TUAN 12 LOP 4(CKTKN)

19 336 0
TUAN 12 LOP 4(CKTKN)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 12: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 23: VUA TÀU THUỶ " BẠCH THÁI BƯỞI" I. Mục tiêu : - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học ? - 2 h/s đọc bài. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc: - GV chia đoạn. - GV HD sửa lỗi phát âm, giải nghĩa - HS đọc nối tiếp từng đoạn. từ. L1: Đọc luyện phát âm. L2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu h/s đọc theo nhóm. - Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý nghỉ hơi nhanh tự nhiên giữa những câu dài. - Yêu cầu đọc thi. - HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. 3.Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm trả lời. - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? - Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong . - Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? - 21 tuổi làm thư kí cho 1 hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ . - Những chi tiết nào chứng tỏ ông là 1 người rất có chí ? - Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí. + Đoạn 1,2 cho em biết điều gì ? Ý1: Bạch Thái Bưỏi là người có chí. - Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào ? - Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền bắc. - Bạch Thái bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài ? - Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" -** Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài là gì ? - Khách đi tàu ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom. -** Em hiểu thế nào là " một bậc anh hùng kinh tế "? - Là những người giành được thắng lợi trong kinh doanh. - Là những người đã chiến thắng trên thương trường. - Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc . - Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công ? - Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh. - Biết khơi dậy lòng tự hào của khách người VN, ủng hộ chủ tàu VN, giúp kinh tế VN phát triển. - Ông là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh. + Nội dung chính của đoạn 3+4 ? - Ý 2: Sự thành công của Bạch Thái Bưởi. + Nội dung chính của bài ? + HS nêu nội dung bài. 4. Đọc diễn cảm. - HD tìm hiểu giọng đọc từng đoạn? - HS đọc nối tiếp, nêu giọng đọc thích hợp. - Tổ chức h/s luyện đọc diễn cảm . - GV đọc. - HS đọc diễn cảm đoạn 1+2. - Nhấn giọng: mồ côi, khôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, nản chí. - Yêu cầu luyện đọc. - HS luyện đọc theo cặp. - Thi đọc bài. Thi đọc đoạn 1- 2; cả bài. - GV cùng h/s nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở ông Bạch Thái Bưởi? - Nhận xét tiết học, dặn h/s về đọc lại bài và đọc trước bài Vẽ trứng ___________________________________ Toán: Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. (Bài 1, bài 2 a) 1 ý; b) 1 ý, bài 3) II. Đồ dùng dạy học: - Kẻ bảng phụ bài 1 SGK. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Giải cách khác bài tập 4 ( 65 ) - 2 h/s lên bảng - GV chấm vở 1 số h/s. - GV nhận xét chung các cách h/s giải. B. Bài mới: 1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: - Tính: 4 × ( 3 + 5 ) và 4 × 3 + 4 × 5. - HS tính. 4 × ( 3 + 5 ) = 4 × 8 = 32 4 × 3 + 4 × 5 = 12 + 20 = 32 - So sánh giá trị của 2 biểu thức ? 4 × ( 3 + 5 ) = 4 × 3 + 4 × 5 2. Nhân một số với một tổng. - Nhận xét gì về 2 vế của biểu thức ? Vế trái: nhân một số với một tổng Vế phải: tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng. + Khi nhân một số với một tổng ta làm thế nào? - HS phát biểu. - Viết dưới dạng biểu thức ? a × ( b + c ) = a × b + a × c. 3. Thực hành: Bài1: HS đọc yêu cầu . GV cùng h/s làm mẫu: - Nếu a = 3 ; b = 4 ; c = 5 - HS phát biểu. - HS tự làm vào nháp, 2 h/s lên bảng. thì a × (b + c) = 3 × (4 + 5) = 27 - Nếu a = 6 ; b = 2 ; c = 3 ? a × b + a × c = 3 × 4+ 3 × 5 = 27 a × (b + c) = 6 × (2+3) = 30 a × b + a × c = 6 × 2 + 6 × 3 = 30 Bài 2: Đọc yêu cầu . - HS đọc. - Yêu cầu h/s tự làm bài vào vở. - GV làm rõ mẫu câu b. - HS làm theo mẫu. b. 5 × 38 + 5 × 62 = 190 + 310 = 500. 135 × 8 + 135 × 2 = 1080 + 270 = 1350 - GV cùng h/s nhận xét chữa bài. 4 h/s lên bảng: a. 36 × ( 7 + 3 ) = 36 × 7 + 36 × 3 = 252 + 108 = 360 207 × ( 2 + 6 ) = 207 × 2 + 207 × 6 = 414 + 1242 = 1656. Bài 3: Đọc yêu cầu . - 1, 2 h/s đọc. - Gọi 2 h/s lên bảng tính? - Lớp làm nháp, 2 h/s lên bảng. - Muốn nhân 1 tổng với 1 số ta làm thế nào? C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách nhân một số với một tổng? - Nhận xét tiết học, dặn h/s về xem lại bài. (3 +5 ) × 4 = 8 × 4 = 32 3 × 4 + 5 × 4 = 12 + 20 = 32 - 1 h/s nêu ý kiến. ___________________________________ Đạo đức: Tiết 12: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - Kính yêu ông bà, cha mẹ. (Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.) II. Tài liệu và phương tiện. - Bài hát : Cho con- nhạc và lời Phạm Trọng Cầu. III. Các hoạt động dạy học. 1. Khởi động: Hát tập thể bài hát “Cho con”. - GV giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng. + Mục tiêu: HS biết cách ứng xử, nhận xét về cách ứng xử của bà đối với cháu và cháu đối với bà. + Cách tiến hành: - Đóng tiểu phẩm : Phần thưởng. - 3 h/s đóng vai ( bà, Hưng, dẫn truyện) - Trao đổi với học sinh vừa đóng vai tiểu phẩm. - Lớp trao đổi phát biểu. - Vai Hưng: Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh em vừa được thưởng? - Vai bà của Hưng: " Bà " cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ? - Lớp thảo luận, trao đổi, nhận xét về cách ứng xử. + Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm BT 1 SGK (Bỏ tình huống d) + Mục tiêu: HS nhận biết được các cách ứng xử là đúng hay sai và giải thích được tại sao. + Cách tiến hành: - Đọc yêu cầu bài tập? - HS đọc tiếp nối. - Tổ chức cho học sinh trao đổi ? - HS trao đổi nhóm 4. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Kết luận: Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ (câu : b,đ) Việc làm chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ ( câu: a, c) 4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK. + Mục tiêu: HS xác định được nội dung các bức tranh, đặt tên cho các bức tranh và nhận xét được việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. + Cách tiến hành: - Đọc yêu cầu bài. - 2 h/s đọc. - GV chia nhóm, tổ chức cho h/s thảo luận. - HS thảo luận nhóm 4, theo yêu cầu . - Yêu cầu trình bày kết quả. - Đại diện các nhóm. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung trao đổi. - GV kết luận chung. * Phần ghi nhớ: 5. Hoạt động tiếp nối: - Vì sao cần hiếu thảo với ông bà cha mẹ ? - Thực hành tốt nội dung ghi nhớ. - 2-3 h/s đọc. ________________________________________________ BUỔI 2: ( Thầy Đăng+ Cô Năm soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 BUỔI 1: ( Cô Năm soạn giảng) ______________________________________ BUỔI 2: Toán: Tiết 23: LUYỆN TẬP NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học: - Kẻ bảng phụ bài 1 SGK. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách nhân một số với một tổng, hiệu? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: (BT1-66VBT) - Mời 2 h/s lên bảng. - GV theo dõi nhắc nhở gợi ý h/s yếu, T. - Nhận xét bài. Bài 2: (BT1-67VBT) - Tổ chức cho h/s làm bài. - GV theo dõi gợi ý h/s làm. - Nhận xét chữa bài. Bài 3**: (BT3-66VBT) - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Bài dạng gì? - Yêu cầu h/s làm bài. - Theo dõi nhắc nhở gợi ý. - Chấm chữa bài. Bài 4: (BT2-67VBT) - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Yêu cầu h/s làm bài. - Theo dõi gợi ý. - Nêu yêu cầu. - 2 h/s lên bảng, lớp làm vào vở. KQ: a. 7055 ; 426166 b. 135377 - Nêu yêu cầu bài. - HS làm bài. a. 15480 ; 11398 b. 1370 ; 5380 - Đọc đầu bài. - Nêu ý kiến. - HS làm bài. Giải: Chiều rộng HCN là: 248:4= 62(m) Chu vi HCN là: (248+62):2= 155(m) ĐS: 155m. - Đọc đầu bài. - Nêu cách thực hiện. Giải: Mỗi ô tô chở được số gạo là: - Chấm chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách nhận một số với một tổng? - Nhận xét giờ học, dặn h/s về ôn bài chuẩn bị bài sau. 50 × 50= 2500(kg) Mỗi toa xe lửa chở được: 480 × 50= 24000(kg) Mỗi toa xe chở được nhiều hơn ô tô là: 24000-2500=21500(kg) ĐS: 21500kg. _____________________________________ Âm nhạc: Tiết 12: HỌC HÁT : BÀI CÒ LẢ I. Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. ( Biết đây là bài dân ca của đồng bằng Bắc Bộ. Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.) - Giáo dục h/s yêu quý dân ca và trân trọng người lao động. II. Chuẩn bị: - Chép sẵn lời bài hát, thanh phách. III. Các hoạt động dạy học : A. Phần mở đầu. - Biểu diễn bài khăn quàng thắm mãi vai em? - 2 h/s biểu diễn. - GV nhận xét. B. Phần hoạt động. 1. Hoạt động1: Dạy hát bài Cò lả. - GV hát 1 lần giới thiệu bài. - Lớp nghe. + HD đọc lời ca: - HS tập đọc lời ca. - Yêu cầu h/s đọc lời ca theo tiết tấu. - HS đọc lời bài hát. + GV dạy từng câu hát: - HS tập hát. - Hát mẫu hướng dẫn hát câu 1. - HS hát câu 1. - Hát mẫu hướng dẫn hát câu 2. - HS tập hát câu 2. - Hát mẫu hướng dẫn hát câu 1 và 2. - HS tập hát câu 1+2. + Hướng dẫn hát các câu còn lại của bài hát. - HS tập hát. 2. Hoạt động 2: - Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, tiết tấu. 3. Hoạt động3: Nghe nhạc bài trống cơm. - HS hát theo dãy, cá nhân. - GV mở băng đĩa. - HS nghe. C. Phần kết thúc. - Hát bài Cò lả? - Lớp hát, cá nhân hát. - Kể tên 1 số bài dân ca. - Nhận xét giờ học, dặn h/s về ôn bài. - HS kể… _____________________________________ Tiếng Việt( Tăng) Tiết 4: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Ôn luyện động từ, tính từ. - Luyện viết đúng bài Nếu chúng mình có phép lạ. II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Thế nào là động từ, tính từ? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: Bài 1: (BT3-73VBT) - Yêu cầu đọc lại câu chuyện vui và tìm từ cho đúng. - Gọi h/s đọc lại câu đúng. - Nhận xét đánh giá. Bài 2: Tìm ví dụ về tính từ mà em biết(có thế nó câu có tính từ) - Yêu cầu h/s nêu ý kiến. - Nhận xét đánh giá. Bài 3: Luyện viết lại bài Nếu chúng mình có phép lạ. - GV nhận xét bài chính tả tuần trước. - GV đọc cho h/s viết lại bài. C. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại thế nào là động từ, tính từ? - Nhận xét đánh giá. - HS phát biểu. - HS đọc bài. - HS làm bài. + Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. + Bỗng người phụ vụ bước vào nói nhỏ với ông.(bỏ từ đang) + Nó đang đọc gì thế? - Đọc yếu cầu - HS thi đu làm bài theo cặp. - 2 h/s lên bảng làm bài VD: Bà tôi là người rất hiền từ… - HS theo dõi. - HS luyện viết bài. ____________________________________________________________________ Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010 ( Cô năm soạn giảng) ____________________________________________________________________ × 828 Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010 BUỔI 1: Toán: Tiết 59: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Biết cách nhân với số có hai chữ số. - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.( Bài 1a, b, c; bài 3) II. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: - Muốn nhân 1 số với 1 hiệu ta làm thế nào? - 2 h/s nêu ý ý kiến. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới. 1. Tìm cách tính : 36 × 23= ? - Tính theo cách đã học? - GV theo dõi gợi ý. - Cả lớp làm vào nháp: 36 × 23 = 36 × ( 20 + 3 ) = 36 × 20 + 36 × 3= 720 + 108 = 828. 2. Giới thiệu cách đặt tính và tính. - HS nêu cách đặt tính. - GV hướng dẫn đặt tính và tính. - Gọi h/s tính. - Theo dõi gợi ý. 828 72 108 23 36 × 3. Thực hành: - Nhiều h/s nhắc lại cách thực hiện. Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - Tổ chức cho h/s tự làm bài vào vở. - GV theo dõi gợi ý h/s yếu, T. - GV cùng lớp nhận xét chữa bài. - Cả lớp làm bài, 4 h/s lên bảng. 86 1452 ; 3768 ; 21318 53 258 430_ 4558 Bài 2: GV cùng h/s làm rõ yêu cầu của bài. - GV cùng h/s nhận xét, chữa bài. - HS tự làm bài vào vở, 3 h/s lên bảng chữa . + Nếu a = 13 thì 45 × a = 45 × 13 = 585 + Nếu a = 26 thì 45 × a = 45 × 26 = 1170 Bài 3**: Đọc, tóm tắt, phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Yêu cầu h/s làm bài. - GV chấm bài, cùng h/s chữa. C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách nhân với số có hai chữ số? - Nhận xét tiết học. - Lớp đọc bài làm bài. - HS tự làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng làm. Giải: Số trang của 25 quyển vở là: 48 × 25 = 1200 ( trang ) Đáp số: 1200 trang. ________________________________ Luyện từ và câu: × Tiết 24: TÍNH TỪ ( TIẾP THEO ) I. Mục tiêu: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 ( luyện tập ). III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Làm lại bài tập bài tập 4 (118). - 1 h/s làm bài. - GV cùng lớp nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: Bài 1(123) Đọc yêu cầu? - 1 h/s đọc. - Hướng dẫn làm bài. - Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV cùng h/s nhận xét chốt lại lời giải đúng. + Kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép ( trắng tinh ) hoạc từ láy ( trăng trắng ) từ tính từ trắng đã cho. Bài 2: Đọc yêu cầu bài? - 1 h/s đọc yêu cầu. - HD suy nghĩ trả lời. - Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến. + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng - rất trắng. + Tạo ra phép so sanh với các từ hơn, nhất - trắng hơn, trắng nhất. 3. Phần ghi nhớ: - 2- 4 h/s đọc ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: Bài 1: - 1 h/s đọc , cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn làm bài. - Yêu cầu h/s làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở 1 h/s lên bảng gạch. - Gọi h/s trình bày bài. - 2, 3 h/s trình bày miệng bài của mình. - GV cùng lớp nhận xét bài trên bảng, chốt bài làm đúng. - Gạch lần lượt các từ sau: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn. Bài 2: - 1 h/s đọc yêu cầu. - GV phát phiếu và từ điển phô tô. - HS làm bài theo nhóm 4 vào phiếu và nháp. - Yêu cầu h/s làm bài. - Một số nhóm trình bày, h/s làm vào - GV cùng h/s nhận xét chốt bài làm đúng. phiếu dán phiếu. a- Tờ giấy này trắng. b-Tờ giấy này trăng trắng. c-Tờ giấy này trắng tinh. - mức độ trung bình - mức độ thấp - mức độ cao - tính từ trắng - từ láy trăng trắng - từ ghép trắng tinh. Đỏ - Cách1: ( Tạo từ láy, từ ghép với tính từ đỏ) : đo đỏ , đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm,… - Cách 2: ( thêm các từ rất, lắm quá vào sau đỏ) : đỏ quá, rất đỏ, . - Cách 3: ( tạo ra phép so sánh ): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son . Cao - Cao cao, cao vút, cao chót, cao vợi, cao vòi vọi . - rất cao, cao quá, cao lắm, . - cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi . Vui - vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, vui mừng, . - rất vui, vui lắm, vui quá . - vui hơn, vui nhất, vui như tết, vui hơn tết, . Bài 3**: Gọi h/s đọc yêu cầu. - Gọi h/s đặt câu. - HS tiếp nối nhau đặt câu. - GV cùng h/s nhận xét chung. C. Củng cố, dặn dò: -** Đặt câu có tính từ thể hiện việc học tập của em ? - Dặn h/s về học ghi nhớ, làm lại bài 2 vào vở. VD: Bầu trời cao vời vợi. _________________________________ Chính tả: Tiết 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn. - Luyện viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ chép bài 2a ( 117 ) . III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho h/s viết một số tiến có: s/x hoặc dấu hỏi/ngã. - 2 h/s lên bảng. - Lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết: - Đọc bài chính tả ? - 1 h/s đọc. - Nêu nhận xét của em về người chiến sĩ đó? - Đọc thầm và tìm những từ dễ viết sai? - HS nêu nhận xét. - Cả lớp đọc và tìm: Các tên riêng, cách viêt các chữ số ( tháng 4 năm 1975, 30 triển lãm, 5 giải thưởng ) - Yêu cầu h/s luyện viết các từ trên. - HS lên bảng viết và viết bảng con. - GV lưu ý h/s cách trình bày. - GV đọc cho h/s viết. - HS viết bài. - GV đọc lại bài cho h/s chữa lỗi. - HS soát bài, sửa lỗi. - GV chấm bài. - HS đổi chéo vở soát lỗi. - GV nêu nhận xét chung. [...]... 200cm2= .dm2 5dm2= cm2 50000cm2= .dm2 126 dm2= cm2 5400cm2= dm2 Bài 2: 1m2 50dm2= dm2 12 m2 5dm2= dm2 14 m2 9 dm2= dm2 24 m2 7dm2= dm2 Bài 3: Đặt tính ,rồi tính : a 10 2123 × 2 ; b 210 412 × 3; c 142 507 × 4 Bài 4: Tính giá trị của biểu thức 2407 × 3 + 120 45 ; 30168 × 5 – 36589 ; 36549 × 5 + 32561 Bài 5: Tính nhanh : 25468 × 4 +25468 × 6 59 8126 × 25 + 59 8126 × 75 Bài 6: Một khu đất hình chữ nhật... điền đúng cho 1/4điểm Bài 2:( 1 điểm) Mỗi số điền đúng cho 1/4 điểm) Bài 3:( 1, 5 điểm) a 19266 ; b 6 3123 6 c 2170 Bài 4:(1,5 điểm) b 114251 ; c 215306 a 19266 Bài 5:( 1 điểm) a 25468 × 4 +25468 × 6= 25468 × (4+6) = 25468 × 10 = 254680 b 59 8126 × 25 + 59 8126 × 75= 59 8126 × (25+75) = 59 8126 × 100 = 59 8126 00 Bài 6: ( 2 điểm) Giải: Chiều rộng hình chữ nhật là: 18:3=6(m) Chu vi HCN là: (18+6) × 2= 48(m)... hoạt: SƠ KẾT TUẦN 12 I Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 12 - Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần - Hoạt động tập thể: tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi II Các hoạt động chính: 1 Sinh hoạt lớp: - Các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 12 Nêu ý kiến phấn... ) I Mục tiêu : - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc) - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu) II Đồ dùng dạy học - Đề bài, dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện III Các hoạt động dạy học 1 Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của h/s 2 Đề bài: GV cho h/s chọn 1 trong 3 đề bài sau để làm... bây giờ ,Vân vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ ,mái tóc bạc , đôi mắt đầy thương yêu và lo lắng của ông Bài 3: (3 điểm) (Toàn bài trình bày sach, viết chữ đẹp cho 1 điểm) Tiết 12: Hoạt động ngoài giờ lên lớp: PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA HOA ĐIỂM 10 TẶNG THẦY CÔ I Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu &biết được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 Qua đó biết thi đua học tập... bảng, lớp làm vào nháp B Bài mới: 1 Giới thiệu bài: 2 Luyện tập: Bài 1: HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 3 h/s lên bảng - HD h/s làm bài 17 428 2057 - GV cùng h/s chữa bài 39 23 × 86 × × 102 3852 6171 136 128 4 4114_ 1462 16692 47311 Bài 2: GV kẻ bảng lên bảng lớp HS làm vào nháp, lên điền vào ô trống - Yêu cầu h/s làm bài nháp, lên bảng - HS lên bảng điền kết quả điền kết quả 234; 2 340; 1 794; 17 940 -... - HD nhận xét bài - Lớp theo dõi nhận xét chữa từng câu C Củng cố dặn dò: - Em học tập gì từ người chiến sĩ trong bài? - Dặn h/s về luyện viết cho đẹp nhận xét chữa bài Địa lí: Tiết 12: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng... điểm) Giải: Chiều rộng hình chữ nhật là: 18:3=6(m) Chu vi HCN là: (18+6) × 2= 48(m) Diện tích HCN là: 18 × 6=108(m2) Toàn bài trình bày đẹp sạch cho 1 điểm _ Tiếng Việt: KIỂM TRA Tiết 12: I Mục tiêu: - Kiểm tra về động từ, tính từ - Viết mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện II Kiểm tra: A Đề bài: Bài 2 : Viết tên các hoạt động thường ngày ở nhà và ở trường Gạch dưới động từ trong . 25468 × (4+6) = 25468 × 10 = 254680 b. 59 8126 × 25 + 59 8126 × 75= 59 8126 × (25+75) = 59 8126 × 100 = 59 8126 00 Bài 6: ( 2 điểm) Giải: Chiều rộng hình chữ nhật. Bài 3: Đặt tính ,rồi tính : a. 10 2123 × 2 ; b. 210 412 × 3; c. 142 507 × 4 Bài 4: Tính giá trị của biểu thức 2407 × 3 + 120 45 ; 30168 × 5 – 36589 ; 36549

Ngày đăng: 04/10/2013, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan