1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp kỹ thuật thâm canh giống cà chua mới tại thái nguyên

32 551 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 393,53 KB

Nội dung

- Là công trình nghiên cứu khá đồng bộ về xác định các thông số kỹ thuật đánh giá khả năng thích ứng của các giống cà chua mới tại Thái Nguyên.. ý nghĩa thực tiễn Đã lựa chọn được giống

Trang 1

Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ n«ng nghiÖp

Th¸i Nguyªn - 2009

Trang 2

Đại học Thái nguyên

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Viết

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án

cấp Nhà nước họp tại: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên vào hồi 8 giờ 45 phút ngày 14 tháng 11 năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1 Thư viện Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam

2 Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên

3 Thư viện trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trang 4

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tμi

Cà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả được ưa

chuộng trên toàn thế giới Đây là nguồn thực phẩm vừa cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như: β-Caroten, chất khoáng như Ca, Fe, P, S, K, Mg, Na , đường và các loại vitamin A, B, B2, C,

E và PP (Thế Mậu, 2003), vừa có tác dụng chữa bệnh (Edward Giovannucci, 1999; Giang Hoảng Vinh, 2003, dẫn trong Thế Mậu, 2003), Lê Trần Đức, (1997), Đỗ Tất Lợi, (1999) và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất Nhờ những giá trị quan trọng đó trong những năm gần đây diện tích và sản lượng

cà chua cao hơn so với các loại rau khác Theo FAO, 2009, diện tích trồng cà chua toàn thế giới năm 2007 là 4.626.232 ha với sản lượng 126.246.708 triệu tấn, đứng đầu trong các loại rau trồng trên toàn cầu ở nước ta, cà chua được trồng trên diện tích hẹp (24.160 ha), sản lượng thấp (472.569 tấn), mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ đạt 5,6 kg/người/năm, trong khi bình quân thế giới là 17 kg (Vụ NN-Tổng cục thống kê, 2007)

Tại tỉnh Thái Nguyên, diện tích gieo trồng thấp, năm 2006 là 510 ha/năm, năng suất bình quân 83,4tạ/ha (bằng 42% năng suất trung bình cả nước), sản lượng đạt 4.253 tấn, với mức bình quân 3,7 kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với mức bình quân toàn quốc (Vụ NN-Tổng cục thống kê, 2007) Nguyên nhân chủ yếu chưa có bộ giống tốt và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để sản xuất cà chua đạt hiệu quả kinh tế cao Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp

2 ý nghĩa khoa học vμ thực tiễn của đề tμi

2.1 ý nghĩa khoa học

Trang 5

- Là công trình nghiên cứu khá đồng bộ về xác định các thông số kỹ thuật đánh giá khả năng thích ứng của các giống cà chua mới tại Thái Nguyên

- Xây dựng căn cứ lý luận khoa học cho sản xuất cà chua tại Thái Nguyên, đồng thời là tài liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy

2.2 ý nghĩa thực tiễn

Đã lựa chọn được giống cà chua TN129, VL2004 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trong cả điều kiện chính vụ và trái vụ tại Thái Nguyên Giới thiệu các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp cho giống cà chua TN129 vụ ĐX và XH cho huyện Đồng Hỷ và TPTN

3 Mục tiêu của đề tμi

- Xác định được bộ giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu cho giống cà chua triển vọng nhằm phát triển cà chua chính vụ (vụ ĐX) và trái vụ (vụ XH) trong điều kiện sinh thái của Thái Nguyên

4 Cơ sở khoa học vμ thực tiễn của đề tμi

Cà chua là cây có thể trồng trên vùng rau chuyên canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây vụ đông trên đất lúa mà không ảnh hưởng đến 2 vụ lúa, thích ứng với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay có nhiều giống cà chua mới cho năng suất và chất lượng cao đã

được công nhận và đang phát triển phổ biến trong sản xuất

Thái Nguyên còn thiếu bộ giống cà chua tốt và biện pháp kỹ thuật phù hợp, vì vậy cần triển khai nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp kỹ thuật thâm canh giống cà chua mới tại địa bàn của tỉnh

5 Đối tượng vμ địa điểm nghiên cứu

5.1 Đối tượng

Các giống cà chua mới từ các nguồn nhập nội và lai tạo trong nước

5.2 Địa điểm nghiên cứu

Trang 6

+ Nghiên cứu phát triển cà chua ĐX và XH phù hợp với điều kiện sinh thái của thành phố Thái Nguyên và xã Đồng Bẩm - Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

6 Những đóng góp mới của đề tμi

Đã xác định được những yếu tố thuận lợi và hạn chế trong sản xuất cà chua tại Thái Nguyên, từ đó có những định hướng cụ thể trong phát triển cà chua bền vững

Đã xác định được 2 giống cà chua TN129 và VL2004 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt tại Thái Nguyên được nông dân chấp nhận thay thế giống

đang trồng phổ biến tại địa phương, đồng thời xây dựng được các biện pháp

kỹ thuật canh tác cà chua có hiệu quả trong vụ đông xuân và xuân hè

7 Cấu trúc của luận án

Luận án dài 185 trang, gồm phần mở đầu (4 trang) và 3 chương (138 trang), trong đó có 46 bảng số liệu và 5 hình (biểu đồ, đồ thị), 32 trang phụ lục Tham khảo 123 tài liệu (10 trang), trong đó có 74 tài liệu tiếng Việt và 49 tài liệu tiếng Anh

Chương 1 tổng quan tμi liệu 1.1 Nguồn gốc, phân bố và giá trị của cây cà chua

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố của cây cà chua

Theo De Candolle A.P (1984) và nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Pêru, Ecuador, Chilê, Bolivia và các nước Nam Mỹ thuộc khu vực nhiệt đới khô hạn Tác giả Trần Khắc Thi và cs (2003) cho biết, từ châu Mỹ cà chua được các thương gia Bồ

Đào Nha và Tây Ban Nha di chuyển sang trồng ở châu Âu và châu á, sau đó từ châu Âu được chuyển sang châu Phi nhờ những người dân đi khai phá lục địa

1.1.2 Giá trị của cà chua

Trang 7

Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, theo Tạ Thu Cúc và

cs, 2000, thành phần hóa học trong quả cà chua chín như sau: Nước 94-95%, chất khô 5-6% Trong đó gồm các chất chủ yếu: đường; chất không hoà tan trong rượu; Axit hữu cơ; chất vô cơ; và các chất khác Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, cà chua còn là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới ở Đài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng giá trị là 925.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến, mỗi hecta có thể đem lại thu nhập cho nông dân từ 4.000 - 5.000 USD (Nguyễn Thị Xuân Hiền và cs, 2003) ở Việt Nam, theo Viện nghiên cứu rau quả (2003) cho biết, sản xuất cà chua ở Đồng bằng Sông Hồng cho thu nhập bình quân từ 42-68 triệu đồng/ha/vụ, với mức lãi thuần 15-26 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với lúa nước

1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới

Tổng hợp số liệu từ FAOSTAT Database Results, 1998 - 2009 cho thấy,

sau 11 năm diện tích cà chua của thế giới đã tăng khá nhanh tốc độ tăng bình quân là 14,1%/năm, năng suất tăng chậm hơn với tốc độ 10,2%/năm, hiện nay

1017, Castlrock, E-6202, GS-30, Peto 86, UC-82, UC-97, GS-12, GS-28, Lerica, Jackal… có năng suất và chất lượng cao (Metwally, 1996); (S & G seeds, 1998)

1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam

Trang 8

So với thế giới, lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam còn rất non trẻ, khoảng hơn 100 năm, nhưng đến nay đã được trồng khá rộng rãi trong cả nước Theo Vụ NN-Tổng cục Thống kê (1997 - 2007), trong 11 năm gần đây, diện tích trồng cà chua của Việt Nam có sự gia tăng liên tục từ 7.509 ha lên 24.160 ha, trong tương lai diện tích trồng cà chua sẽ có xu hướng tiếp tục tăng lên (Trần Khắc Thi, 2005) Năng suất cà chua nước ta tuy có tăng lên trong thời gian gần đây (197,8 tạ/ha năm 2005) nhưng vẫn rất thấp, mới chỉ bằng 72% so với năng suất trung bình toàn thế giới Vì vậy, mặc dù sản lượng

cà chua ở giai đoạn này đạt cao nhất so với trước, nhưng vẫn thấp

(472.569,60 tấn năm 2006), chưa đáp ứng với nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu

Công tác nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua đã đạt được những thành tựu đáng kể, các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều giống thích ứng được với

điều kiện tự nhiên ở nước ta, chúng có khả năng cho năng suất cao từ 25-50 tấn/ha, phẩm chất tốt và chống chịu khỏe như: HP-5, 214, DT-4287, CS1, PT-

18, XH-5, HT7, HT21, HT144, VT3, FM 29, FM 20, HPT9,…(Vũ Tuyên Hoàng và cs, 1993; Trương Đích, 1999; Dương Kim Thoa và cs, 2006; Vũ Thị Tình và cs, 2002) Đặc biệt, đã chọn tạo ra những giống thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ như xuân hè và hè thu, nhằm rải vụ và tạo ra sản phẩm lớn để cung cấp cho nhân dân trong thời kỳ khan hiếm như: DV-1, UC-82A, Miliana A, Testa, Italy-2, VR2, XH2, MV1, … (Bộ NN&PTNT, 2005; Nguyễn Hồng Minh, 1999) Nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng cà chua đã được giới thiệu Các tác giả Đường Hồng Dật (2003); Trần Khắc Thi

và cs (2003); Chu Thị Thơm và cs (2005) Tạ Thu Cúc (2006) cho rằng: đối với vùng đồng bằng Sông Hồng có thể trồng vụ hè thu và thu đông, gieo hạt từ

đầu tháng 6 đến tháng 7, trồng khoảng đầu tháng 7 đến cuối tháng 7, cho thu hoạch vào tháng 10 dương lịch Vụ ĐX có 3 trà: trà sớm gieo hạt tháng 7, tháng 8, thu hoạch cuối tháng 10 đến tháng 12; trà chính vụ gieo hạt từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, thu hoạch cuối tháng 12 đến tháng 3 năm sau; trà

Trang 9

muộn gieo hạt vào tháng 11, 12 thu hoạch vào tháng 3 tháng 4 năm sau Vụ

XH gieo hạt cuối tháng 1, đầu tháng 2, thu hoạch vào tháng 5 tháng 6 Vụ hè gieo hạt tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch tháng 5 tháng 6 Các tác giả Trần Khắc Thi và cs (2003); Đào Xuân Thảng và cs (2005); Dương Kim Thoa và cs,

2005 cho biết, cà chua có thể phát triển phù hợp với khoảng cách 70 x 45cm (mật độ từ 3,1-4,0 vạn cây/ha), trong đó giống vô hạn có cành lá sum xuê, phân cành mạnh phải trồng thưa hơn 2 loại hình còn lại (Tạ Thu Cúc, 2006) Theo các tác giả Tạ Thu Cúc và cs (2000; Chu Thị Thơm và cs (2005); Phạm Hồng Cúc (1999); Trần Khắc Thi và cs (2003) đã giới thiệu các tổ hợp phân bón thích hợp cho cà chua dao động từ 120-180kg N; 60-90kg P2O5; 150-180kg K2O cho tất cả các loại hình sinh trưởng Cà chua thường rất mẫn cảm với nhiều loài sâu, bệnh gây hại gây thiệt hại kinh tế lớn cho người sản xuất Theo các tác giả: Tạ Thu Cúc và cs (2000); Phạm Thị Nhất (2002); Nguyễn Văn Viên và cs (2004) thì thời kỳ cây con trong vườn

40-ươm là phòng trừ sâu bệnh hại cho cà chua có hiệu quả về nhiều mặt

Chương 2 Vật liệu, nội dung vμ phương pháp nghiên cứu

2.1 Vật liệu nghiên cứu

- Thí nghiệm gồm 14 giống mới TN148, TN129, VL2910, VL2922, GS1200, HT7, PT18, VL2004, VT3, C155, HT9, TN54, TN52, VL2000, các giống này được chia làm 2 nhóm: (i) nhóm sinh trưởng VH; (ii) nhóm sinh trưởng HH và BHH 3 giống Mỹ leo, Pháp lùn và 609 đang được trồng phổ biến tại TPTN và xã Đồng Bẩm làm đối chứng, trong đó VL2500 - VH là đối chứng cho nhóm giống sinh trưởng VH, Pháp lùn - HH là đối chứng cho nhóm giống sinh trưởng HH và BHH, giống 609 -HH là đối chứng khảo nghiệm sản xuất tại Túc Duyên

Phân bón: Supe lân Lâm Thao 16,5% P2O5; đạm urea 46,6%N; kali clorua 60% K2O; vôi bột; phân chuồng hoai mục

Trang 10

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng sản xuất cà chua ở thành phố Thái Nguyên và Đồng Bẩm

- Nghiên cứu xác định bộ giống cà chua thích hợp với điều kiện vụ ĐX và XH tại TPTN và xã Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên

+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất

lượng của các giống cà chua trong điều kiện vụ ĐX năm 2004-2006, gồm 16 công thức theo thứ tự: Mỹ leo (đ/c1), TN148, TN129, VL2910, VL2922, GS1200, Pháp lùn (đ/c2), HT7, PT18, VL2004, VT3, C155, HT9, TN54, TN52, VL2000

+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất

lượng của các giống cà chua trong điều kiện vụ XH năm 2005&2006 Vụ XH

2005 gồm 16 công thức như thí nghiệm 1 Vụ XH 2006 chỉ nghiên cứu 4 giống có triển vọng nhất và 2 đ/c, gồm 6 công thức: Đ/C 1, TN148, TN129, GS1200, Đ/C2, VL2004

+ Thí nghiệm 3 (khảo nghiệm sản xuất): Nghiên cứu khả năng sinh

trưởng và năng suất của giống cà chua triển vọng trong điều kiện vụ ĐX năm 2006-2007 Thí nghiệm gồm 4 công thức: TN129, TN148, VL2004, đ/c

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu cho sản xuất cà chua

+ Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh

trưởng và năng suất của giống cà chua triển vọng (TN129) các vụ ĐX

2005-2006, 2006-2007 và vụ XH 2005-2006,2007 tại TPTN Mỗi vụ thử 5 thời vụ TV1, TV2, TV3, TV4, TV5, cách nhau 10 ngày, vụ ĐX bắt đầu từ 15/8 đến vụ cuối

là 25/9, vụ XH bắt đầu từ 30/12 đến vụ cuối là 10/2

+ Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh

trưởng và năng suất của giống cà chua TN129 các vụ ĐX 2005-2006,

2006-2007 và XH 2006, 2006-2007 tại TPTN Mỗi thí nghiệm thử 5 công thức, vụ ĐX: M1 (70x30cm) = 47.619 cây/ha, M2 (70x35cm) = 40.816 cây/ha, M3 (70x40cm) = 35.714 cây/ha, M4 (70x45cm) = 31.746 cây/ha, M5 (70x50cm)

Trang 11

= 28.571 cây/ha Vụ XH: M1 (70x35cm) = 40.816 cây/ha, M2 (70x40cm) = 35.714 cây/ha, M3 (70x45cm) = 31.746 cây/ha, M4 (70x50cm) = 28.571 cây/ha, M5 (70x55cm) = 25.974 cây/ha

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh

trưởng và năng suất của giống cà chua TN129 2 vụ ĐX 2005-2006, 2006-2007 tại TPTN, gồm 6 công thức phân bón: Nền = 25 tấn phân chuồng+ 150kg K20 + 90kg P205 + 800kg vôi bột T1= Nền + 30 kg N, T2= Nền + 60 kgN, T3= Nền + 90 kgN, T4= Nền + 120 kgN, T5= Nền + 150 kgN, T6= Nền + 180 kgN

Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng

và năng suất của giống cà chua TN129 2 vụ ĐX 2005-2006, 2006-2007 tại TPTN, gồm 6 công thức: Nền= 25 tấn phân chuồng + 150kg N + 150kg K20 + 800kg vôi bột T1= Nền + 30 kg P205, T2= Nền + 60 kg P205, T3= Nền + 80

kg P205, T4= Nền + 100 kg P205, T5= Nền + 120 kg P205, T6= Nền + 140 kg

P205

Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali bón đến sinh trưởng

và năng suất của giống cà chua TN129 2 vụ ĐX 2005-2006, 2006-2007 tại TPTN, gồm 6 công thức: Nền= 25 tấn phân chuồng + 150kg N + 90kg P205+ 800kg vôi bột T1= Nền + 30 kgK20, T2= Nền + 60 kgK20, T3= Nền + 90 kgK20, T4= Nền + 120 kgK20, T5= Nền + 150 kgK20, T6= Nền + 180 kgK20

Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp NPK đến sinh trưởng và

năng suất của giống TN129 vụ XH 2006 và vụ ĐX 2006-2007, gồm 9 công thức, lượng phân bón trong tổ hợp lấy từ các công thức có năng suất và hiệu quả kinh tế cao thứ nhất và thứ 2 trong thí nghiệm 6,7,8: Nền 25 tấn phân chuồng + 800 kg vôi bột CT1= Nền + 90kg N + 80kg P205 + 120kg K20, CT2= Nền + 90kg N + 80kg P205 + 150kg K20, CT3= Nền + 90kg N + 100kg

P205 + 120kg K20, CT4= Nền + 90kg N + 100kg P205 + 150kg K20, CT5= Nền + 120kg N + 80kg P205 + 120kg K20, CT6= Nền + 120kg N + 80kg P205 +

Trang 12

150kg K20, CT7= Nền + 120kg N + 100kg P205 + 120kg K20, CT8= Nền + 120kg N + 100kg P205 + 150kg K20, CT9 (đ/c)(1)= 15 tấn phân chuồng +90

kg N + 60kg P2O5 + 120kg K2O/ha

+ Gồm 2 mô hình: MH 1= Giống TN129 + kỹ thuật mới, MH 2= Giống

địa phương + kỹ thuật mới vụ ĐX 2006-2007 và vụ XH 2007

+ Mô hình so sánh giữa cây cà chua (MH1) với cây ngô trong vụ XH

2007

- Đề xuất qui trình kỹ thuật trồng cà chua TN129 cho Thái Nguyên

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất cà chua tại TPTN và xã Đồng Bẩm

Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu, xác định điểm điều tra, phỏng vấn trực tiếp người nông dân theo mẫu câu hỏi, thảo luận nhóm, các tiêu chí để đánh giá tình hình sản xuất cà chua Sử dụng chương trình Excel và hàm Cobb-Douglas để xác định mối tương quan giữa năng suất cà chua và các yếu

tố tác động như lượng đạm, lân, kali, phân chuồng, mật độ, giống và tập huấn

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng

- Địa điểm: Khảo nghiệm cơ bản và các thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ

thuật được thực hiện tại Trường ĐHNL Thái Nguyên Khảo nghiệm sản xuất

và xây dựng mô hình được thực hiện tại vùng sản xuất rau phường Túc Duyên, Quang Vinh TPTN và xã Đồng Bẩm- Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

+ Bố trí thí nghiệm:- Đối với khảo nghiệm cơ bản và các thí nghiệm về kỹ

thuật được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (Randomized Completed Block Design - RCBD) với 3 lần nhắc lại Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 1,6m x 6,6m = 10,6 m2

đang áp dụng phổ biến (bảng 3.1)

Trang 13

- Đối với khảo nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình: Các công thức

được bố trí tuần tự không nhắc lại Diện tích mỗi ô thí nghiệm tối thiểu 300

m2 tùy theo điều kiện của mỗi nông hộ - Giống triển vọng TN129 được dùng

để nghiên cứu về thời vụ, mật độ, phân bón, xây dựng mô hình thử nghiệm và

so sánh hiệu quả kinh tế với cây ngô

- Điều kiện đất thí nghiệm: Đất nghèo dinh dưỡng, có thành phần cơ giới nhẹ,

pHKCl = 3,80; N tổng số = 0,09%; K tổng số = 0,50%; P tổng số = 0,03%; Mùn

= 1,28%

- Các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phương pháp theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu: Tuân theo Tiêu chuẩn 10TCN 219-2006: Giống cà chua - Quy phạm

khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng (VCU) và số 10 TCN 638-2005

- Đối với khảo nghiệm cơ bản: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển;

thời gian sinh trưởng (TGST), chiều cao cây; tỷ lệ đậu quả Các yếu tố hình thành năng suất: Số quả TB/cây; KLTB/quả; Năng suất lý thuyết; Năng suất thực thu Các chỉ tiêu chất lượng: % chất khô; hàm lượng đường tổng số; hàm lượng Vitamin C, độ Brix, hàm lượng a xit %, phân tích theo phương pháp của Phạm Thị Trân Châu và cs, (1997) Các chỉ tiêu về hình thái: Màu sắc quả khi chín, dạng quả theo mặt cắt dọc, mức độ nứt quả, độ dày thịt quả, độ lớn của quả Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo dõi theo phương pháp hiện hành của Viện BVTV (2000)

- Đối với khảo nghiệm sản xuất: TGST, năng suất, đặc điểm giống, ý kiến của người sản xuất có hoặc không chấp nhận giống mới

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng: Phân bón: (trừ các thí nghiệm phân bón và mô

hình), lượng bón cho 1 ha = 25 tấn PC +150 N+ 90 P2O5+150 K2O Bón lót toàn

bộ PC + lân + 20% đạm + 30% phân kali Vôi bột: 800 kg/ha, rắc trong khi làm

đất Bón thúc: đợt 1 khi cây hồi xanh (10% đạm); đợt 2 khi cây ra nụ (20%

đạm, 20% kali); đợt 3 khi cây ra quả rộ (30% đạm, 30% kali); đợt 4 sau thu quả

đợt 1 (bón nốt số còn lại) Khoảng cách, mật độ (trừ thí nghiệm mật độ),

Trang 14

(70x40cm) = 35.714 cây/ha Thời vụ trồng: Khảo nghiệm cơ bản vụ ĐX

2004-2005 gieo ngày 28/9/2004, trồng ngày 4/11/ 2004, vụ ĐX 2004-2005-2006 gieo ngày 25/8/2005, trồng ngày 28/9/ 2005 Vụ XH 2005 gieo ngày 17/1/2005, trồng ngày 5/3, vụ XH 2006 gieo ngày 20/1/2005, trồng ngày 4/3 Tuổi cây con vụ

ĐX từ 32- 36 ngày, vụ XH 42-44 ngày, 5-6 lá thật Các thí nghiệm còn lại (trừ thí nghiệm thời vụ), vụ ĐX gieo ngày 5/9; vụ XH gieo ngày 20/1

2.3.3 Phương pháp xây dựng mô hình sản xuất cà chua

- Thời gian: Vụ ĐX 2006-2007 và XH 2007, 3 lần nhắc lại ở 3 địa bàn Quang Vinh, Túc Duyên, Đồng Bẩm Mỗi địa bàn gồm 2 mô hình được bố trí tuần tự không nhắc lại, đều sử dụng kỹ thuật mới (thời vụ, mật độ và phân bón tối thích được xác định tại các thí nghiệm: 4,5,6,7,8,9) Điều kiện chăm sóc

được thực hiện như mục 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá: Nông dân tham gia XD mô hình trực tiếp đánh giá: Năng suất; hiệu quả kinh tế; tính thích ứng của cây

cà chua với hệ thống cây trồng hiện tại

2.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Các thông tin thu được trong điều tra được xử lý theo phương pháp thống

kê mô tả bằng phần mềm Excel 5.0 trên máy vi tính, hàm Cobb Douglas được thực hiện theo chương trình SAS version 8 của SAS Institute (1999) Các số liệu thí nghiệm trên đồng ruộng được tính trung bình số học, phân tích ANOVA và tương quan theo Đỗ Ngọc Oanh (2004), xử lý thống kê sinh học theo chương trình SAS 8 Institute (1999)

Chương 3

Kết quả nghiên cứu vμ thảo luận 3.1 Tình hình sản xuất cà chua ở tỉnh Thái Nguyên

3.1.1 Điều kiện thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2007

Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây cà chua, đồng thời phân tích điều kiện thời tiết qua một số năm gần đây cho thấy: Các tháng (12,1,2 và 3) thời tiết giá lạnh, (15,7-21,60C), lượng mưa thấp tuy ảnh hưởng nhỏ đến khả năng

Trang 15

nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con trong vườn ươm ở vụ XH, kéo dài thời gian chín của cà chua ĐX nhưng rất thuận lợi cho cà chua ĐX phân hóa mầm hoa, tích lũy chất khô và hình thành sắc tố quả Tháng 4 ấm hơn (22,9-25,10C), lượng mưa còn thấp (từ 20-41 mm), rất thuận lợi cho cà chua xuân hè sinh trưởng, phát triển Tháng 5 và 6, nhiệt độ và lượng mưa đều tăng nếu cà chua XH được gieo ở các thời vụ 30/12, 10/1 và 20/1 thì sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn so với những thời vụ gieo muộn (từ 30/1-10/2) Tháng 8,9,10 thời tiết nóng, ấm, lượng mưa và ẩm độ đều cao nên rất thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt và giai đoạn phát triển cây con của cà chua vụ ĐX Tuy nhiên, nếu gieo hạt từ 15/8 - 25/8 thì tháng 10 là thời điểm ra hoa, đậu quả nên nhiệt

độ như vậy lại ít thuận lợi hơn so với thời vụ gieo từ ngày 5/9 đến 15/9 Tháng

11, nhiệt độ và lượng mưa giảm nhiều rất thuận lợi cho cà chua sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Tuy nhiên, cần phải tưới nước chống hạn cho cây để cải thiện hình thái quả và tăng năng suất cà chua

3.1.2 Tình hình sản xuất cà chua ở một số điểm điều tra

Diện tích đất trồng cà chua trung bình của các hộ không nhiều chỉ dao

động từ 500-900 m2/hộ, trong đó ở Đồng Bẩm cao hơn Túc Duyên và Quang Vinh, dặc biệt diện tích trồng cà chua vụ XH đạt rất thấp và chỉ có ở Đồng Bẩm (500 m2/hộ)

Mức độ đầu tư phân bón cho cà chua ở cả 3 địa bàn trên đều thấp, trong

đó ở Túc Duyên và Quang Vinh mới chỉ đáp ứng khoảng trên 50% nhu cầu dinh dưỡng cho cây Kỹ thuật trồng cà chua còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm (72,4-76,7 %) Mật độ khoảng cách trồng quá dầy, đặc biệt ở Túc Duyên và Quang Vinh (>41 nghìn cây/ha), chiếm từ 50-64,3% Giống cà chua

được sử dụng chủ yếu là địa phương, giống cũ (60-75,9%) và không rõ nguồn gốc (10-26,7%) Các giống này bị nhiễm bệnh cao, đặc biệt bệnh xoăn lá vi rút và héo xanh vi khuẩn, do vậy năng suất thấp và không ổn định Nguồn cung cấp giống chủ yếu là hàng xóm (33,3-84,5%) và ở chợ (3,5-30,0%) Còn

Trang 16

nhiều hộ bón phân không hợp lý, lượng phân bón thấp hơn nhiều so với khuyến cáo (chương 1 mục 1.4.2.2), do vậy năng suất thấp và không ổn định,

ở Quang Vinh và Túc Duyên số hộ có năng suất cà chua thấp hơn 20 tấn/ha vụ

ĐX là chủ yếu, chiếm 53,6-60%

3.1.3 Các yếu tố thuận lợi và hạn chế sản xuất cà chua ở TPTN

Kết quả điều tra được tổng hợp thành 3 nhóm yếu tố chính: (i) yếu tố sinh học, (ii) phi sinh học, và (iii) kinh tế xã hội

94,3-100% số hộ được hỏi Đất trồng cà chua chiếm 67,9 - 100% số hộ được hỏi khẳng định 40-57,1% số hộ nông dân đều có nguồn nhân lực lao động dồi dào Người nông dân còn giàu kinh nên có thể hạn chế được rủi ro (84,5%) số

hộ ở Đồng Bẩm 100% số hộ nhận thức được hiệu quả kinh tế của cây cà chua cao hơn so với các cây khác

* Hạn chế: Trong các yếu tố sinh học, thiếu giống tốt phù hợp với địa

phương là yếu tố rất hạn chế việc phát triển sản xuất cà chua ở cả 3 địa điểm, chiếm từ 90-100% số hộ được hỏi Ngoài ra sâu bệnh hại cũng là yếu tố hạn chế khá lớn (94,8-100% số hộ được hỏi) Trong các yếu tổ phi sinh học thì thiếu phân chuồng hoai mục là một yếu tố rất hạn chế sản xuất cà chua ở cả 3

địa điểm, có từ 64,3-84,5% số hộ được hỏi, úng ngập là yếu tố rất hạn chế sản xuất cà chua tại Túc Duyên, chiếm 100% số hộ được hỏi Trong các yếu tố kinh tế - xã hội thì thiếu vốn là yếu tố hạn chế rất lớn đến sản xuất cà chua ở cả 3 địa bàn (100% số hộ được hỏi) Thiếu tập huấn kỹ thuật, giá bán không

ổn định là yếu tố rất hạn chế, chiếm từ 98,3% - 100% số hộ được hỏi

Từ kết quả điều tra cho thấy, để phát triển được cà chua tại thành phố Thái Nguyên và xã Đồng Bẩm, chúng tôi đề xuất một số giải pháp khắc phục sau:

- Dùng giống mới có khả năng chống chịu bệnh héo xanh, chịu nhiệt và cho năng suất cao như TN129, VL2004

Ngày đăng: 25/12/2014, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w