1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nên gắn kết giữa kế toán với kế toán cho vay trong một tổ chức tín dụng

14 271 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 128,35 KB

Nội dung

Nên gắn kết giữa kế toán với kế toán cho vay trong một tổ chức tín dụng

Nên gắn kết giữa kế toán với kế toán cho vay trong một tổ chức tín dụng Từ khi nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, ngành ngân hàng nước ta chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp (ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng). Tổ chức tín dụng (TCTD) là một DN kinh doanh tiền tệ theo phương châm "đi vay để cho vay" còn ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam là đơn vị xây dựng hệ thống tài khoản kế toán (HTTKKT) các TCTD. Sau khi được Bộ Tài chính đồng ý, HTTKKT các TCTD mới có tính pháp quy. Theo truyền thống, HTTKKT các TCTD chia ra các nhóm TK kế toán như sau: 1/ Kế toán vốn tự có và coi như tự có 2/ Kế toán tài sản cố định và tài sản Có khác 3/ Kế toán vốn khả dụng và đầu tư 4/ Kế toán các TK phải trả, trong đó kế toán tiên gửi 5/ Kế toán cho vay 6/ Kế toán thanh toán- chia ra kế toán thanh toán trong nước và kế toán thanh toán quốc tế 7/ Kế toán thu nghiệp vụ 8/ Kế toán chi nghiệp vụ 9/ Kế toán ngoại bảng HTTKKT các tổ chức chia ra bốn cấp: TK kế toán cấp I; TK kế toán cấp II, TK kế toán cấp III và TK kế toán cấp IV…NHNN Việt Nam quản lý đến TK cấp III, TCTD tự định đoạt các TK cấp IV…Cho nên, trên bảng cân đối TK của TCTD chỉ thể hiện TK kế toán cấp III Mở số kế toán chi nhánh TCTD mang tính truyền thống từ thời bao cấp và khác với mở sổ kế toán DN khác. Hiện nay, các TCTD chỉ mở sổ cái theo TKKT cấp I và mở sổ chi tiết theo TKKT cấp IV. Cuối ngày làm việc, mỗi chi nhánh của TCTD lên bảng cân đối TKKT cấp I để đối chiếu với tồn quỹ tiền mặt của thủ quỹ và giám sát việc vào sổ theo TKKT cấp IV. Muốn có số liệu giao dịch TKKT: cấp I, cấp II, và cấp III, chi nhánh TCTD phải tổng cộng từ các khoản cấp dưới lên, gọi là bảng kết hợp TKKT từ cấp IV, có doanh số và số dư hoạt động trong ngày. Dựa vào bảng kết hợp TKKT, cộng từ TKKT cấp IV, thành TKKT cấp III; cộng từ TKKT cấp III thành TKKT cấp II và cộng từ TKKT cấp II thành TKKT cấp I để lên bảng cân đối TKKT cấp I cuối ngày hoặc tháng. Sổ Cái mở theo TKKT cấp I, đóng vai trò kiểm soát đối với hạch toán TKKT cấp III từ TKKT cấp IV…Phương pháp này, ngành ngân hàng gọi là phương pháp cân đối theo sổ sách, thực hiện ở miền Bắc từ năm 1961 và duy trì đến nay. Bảng cân đối chứng từ hằng ngày theo hai vế: Nợ, Có chỉ mang tính đối chiếu với bảng kết hợp TKKT và bảo quản chứng từ kế toán gốc. Phạm vi bài viết này, chỉ đề cập đến gắn kết giữa kế toán tiền gửi và kế toán cho vay trong một TCTD. Hiện nay, kế toán tiền gửi bao gồm các TK: tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của chi nhánh TCTD khác trong và ngoài nước. Chi nhánh TCTD cấp huyện còn có TK tiền gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp. Từ khi có hệ thống ngân hàng hai cấp, NHNN Việt Nam đã thiết kế HTTKKT các TCTD đến lần thứ ba, bằng Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Giá trị trên TKKT tiền gửi là tài sản Nợ của TCTD, vì mỗi TCTD có quyền huy động tiền gửi gấp 20 lần vốn điều lệ của mình hoặc tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh, sau khi quy đổi theo tỷ lệ rủi ro, so với vốn tự có của một TCTD phải là 8%- đây là tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. HTTKKT các TCTD hiện hành gồm các TK tiền gửi: tiền gửi các TCTD trong nước hoặc ngoài nước, bằng nội tệ hoặc ngoại tệ, nhưng chỉ có hai TK cấp III: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi của khách hàng trong và ngoài nước, bằng nội tệ hoặc ngoại tệ, có 3 TK cấp III: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi vốn chuyên dùng; tiền gửi tiết kiệm của nhân dân bằng nội tệ hoặc ngoại tệ vàng, có 3 TK: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm khác. Trong tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của nhân dân, DN, kỳ hạn dưới 12 tháng, gồm nhiều kỳ hạn: 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, gồm kỳ hạn: kỳ hạn 12 tháng, kỳ hạn 18 tháng, kỳ hạn 24 tháng…Như vậy, tiền gửi có kỳ hạn của DN và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của nhân dân, gồm: cả tiền gửi ngắn hạn - dưới 12 tháng; trung hạn từ 12 tháng đến dứơi 36 tháng; dài hạn từ 36 tháng trở lên. Hiện nay, việc mở TK tiền gửi có kỳ hạn của DN và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của nhân dân, rất khó thực hiện theo mục tiêu của NHNN Việt Nam. Đơn cử, cuối tháng 6/2007, các TCTD phải thực hiện tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc mới. Theo Khoản 2, Điều 1, Quyết định 1141/QĐ-NHNN ngày 28/5/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về điều chỉnh tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với các TCTD, viết: "Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng bằng đồng Việt Nam đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 4% trên tổng số tiền gửi phải dự trữ bắt buộc". Tiết a, Khoản 1, Điều 1 của quyết định trên về tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VND, viết: "Các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 10% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc". Căn cứ vào bảng CĐTK cuối tháng 6/2007 của mỗi TCTD, không thể đáp ứng được yêu cầu về tiền gửi dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của NHNN, khiến quyết định 1141/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam kém hiệu quả vì chênh lệch giữa 2 loại tiền gửi dự trữ nêu trên đến 6% (10% - 4% = 6%). Việc phân loại kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên để áp tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc cao hay thấp, phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của mỗi TCTD. Điều quan trọng hơn là việc mở TK tiền gửi như trên, không có tác dụng định kỳ hạn trả nợ của khách hàng vay, nhất là cho vay trung hạn và dài hạn. Theo HTTKKT của các TCTD hiện hành, các TKKT cho vay, nặng về chất lượng cho vay. Cho nên, các TKKT cho vay trong hệ thống TK các TCTD, gồm 5 TK cấp III: a/ Nợ đủ tiêu chuẩn b/ Nợ cần chú ý c/ Nợ dưới tiêu chuẩn d/ Nợ có khả năng mất vốn Đặc biệt, HTTKKT các TCTD không có TK nợ quá hạn. Như vậy, NHNN Việt Nam hoạch định TKKT về tiền gửi theo thời gian, nhưng thời gian rất chung chung: Trong tiền gửi có kỳ hạn của DN và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của nhân dân, có nguồn vốn huy động ngắn hạn - dưới 12 tháng và có nguồn vốn huy động trung hạn - trên 12 tháng đến dưới 36 tháng và nguồn vốn huy động dài hạn từ 36 tháng trở lên. NHNN Việt Nam hoạch định bản chất các TK cho vay theo chất lượng cho vay. Hai cách hoạch định TK tiền gửi và cho vay như vậy, không khoa học. Nguồn vốn huy động hạch toán kế toán (HTKT) theo thời gian nhưng không rõ ràng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; HTKT cho vay theo chất lượng dư nợ cho vay, sẽ gây khó khăn về khả năng thanh toán của TCTD trong tương lai không xa. Hiện nay, một số TCTD dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Một số chi nhánh TCTD cho cá nhân vay mua ô tô, mua nhà ở, thời hạn trả nợ cuối cùng tới 20 năm. [...]... cho vay mà các TCTD nên đề phòng Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn xin rút vốn trước kỳ hạn một cách ồ ạt là một thảm hoạ cho TCTD Các TCTD cho vay, nhận tài sản thế chấp từ bên vốn vay là bất động sản, đây là một mối nguy cơ tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao Nước Mỹ đang phải đối mặt với cho vay dài hạn, tài sản thế chấp là bất động sản - người nghèo vay Quỹ tín dụng mua nhà ở mà Quỹ tín dụng được một. .. số NHTM cho vay Hiện nay, Ngân hàng Dữ trữ liên bang (NHTƯ) Mỹ phải xử lý bằng cách tiếp vốn cho một số NHTM cho Quỹ tín dụng vay gần 100 tỷ USD và hạ lãi suất tái cấp vốn đối với các NHTM Trước tình hình tên, xin kiến nghị với NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính nên hoạch định một số TK như sau: Một là, hoạc định các TKKT tiền gửi theo hướng: 1) Mở TKKT cấp II, với tên gọi là: "Tiền gửi ngắn hạn", trong đó,... mang các tên gọi sau đây: a/ "Cho vay ngắn hạn" - kỳ hạn trả nợ cuối cùng dưới 12 tháng b/ "Cho vay trung hạn" - kỳ hạn trả nợ cuối cùng dưới 36 tháng c/ "Cho vay dài hạn" - kỳ hạn trả nợ cuối cùng từ 60 tháng trở lên Bên cạnh đó, nên mở TK kế toán cấp II, với tên gọi "Nợ quá hạn", bao gồm cả nợ ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn đã quá hạn, trong đó, có 3 TK kế toán cấp III, với các tên gọi: a/ "Nợ quá... của tín dụng ngân hàng là ngắn hạn Tuy là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, nhưng bên gửi tiền có quyền rút trước hạn mà họ chịu thiệt về lãi suất - hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Cách đây mấy năm, Ngân hàng Thương mại (NHTM) cổ phần Á châu đã mắc phải Mặt khác, các chi nhánh TCTD không có quyền thu nợ trước hạn đối với bên vay Đây là một mâu thuẫn đối kháng với hoạt động huy động vốn và cho. .. II, với tên gọi: "Tiền gửi trung hạn", trong đó có 2 TK cấp III: a/ Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đến dưới 24 tháng b/ Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng đến dưới 36 tháng 3) Mở TK cấp II, với tên gọi "Tiền gửi dài hạn" trong đó có 2 TKKT cấp III: a/ Tiền gửi kỳ hạn từ 36 tháng đến dưới 60 tháng b/ Tiền gửi dài hạn từ 60 tháng trở lên Hai là, NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính nên hoạch định các TK cho vay như... năng mất vốn" Không thể có một HTTKKT nào phản ánh bao quát được tất cả các mặt hoạt động của một DN hoặc cơ quan hành chính hoặc đơn vị sự nghiệp Bởi vậy, bên cạnh HTTKKT còn phải có chế độ thống hay còn gọi là hạch toán thống kê, để bổ sung cho việc quản trị DN được hoàn hảo Quản lý tài sản DN bằng HTTKKT càng chặt chẽ càng tốt vì hạch toán thống chỉ mang tính định hướng cho tương lai . Nên gắn kết giữa kế toán với kế toán cho vay trong một tổ chức tín dụng Từ khi nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch. 3/ Kế toán vốn khả dụng và đầu tư 4/ Kế toán các TK phải trả, trong đó kế toán tiên gửi 5/ Kế toán cho vay 6/ Kế toán thanh toán- chia ra kế toán thanh toán

Ngày đăng: 27/10/2012, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w