1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THANH XUÂN

29 823 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 51,64 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH THƯƠNG MẠI THANH XUÂN 1 Công tác phân tích công việc Trong xu thế chung này nay, công tác quản nhân sự ngày càng phải tuân thủ các yêu cầu ngày càng cao của luật pháp về nhân quyền quyền bình đẳng của người lao động, phân tích công việc hàng ngày trở thành một bộ phận quan trọng của quản nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh Xuân, công tác phân tích công việc được thực hiện với việc xây dựng hệ thống chức danh công việc, phân định chức năng, nhiệm vụ cho các vị trí công việc cụ thể trong phạm vi toàn Công ty đối với các vị trí chính thức trong cấu tổ chức. Chức danh là tên gọi của chức vụ bao gồm chức danh gốc chức danh đầy đủ. Chức danh gốc là tên gọi chức vụ gốc như: Giám đốc, trưởng phòng, nhân viên, . Chức danh đầy đủ là tên gọi chức vụ của nhân viên trong hệ thống tổ chức, thể hiện rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể, cấp trình độ mà người đó được phân công, đồng thời phản ánh rõ nội dung chủ yếu, tính chất của công việc mà viên chức đó đảm nhiệm. Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ là một bộ phận quan trọng gắn liền với công tác kiện toàn tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, cải tiến phương pháp quản nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản nhân sự. Công ty Thanh Xuân trên sở xác định các chức danh công việc cho từng vị trí công việc ở các phòng ban, bộ phận, Công ty đã soạn thảo các văn bản để làm rõ bản chất yêu cầu đối với một công việc cụ thể. 1.1 Bản mô tả công việc Bản mô tả công việc là một văn bản giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc những vấn đề liên quan đến một số công việc cụ thể. Các vị trí công việc cụ thể trong các phòng ban kể từ Ban giám đốc, phòng Tổ chức – Hành chính tới các bộ phận Bàn, Bar, Bếp, . đều được quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, điều kiện làm việc, một số nội dung liên quan đến công việc cho từng vị trí từ trưởng phòng, trưởng bộ phận, phó bộ phận tới các nhân viên. Ví dụ: Bảng 1: Bản mô tả công việc cho chức danh Bếp trưởng của Nhà hàng Thanh Xuân được xây dựng như sau: BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC − Chức danh: Bếp trưởng − Chịu trách nhiệm với: Giám đốc Công ty − Địa điểm làm việc: Nhà hàng Thanh Xuân − Mức lương chính: 6.000.000 VNĐ I. Chức năng, nhiệm vụ: 1. Chỉ đạo, điều hành các nhân viên bếp để chế biến, nấu nướng các món ăn, xây dựng các món ăn đặc trưng của Nhà hàng. 2. Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên bếp để thực hiện tốt các công việc được giao sử dụng thành thạo những máy móc, thiết bị nấu nướng. Trực tiếp xây dựng thực đơn quy định định mức món ăn. 3. Chịu trách nhiệm về chất lượng các món ăn của nhà hàng. Trường hợp các món ăn do nhà bếp chế biến bị hỏng, bị thiếu với số lượng lớn do sự chỉ đạo của Bếp trưởng dẫn đến thiệt hại cho Công ty thì Bếp trưởng phải trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó. 4. Hàng ngày, căn cứ vào nhu cầu thực tế, Bếp trưởng trách nhiệm lập danh sách số lượng những loại thực phẩm, gia vị cần mua để giao cho người trách nhiệm thực hiện. 5. Căn cứ vào thực đơn do khách hàng đặt, Bếp trưởng trách nhiệm chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc tốt nhất đảm bảo thời gian nhanh nhất. 6. Phối hợp với các bộ phận khác để lên kế hoạch thực đơn theo yêu cầu của khách hàng. 7. trách nhiệm thông báo cho phòng Tổ chức – Hành chính về bảo dưỡng, sửa chữa những tài sản, máy móc, trang thiết bị trong khu vực bếp. 8. trách nhiệm bảo quản những tài sản do mình quản lý. Nếu xảy ra mất mát thì Bếp trưởng phải chịu trách nhiệm bồi thường. II. Các yêu cầu của công việc: 1. Là người nhiều kinh nghiệm kiến thức về chế biến trình bày các món ăn. 2. khả năng chỉ đạo, điều hành việc nấu nướng cho nhân viên. 3. tác phong chuyên nghiệp, nắm vững tâm sở thích của từng loại thực khách. (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Trên sở xác định vị trí công việc cho từng chức danh, Công ty đã soạn thảo xây dựng Bản mô tả công việc cho từng chức danh đó, tuy nhiên với mỗi công việc, nội dung đưa ra sẽ khác nhau. Chẳng hạn, đối với nhân viên phục vụ thì sẽ không yêu cầu về nội dung phức tạp của quản lý. Văn bản mô tả công việc của Công ty xây dựng như trên nhìn chung đã đảm bảo đủ những nội dung cần thiết, được trình bày rõ ràng theo từng mục cụ thể dễ hiểu. Tuy nhiên, nội dung về điều kiện làm việc thì còn chưa được đề cập rõ ràng vì thế cần được điều chỉnh để người lao động được cung cấp đầy đủ hơn thông tin về công việc mà họ sẽ đảm nhận. 1.2 Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện Bản yêu cầu công việc với người thực hiện là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáo dục đào tạo cần thiết, các đặc trưng tinh thần thể lực các yêu cầu cụ thể khác. Với Công ty Thanh Xuân, việc xây dựng Bản yêu cầu công việc với người thực hiện không mang tính chất độc lập mà nó được liệt kê gộp với Bản mô tả công việc, qua đó, người lao động thấy được những đòi hỏi cần thiết của mỗi công việc đối với cá nhân thực hiện công việc đó. Hiện tại, trong bản mô tả công việc đã bao hàm cả những nội dung của Bản yêu cầu công việc. Nhưng trong tương lai, khi Công ty phát triển hơn, quy mô hoạt động được mở rộng hơn nữa thì văn bản này cần phải được xây dựng độc lập cụ thể hơn để hoạt động phân tích công việc đạt hiệu quả cao hơn, làm sở cho việc tuyển dụng lao động, công tác định hướng, đánh giá thực hiện công việc tốt hơn chính xác hơn. 1.3 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh các yêu cầu về số lượng chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong Bản mô tả công việc. Tiêu chuẩn thực hiện công việc của nhân viên trong Công ty tuy đã được đề cập đến nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại ở dạng giao hẹn bằng miệng mà chưa được xây dựng một cách hệ thống thông qua các văn bản. Nguyên nhân của tồn tại này là do quy mô hoạt động của Công ty còn chưa lớn, công tác quản chưa mang tính chuyên nghiệp, điều này đã đang được Ban lãnh đạo Công ty chú ý để khắc phục trong thời gian tới. Tóm lại, công tác phân tích công việc ở Công ty Thanh Xuân đã được thực hiện ở mức độ nhất định, kết quả của phân tích công việc thể hiện qua nội dung của Bản mô tả công việc xây dựng cho từng chức danh công việc. Nhìn chung Bản mô tả công việc đã nêu lên được những nội dung bản về nhiệm vụ, trách nhiệm của người thực hiện công việc ở mỗi vị trí công việc cụ thể, quyền hạn các mối quan hệ của người thực hiện công việc. Bản mô tả công việc được trình bày rõ ràng theo từng mục, cụ thể dễ hiểu, giúp cho nhân viên của Công ty nắm được vị trí yêu cầu của công việc mà họ phải thực hiện, hiểu được trách nhiệm quyền hạn của mình cũng như được các thông tin khác về công việc mà họ sẽ đảm nhận. Tuy nội dung về điều kiện làm việc còn chưa rõ ràng song Bản mô tả công việc được xây dựng đã giúp Công ty lựa chọn sắp xếp công việc phù hợp cho từng bộ phận trong Công ty. Đồng thời, kết quả phân tích công việc cũng là sở để tuyển dụng lao động phù hợp vào làm việc tại Công ty Thanh Xuân. 2 Công tác đào tạo phát triển nhân viên Đào tạo phát triển năng lực của người lao động ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo phát triển nhân viên trong các tổ chức tăng nhanh cùng với sự phát triển, hợp tác cạnh tranh quốc tế, công nghệ tiên tiến những áp lực về kinh tế - xã hội. Đào tạo được coi như một yếu tố bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Hiện nay, chất lượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Du lịch Thanh Xuân với đội ngũ lao động là 65 người được phân bổ theo các phòng ban, bộ phận cụ thể. Công ty hoạt động trên hai lĩnh vực: Du lịch (đóng tại Ninh Bình) Thương mại – xuất nhập khẩu (có văn phòng tại Hà Nội). Nhìn chung, lao động ở Công ty trình độ chưa cao so với yêu cầu, chưa đồng đều, do đó vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng cho các cán bộ nhân viên ở đây là điều rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ. Đặc biệt, chất lượng lao động tại khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí Thanh Xuân của Công ty ý nghĩa quyết định đến lợi thế cạnh tranh trên lĩnh vực du lịch của Công ty. Thực trạng vấn đề chất lượng đội ngũ lao động của Công ty Thanh Xuân được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 2: cấu lao động theo trình độ của Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh Xuân: Các bộ phận Số LĐ Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ ĐH CĐ TC/SC A B C ĐH Ban GĐ 3 3 0 0 0 3 0 0 Phòng TC - HC 4 3 1 0 0 2 2 0 Phòng KT 2 2 0 0 0 2 0 0 Phòng XNK 4 3 1 0 0 3 1 0 Lễ tân 8 2 3 3 0 1 4 3 Buồng 12 1 5 6 6 6 0 0 Bàn – Bar 9 0 7 2 3 4 2 0 Bếp 7 2 2 3 5 0 2 0 Điện – Bảo vệ 8 0 0 8 8 0 0 0 Hướng dẫn viên DL 4 2 2 0 0 0 1 3 Lái xe, tạp vụ 4 0 0 4 2 2 0 0 Tổng cộng 65 18 21 26 24 23 12 6 (Nguồn: Số liệu phòng Tổ chức – Hành chính) Công tác đào tạo phát triển ở Công ty Thanh Xuân được thể hiện qua các nội dung sau: 2.1 Đào tạo bồi dưỡng nhân viên về trình độ chuyên môn 2.1.1 Đối với hoạt động thương mại (XNK). Hầu hết nhân viên ở đây trình độ cao, tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên ở các trường ĐH Kinh tế, Thương mại, Luật. Do văn phòng của Công ty đóng ở Hà Nội, nơi nhiều trường đại học, cao đẳng với nhiều chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn nên các nhân viên ở đây điều kiện để tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn về xuất nhập khẩu, kế toán, quản trị, . trên tinh thần tự túc học tập. Ở lĩnh vực hoạt động này, lao động chủ yếu là những người trình độ được đào tạo qua các trường lớp chính quy nên chất lượng tương đối cao. Công ty luôn tạo điều kiện về thời gian, áp dụng phương pháp sử dụng thời gian làm việc linh hoạt cho một số nhân viên để họ vừa hoàn thành tốt công việc của mình lại vừa thể tham gia học thêm để tiếp thu kiến thức mới nâng cao trình độ chuyên môn. Điều này góp phần tạo điều kiện cho Công ty phát triển được chất lượng lao động trong tương lai. 2.1.2 Đối với khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí Thanh Xuân. Bộ phận này đóng tại Ninh Bình. Lao động ở đây nhiều trình độ khác nhau do đặc điểm của công việc khác nhau giữa các bộ phận hoạt động. Đối với bộ phận quản tại khu du lịch, trình độ của họ tương đối cao, trong đó 80% số lao động này tốt nghiệp cao đẳng đại học tại các trường theo chuyên ngành Du lịch. Đặc biệt, hai chuyên gia là chuyên gia đầu bếp được đào tạo tại Thái Lan chuyên gia điều hành du lịch được đào tạo tại Singapore. Ngoài ra, những nhân viên phục vụ trực tiếp ở đây như nhân viên Bàn – Bar, Buồng, Bảo vệ, Tạp vụ thì trình độ của họ còn thấp, chỉ là trình độ trung cấp, sơ cấp lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Hoạt động trong một Công ty quy mô không lớn, mới được thành lập, lao động làm việc tại đây hầu hết là thâm niên công tác chưa cao, do đó phương pháp đào tạo của Công ty hiện nay chủ yếu là đào tạo trong công việc. Cụ thể là đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. Phương pháp này sử dụng đối với những lao động trực tiếp như nhân viên Bàn, Bar, Buồng. Khi người lao động được tuyển vào Công ty, họ được người phụ trách công việc giới thiệu, giải thích chỉ dẫn tỉ mỉ về công việc phải làm. Ví dụ như hướng dẫn cho nhân viên Bàn – Bar cách thức các nghiệp vụ phục vụ, thái độ tác phong phục vụ, cách phối hợp với nhân viên Bếp vận chuyển đồ ăn, đồ uống cho khách, cách bày biện, trang trí bàn ghế món ăn cho đẹp mắt, đồng thời theo dõi hoạt động của nhân viên mới để những góp ý điều chỉnh kịp thời. Về phương pháp đào tạo ngoài công việc: Hiện tại, do nguồn kinh phí để đầu tư cho vấn đề đào tạo còn hạn chế, Công ty chưa điều kiện để cử các nhân viên của mình đi học thêm chuyên môn tại các trường đào tạo chính quy. Cũng cho đến thời điểm này, Công ty chưa tổ chức được các lớp đào tạo, tập huấn cho nhân viên hoặc mời các chuyên gia kinh nghiệm về đây để dự hội thảo nói chuyện với nhân viên để qua đó giúp họ thể học hỏi được một số kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Theo dự kiến của Công ty, đến năm 2007 sẽ xét duyệt cử một số nhân viên tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn để nâng cao trình độ (với điều kiện nhân viên đó phải gắn bó làm việc lâu dài cho Công ty). Hiện nay, Công ty đang cố gắng để sắp tới sẽ thực hiện dự kiến này. 2.2 Đào tạo bồi dưỡng nhân viên về trình độ ngoại ngữ Bên cạnh vấn đề đào tạo nhân viên về trình độ chuyên môn, việc đào tạo trình độ ngoại ngữ ở Công ty cũng là vấn đề cần được quan tâm. Vì lao động của Công ty thuộc cả hai lĩnh vực: Thương mại Du lịch nên trình độ ngoại ngữ cũng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành với bạn hàng lớn từ Trung Quốc, còn hoạt động du lịch thì ngày càng được mở rộng tới mọi đối tượng khách, nhất là khách du lịch từ nước ngoài. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề ngoại ngữ cho nhân viên, đặc biệt là tiếng Anh tiếng Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích thiết thực trước mắt cũng như lâu dài cho Công ty. Trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu không thể thiếu đối với lao động tại Khu du lịch Công ty, đặc biệt là ở các bộ phận giao dịch tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch như bộ phận Lễ tân, Bàn, Bar, Hướng dẫn viên du lịch vì họ phải giao tiếp với khách nước ngoài, nhưng không chỉ đơn thuần là giao tiếp mà còn phải hiểu tâm lý, tập quán của từng loại khách để những cách ứng xử phù hợp. Đối với phòng Thương mại –xuất nhập khẩu, các nhân viên ở đây phải thường xuyên sử dụng các văn bản, hợp đồng kinh tế tiếng Trung Quốc giao tiếp với người Trung Quốc để giao dịch thương mại, nhập khẩu hàng hóa, do đó các nhân viên cũng cần phải giỏi tiếng Trung Quốc để thuận lợi cho việc kinh doanh hiệu quả hơn. Các nhân viên làm việc về lĩnh vực này của Công ty hầu hết là đã kiến thức về ngoại ngữ, song còn chưa nhiều, chưa sâu, về lâu dài cần phải được đào tạo bản để họ thể giao tiếp tốt với bạn hàng. Vấn đề này thực sự cần thiết Công ty cũng đang cố gắng để tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên học thêm ngoại ngữ trên. Nhìn chung, trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong Công ty hiện nay là chưa cao. 47/65 người trình độ ngoại ngữ A B (chiếm 72%), còn lại là trình độ C đại học chuyên ngành ngoại ngữ. Vì vậy, vấn đề đào tạo trình độ ngoại ngữ cho nhân viên cũng là vấn đề cần được quan tâm đầu tư. Song hiện nay, nguồn kinh phí đào tạo của Công ty còn hạn chế, Công ty chưa tổ chức được các lớp đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên mà chủ yếu vẫn là khuyến khích về mặt tinh thần để nhân viên tự học thêm ngoại ngữ để phục vụ tốt hơn cho công việc. Đây thể coi là mặt hạn chế trong công tác đào tạo phát triển nhân lực của Công ty. 2.3 Vấn đề đào tạo trình độ quản cho nhân viên của Công ty Đây là nội dung đào tạo rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như với Công ty Thanh Xuân nói riêng. đội ngũ những người quản giỏi sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty đã chú trọng hỗ trợ kinh phí cho công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản của mình như Trưởng các bộ phận, phòng ban. Đồng thời cả Ban Giám đốc cũng luôn luôn chú trọng đến việc tự nâng cao trình độ của mình để đảm bảo theo kịp sự phát triển chung của xã hội.  Hàng năm, Công ty thường tuyển thêm nhân viên mới để bổ sung vào các phòng ban ở các vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn yêu cầu của công việc. Những nhân viên mới này sau khi được tuyển dụng vào Công ty, họ được nhân viên cũ hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, truyền đạt các kinh nghiệm giải quyết tình huống thực tế theo phương pháp kèm cặp chỉ bảo (đặc biệt là đối với những sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển vào Công ty). Hình thức này được áp dụng đối với họ trong thời gian thử việc, nhân viên mới vừa làm việc vừa học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị cùng phòng để thực hiện công việc hiệu quả, xử các tình huống linh hoạt khéo léo hơn. Công ty cử một số cán bộ là Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, Trưởng phòng Kế toán Bếp phó đi học ở các lớp đào tạo Cán bộ quản theo chuyên môn của từng người nhằm nâng cao trình độ quản cho đội ngũ cán bộ Công ty. Đồng thời khuyến khích nhân viên tự nâng cao kiến thức vi tính, các kỹ năng nghiệp vụ để nắm bắt kịp thời thông tin mới, đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức chuyên môn hiểu biêt xã hội để theo kịp sự phát triển chung của xã hội. Vấn đề đào tạo cán bộ quản ở đây được quy định tại điều 24 trong quy chế của Công ty như sau:  Cán bộ, nhân viên của Công ty được tham gia đào tạo chủ yếu tại các lớp bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn ở trong nước.  Những trường hợp được giám đốc cử đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài đào tạo trung hạn, dài hạn ở trong nước phải hội đủ những điều kiện sau: - Là cán bộ đảm nhiệm những công việc quan trọng trong công tác quản Công ty hoặc là cán bộ kế cận để bố trí, đảm nhiệm những chức năng quản lý. - hợp đồng lao động không xác định thời hạn - Bản cam kết tiếp tục làm việc lâu dài tại Công ty sau khi đã được đào tạo. - Trong mọi trường hợp, cán bộ, nhân viên đã được đào tạo không tiếp tục làm việc tại Công ty đều phải hoàn trả cho Công ty chi phí trực tiếp đã chi phí cho việc đào tạo.  Lĩnh vực đào tạo phải gắn liền với hoạt động kinh doanh của Công ty. Như vậy, Công ty Thanh Xuân đã chú ý, quan tâm một phần tới vấn đề đào tạo phát triển nhân viên, nhất là đào tạo cán bộ quản lý. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí đầu tư cho vấn đề đào tạo còn nhiều hạn chế, do đó chưa điều kiện để đầu tư sâu cho vấn đề này mà mới chỉ là dự kiến trong tương lai gần nhất. Với tốc độ phát triển của Công ty như hiện nay, Công ty sẽ điều kiện thuận lợi hơn để đầu tư cho phát triển chất lượng lao động của mình trong thời gian tới. 3 Công tác đánh giá thực hiện công việc Công tác đánh giá thực hiện công việc ở Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh Xuân được thực hiện đầy đủ theo định kỳ 1 năm/ 1 lần cho từng cán bộ nhân viên trong phạm vi toàn Công ty. Việc đánh giá thực hiện công việc được tiến hành dựa trên sở theo dõi tình hình thực làm việc của [...]... đánh giá thực hiện công việc của các cán bộ nhân viên, làm sở để thực hiện các chế đội đãi ngộ nhân sự hợp lý, hiệu quả chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản nhân sựCông ty, tạo một nền tảng vững chắc cho Công ty ổn định phát triển 4 Công tác thù lao lao động Với mục tiêu sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động, Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh Xuân luôn... đề quản nhân sự của Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh Xuân ta thấy Công ty đã thực hiện một số chính sách về nhân sự hiệu quả, đã khuyến khích tạo động lực cho người lao động Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty vẫn không tránh khỏi một số hạn chế nhât định Nhìn tổng quát lại, ta thể nhận định như sau: 1 Những mặt Công ty đã làm được  Công ty đã làm tốt công tác. .. hòa giữa lợi ích của Công ty lợi ích của người lao động Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh Xuân là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, do đó, hình thức trả công cho nhân viên của Công ty là hình thức trả công theo thời gian được áp dụng đối với cả nhân viên văn phòng nhân viên phục vụ trực tiếp trong phạm vi toàn Công ty Về mức tiền lương tối thiểu Công ty trả cho người lao... Công ty Thanh Xuân vì trong thời gian 1 năm, nhân viên của Công ty thể bộc lộ khả năng, ý thức cũng như tác phong, tinh thần hợp tác đóng góp với Công ty Vì vậy, cuối mỗi năm, Công ty lại tổ chức đánh giá để sự nhân xét đối với mỗi người lao động  Đối với hoạt động Thương mại: Sự đánh giá nhân viên được dựa trên năng lực làm việc, sự nhiệt tình với công việc, việc thực hiện nội quy Công ty. .. nhân viên của Công ty thì sẽ được Công ty tạo điều kiện phòng ở để họ thuận tiện cho việc đi làm tiết kiệm chi phí để tích lũy cho cuộc sống riêng Các chế độ phúc lợi mà Công ty thực hiện trên đây ý nghĩa to lớn đối với công tác quản nhân sự của Công ty Nó đã góp phần động viên, khích lệ nhân viên toàn Công ty tham gia lao động tích cực, tinh thần hợp tác gắn bó với Công ty Các hoạt... bộ, nhân viên tùy theo sự tiến bộ đóng góp của từng người để xét duyệt Việc đánh giá nhân viên do phòng Tổ chức – Hành chính thực hiện Mỗi nhân viên sẽ được đánh giá theo từng yêu cầu, sau đó tổng hợp lại sẽ được kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên đó Ví dụ: Bảng 3: Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh. .. tạo phát triển nhân sự đã đang được Công ty quan tâm chú ý tuy mới chỉ là bước đầu được đề cập đến Để được đội ngũ lao động chất lượng trong tương lai, Công ty đang những dự kiến đầu tư cho vấn đề đào tạo về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cả về trình độ quản cho cán bộ nhân viên  Hoạt động mang lại ý nghĩa lớn quan trọng nhất đối với công tác quản nhân sự của Công ty phải... tích công việc thông qua việc xác định chức danh công việc cho từng vị trí, trên sở đó xây dựng Bản mô tả công việc cho từng chức danh một cách cụ thể, rõ ràng Công tác phân tích công việc được thực hiện tạo ra sở cho việc thực hiện các nội dung quản nhân sự khác như: Tuyển dụng nhân sự, bố trí sử dụng lao động, đánh giá thực hiện công việc để các chế độ thưởng, phạt hợp lý,  Công tác. .. kể cả trước mắt lâu dài mà tất cả mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện theo quy định của Nhà nước Với Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Thanh Xuân, các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động được thực hiện đầy đủ.Vấn đề BHXH, BHYT được Công ty quy định trong Quy chế như sau:  Mọi cán bộ, công nhân viên khi đã được tiếp nhận vào làm việc, hợp đồng lao động chính thức với Công ty đều phải tham... lệ, từ đó giúp họ phấn đấu phát triển bản thân hơn nữa để thêm thu nhập Về phía Công ty, đã tạo ra không khí làm việc tích cực, thi đua trong lao động, qua đó nâng cao năng suất chất lượng dịch vụ, thêm khả năng để tìm kiếm lợi nhuận, phát triển Công ty, mặt khác góp phần tích cực vào công tác quản nhân sự của Công ty, tạo sở vững chắc cho Công ty tồn tại phát triển 4.3 Các chương . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THANH XUÂN 1 Công tác phân tích công việc Trong xu thế chung này nay, công. trọng của quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân, công tác phân tích công việc được thực hiện

Ngày đăng: 04/10/2013, 02:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bản mô tả công việc cho chức danh Bếp trưởng của Nhà hàng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THANH XUÂN
Bảng 1 Bản mô tả công việc cho chức danh Bếp trưởng của Nhà hàng (Trang 2)
Bảng 3: Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THANH XUÂN
Bảng 3 Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w