thể áp dụng cho các giống vô hạn khác) tại Thái Nguyên
* Thời vụ
Vụ ĐX: Gieo từ 25/8 đến nửa đầu tháng 9; Vụ XH: Gieo từ 10/1 đến 30/1
* Mật độ, khoảng cách trồng
- Trồng 2 hàng với khoảng cách 70 cm x 40 cm (mật độ 35.714 cây/ha).
* Phân bón
Sử dụng phân chuồng hoai mục và phân vô cơ, tuyệt đối không dùng phân t−ơi (nếu thiếu phân chuồng hoai mục có thể bổ sung thêm phân hữu cơ khác). L−ợng phân bón cho 1 ha là: 800kg vôi bột rắc sau khi làm đất lần
cuối+ 25 tấn phân chuồng hoai mục + 120kgN + 100kgP205 + 150kgK20. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 20% đạm + 30% phân kalị Bón thúc số phân còn lại chia làm 4 đợt: đợt 1: khi cây hồi xanh: 10% đạm; đợt 2: khi cây ra nụ: 20% đạm, 20% kali; đợt 3: khi cây ra quả rộ: 30% đạm, 30% kali; đợt 4: sau khi thu quả đợt 1: bón nốt số phân còn lạị
Kết luận vμ đề nghị
1. Kết luận
1.1 Yếu tố thuận lợi và hạn chế trong sản xuất cà chua ở Thái Nguyên: Thuận lợi về khí hậu thời tiết và nhận thức của ng−ời nông dân về hiệu quả kinh tế của cây cà chuạ Các yếu tố hạn chế chính là: Thiếu giống phù hợp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, vốn đầu t− cao, giá cả bấp bênh, thiếu phân chuồng và sâu bệnh hạị
1.2. Kết quả khảo sát các giống cà chua thích hợp: Có 2 trong 4 giống triển vọng là TN129 và VL2004 vừa cho năng suất cao, chất l−ợng tốt, chống chịu bệnh héo rũ và mốc s−ơng khá, vừa có hình thức mẫu mã quả đẹp khi chín, đ−ợc ng−ời nông dân đánh giá cao và chấp nhận.
1.3. Xác định thời vụ trồng thích hợp: Thời vụ gieo cà chua ĐX ở TPTN và huyện Đồng Hỷ thích hợp nhất từ 25/8 đến 5/9, không nên gieo muộn hơn ngày 15/9. Còn vụ XH thích hợp nhất từ 10/1 đến 30/1.
1.4. Kết quả xác định mật độ hợp lý: Trong cả 2 vụ ĐX và XH, giống cà chua TN129 trồng với khoảng cách trồng 70 cm x 35-45 cm, mật độ từ 31.746-40.816 cây/ha là thích hợp, trong đó trồng với khoảng cách 70cm x 40cm, mật độ 35.714 cây/ha cho năng suất cao nhất.
1.5. Kết quả khảo sát l−ợng phân bón hợp lý: Kết quả các thí nghiệm phân khoáng riêng rẽ cho thấy, mức bón 120N, 100P2O5, 150K2O đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Trồng giống cà chua TN129 trong cả 2 vụ ĐX và XH đ−ợc áp dụng l−ợng phân bón là (25 tấn phân chuồng hoai mục + 120 kgN + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O + 800 kg vôi bột)/ha là hợp lý, vừa
cho năng suất, chất l−ợng cao và lãi thuần cao nhất vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
1.6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn tại TPTN và xã Đồng Bẩm - Đồng Hỷ cho thấy, việc sử dụng giống mới và kỹ thuật mới năng suất tăng hơn từ 73,5-86,4% so với sử dụng giống đang trồng phổ biến tại địa ph−ơng. Lãi thuần đạt đ−ợc từ 44,9-74,2 triệu đ/ha vụ đông xuân và từ 13,5-35,1 triệu đ/ha vụ xuân hè. Trồng cà chua xuân hè đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng ngô xuân 11,4 triệu đ/hạ
2. Đề nghị
Từ kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp kỹ thuật thâm canh cà chua mới ở TPTN và huyện Đồng Hỷ chúng tôi có một số đề nghị sau:
2.1. Cho phép phát triển các giống cà chua đã đ−ợc xác định cho các vùng sản xuất cà chua tại TPTN và huyện Đồng Hỷ cùng với quy trình kỹ thuật đã đ−ợc xây dựng.
2.2. Tiếp tục thăm dò l−ợng kali bón ở mức cao hơn đối với giống cà chua TN129.
2.3. Tiếp tục h−ớng nghiên cứu bổ sung thêm giống mới và xây dựng quy trình cho các giống mớị
Công trình liên quan đến đề tμi đ∙ công bố
1. Nguyễn Thị Mão, Trần Khắc Thi, D−ơng Thị Nguyên (2007), “ Kết quả khảo nghiệm tập đoàn giống cà chua tại Thái Nguyên“,
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số (17), Hà Nội, tr.21-26.
2. Nguyễn Thị Mão, Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Ngoạn (2007), “ Nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp cho giống cà chua TN129 tại thành phố Thái Nguyên“, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 4 (5), Hà Nội, tr.37-43.