Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
469,88 KB
Nội dung
1 Văn hóa tộc ngườiNùngNgườiNùngtrong công cuộcđổimớiĐấtnước 3.1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt, là con cháu một nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng của các dân tộc. Người còn khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Trongmỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đấtnước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng" 1 . Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đi đôi với "giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 121-122. Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 1 2 Văn hóa tộc ngườiNùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng" 2 , kiên quyết "Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc" 2 . Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta được biểu hiện cụ thể như sau: Có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng để khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Đi đôi với phát huy tiềm lực kinh tế của các vùng dân tộc cần chú trọng bảo vệ môi trường thiên nhiên, ổn định đời sống của đồng bào, phát huy mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa đồng bào tại chỗ và đồng bào từ nơi khác đến, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc; từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, hải đảo. Đây là vấn đề quan trọng và rất tế nhị, cần lắng nghe ý kiến của đồng bào và có chính sách thật cụ thể nhằm làm cho nền văn 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 121-122. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 128 Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 2 3 Văn hóa tộc ngườiNùng hoá chung vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng phong phú và rực rỡ. Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác cho cán bộ các dân tộc. Bởi vì, chỉ tinh thần đó mới phù hợp với đòi hỏi khách quan của côngcuộc phát triển dân tộc và xây dựng đất nước. Trongcôngcuộc đó, không dân tộc nào có thể chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ xuất thân từ dân tộc mình, ngược lại, cần sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đội ngũ cán bộ thuộc mọi dân tộc trong cả nước. Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia. Phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc là nền tảng để tăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Do đó, chính sách dân tộc còn mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính nhân đạo, bởi vì, nó không bỏ sót bất cứ dân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng khinh miệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc; nó tôn trọng quyền làm chủcủa mỗi con người và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước. Nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân tộc có ý nghĩa quyết định tới việc định hướng và đổimới các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống. 3.2. Những vấn đề đặt ra cho việc bảo tồn và phát huy các hình thức văn hóa, tín ngưỡng trongđời sống của ngườiNùng hiện nay Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 3 4 Văn hóa tộc ngườiNùng Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đấtnước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay. Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu công xã nông thôn bền chặt sớm xuất hiện. Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến. Đoàn kết là xu hướng khách quan cố kết các dân tộc trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, chung một tương lai, tiền đồ. NgườiNùng cũng là một bộ phận trongcộng đồng dân tộc thống nhất Việt Nam. Cùng với quá trình hình thành và phát triển dân tộc Nùng nói riêng cũng như các dân tộc anh em khác, mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Đó cũng là cơ sở và căn cứ để các dân tộc có thể bảo tồn và phát huy vốn tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Trải qua quá trình phát triển lâu cùng các dân tộc anh em khác trên lãnh thổ Việt Nam, ngườiNùngtrong thời buổi ngày nay đang cùng với 53 dân tộc khác cùng nhau xây dựng đất nước, cùng chung sống hòa bình giúp đỡ lẫn nhau, cùng đó là hạn chế dần một số quan niệm cổ hũ, lạc hậu mang tính mê tính dị đoan và tránh bị kẻ gian lợi dụng làm dao động lòng người. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước vấn đề bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống của dân tộc Nùng là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm chú ý để có thể bảo tồn bản sắc dân tộc vốn có. Để có thể bảo tồn một cách phù hợp các lễ hội của người Nùng, chúng ta cần phải lưu ý tới: Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 4 5 Văn hóa tộc ngườiNùng Về trang phục trong lễ hội: mọi người, đặc biệt nữ giới phải ăn mặc trang phục dân tộc. Muốn vậy cần khôi phục nghề dệt truyền thống, dệt thổ cẩm. Cần cung cấp đầy đủ các loại chỉ màu, các loại thuốc nhuộm cho đồ màu. Nguyên vật liệu để chế tạo trang sức cổ truyền cũng cần phải cung ứng kịp thời. Hiện nay, nam giới phần lớn chuyển sang mặc âu phục theo người Kinh. Trong lễ hội nam giới cần mặc trang phục cổ truyền của dân tộc mình. Các vị bô lão cũng cần phải mặc trang phục truyền thống. Văn hóa ẩm thực Việt Bắc, vùng dân tộc Nùng có nhiều món ăn đặc sắc, cần bảo tồn các loại ẩm thực đặc sắc này trong các lễ hội như: Bánh chưng, bánh giò, bánh ngũ vị, chè lam…Một số món ăn kể trên có loại gần như bị mai một, ví dụ: phở chua. Chất lượng một số món ăn không ngon bằng trước đây. Trong lễ hội, cần chú ý giữ gìn cái gì độc đáo của riêng mình, làm cho lễ hội của bản mình, dân tộc mình khác với dân tộc, bản khác. Như vậy, mới góp phần làm giàu cho văn hóa Việt Nam, đặc biệt là lễ hội diễn ra trên đám nà lồng tồng. Trong các trò chơi, tiêu biểu nhất của lễ hội là ném còn. Hiện nay ở nước ta, miền xuôi cũng như miền núi người ta tổ chức rất nhiều lễ hội. Có tình trạng là học tập nhau, mang trò chơi của lễ hội bạn, hay các nơi khác, về làm giàu cho các trò chơi lễ hội mình. Điều này tác hại ở chỗ cào bằng các lễ hội, các lễ hội ở đâu cũng giống nhau, mất tính đặc thù không còn hấp dẫn nữa. Để lễ hội được lành mạnh, cần có sự quản lí chặt chẽ của nhà nước, các làng bản. Nên có quy ước, hương ước trong khuôn khổ pháp luật. Cần đề phòng các hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, bói toán, lên đồng phát sinh và lây lan. Cũng cần tránh xu hướng thương mại hóa lễ hội, làm mất ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội. Trong khi duy trì các lễ hội truyền thống, cần suy nghĩ để xây dựng các lễ hội mới. Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 5 6 Văn hóa tộc ngườiNùng Chừng nào mà nhân dân Việt Bắc còn sản xuất nông nghiệp là chính, thì chừng đó lễ hội Lồng Tồng còn tràn đầy sức sống trongđời sống văn hóa dân tộc. Với sự phát triển của đất nước, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khi côngcuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đây dẫn đến kết quả nông nghiệp không còn chiếm tỷ trọng đáng kể trongđời sống kinh tế vùng, thì lễ hội sẽ phát triển theo hướng giảm tối thiểu phần lễ, còn phần hội vẫn được duy trì. Phần lễ có sẽ mang hình thức như các hội hóa trang hiện nay ở các nước Âu – Mỹ phát triển. Tuy nhiên từ đây đến đó còn xa. Nhiệm vụ hiện nay là phải bảo tồn và phát huy thật tốt lễ hội tiêu biểu này của dân tộc Nùng. Bên cạnh những mặt tích cực chúng ta cũng cần đề cập đến những mặt hạn chế gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân. Một bộ phận trong dân chúng quá sùng bái tin tưởng các hình thức cúng bái và tạo cơ hội nãy sinh yếu tố mê tín dị đoan, hiện tượng này còn phổ biến ở những khu vực thuộc vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí còn thấp. Đại đa số những người làm nghề cúng bái, do trình độ nhận thức thấp, nên đây đó vẫn có hiện tượng tự huyển hoặc dẫn đến cuồng tín trong nghề nghiệp. Hoặc cũng có những người lợi dụng sự cả tin của các tín chủ mà bày đặt nghi lễ gây tốn kém cho gia chủ. Ở những khu vực có đông thầy cúng hành nghề thì còn có hiện tượng đố kỵ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh chung của những người làm nghề cúng bái. Hạn chế cơ bản của sinh hoạt văn hóa ngườiNùng là nghi lễ rờm rà phức tạp, gây tốn kém thời gian và sức lực cho cả người hành lễ cũng như người tham gia lễ. Việc chuẩn bị lễ vật, đồ mã cho các nghi lễ cũng có nhiều vấn đề cần bàn tới, đó là sự tốn kém. Riêng tang lễ là hình thức phổ biến ở nhiều địa phương Nùng thì vẫn còn có nhiều vấn đề cần thảo luận. Hiện nay, nhất là ở vùng sâu vùng xa còn nhiều thủ tục rờm rà trong các tang lễ. Liên quan đến tang lễ đâu có còn có hủ tục lạc hậu Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 6 7 Văn hóa tộc ngườiNùng không phù hợp với cuộc sống hiện đại, mà một trong những biểu hiện của nó là vấn đề kiêng khem, kiêng kị còn khá nặng nề ở một số địa phương. Nhìn chung văn bản hành lễ của then, pụt hoặc các hình thức hát nghi lễ trong đám tang như hát thầy phường, hát thợ, hát ca kén…đều là những áng thơ văn hay có nhiều ưu điểm hay có giá trị văn hóa xã hội, tuy nhiên do ra đờitrong bối cảnh xã hội cũ nên nó cũng không tránh khỏi những hạn chế bởi một số nội dung tiêu cực, lạc hậu. Cũng như vậy, vì mang nặng tính chất nghi lễ nên có ý kiến cho rằng âm nhạc trong then, pụt có nhiều đoạn buồn thiên về an ủi, xoa dịu. Mặt khác do trình diễn trong thời gian dài, các giai điệu thường trùng lặp dễ gây buồn chán cho người tham dự. Thái độ của người dân đối với các hình thức văn hóa tín ngưỡng: có thể nói đồng bào Nùng rất tin tưởng và tín nhiệm các thầy Mo, dù có túng thiếu hay nghèo đói nhưng khi thầy cúng đòi hỏi lễ vật thì ngườiNùng vẫn lo cho đủ, việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như là một nhu cầu và thói quen của truyền thống để nhằm giải tỏa những uẩn ức về tinh thần, cuộc sống ngày càng ổn định thì việc cúng bái của đồng bào cũng như là một nhu cầu chứ không còn là gánh nặng như trước. Tuy nhiên cũng có một số đồng bào thì không tin tưởng vào then, pụt. Họ cho rằng các thầy Mo chỉ nói nhăng nhít không có cơ sở tin tưởng. Nhưng đa số dân Nùng thì không quan trọng vấn đề cúng bái, họ cho rằng việc thờ cúng, làm lễ có cũng được mà không cũng không quan trọng. Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 7 8 Văn hóa tộc ngườiNùng Kết luận Cùng nằm trong nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, có mối quan hệ gần gũi về nguồn gốc tộc người nên tín ngưỡng dân gian của ngườiNùng là biểu hiện sâu sắc sự tương đồng với các nhóm đồng tộc trong nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Mặt khác, tín ngưỡng dân gian Nùng còn thể hiện đạm nét sự giao lưu tiếp biến với các dân tộc khác trong quá trình cộng cư và tiếp xúc văn hóa, đặc biệt là với người Kinh. Chính vì vậy mà sự pha trộn, đa dạng và phong phú chính là nét nổi bật trong văn háo của người Nùng. Tào, Mo, Then, Pụt,…là những hình thức văn hóa tín ngưỡng cơ bản của người Nùng. Dù ở mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng ở mỗi hình thức đều có biểu hiện của sự giao thoa với các yếu tố du nhập trong hệ thống tam giáo. Sự đa dạng, phức tạp đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thức văn hóa tín ngưỡng của ngườiNùng là biểu hiện tất yếu của quá trình cộng cư và giao lưu văn hóa giữa các nhóm tộc người, giao lưu giữa các ngành cúng, dòng cúng, thậm chí còn giao lưu giữa các gia đình cúng. Trong đó yếu tố bản địa là cốt lõi, là sợi dây xuyên suốt ghép nối các hình thức văn hóa tín ngưỡng lại với nhau. Từ hiện trạng đời sống văn hóa tín ngưỡng của ngườiNùng hiện nay cho thấy sự hồi sinh trở lại của các hình thức văn hóa tín ngưỡng Nùng đã ngày một thu hút đông đảo người tham gia vào đội ngũ những người hành nghề cúng bái. Diện mạo đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng ngườiNùng đã thay đổi nhiều. Có thể nói các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo đời sống văn hóa tinh thần của người Nùng. Với đặc trưng của riêng mình, hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống Nùng mang đặc tính nguyên hợp. Còn được bảo lưu trong xã hội hiện đại. Bảo tồn và phát huy vai trò các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng ngườiNùng là việc làm cần thiết nhằm đóng góp cho côngcuộc xây dựng đời sốmg văn hóa mới ở vùng nông thôn người Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 8 9 Văn hóa tộc ngườiNùngNùng hiện nay. Phát huy những mặt tích cực trên cơ sở hạn chế những điểm còn tiêu cực, để giữ gìn được những yếu tố truyền thống vừa phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của người dân – đó là những vấn đề cơ bản mà các cấp lãnh đạo ở địa phương và các nhà quản lí văn hóa phải quan tâm. Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 9 10 Văn hóa tộc ngườiNùng Phụ lục NgườiNùng Lễ hội cúng rừng Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 10 [...]...11 11 Văn hóa tộc ngườiNùng Lễ hội Lồng tồng Lễ hội Óoc Pò Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 12 12 Văn hóa tộc ngườiNùng Nhà ở của ngườiNùng Điệu hát Soong Hao Trang Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn phục của ngườiNùng Mssv: 0764174 13 13 Văn hóa tộc ngườiNùng Cơm xôi màu Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn . 1 Văn hóa tộc người Nùng Người Nùng trong công cuộc đổi mới Đất nước 3.1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Dựa trên quan điểm của. Bởi vì, chỉ tinh thần đó mới phù hợp với đòi hỏi khách quan của công cuộc phát triển dân tộc và xây dựng đất nước. Trong công cuộc đó, không dân tộc nào