Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
56,32 KB
Nội dung
ĐẶCĐIỂMĐỊABÀNVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 2.1. ĐẶCĐIỂM CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI Ngày 24 tháng 02 năm 1982 đơn vị được thành lập và trực thuộc Bộ Lâm nghiệp theo Quyết định số 123/QĐ- BLN của Bộ Lâm nghiệp với tên gọi ban đầu là Liên hiệp Lâm Công nghiệp Long Đại. Ngày 13 tháng 8 năm 1996 Liên hiệp Lâm Công nghiệp Long Đại đổi tên thành Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số 933/ QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Bình. Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại là doanh nghiệp hạng I và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Tên công ty: Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại. Trụ sở chính: Tiểu khu 11, Đồng Sơn - Đồng Hới - Quảng Bình. Điện thoại: 052.826026 - 052.826115 Fax: 052.826347 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Từ khi thành lập đến nay, Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại đã không ngừng phát triển, từng bước đạt được những thành quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường và đã khẳng định được vị thế của mình. Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có trụ sở chính đặt tại tiểu khu 11, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hiện nay, Công ty có các đơn vị cơ sở hạch toán báo sổ sau đây: - Lâm trường Khe Giữa; - Lâm trường Trường Sơn; - Lâm trường Ba Rền; - Lâm trường Long Đại; - Lâm trường Kiến Giang; - Lâm trường Đồng Hới; - Lâm trường Rừng thông Bố Trạch; - Xí nghiệp chế biến Nhựa thông; 11 - Xí nghiệp Khai thác Vận chuyển lâm sản; - Xí nghiệp Cầu đường; - Xí nghiệp chế biến gỗ Đồng Hới; - Xí nghiệp Vật tư kinh doanh Lâm đặc sản; - Xưởng chế biến lâm sản Nam Long; - Xí nghiệp Khai thác chế biến vàng Xà Khía. Với sự nỗ lực của Ban Giám đốc, các cấp quản trị và toàn bộ tập thể lao động đã mang lại cho Công ty nhiều thành quả đáng phấn khởi, cụ thể: - Doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua hàng năm; - Thị phần được mở rộng; - Sản phẩm, hàng hoá do Công ty sản xuất và kinh doanh ngày càng được thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài chấp nhận và tin cậy về chất lượng, mẫu mã, giá cả; - Về mặt xã hội, Công ty đã giải quyết việc làm được một số lượng khá lớn ở trên địabàn tỉnh nhà, đến nay Công ty có hơn 1.000 lao động thường xuyên, trong đó cán bộ và nhân viên quản lý khoảng 150 người. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại là một đơn vị kinh doanh tổng hợp trên các lĩnh vực: trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng; khai thác và chế biến lâm sản; kinh doanh các mặt hàng lâm sản và các dịch vụ khác [3]. Do đó, Công ty có các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng (Bao gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); - Khai thác và chế biến gỗ; - Khai thác và chế biến nhựa thông; - Sản xuất vật liệu xây dựng; - Thăm dò và khai thác khoáng sản; - Kinh doanh các mặt hàng lâm sản và các dịch vụ khác [3]. 22 Sản xuất, kinh doanh và thực hiện cung ứng dịch vụ thuộc các lĩnh vực nói trên cho thị trường nội tỉnh, trong toàn quốc và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, một mặt giải quyết các nhu cầu quốc kế dân sinh cho nhân dân tỉnh Quảng Bình nói riêng và toàn quốc nói chung; mặt khác tăng kim ngạch xuất khẩu cho địaphươngvà cho đất nước góp phần cân bằng cán cân thương mại và ổn định kinh tế vĩ mô. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới quản lý của Công ty 2.1.3.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lưới quản lý của Công ty Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại có cơ cấu tổ chức mạng lưới bao gồm [3]: - Văn phòng Công ty; - Các đơn vị trực thuộc: * 07 Lâm trường; * 04 Xí nghiệp Chế biến; * 02 Xí nghiệp Khai thác; * 01 Xí nghiệp Cầu đường. 2.1.3.1.2. Bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: - Ban giám đốc: có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; - Phòng Tài chính - Kế toán; - Phòng Tổ chức - Hành chính; - Phòng Kỹ thuật quản lý, bảo vệ rừng; - Ban quản lý Trồng rừng nguyên liệu. Bộ máy quản lý của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại được xây dựng dựa trên các yêu cầu, nguyên tắc và điều kiện cụ thể của Công ty, nên hoạt động của nó đã đạt được kết quả nhất định. Cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng và được thể hiện cụ thể qua Sơ đồ 2.1 dưới đây. 33 Quan hệ trực tuyến; Quan hệ chức năng. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 4 Giám đốc Các XN Kinh doanh Các XN KT LS Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Tài chính - Kế toán Phòng KTQLBVR Ban QLTRNL XN Cầu đường Các Lâm trường Các XN CB LS 4 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban trong Công ty 2.1.3.2.1. Giám đốc Công ty Là người đứng đầu Công ty được UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định bổ nhiệm trên cơ sở xem xét năng lực, trình độ tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị do mình quản lý. Giám đốc là người thay mặt Nhà nước quản lý vốn, tài sản của Công ty, đồng thời là người đại diện cho công nhân viên chức khi làm nghĩa vụ với Nhà nước, mang lại quyền lợi cho mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.1.3.2.2. Phó Giám đốc phụ trách nội chính, hoạt động chế biến Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền của Giám đốc trong một số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền. Phó giám đốc này phụ trách mảng hoạt động chế biến của công ty, phụ trách công tác nội chính. 2.1.3.2.3. Phó Giám đốc phụ trách Quản lý, bảo vệ rừng Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền của Giám đốc trong một số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền; phụ trách khâu quản lý, bảo vệ rừng. Các phòng, ban chức năng của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng, dựa trên cơ sở những yêu cầu và tính chất của công việc quản lý sản xuất, kinh doanh tại Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. 2.1.3.2.4. Phòng Tài chính - Kế toán Thực hiện công tác tài chính-kế toán theo Luật kế toán do Nhà nước ban hành; nghiêncứuvà tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng và điều tiết nguồn vốn của Công ty; tập hợp các báo cáo kế toán - thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, cung cấp thông tin tổng thể về tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của Công ty cho Giám đốc, cho các cơ quan chức năng theo chế độ quy định; lập kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn, xác 55 định nhu cầu vốn lưu động hàng năm. Kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc theo chế độ tài chính và các quy định nội bộ. 2.1.3.2.5. Phòng Kỹ thuật, quản lý bảo vệ rừng Lập kế hoạch về công tác quản lý, bảo vệ rừng cho toàn công ty; xây dựng định mức kỹ thuật chế biến cho từng loại lâm sản; xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản để tham mưu cho Giám đốc đưa ra quyết định về phương án sản xuất, kinh doanh và quản lý có hiệu quả. Theo dõi tình hình thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng, biện pháp ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép . 2.1.3.2.6. Phòng Tổ chức - Hành chính Thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc theo dõi quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Nghiêncứu đệ trình Ban giám đốc cải tiến tổ chức bộ máy quản trị. Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về tổ chức, sắp xếp và tuyển dụng lao động, công tác đề bạt cán bộ, thuyên chuyển và điều động cán bộ, nhân viên trong nội bộ Công ty một cách hợp lý. Tổ chức công tác an ninh quốc phòng, khánh tiết, lễ tân. Nghiêncứu đề xuất phương án đào tạo và đào tạo lại, thực hiện sát hạch nâng bậc lương, tuyển chọn nhân viên cho giám đốc Công ty. 2.1.3.2.7. Ban quản lý Trồng rừng nguyên liệu Theo dõi công tác quy hoạch, trồng rừng nguyên liệu cho từng loại: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng của từng vùng rừng trồng, nghiêncứu đề xuất giám đốc Công ty về việc mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất trồng rừng nguyên liệu. 2.1.3.2.8. Các đơn vị trực thuộc Đứng đầu là Giám đốc của mỗi đơn vị hoạt động tuân thủ theo Quy chế nội bộ và chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại. 66 2.1.4. Đặcđiểm về sản phẩm và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là nghề rừng, bao gồm khai thác gỗ rừng tự nhiên, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng; chế biến gỗ, chế biến nhựa thông; thăm dò và khai thác khoáng sản…ngoài ra còn sản xuất vật liệu xây dựng [3]. Trong những năm gần đây, chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên ngày càng giảm, vì vậy công ty đặt ra mục tiêu chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo hướng chú trọng phát triển trồng rừng nguyên liệu, đẩy mạnh khai thác và chế biến nhựa thông, chế biến các sản phẩm từ rừng trồng…đẩy mạnh liên doanh, hợp tác tìm kiếm đối tác để thực hiện chiến lược trên. Đặcđiểm sản phẩm: do lĩnh vực kinh doanh rộng nên, sản phẩm hàng hoá của Công ty là rất đa dạng và phức tạp. Với đặcđiểm này việc tổ chức SXKD của Công ty được chia thành các đơn vị hoạt động tương đối độc lập. Sản phẩm được sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa điểm. Do đó, trong quá trình SXKD cơ sở VCKT, lao động của Công ty phải có sự điều chuyển giữa các đơn vị. Với đặcđiểm sản phẩm của Công ty mang tính chất đa dạng hoá, Công ty phải sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, vật tư và lao động đòi hỏi phải được đào tạo theo yêu cầu tương ứng. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và quản lý chặt chẽ, góp phần hạ thấp chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho Công ty. Các đặcđiểm này chi phối rất lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty thể hiện ở một số điểm sau: - Các đơn vị nằm trên địabàn rộng phi tập trung hoá, điều kiện giao thông đi lại khó khăn do vậy nếu quản lý về tài sản cũng như về nhân lực không chặt chẽ sẽ mang lại năng suất lao động thấp, dễ thất thoát tài sản, vật tư và tiền vốn dẫn đến thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả. - Một số mặt hàng kinh doanh chịu sự phụ thuộc vào tính chất mùa vụ và thời tiết nên việc lập kế hoạch huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, có 77 thời điểm Công ty cần phải huy động một lượng vốn lớn để tranh thủ thời tiết, có thời điểm nhu cầu thị trường giảm, vốn lại bị ứ đọng, có khi hàng hoá không vận chuyển hay lưu thông được do thời tiết xấu gây ra. Vì vậy, công tác huy động vốn đòi hỏi sẽ phải đi sát thực tế và đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh hàng năm. - Sản phẩm của Công ty đa dạng hoá, do đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nhất là các chiến lược kinh doanh dài hạn. Để khắc phục khó khăn này Công ty phải không ngừng hoàn thiện mình, tạo ra uy tín trên thương trường, nâng cao vị thế của DN. 2.1.5. Đặcđiểm về lao động Hoạt động trong những năm qua của Công ty tương đối ổn định, nhiều sản phẩm được khách hàng biết đến và thừa nhận về chất lượng, về giá bán. Tổng số lao động có trên 1.000 người. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, nên lực lượng lao động của DN đã có những biến động nhất định. Tuy nhiên, so với quy mô của DN thì sự biến động là không lớn. Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua ba năm 2004 - 2006 được thể hiện ở Bảng 2.1. Qua số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy rằng, lực lượng lao động của Công ty có những biến động cả về số lượng và về chất lượng. Đến cuối năm 2004 số lượng lao động toàn Công ty sử dụng là 1158 người trong đó số đã qua đào tạo (từ trung cấp trở lên) chiếm khoảng 21,07%; đến cuối năm 2005 tổng số lao động là 1153 người trong đó đã qua đào tạo chiếm khoảng 21,67%; song đến cuối năm 2006 số lượng lao động lại giảm xuống còn 1050 người trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo chiếm 24,85% . Sở dĩ có sự biến động như vậy là do Công ty đã tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, mặt khác Công ty đã xác định chiến lược nâng cao sức cạnh tranh thông qua đầu tư kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất đúng mức nên trong năm 2006 đã giải quyết chế độ cho 103 người thuộc diện dôi dư và đã đủ tuổi nghỉ hưu. 88 Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2004-2006 Nội dung chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2005/2004 2006/2005 +/- (người) (%) +/- (người) (%) (người) Tổng số lao động 1.158 100,00 1.153 100,00 1.050 100,00 -5 -0,43 -103 -8,93 Theo tính chất giới tính - LĐ nam 812 70,121 820 71,1188 722 68,762 8 0,99 -98 -11,95 - LĐ nữ 346 29,879 343 29,7485 328 31,238 -3 -0,87 -15 -4,37 Theo tính chất lao động - Lao động trực tiếp 1.017 87,824 1.012 87,771 910 86,667 -5 -0,49 -102 -10,08 - Lao động gián tiếp 141 12,176 141 12,229 140 13,333 0 0,00 -1 -0,71 Theo trình độ lao động - Đại học 113 9,76 115 9,97398 126 12 2 1,77 11 9,57 - Trung cấp (gồm TC KT) 131 11,313 135 11,7086 135 12,857 4 3,05 0 0,00 - Công nhân phổ thông 914 78,929 903 78,3174 789 75,143 -11 -1,20 -114 -12,62 Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty 99 41 Mặc dầu, lực lượng lao động có sự biến động qua các năm, song tỷ trọng số lượng cán bộ trình độ đại học ổn định và có chiều hướng tăng lên (năm 2004 chiếm 9,76%; năm 2005 là 9,97% và năm 2006 chiếm 12%); chứng tỏ chất lượng của đội ngũ càng được nâng cao. Trong khi đó tỷ trọng lao động phổ thông có xu hướng ngày một giảm: năm 2004 chiếm 78,93%; năm 2005 giảm xuống còn 78,33% và đến năm 2006 tiếp tục giảm và còn 75,15%. Như vậy, Công ty đã chăm lo công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận kỹ thuật tiên tiến trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ. Tổng số lao động bình quân đến cuối năm 2006 là 1050 người, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý có 140 người; đa số là lao động nam (86,66%), khoảng 12% cán bộ có trình trung cấp trở lên. Công ty cũng đã chú trọng công tác đào tạo lực lượng lao động, nếu như năm 2004 số công nhân có trình độ trung cấp (chủ yếu là trung cấp kỹ thuật) chiếm 11,31% thì đến cuối năm 2006 con số này đã tăng lên 12,85%. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phần lớn được đào tạo cơ bản, thích ứng với cơ chế thị trường nên nắm bắt tình hình kinh doanh tương đối nhanh nhạy. Tuy nhiên, Công ty cũng có một số khó khăn: đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo quá ít (tính đến năm 2006 lực lượng lao động có trình độ trung cấp chiếm 12,85%); số chưa qua đào tạo tuy có giảm, song vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (đến năm 2006 chiếm tỷ lệ 75,15%), hơn nữa nhiều người trong số đó trình độ văn hóa thấp nên việc tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới sẽ gặp khó khăn. 2.1.6. Đặcđiểm về vốn và cơ chế quản lý tài chính nội bộ 2.1.6.1. Đặcđiểm về vốn Sự phát triển nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện qua biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.1: Sự biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2002 – 2006 10 10 [...]... 2.3 PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU CỦA LUẬN VĂN Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phươngpháp sau: 2.3.1 Phươngpháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới để làm rõ thực trạng Từ đó rút ra một số nhận xét và đề xuất các giải pháp. .. viên trong Công ty; Các báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình; Các báo cáo tổng kết năm của Cục Thuế Quảng Bình, Sở Tài chính Quảng Bình 2.3.3 Phươngpháp phân tích Dựa vào đối tượng và mục đích nghiêncứu của đề tài này, tác giả sử dụng các phươngpháp chính sau đây: 14 2.3.3.1 Phươngpháp thống kê mô tả Dùng các chỉ tiêu tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để đánh giá sự biến động cũng... 2.3.3.2 Phươngpháp thống kê so sánh, đối chiếu Được sử dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu, đánh giá và kết luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Từ đó tiến hành so sánh hệ thống các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu 2.3.3.3 Phươngpháp thay thế liên hoàn Phươngpháp này dùng để lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sử dung vốn của Công ty Nội dung của phươngpháp thay... 2.3.3.4 Phươngpháp số chênh lệch Phươngpháp này dùng để lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn của Công ty 2.3.3.5 Phươngpháp chuyên gia, chuyên khảo Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin từ những ý kiến trao đổi và đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty 2.3.3.6 Phươngpháp toán kinh tế 15 * Dự báo bằng phương trình đường thẳng thống kê: Phương. .. hành nói chung và quản lý chi phí SXKD nói riêng Nếu các đơn vị thực hiện đúng theo định mức kinh tế kỹ thuật và theo phương hướng hạ thấp giá thành của Công ty thì nhất định sẽ tăng được năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận, ngược lại sẽ gây ra các tổn thất, mất mát và lãng phí vốn làm tăng giá thành bất hợp lý 2.1.7 Đặcđiểm về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ Do địabàn hoạt động của... tài chính nội bộ Xuất phát từ đặcđiểm của sản phẩm và từ đặc thù về tổ chức sản xuất-kinh doanh, công ty đã xây dựng cơ chế quản lý theo hướng tập trung - linh hoạt công khai, nhằm lành mạnh hoá và tăng năng lực tài chính cho đơn vị - Tính tập trung được biểu hiện: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty nghiên cứuvà tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng và điều tiết nguồn vốn của toàn... xn là các biến độc lập - Các điều kiện ràng buộc cho bởi hệ phương trình: a1x1 + a2x2 + a3x3 + a4x4 + ≥ (≤) b1 (1) a1x1 + a2x2 + a3x3 + a4x4 + ≥ (≤) b2 (2) 16 a1x1 + a2x2 + a3x3 + a4x4 + ≥ (≤) b3 (3) xi ≥ 0 (i: 1,n) Ngoài ra, còn sử dụng các phươngpháp mô hình hóa nghiêncứuvà trình bày kết quả nghiên cứu như: mô hình mô tả và giải thích, mô hình hướng dẫn, thực hiện, áp dụng … 17 ... nghiệp và các dịch vụ liên quan, trong đó 107 DN có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở lên [43] Các DN hoạt động trong lĩnh vực này có tổng số vốn kinh doanh là 3.292 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 1.467 tỷ đồng; tổng số lao động có 22.025 người; tổng doanh thu 1.698 tỷ đồng [43] Đặc biệt một đối thủ trên cùng địabàn là Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình Quy mô và hiệu... nhận xét và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 2.3.2 Phươngpháp thu thập số liệu Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phươngpháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình sử dụng vốn của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình và một số đơn vị có liên quan Chọn lọc tổng hợp từ các tài liệu sau: Các báo cáo tài chính, các... kiệm được chi phí sản xuất, đồng vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn - Tính công khai tài chính thể hiện qua việc công khai minh bạch về tình hình tài chính của các đơn vị trực thuộc và của Công ty trong các dịp hội nghị công nhân viên chức đầu năm, hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch, hàng quý, sáu tháng và hàng năm của Công ty Đặcđiểm về cơ chế quản lý tài chính nội bộ của Công ty sẽ . ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI Ngày 24 tháng 02 năm 1982 đơn vị được thành lập và trực. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau: 2.3.1. Phương