tinh huống trong thanh toan
Trang 2Tình huống 1
Một ngân hàng A ở Ấn Độ gởi bộ chứng từ có giá trị 40.000 USD kèm một chỉ thị nhờ thu điều kiện trả ngay vào thời điểm 60 ngày sau ngày Vận đơn đường biển (D/P at 60 days after Bill of Lading) đến ngân hàng B ở Argentina để đề nghị thu hộ
Sau ngày đáo hạn nhưng nhà xuất khẩu vẫn không nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu Lúc này ngân hàng A chỉ thị cho ngân hàng B phải hoàn trả lại trọn bộ chứng từ nếu như nhà nhập khẩu không thực hiện việc thanh toán
Tuy nhiên ngân hàng B đã giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng trên cơ sở chấp nhận thanh toán trên hối phiếu, đến ngày đáo hạn nhà nhập khẩu không thanh toán và tất nhiên ngân hàng B không còn bộ chứng từ để trả hoàn trả lại phía xuất khẩu theo đúng chỉ thị Như vậy ngân hàng B có hành động sai không khi
xử lý nghiệp vụ như trên?
Trang 3Trả lời: Ngân hàng B làm như vậy là sai
Theo URC 522 Điều 7 khoản c: “Nếu chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu trả sau mà chỉ thị nhờ thu là chứng từ thương mại được chuyển giao khi thanh toán, thì chứng từ chỉ được chuyển giao khi thanh toán”
=>Nhờ thu trả ngay mà có kèm hối phiếu trả sau thì cũng được xem như là nhờ thu trả ngay, tức là ngân hàng thu hộ chỉ giao bộ chứng từ trên cơ sở thanh toán
Trang 4 Trường hợp này thường xảy ra khi hàng hóa đến chậm hơn nhiều do khoảng cách quá xa, chứng từ nhờ thu chuyển qua ngân hàng thường tới trước Nhưng người mua không muốn thanh toán tiền sớm nên thỏa thuận với người bán trong chỉ thị nhờ thu theo điều kiện “Release documents againts payment at X days sight”
Trang 5 Giải pháp:
Nhà xuất khẩu nên ước lượng khoảng thời gian chênh lệch giữa hàng hóa đến và thời gian bộ chứng
từ đến ngân hàng là chấp nhận được và đề nghị nhờ thu trả ngay và 2 bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau nhất định Nếu không tốt hơn hết là quy định nhờ thu trả chậm
Trang 6Tình huống 2
Nhà xuất khẩu Dota tại Nhật Bản xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo sang Trung Quốc cho nhà nhập khẩu Taobao Sau khi hàng đã cập cảng và lưu kho, ngân hàng thu hộ Zhangsin chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu Taobao yêu cầu thanh toán, tuy nhiên nhà nhập khẩu Taobao từ chối nhận bộ chứng từ vì cho rằng hàng không đảm bảo chất lượng
Trong thời gian lưu kho bãi tại cảng nước ngoài (Trung Quốc), kho bị hỏa hoạn nên hàng hóa bị hư hại một phần
Trong chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng chuyển giao, nhà xuất khẩu Dota đã yêu cầu ngân hàng nhờ thu Zhangsin thực hiện việc mua bảo hiểm hàng hóa cho sản phẩm của mình, tuy nhiên ngân hàng Zhangsin
đã không thực hiện dẫn đến việc hàng hóa hư hại không được bảo hiểm
Do đó, nhà nhập khẩu Dota yêu cầu Ngân hàng Zhangsin phải bồi thường cho những tổn thất của mình
Theo bạn ngân hàng Zhangsin có phải bồi thường thiệt hại này không?
Trang 7Trả lời:
Ngân hàng Zhangsin không phải chịu trách nhiệm về việc này, vì
Theo điều 10 khoản b URC522 có quy định: “Ngân hàng
không có nghĩa vụ phải thực hiện những hành động đối với hàng hóa mà bộ chứng từ nhờ thu đại diện, kể cả lưu kho
và mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay cả khi có các chị thị cụ thể về việc này Ngân hàng chỉ hành động như vậy nếu khi
và có chừng mực xét thấy cần thiết đối với từng trường
hợp cụ thể Bất kể quy định tại điều 1c, nguyên tắc này
được áp dụng ngay cả khi ngân hàng thu hộ không có bất
kỳ thông báo cụ thể nào về quyết định của mình”
Trang 8Tình huống 3:
Người ủy thác: công ty xuất nhập khẩu Việt Nam (XNK)
Ngân hàng nhờ thu: ngân hàng Vietcombank (VN)
Người nhập khẩu: Công ty Singapore (SG)
Mặt hàng: trứng gà sống
Trong đơn nhờ thu, người ủy thác chỉ định ngân hàng A ở Singapore làm ngân hàng thu hộ, nhưng ngân hàng A lại không phải là ngân hàng đại lý của ngân hàng VN Để nhờ thu thực hiện được, trong lệnh nhờ thu, ngân hàng VN chỉ định ngân hàng B (là ngân hàng đại lý) làm ngân hàng thu hộ, sau đó ngân hàng B chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng A để xuất trình và thu tiền từ nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu trả tiền, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng Do chứng từ qua 3 ngân hàng nên bị chậm mất 4 ngày, khi nhận hàng thì toàn bộ trứng gà sống đã nở thành gà con Hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm?
Trang 10không đúng đối với hợp đồng ủy thác, nên mọi hậu quả phát sinh từ hành vi không được ủy thác đều do ngân hàng nhờ thu gánh chịu
+Theo URC 522 điều 5 khoản d: “NH chuyển chứng từ sẽ sử dụng NH do người yêu cầu nhờ thu chỉ định như là NH thu
hộ Nếu không có chỉ định như vậy, NH chuyển chứng từ sẽ
sử dụng dịch vụ của NH theo sự lựa chọn của mình.”
Trang 11Tình huống 4:
Trong lệnh nhờ thu nhà xuất khẩu A yêu cầu các chi phí nhờ thu sẽ do nhà nhập khẩu B thanh toán Tuy nhiên, ngân hàng thu hộ C vẫn không thu từ nhà nhập khẩu B mà trừ thẳng số tiền phí này vào
số tiền họ thu được
Nhà xuất khẩu A yêu cầu ngân hàng C phải hoàn trả lại số tiền phí đó nhưng ngân hàng C không chấp nhận
Ngân hàng C làm vậy có đúng không?
Trang 12 +Theo URC522 điều 21a: “Nếu lệnh nhờ thu quy định rằng phí và/hoặc chi phí nhờ thu do Người trả tiền chịu nhưng người trả tiền từ chối thanh toán, thì trừ khi áp dụng điều 20 (b), Ngân hàng xuất trình có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện khác, tùy từng trường hợp mà không thu các khoản phí và/ hoặc chi phí nhờ thu như đã yêu cầu
Bất kỳ khi nào khi các khoản phí và/hoặc chi phía nhờ thu được miễn thì chúng sẽ được tính cho bên mà từ đó nhận được nhờ thu gửi đến và sẽ khấu trừ vào số tiền thanh toán.”
Trang 13Giải pháp:
Cần thỏa thuận rõ ràng về chi phí phát sinh trong việc nhờ thu giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu Khi đó nhà xuất khẩu nên quy định chặt chẽ trên chỉ thị nhờ thu đặc biệt là các chi phí do nhà nhập khẩu chịu các ngân hàng thu hộ có được phép bỏ qua hay không
Trang 14Tình huống 5:
Người ủy thác: công ty sản xuất bóng đèn ở Mỹ
Người nhập khẩu: Công ty nhập khẩu bóng đèn ở Việt Nam
Số tiền nhờ thu: 100.000 USD
Nhờ thu kèm chứng từ theo điều kiện D/P
Khi hàng đến, người nhập khẩu muốn thanh toán
để nhận chứng từ, nhưng chỉ có tiền mặt VND, số tiền 2.000.000.000VND (2 tỷ đồng VN) Tỷ giá tại lúc này là 20.000VNĐ/USD
Ngân hàng xuất trình xử lý thế nào?
Trang 15Trả lời: Theo điều 18 URC 522:
Ngân hàng xuất trình có quyền không giao chứng
từ cho nhà nhập khẩu
Tuy nhiên trong điều kiện tại ngân hàng xuất trình lúc này có đủ số tiền 100.000USD để bán cho nhà nhập khẩu, thì ngân hàng vẫn có thể chấp nhận số tiền thanh toán bằng VNĐ, sau đó đưa chứng từ
cho nhà nhập khẩu Đồng thời gửi số tiền thu hộ bằng USD cho ngân hàng mà từ đố nhận được lệnh nhờ thu
Trang 16Phần Câu hỏi
Câu hỏi 1:
Ngân hàng A nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ
ngân hàng đại lý B ở nước ngoài gửi đến với điều kiện
trao chứng từ là D/A Nhà nhập khẩu đã có văn bản chấp
nhận thanh toán và ngân hàng A đã giao chứng từ cho khách hàng đi lấy hàng
Đến hạn thanh toán, người mua không thanh toán,
hỏi trách nhiệm của ngân hàng A (ngân hàng thu hộ)
là như thế nào?
Trang 17Trả lời:
Ngân hàng thu hộ không có trách nhiệm trả thay, vì cam kết thanh toán là của khách hàng (người nhập khẩu)
Tuy nhiên, nếu ngân hàng thu hộ đã bảo lãnh thanh
toán cho nhà nhập khẩu và đã gửi thông báo bảo lãnh đó
cho ngân hàng nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ phải thanh toán vô điều kiện khi nhờ thu đến hạn, mà không cần biết đến thiện chí hay năng lực thanh toán của khách hàng
Đồng thời, theo điều 26 khoản c.3, ngân hàng A phải
nỗ lực xác minh các nguyên nhân không thanh toán và thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó lệnh nhờ thu gửi đến
Trang 18Câu hỏi 2:
Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần và nói rõ 50% thanh toán theo điều kiện D/P và 50% thanh toán theo điều kiện D/A Hỏi:
a/ Người ủy thác (người xuất khẩu) phải lập bộ chứng từ như thế nào?
b/ Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?
Trang 19Trả lời:
a/ Để phù hợp với quy định của lệnh nhờ thu, người ủy thác phải lập bộ chứng từ, trong đó:
Hóa đơn thương mại thể hiện 100% giá trị nhờ thu
Lập 02 hối phiếu, trong đó 01 hối phiếu at sight với 50% giá trị của hóa đơn; và 01 hối phiếu kỳ hạn để chấp nhận với 50% giá trị hóa đơn
b/ Ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ khi khách hàng đã thực hiện trả ngay 50% giá trị hóa đơn và đã ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn 50% giá trị hóa đơn
Trang 20Câu hỏi 3:
a) Trường hợp bộ chứng từ nhờ thu có kèm theo hối phiếu trả sau, nhưng trong lệnh nhờ thu lại có chỉ thị rõ ràng về điều kiện trao chứng từ là D/P Hỏi ngân hàng thu hộ sẽ xử lý như thế nào?
Trang 21Trả lời:
Điều 7 khoản c URC 522
Nếu nhờ thu kèm theo hối phiếu trả sau và trong Lệnh nhờ thu quy định chứng từ thương mại chỉ được trao khi nhận được thanh toán, thì chứng từ thương mại chỉ được trao khi nhận được thanh toán và ngân hàng thu hộ sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả nào phát sinh
do chậm trễ trong việc chuyển giao chứng từ
Trang 22Câu hỏi 3:
b) Trong nhờ thu phiếu trơn, lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần Hỏi ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ tài chính với điều kiện như thế nào?
Trang 23Trả lời:
Theo điều 19 khoản a URC 522:
Phải căn cứ theo luật của từng nước xem có cho phép thanh toán hối phiếu từng phần hay không Nếu luật cho phép, thì ngân hàng chỉ sẽ trao chứng từ tài chính khi khách hàng đã thực hiện thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu
Trang 24Câu hỏi 4:
Nếu nhờ thu phải có ngân hàng xuất trình, thì ai là người chỉ định ngân hàng xuất trình?
Trang 25Trả lời: Điều 5 khoản d và khoản f URC 522:
Nhờ thu là nhờ thu của người ủy nhiệm thu, nên người
ủy nhiệm thu là người có quyền chỉ định ngân hàng xuất
trình
Nếu người ủy nhiệm thu không chỉ định, thì ngân hàng
gửi nhờ thu sẽ là người được quyền chỉ định, có như
vậy nhờ thu mới thực hiện được
Nếu ngân hàng gửi nhờ thu không chỉ định, thì ngân
hàng thu hộ sẽ là người được quyền chỉ định, có như
vậy nhờ thu mới thực hiện được
Trang 26
Câu hỏi 5:
a) Lệnh nhờ thu quy định lãi suất phải được thu, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?
Trang 27Trả lời: Điều 20 khoản a URC 522
Nếu lệnh nhờ thu chỉ quy định lãi suất phải được thu mà không nói rõ là lãi suất không được miễn, thì ngân hàng thu hộ vẫn có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện khác, tùy theo trường hợp, mà không cần thu lãi suất
Trang 28Câu hỏi 5:
b) Nếu lệnh nhờ thu quy định lãi suất phải được thu và không được miễn, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán, ngân hàng thu hộ phải làm gì?
Trang 29Trả lời: Điều 20 khoản c URC 522
Trường hợp này ngân hàng thu hộ sẽ không trao chứng
từ và không chịu trách nhiệm gì về bất cứ hậu quả nào phát sinh do chậm trễ trong việc chuyển giao chứng từ Khi lãi suất bị từ chối thanh toán, thì ngân hàng thu hộ phải thông báo không chậm trễ bằng viễn thông hoặc, nếu không thể thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác cho ngân hàng mà từ đó nhận được lệnh nhờ thu gửi đến
Trang 30LOGO