộ phận Tác dụng sinh học Tài liệu
Các coumarin 1–18 từ chi Paramignya được tìm thấy nhiều nhất trong hai
loài P monophylla và P trimera (bảng 1.2) Các coumarin của chi Paramignya
thường ở dạng tự do Cấu trúc hóa học chung của các coumarin này là vòng coumarin hai lần thế ở vị trí 6, 7 (hình 1.1) Về mặt tác dụng sinh học, các coumarin này có phổ hoạt tính khá rộng bao gồm hoạt tính gây độc tế bào, kháng viêm, kháng
Trang 22tiểu đường và chống trầm cảm Đặc biệt, hợp chất coumarin ostruthin (3) được phân
lập từ loài P trimera có nhiều tác dụng sinh học quí như chống ung thư, kháng
viêm, giảm tiểu đường và chống trầm cảm [4, 6, 7] (Bảng 1.2)
Hình 1.1 Cấu trúc các hợp chất coumarin từ chi Paramignya
Tirucallane và saponin tirucallane
Các nghiên cứu hóa thực vật về chi Paramignya cho thấy sự xuất hiện của
các hợp chất điển hình với cấu trúc tirucallane và saponin tirucallane 19–33 (bảng
1.2), bao gồm bảy tirucallanes 19-25 được phân lập từ quả, lá và thân loài P monophylla [11, 12], tirucallane 26 được phân lập từ thân cây loài P grithii [13] và bảy saponin tirucallane từ 27–33 từ thân và lá của loài P scandens [14, 15] Trong
đó, các saponin tirucallane là lớp chất đặc trưng về mặt hóa học chỉ tìm thấy được ở
loài P scandens mà chưa tìm thấy ở các loài khác thuộc chi Paramignya Về mặt
tác dụng sinh học, các hợp chất saponin tirucallan này có tác dụng gây độc tế bào và kháng viêm [14, 15]
Trang 23Alcaloid
Hiện có, chín hợp chất alcacoid 34 - 42 (bảng 1.2), tất cả đều được tìm thấy
trong các loài P trimera [3, 8] Các hợp chất 34 – 36, 38 - 42 đều thể hiện tác dụng
ức chế enzym α-glucosidase [8]
Flavonoid
Từ chi Paramignya hiện có mười một hợp chất flavonoid 43-53 đã được phân
lập (bảng 1.2) [13,12,16] Các hợp chất flavonoid này được tìm thấy chủ yếu ở thân
loài P grithii và lá cây loài P scandens và năm hợp chất flavonoid được tìm thấy trong thân loài Xáo tam phân P trimera
Các hợp chất khác
Các hợp chất khác được tìm thấy trong chi Paramignya bao gồm các phenol,
các chromen và các hợp chất glycosid (bảng 1.2) Đặc biệt, các hợp chất phenol
được tìm thấy nhiều nhất trong thân rễ loài P trimera Về mặt tác dụng sinh học,
các hợp chất 61 và 63 đã được chứng minh khả năng ức chế enzym α-glucosidase
[8]
Tác dụng sinh học của cao chiết của chi Paramignya
Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của cao chiết chi Paramignya được tiến
hành theo hướng đánh giá hoạt tính kháng ung thư, hoạt tính bảo vệ gan và hoạt tính kháng tiểu đường
Đánh giá sinh học đầu tiên được thực hiện trên loài P lobata thu ở Singapore
về hoạt tính kháng ung thư Cao chiết metanol của thân loài P lobata đã được
chứng minh ức chế dòng ung thư biểu mô KB với giá trị ED50 100 μg/ml [20]
Cây Xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum,
là loài được quan tâm nhiều nhất gần đây về mặt tác dụng sinh học [2,6] Nguyễn
Minh Khởi và cs đã chứng minh cao chiết metanol của rễ loài P trimera không độc,
và chưa xác định được giá trị LD50 Về tác dụng gây độc tế bào ung thư, cao chiết
metanol của rễ loài P trimera cùng phân đoạn hexan và hợp chất ostruthin được
chứng minh gây độc với năm dòng tế bào ung thư gồm Hep-G2, HTC-116, MB-231, OVCAR-8 và dòng tế bào Hela [6] Gần đây, Nguyễn Văn Tặng và cs tiếp tục nghiên cứu thêm tác dụng chống ung thư và tác dụng chống oxi hóa của các cao
Trang 24MDA-chiết và phân đoạn của loài P trimera [21-25] Cao MDA-chiết metanol của lá và rễ loài
P trimera có khả năng gây độc với 12 dòng tế bào ung thư: MiaPaCa2 (tuyến tụy),
HT29 (đại tràng), A2780 (buồng trứng), H460 (phổi), A431 (da), Du145 (tuyến tiền liệt), BE2-C (u nguyên bào thần kinh), MCF-7 (vú), MCF-10A (vú bình thường),
U87, SJ-G2 và SMA (glioblastoma) [21] Ngoài ra, cao chiết metanol của rễ P trimera có tác dụng chống oxi hóa mạnh hơn hẳn các cao dùng các dung môi hữu
cơ khác (nước, acetonitril, ethyl acetate và hexane) [25] Hơn nữa, Nguyễn Văn Tặng và cs đã nghiên cứu khảo sát các điều kiện chiết xuất khác nhau cùng với các đánh giá về tác dụng chống oxi hóa nhằm tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao chiết
metanol của rễ loài P trimera [22-25]
Ngoài các tác dụng dược lý về gây độc các dòng tế bào ung thư, tác dụng bảo
vệ gan và tác dụng kháng tiểu đường là một trong số các tác dụng sinh học được quan tâm nghiên cứu gần đây Nguyễn Minh Khởi và cs (2013) đã sử dụng mô hình gây độc gan bằng paracetamol (400 mg/kg) ở chuột Swiss, dịch chiết metanol ở liều
10 và 20 g / kg không làm giảm AST, ALT, hoặc bilirubin sau 8 ngày thử nghiệm [6] Năm 2017, Phù Hoàng Đặng và cs đã đánh giá thêm hoạt tính ức chế alpha-
glucosidase của dịch chiết metanol của rễ P trimera [3] Kết quả cho thấy dịch chiết metanol của rễ P trimera có hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase khá cao với IC50 giá trị 36,6 μg / mL
1.2 Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chi Morinda
Ngoài nước:
Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa
học của các loài thuộc chi Nhàu (Morinda) như: M citrifolia, M officinalis, M parvifolia, M coreia, M umbellata ,M parvifolia, M morindoides, M lucida, M elliptica , M coreia, M morindoides, M angustifolia , M pandurifolia Những loài
trên được thu hái ở các nước như Ấn độ, Srilanka, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia,
Úc, Nhật, v/v Hầu như tất cả các phần của thực vật bao gồm rễ, vỏ, thân, lá và quả của chi Nhàu đã được sử dụng làm thuốc dân gian trong phòng chống vi khuẩn, chống nấm, chống khối u, kháng histamin, giảm đau, chống viêm và tăng cường miễn dịch Sản phẩm nổi tiếng nhất của chi Nhàu được kể đến là nước trái cây noni
(M citrifolia) cụ thể là Tahitian Noni® là một sản phẩm nổi tiếng trên thế giới
Trang 25[26-27] Về mặt hóa học, các loài thuộc chi Morinda chứa các anthraquinone, iridoid,
este axit béo, saccharide và lignan [28] Khoảng hơn 200 các hợp chất đã được phân
lập và xác định trong chi Morinda Tuy nhiên, thành phần hóa học này khác nhau
tùy thuộc vào bộ phận của cây Các hợp chất anthraquinone và iridoid là các lớp chất chính được tìm thấy trong chi này Các anthraquinone là chủ yếu tìm thấy được
trong rễ của các loài thuộc chi Morinda, trong khi đó, các iridoids được tìm thấy
chủ yếu ở lá Ngoài ra, các flavonoid, coumarin và triterpenoid cũng được tìm thấy
trong các bộ phận khác của các loài này Đặc biệt, loài M citrifolia được quan tâm
nghiên cứu nhiều nhất, bao gồm thực vật học, hóa học và tác dụng dược lý [26-27]
Bảng 1 2 Danh mục các hợp chất phân lập từ chi Nhàu (Morinda L.)
89 2-Formylanthraquinone M citrifolia rễ kháng ung thư [32]
90 1,2-Dihydroxyanthraquinone M citrifolia quả - [33]
Trang 26105 Rubiadin-1-methyl ether M lucida Rễ - [29]
121 Soranjidiol M elliptica tế bào - [39]
Trang 27M elliptica rễ chống oxi hóa [39]
131 Morindicinone M citrifolia thân - [44]
132 5,15-di-O-methylmorindol M citrifolia qủa - [38]
133 1,5,15-tri-O-methylmorindol M citrifolia quả - [43]
M citrifolia Rễ Giảm lượng đường trong máu
trên chuột mắc bệnh tiểu đường
do streptozotocan gây ra
[48]
144 Lucidin-3-O- -D-primeveroside M angustifolia Rễ - [41]
M citrifolia Rễ Giảm lượng đường trong máu
trên chuột mắc bệnh tiểu đường
Trang 28151
1-Hydroxy-5,6-dimethoxy-2-methyl-7- primeverosyloxy anthraquinone
Iridoid
153 Deacetyl asperulosidic acid M citrifolia quả - [38,49]
154 9-epi-6α-methoxy geniposidic acid M citrifolia quả chống hình thành melanin [49]
155 Scandoside methylester M citrifolia quả chống hình thành melanin [49]
164 Citrifolinin Ba M citrifolia lá chống oxi hóa [56]
165 Citrifolinin Bb M citrifolia lá chống oxi hóa [56]
166 6β,7β-epoxy-8-epi-splendoside M citrifolia lá - [30]
167 Deacetylasperuloside M citrifolia quả, lá - [53]
169 Rhodolatouside M citrifolia hạt - [54]
170 Citrifolinin A M citrifolia lá chống ung thư da Leaves UVB-induced AP-1activity [56, 58]
171 Citrifolinin A-1 M citrifolia lá - [57,58]
172 Citrifolinoside M citrifolia lá chống ung thư da [58]
173 Gaertneric acid M morindoides lá hoạt tính chống vi khuẩn [59]
174 Gaertneroside M morindoides lá hoạt tính chống vi khuẩn
Trang 29192 Narcissoside M citrifolia quả Chống oxi hóa [55]
197 quercetin 3-O-methyl ether M citrifolia lá Chống oxi hóa [64]
198 quercetin 3-rhamnoside M morindoides lá - [63]
199 quercetin 3-rutinoside M morindoides lá - [63]
200 quercetin 3,7-O- dimethyl ether M citrifolia lá Chống oxi hóa [64]
201 luteolin 7-glucoside M morindoides lá - [63]
202 apigenin M citrifolia lá Chống oxi hóa [64]
203 apigenin 7-glucoside M morindoides lá - [63]
204 kaempferol 3-rhamnoside M morindoides lá - [63]
205 kaempferol 3-rutinoside M morindoides lá - [63]
206 kaempferol 3,4'-O-dimethyl M citrifolia lá Chống oxi hóa [64]
207 kaempferol 5, 7-O-diarabinoside M citrifolia lá Chống oxi hóa [64]
208 chrysoeriol 7-neohesperidoside M morindoides lá - [63]
Một số hợp chất khác
209 Americanol A M citrifolia quả Chống oxi hóa [65]
210 3,3'-bisdemethylpinoresinol M citrifolia quả Chống oxi hóa [65]
211 Americanin A M citrifolia quả Chống oxi hóa [65]
212 Americanoic axit M citrifolia quả Chống oxi hóa [65]
213 morindolin M citrifolia quả Chống oxi hóa [65]
214 isoprincepin M citrifolia quả Chống oxi hóa [65]
Trang 30Các hợp chất anthranquinone
Thành phần hóa học chính của rễ và quả của các loài thuộc chi Morinda là
các anthraquinone Các cấu trúc hóa học của anthraquinones này là gồm hai vòng
thơm kết nối bởi hai cacbon cacbonyl Các anthraquinone của chi Morinda có cấu trúc đa dạng với các nhóm thế khác nhau như alkyl, O - alkyl, nhóm phenolic hoặc methoxy Đặc biệt, Các anthraquinone của chi Morinda có đặc điểm chung là tại vị trí C-1, có hai loại nhóm thế chính là O-methoxy hoặc nhóm hydroxy như thấy ở
Hình 1.2 Các anthraquinone từ chi Morinda
Trang 32Hình 1.3 Các anthraquinone glycoside phân lập từ chi Morinda
Các iridoid được phân lập từ chi Morinda và hoạt tính sinh học của chúng
được trình bày trong bảng 1.2
Các iridoid phân lập từ các loài thuộc chi Morinda có khung cấu trúc đa
dạng Về mặt cấu trúc, phần lớn các iridoid này chứa monosaccharide liên kết với C- 1 và methyl este hoặc axit cacboxylic ở C-4 Cấu trúc không gian của các iridoid
thường ở dạng cis, ngoại trừ axit geniposidic 9-epi-6α-methoxy (154) có cấu dạng trans [49] Cấu trúc của vòng trung tâm của iridoids 174 - 186 chủ yếu là dạng
spirolactone [59-61] Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của iridoid cho thấy chúng có tác dụng chống ung thư da, chống oxi hóa, chống chống sốt rét, v/v
Các hợp chất flavonoid
Flavonoid là nhóm chất lớn trong số các hợp chất phenolic, chưa được phát
hiện nhiều ở các loài thuộc chi Morinda Theo bảng 1.4, các hợp chất flavonol
Trang 33glycosides 189- 208 được phân lập chủ yếu từ lá của loài M citrifolia và có hoạt
tính chống oxy hóa cao
Các hợp chất khác
Các thành phần khác được tìm thấy ra trong chi Morinda các lignan,
glycoside, triterpenoid, v/v Hiện có 6 hợp chất lignan gồm americanol A (209) 3, 3'-bisdemethylpinoresinol (210), americanin A (211), americanoic axit (212),
morindolin (213) và isoprincepin (214) được phân lập từ quả loài Noni (M
citrifolia) và có tác dụng chống oxi hóa tốt [65] Năm 2018, Wen-Jian Liu và cs đã phân lập được thêm hai hợp chất lignan mới từ quả loài Noni (M citrifolia) là (±) -
morifolia A (215-216) Hai hợp chất lignan mới đều thể hiện hoạt tính kháng viêm
ức chế sản sinh NO tốt hơn cả đối chứng dương quercetin [66] Lần đầu tiên, sáu hợp chất naphthohydroquinones glycoside gồm morindaparvins H–O (217-224) đã
Xiangming Su và cs (2018) phân lập từ phần trên mặt đất của loài M parvifolia
hợp chất khác như acid amine, steroid, terpenoid, đường, axid béo… cũng được tìm
thấy từ loài M citrifolia và M officinalis [26, 28]
Trong nước
Ở trong nước, tính đến nay có 06 loài bao gồm: Nhàu lá chanh (M citrifolia),
Ba kích (M officialis), Nhàu lông mềm (M tomentosa), Nhàu tán (M umbellata), Nhàu lá dài (M longifolia), cây Nhó đông (M longissima) đã được nghiên cứu về
mặt hóa học [68-82] Từ 6 loài trên đã phân lập được trên 50 hợp chất, trong đó có 7
hợp chất lần đầu được phát hiện trong tự nhiên
Năm 1999, Đỗ Quốc Việt và cs đã phân lập được hai hợp chất anthraquinone
là damnacanthal (108) và nor-damnacanthal (109) từ thân loài Nhàu lá chanh (M
citrifolia) [68] Từ quả Nhàu lá chanh (M citrifolia), Hoàng Việt Dũng và cs (2012)
đã xây dựng thành công phương pháp định lượng scopoletin (225) bằng HPLC
Trang 34Năm 2013, trong đề tài nghiên cứu khoa học của Ninh Khắc Bản và cs đã
nghiên cứu thêm thành phần hóa học của 03 loài Nhàu là Nhàu lông mềm (M tomentosa), Nhàu tán (M umbellata) và Nhàu lá dài (M longifolia) ở Việt Nam [71-73] Từ lá loài Nhàu Nhàu lông mềm (M tomentosa), các tác giả đã phân lập
được 12 hợp chất trong đó có 2 hợp chất mới là morintoside A(229) , morintoside B (230) và 10 hợp chất đã biết là asperulosidic acid (157), daphylloside (231),
asperuloside (168), dehydroepoxymethoxygaertneroside (232), (1R,6R,9R) trihydroxy-4-megastigmen-3-one, 4-epi-borreriagenin (233), trans-phytol (234), ursolic acid lactone (235), 3β-hydroxyurs-12-en-28-al (236), ursolic acid (237) Cả
6,9,11-mười hai hợp chất trên đều thể hiện có hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase, trong
đó hợp chất ursolic acid lactone (235) thể hiện hoạt tính mạnh nhất với khả năng ức
chế là 23,8 % ở nồng độ 50 µM [71] Từ lá và cành loài Nhàu tán (M umbellata) ở Huế, các tác giả đã phân lập được 05 hợp chất, trong đó có 2 hợp chất
mới là umbellatolide A (238), umbellatolide B (239) và 03 hợp chất đã biết là
deacetylasperulosidic acid (153), 4-epi-borreriagenin (188), 1-C-syringyl-glycerol (240) [72] Từ lá và cành loài Nhàu lá dài (M longifolia) ở Huế, các tác giả đã
phân lập được 05 hợp chất, trong đó có 2 hợp chất mới là longifolide A (241), longifolide B (242) và 03 hợp chất đã biết là cerbinal (243), 5α,8α-epidioxyergosta- 6,22-dien-3β-ol (244), oleanolic acid (245) [73]
Nhó đông là cây thuốc chữa viêm gan ở tỉnh Sơn La, lần đầu tiên được nghiên cứu về thành phần hóa học bởi Nguyễn Duy Thuần và cs (2004) [74-76] Từ
thân rễ loài Nhó đông, đã phân lập được 04 hợp chất gồm scopoletin (246), emodin
(247), 1,3-dihydroxy-4-ethoxy metyl anthraquinone (250), β-sterol (251) [119-121]
Sau đó, Nguyễn Phi Hùng và cs (2017) công bố thêm 21 hợp chất anthraquinone từ thân rễ loài Nhó đông thu ở tỉnh Cao bằng Trong đó có một hợp chất mới là
modasima A (252) [77] Các hợp chất tectoquinone (86), dimethyldioxine-(5’,6’:2,3)-anthraquinone (253) và modasima A (252) được phát
1-methoxy-2’,2’-hiện có tác dụng kháng tiểu đường bằng cách kích hoạt protein AMKP (activated protein kinase) [77]
Tác dụng sinh học của cao chiết chi Nhàu (Morinda)
Các cao của các loài thuộc chi Nhàu (Morinda L.) có phổ hoạt tính khá rộng
bao gồm hoạt tính kháng ung thư, bảo vệ gan, chống oxi hóa, chống loãng xương,
Trang 35chống tiểu đường, v/v
Tác dụng bảo vệ gan
Năm 2008, M Wang và cs đã chứng minh cao nước quả M citrifolia có tác
dụng bảo vệ gan trên mô hình chuột Sprague-Dawley gây độc gan bằng CCl4 thông qua đánh giá chỉ số men gan và mô bệnh học [78]
Loài M pubescens là cây thuốc chữa bệnh gout, xương khớp và tiêu chảy ở
Ấn độ Cao etanol quả loài này ở liều 200mg/kg được chứng minh có hoạt tính bảo
vệ gan chống lại những tổn thương do d-galactosamine (d-GaIN) liều 500mg/kg gây
ra trên chuột Wistar Hơn nữa, nhóm tác giả chỉ ra rằng quả loài M pubescens và loài M citrifolia có tác dụng bảo vệ gan tương đương nhau [79]
Ở nồng độ 100mg/kg và 150 mg/kg cao nước và metanol từ lá M tinctoria
được Surendiran và cs (2011) chứng minh tác dụng bảo vệ gan trên mô hình chuột Sprague-Dawley gây độc gan bằng paracetamol Kết quả được đánh giá dựa trên mức độ giảm của glutamic pyruvic transaminase (GPT), glutamic oxaloacetic transaminase (GOT), biliburin tổng số, cholesterol tổng số trong huyết thanh của chuột [80]
Tác dụng chống tiểu đường
Năm 2014, Kumaresan và cs đã công bố khả năng hạ đường huyết của cao
etanol của quả loài quả M tinctoria trên mô hình in vitro [81]
Domekouo và cs (2016) đã phát hiện cao chiết thân M lucida ở liều 50 và
500mg/kg có tác dụng kháng bệnh tiểu đường trên mô hình chuột bị gây tiểu đường
bằng streptozotocin Đặc biệt ở liều 500mg/kg, cao chiết thân M lucida có tác dụng
giảm đường huyết tốt hơn cả đối chứng dương glibenclamide ở liều 25mg/kg [82]
Năm 2017, Nitin D Jadhav và cs đã công bố dịch cao nước của loài M citrifolia (liều 2ml/kg) có khả năng chống bệnh tiểu đường tương đương với thuốc
thương mại metformin (liều 100mg/kg) khi thử nghiệm trên chuột Swistar bị gây tiểu đường bằng alloxan Mô hình được đánh giá trên các chỉ tiêu nồng độ glucose, mức độ tăng triglycerit, lượng cholesterol và hàm lượng HDL và LDL trong máu [83]
Tác dụng chống loãng xương
Năm 2014, Li Ye và cs đã công bố tác dụng chống loãng xương của viên
nang với thành phần chính cao của M officalis cùng với 24 dược liệu khác trên mô
Trang 36hình chuột cái Sprague-Dawley bị loãng xương và cắt bỏ buồng trứng Kết quả được đánh giá dựa trên các chỉ số nồng độ phosphatase (TRAP), phosphatase kiềm (AKP) và osteocalcin (OC) trong huyết thanh và huyết tương của chuột sau 12 tuần dùng thuốc [84]
Quả Noni (M citrifolia) được dùng để điều trị các bệnh xương khớp Năm
2016, Hussain và cs đã chứng tác dụng chống loãng xương của cao nước quả Noni
trên in vitro Ở nồng độ 200 μg / ml cao nước có tác dụng tăng sinh tế bào xương
BMSC (bone marrow derived mesenchymal stem cells) thông qua các đánh giá các chỉ số phosphatase kiềm (ALP), yếu tố phiên mã (Runx2) và biểu hiện mRNA của Osteocalcin (OCN) [85]
Năm 2018, Jintanaporn Wattanathorn và cs đã phát hiện cao lá M citrifolia
có khả năng chống loãng xương, bảo vệ tế bào thần kinh và chống nghẽn mạch máu lão Thí nghiệm chống loãng xương được tiến hành trên chuột cái Wistar bị gây loãng xương và cắt bỏ buồng trứng, sau 48 ngày dùng cao nước lá Noni với liều 2,
10, 50 50mg/kg, các chỉ số canxi, osteocalcin, và phosphatase kiềm trong máu và mật độ xương trong xương của tăng lên đáng kể [86]
Tác dụng khác
Quả Noni (M citrifolia) là đối tượng được quan tâm đặc biệt về đánh giá tác
dụng sinh học Các nhà khoa học đã công bố quả Noni có nhiều tác dụng như chống ung thư vòm họng, ung thư vú, chống Alzheirmer’s, bảo vệ tim mạch, kháng viêm, phòng tim mạch và bảo vệ tế bào thần kinh v/v [26]
1.3 Khái quát về các phương pháp thử hoạt tính sinh học trong luận án
Trong luận án đã sử dụng các phương pháp thử nghiệm sinh học bao gồm:
(1) mô hình đánh giá tác dụng kháng virus viêm gan B trên in vitro; (2) mô hình bảo
vệ gan trên chuột gây độc gan bằng paracetamol Giới thiệu tổng quan về các phương pháp thử nghiệm được trình bày như sau:
1.3 1 Khái quát về mô hình đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên động vật
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể khi đóng vai trò chính trong việc chuyển hóa và đào thải thuốc, các chất độc hại v.v Nhiều loại thuốc khi dùng quá liều, ngay cả khi nằm trong phạm vi điều trị vẫn có thể làm tổn thương đến gan Ngoài ra, gan bị tổn thương có thể do các vi sinh vật như virus gây viêm gan hoặc
Trang 37do hóa chất Tổn thương gan do thuốc là nguyên nhân của trên 50% sự cố gan cấp tính Hóa chất độc hại gây ra một loạt các tổn thương gan lâm sàng và bệnh lý
Khi gan bị tổn thương, chức năng lọc thải và chuyển hóa – dự trữ đều bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến các bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan
Khi gan bị tổn thương gan, các tế bào gan bị hoại tử, tăng peroxid hóa lipid, giảm glutathione và tăng ALT, AST, bilirubin, cholesterol, phosphatase kiềm hơn
ba lần giới hạn trên của bình thường [87]
Gan bị tổn thương do thuốc/hóa chất là một trong số các nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác nhau về gan Do vậy, các nhà khoa học đã sử dụng các thuốc/hóa chất để gây tổn thương gan trên động vật thí nghiệm để mô phỏng các bệnh lý về gan trên người Tác nhân gây độc gan thường được sử dụng trong nghiên cứu như paracetamol, carbon tetrachlorua (CCl4), acetaminophen, ethanol, D-galactosamine, thioacetamit, tert-butyl hydroperoxit (t-BuOOH) v/v [88] Để đánh giá hoạt tính bảo
vệ gan của các mẫu nghiên cứu, có thể được tiến hành trên động vật thực nghiệm, hay trên các tế bào gan đã được phân lập Hiệu quả bảo vệ gan của các mẫu nghiên cứu được đánh giá bằng các chỉ tiêu sinh hóa như hoạt tính của một số các enzym nội bào của huyết tương và mức độ tổn thương tế bào gan trên vi thể Hiện nay, cả
ba mô hình in vitro, ex vivo và in vivo đều được sử dụng trong các nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan Tuy nhiên, trên mô hình in vitro và ex vivo nhiều thông số sinh lý
của gan không được phản ánh và xác thực Trong nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan,
mô hình in vivo được sử dụng rộng rãi Thông qua mô hình này có thể đánh giá, xác
định được khả năng bảo vệ gan, cơ chế bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại của các mẫu nghiên cứu Động vật thực nghiệm được uống các mẫu nghiên cứu trước hoặc cùng thời điểm với tác nhân gây độc gan Hiệu quả gây độc và bảo vệ gan của các mẫu nghiên cứu được đánh giá bằng các thông số như hoạt tính của các enzym nội bào của huyết tương (ALT, AST), bilirubin, cholesterol, phosphatase kiềm và mô bệnh học của gan [88]
Trên mô hình in vivo, động vật thí nghiệm được gây viêm gan, gan nhiễm
mỡ và xơ gan bằng các thuốc/hóa chất với liều lượng và thời gian khác nhau [89, 90] Sau đây là một số mô hình thí nghiệm:
- Mô hình gây độc gan bằng CCl4: Tùy thuộc vào mức liều gây độc gan và thời gian gây độc có thể gây ra các mức tổn gan như tổn thương gan cấp tính, tổn thương gan
Trang 38mãn tính và tổn thương gan mãn tính không phục hồi (xơ gan) Động vật thí nghiệm được gây độc bằng CCl4 bằng cách tiêm dưới da hoặc uống dung dịch 50% trong parafin lỏng hoặc dầu oli Sau 24h gây độc ở mức liều 1,25ml/kg, động vật thí nghiệm bị tổn thương gan cấp tính Ở mức liều 1ml/kg hai lần một tuần, sau 8 tuần động vật thí nghiệm bị tổn thương gan mãn tính Tuy nhiên, nếu kéo dài thời gan gây độc lên 12 tuần, động vật thí nghiệm bị tổn thương gan mãn tính không phục hồi được và đến 24 tuần xuất hiện xơ gan
- Mô hình gây độc gan bằng thioacetamide: thioacetamide ở liều 100mg/kg gây ra tổn thương gan cấp tính sau 48 h gây độc Mức độ gây độc 3 lần trong tuần, sau 11 tuần gây độc bằng thioacetamide ở liều 150mg/kg làm xuất hiện tổn thương gan mãn tính Với liều 300mg/kg, sau 2 đến 4 tháng uống thioacetamide gây ra tổn thương gan mãn tính không phục hồi được và xuất hiện xơ hóa gan
- Mô hình gây độc gan bằng D-galactosamine: Sau 48h gây độc ở mức liều 800mg/kg gây ra tổn thương gan cấp tính trên động vật
- Mô hình gây độc gan bằng paracetamol: paracetamol được dùng gây độc gan cấp tính trên động vật Paracetamol ở liều 800mg/kg gây ra tổn thương gan cấp tính Ở liều cao 3g/kg, gây ra tổn thương gan cấp tính sau 48h gây độc
- Mô hình gây độc bằng clorofoc: colorofoc được gây độc cho gan trên động vật bằng đường hô hấp hoặc tiêm dưới da ở liều 0,4-1,5ml/kg
- Mô hình gây độc gan bằng etanol: etanol được dùng gây độc gan trên động vật bằng đường uống, tùy thuộc vào liều lượng và thời gian gây độc mà dẫn đến mức
độ tổn thương gan và nhiễm mỡ khác nhau Ở một liều duy nhất 1ml/kg gây ra hiện tượng hình thành mỡ trong gan Khi sử dụng etanol 40% ở liều 2ml/100g/ngày trong 21 ngày, gây ra gan nhiễm mỡ
Phần lớn các chất gây độc cho gan đều có liên quan tới sự peroxide hóa lipid màng tế bào gan và các stress oxi hóa Mỗi mô hình tổn thương gan đều có cơ chế đặc hiệu khác nhau [90] Trong đề tài này, chúng tôi đã chọn paracetamol làm tác nhân gây tổn thương gan do sinh ra gốc tự do gây ra peroxy hóa màng tế bào gan Ngoài cơ chế sinh ra gốc tự do tương tự như các tác nhân truyền thống gây độc cấp tính là CCl4, paracetamol còn làm suy kiệt hệ thống chống oxi hóa của cơ thể (hệ thống các chất thiol) Paracetamol sau khi vào cơ thể, một phần bị chuyển hóa bới các cytochrome P450 tạo thành N-acetyl para-benzoquiononimin (NAPQI), một gốc
Trang 39tự do gây ra peroxy hóa lipid và sinh ra MDA dẫn đến tổn thương các tế bào gan, làm tăng AST, ALT và làm biến đổi cấu trúc gan [91]
Mô hình tổn thương gan bằng paracetamol này lần đầu tiên được xây dựng bởi Mittchen và cs (1973) [92] Cho đến nay, nhiều thiết kế thí nghiệm trên động vật khác nhau đã được xây dựng dựa trên mô hình tổn thương gan bằng paracetamol Đến năm 2012, Pei-Ju Chen và cs đã nghiên cứu tối ưu hóa mô hình gây độc gan bằng paracetamol với dòng chuột nhắt BALB/c, IRC và chuột cống Wistar, SD và ở các mức liều gây độc paracetamol khác nhau Pei-Ju Chen và cs đã chứng minh dòng chuột BALB/c liều gây độc gan tốt nhất là 400 mg/kgP [93]
Trong một công bố của Grirish và cs (2009), các thuốc thương mại (Liv 52, Livergen, Livokin, Octogen, Stimuliv và Tefroliv) đã được đánh giá tác dụng bảo
vệ gan trên mô hình gây độc gan cấp tính trên chuột bằng paracetamol Chuột Swiss được uống các thuốc nghiên cứu liên lục trong 7 ngày, đến ngày thứ 8, chuột được gây độc gan cấp tính bằng một liều duy nhất 500mg/kg và đến ngày thứ 9 chuột được lấy máu xét nghiệm AST, ALT, ALP và quan sát đại thể và vi thể gan [94]
Qua các nghiên cứu trên chúng tôi đã lựa chọn mô hình nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan trên chuột BALB/c để nghiên cứu các cao chiết và chất sạch như sau: chuột ở tất cả các lô được uống hoạt chất và thuốc cần nghiên cứu liên tục 7 ngày trước và 2 ngày sau khi gây độc cho gan, mỗi ngày cho uống 1 lần vào buổi sáng Ngày thứ 7 sau uống mẫu 1 giờ, nhịn đói 14-16 giờ trước đó, gây độc gan bằng cách cho uống paracetamol với liều paracetamol 400mg/kgP/1 lần duy nhất Sau 48 giờ uống paracetamol, lấy máu làm xét nghiệm hóa sinh chức năng gan qua định lượng aminotransferase (AST, ALT), cholesterol toàn phần và quan sát đại thể và vi thể mô bệnh học của gan
1.3.2 Khái quát về mô hình kháng viêm gan virus B trên in vitro
Viêm gan B là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam với khoảng 25% dân
số mắc bệnh Đây là bệnh do một loại siêu virus hướng gan gây ra có tên khoa học
là Hepatitus B Virus (HBV) gây ra Viêm gan B có khả năng lây nhiễm gấp 100 lần
so với HIV, có khả năng lây lan qua đường máu, tình dục và mẹ sang con Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan [95]
Trang 40Về mặt cấu trúc, HBV là một virus hướng gan và là loại virus duy nhất có cấu trúc ADN Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg),
vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa AND [96]
Về cơ chế gây bệnh, virus HBV vượt qua hệ thống miễn dịch cơ thể và đi vào các tế bào gan Cấu trúc đặc biệt của HBV cho phép xâm nhập và đưa vật liệu
di truyền và sao chép bên trong tế bào gan HBV xâm nhập vào tế bào gan được thực hiện bởi các phân tử protein bề mặt HBsAg Sau khi xâm nhiễm, HBV làm phá hủy cấu trúc của gan, làm xuất hiện các tổn thương gan (tổn thương gan cấp tính, tổn thương gan mãn tính và ung thư gan) [96]
Cho đến nay, việc diệt trừ hoàn toàn vi rút là cực kỳ khó khăn, việc điều trị kháng vi rút hiện nay chỉ nhằm hạn chế sự suy giảm chức năng gan và ung thư gan
và tăng thời gian sống của bệnh nhân Hiện nay, có hai loại thuốc được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép điều trị HBV gồm thuốc miễn dịch interferon α (INF-α) và pegylated interferon α (peg-INF-α, một hợp chất do các
tế bào bị nhiễm vi rút sản sinh ra có khả năng ức chế tăng trưởng vi rút), và các hợp chất tương tự nucleotide Tuy vậy, các thuốc này chưa có hiệu quả cao vì tỉ lệ kháng thuốc, phản ứng phụ và giá thành thuốc cao [97]
Từ khi phát hiện virus viêm gan B vào năm 1960, trong suốt những năm qua các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các mô hình đánh giá tác dụng kháng HBV Nhờ các tiến bộ về mặt công nghệ và phương pháp, các nhà
khoa học đã tạo ra hàng loạt các mô hình sàng lọc in vitro để sàng lọc và tìm kiếm
thuốc điều trị HBV Hiện nay trên thế giới có một số nhóm mô hình sàng lọc tác
dụng kháng HBV in vitro: mô hình nghiên cứu dựa trên tế bào gan nguyên phát từ
động vật; mô hình nghiên cứu dựa trên dòng tế bào ung thư gan; mô hình nghiên cứu dựa trên tế bào gan nguyên phát của người và một số mô hình nghiên cứu khác [95]
Các tế bào gan nguyên phát của con người được coi là các tế bào lý tưởng để
nhiễm HBV Tuy nhiên, những tế bào này không ổn định về mặt hình thái trên in vitro, dễ mất khả năng nhiễm HBV và tỷ lệ lây nhiễm thấp Tương tự, các tế bào
gan của động vật mặc dù hiệu quả lây nhiễm virus viêm gan B cao nhưng lại không