PHƯƠNG PHÁP LUẬN

12 118 0
PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan. “Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai” [1, tr9], “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, của Nguyễn Tấn Bình, nhà xuất bản thống kê 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. 2.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích tài chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn. Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.4. Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 2.4.1. Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bao gồm hai bộ phận: - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 2.4.2. Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Các loại chi phí như: + Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. + Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo… + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là nhựng khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể. 2.4.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: 2.4.4. Bảng báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. + Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của một công ty tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm. Đây là một báo cáo bắt buộc được nhà nước quy định thống nhất về biểu mẫu, phương pháp lập. Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn. Tài sản được trình bày phía bên trái bảng cân đối kế toán và bao gồm nhóm hai loại tài sản chính: tài sản lưu động và tài sản cố định. Nguồn vốn bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu, được trình bày ở phần bên phải của bảng cân đối kế toán. Về mặt nguyên tắc, giá trị của tổng tài sản bằng giá trị tổng nguồn vốn. - Tác dụng: Cung cấp các số liệu cho các nhà lãnh đạo quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Căn cứ vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể nhận xét, đánh giá được tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo, sự tăng lên hay giảm xuống của nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời có thể phân tích và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Cụ thể báo cáo phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của một công ty trong một giai đoạn nhất định, thường là một quý hoặc một năm. - Tác dụng: bảng này có tác dụng rất quan trọng trong việc đưa ra những quyết định quản trị đối với hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho việc quản trị được hữu hiệu hơn và xây dựng các kế hoạch cho tương lai được hợp lý hơn. 2.5. Phương pháp phân tích 2.5.1. Phương pháp so sánh + Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô. + Phương pháp so sánh: - Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. - Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. + Ý nghĩa: sử dụng phương pháp so sánh để thấy được xu hướng biến đổi của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, và các tỷ số tài chính qua ba năm 2005-2007 nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp để công ty sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả hơn. 2.5.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Trong “Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp”, Huỳnh Đức Lộng, phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố và cố định các nhân tố khác trong các lần thay thế đó. Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.       ++−= ∑∑ == QLBH n i ii n i ii CCZqgqL 11 (1) L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Q i : Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i. g i : Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i. z i : Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i. Z BH : Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. Z QL : Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. Quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau: • Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L 1 – L 0 (2) L 1 : lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L 0 : lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). • Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng hàng hóa đến lợi nhuận ∆Q = (T – 1) L 0 gộp Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm ở năm gốc Mà %100 1 00 1 01 x gq gq T n i ii n i ii ∑ ∑ = = = L 0 gộp = ∑ = n i 1 ( q 0 g 0 – q 0 Z 0 ) , L 0 gộp là lãi gộp kỳ gốc q 0 Z 0 : giá vốn hàng hóa( giá thành hàng hóa) kỳ gốc. (2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận ∆K = L K2 – L K1 Trong đó: ( ) ( ) QLBH n i iiiiK ZZZqgq gq gq L 00 1 0000 00 01 1 +−−= ∑ = ∑ ∑ = =       ++−= n i n i QLBH iiiiK ZZZqgqL 1 1 0001012 (3) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán ( ) ( )       −−=∆ ∑∑ == n i ii n i ii ZqZqZ 1 01 1 11 (4) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận. ( ) BHBHBH CCC 01 −−=∆ (5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận ( ) QLQLQL CCC 01 −−=∆ (6) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận ( ) ∑ = −=∆ n i iii ggqG 1 011 • Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp: ∆L = ∆Q + ∆K +∆Z +∆C BH + ∆C QL + ∆G Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.6. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 2.6.1. Các tỷ số về khả năng thanh khoản Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Tỷ số thanh khoản có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty. Tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn = (Lần) + Tỷ số thanh toán hiện thời (Current ratio) Tỷ số thanh toán hiện thời phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động. + Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) Tỷ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn = (Lần) Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nhanh bằng tài sản lưu động có thể chuyển hóa nhanh thành tiền (có tính thanh khoản cao). Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh. 2.6.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động Các tỷ số hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tổng tài sản. Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho = (Lần) + Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Số vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản = (Lần) + Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio) Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty. 2.6.3. Các tỷ số quản trị nợ Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của công ty. Các tỷ số quản trị nợ bao gồm: tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tổng nợ phải trả Tổng tài sản = (Lần) + Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total debt to total assets) Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là tỷ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các hoạt động của công ty. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = (Lần) + Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Total debt to equity) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp so với khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 2.6.4. Các tỷ số khả năng sinh lời Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận. . hoạch cho tương lai được hợp lý hơn. 2.5. Phương pháp phân tích 2.5.1. Phương pháp so sánh + Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng. đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích,

Ngày đăng: 03/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan