ÝTHỨCXÃHỘI ĐỜI SỐNGTINHTHẦNCỦACONNGƯỜI (4 Tiết ) I. NỘI DUNG, BẢN CHẤT VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐICỦAÝTHỨCXÃHỘI 1. Ýthứcxãhội là sự phản ánh tồn tại xã hộiĐờisốngxãhội gồm hai lĩnh vực: đời sống vật chất và đờisốngtinh thần, trong đó đờisống vật chất là tồn tại xã hội, đờisốngtinhthần là ýthứcxã hội. - Tồn tại xã hội: là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất củaxãhội bao gồm điều kiện tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất, trong đó phương thức sản xuất có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của tồn tại xã hội. - Ýthứcxã hội: là toàn bộ đời sốngtinhthầncủaxã hội, là kết quả của sự phản ánh củaýthứcconngườiđối với tồn tại xãhội nhất định. Cho nên không thể tìm nguồn gốc hoặc giải thích một hiện tượng từ ýthứcxãhội từ bản thânýthứcxãhội mà phải từ tồn tại xã hội. Chẳng hạn, sự đối lập về ýthức giai cấp là do sự đối lập về lợi ích kinh tế đẻ ra. Ýthứcxãhội gồm hai cấp độ phản ánh khác nhau là tâm lý xãhội và hệ tư tưởng: + Tâm lý xãhội là các hiện tượng ýthức như: tình cảm, tâm trạng, thói quen, ước muốn, động cơ, thái độ và những xu hướng tâm lý của các nhóm người khác nhau được hình thành một cách tự phát trên cơ sở những điều kiện sinh sống hàng ngày củacon người. Ví dụ như những tình cảm yêu, ghét, các trạng thái tâm lý vui mừng, bực bội, những thói quen lâu đời… mà nguồn gốc không hẳn do điều kiện sinh hoạt vật chất lúc đó sinh ra. + Hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng, những học thuyết lý luận về kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức tôn giáo, khoa học, nghệ thuật…phản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội. Hệ tư tưởng không hình thành tự phát mà nó được tạo ra một cách tự giác thông qua những trí thức có trình độ cao, có khả năng tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm để khái quát hoá thành lý luận, hệ thống hoá thành các học thuyết. Ví dụ như học thuyết Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản hiện đại do Mác, Ăngghen và Lênin sáng tạo nên. ↔ Tâm lý xãhội và hệ tư tưởng đều bắt nguồn từ tồn tại xãhội có sự tác động qua lại song không có quan hệ phát sinh. Nghĩa là tâm lý xãhội không thể phát triển thành hệ tư tưởng và hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội. Chẳng hạn: chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân nhưng không hình thành tự phát từ nguyện vọng, tâm lý của giai cấp công nhân mà do khả năng phân tích XHTB và tổng kết phong trào công nhân của Mác, Ăngghen, Lênin tạo ra. T ừ đó nhận ra một thực tế là: giai cấp nào không có đội ngũ trí thức thì hoặc là không có hệ tư tưởng, hoặc là phải “mượn” trí thứccủa giai cấp khác để xây dựng hệ tư tưởng cho giai cấp mình. Đó là trường hợp của Mác, Ăngghen, Lênin - những trí thức tư sản nhưng đã gia nhập giai cấp vô sản và sáng tạo hệ tư tưởng cho giai cấp này. 2. Tính giai cấp củaýthứcxãhội trong xãhội có giai cấp - Trong xãhội có giai cấp thì ýthứcxãhộicủa mỗi giai cấp là sự phản ánh lợi ích, địa vị xãhội và những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp đó. Như vậy, trong xãhội có giai cấp thì ýthứcxãhội có tính giai cấp, tức là mỗi giai cấp có ýthức riêng của mình. Ýthứccủa giai cấp thống trị là ýthức thống trị, nó không những chi phối về kinh tế mà còn chi phối cả về chính trị. Chẳng hạn: trong chế độ phong kiến thì giai cấp địa chủ, quý tộc chi phối xã hội, trong chế độ TBCN thì giai cấp tư sản nắm quyền đó trên tất cả các lĩnh vực củaxã hội. - Ýthứcxãhội thường tồn tại thông qua những cá nhân, do đó có cái gọi là ýthức cá nhân. Ýthức cá nhân phong phú và đa dạng hơn ýthức giai cấp, bởi vì không những nó phản ánh lợi ích của giai cấp, phản ánh những điều kiện tồn tại chung của một quốc gia (như địa lý, môi trường…) của thời đại mà còn phản ánh hoàn cảnh sinh sống riêng của mỗi cá nhân ( như nghề nghiệp, truyền thống gia đình, các quan hệ giao tiếp… ). Do đó, trong thực tế có những ýthức cá nhân mâu thuẫn với ýthức giai cấp và lợi ích giai cấp của mình. 3. Ýthức dân tộc - Mỗi dân tộc có một ýthức riêng do sự khác nhau về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá và truyền thống dân tộc được kết tinh lâu dài trong lịch sử. Ví dụ : Nước ta do những điều kiện lịch sử đặt biệt của mình nên ýthức dân tộc thường nổi trội : tính cộng đồng cao, tự lập tự cường, yêu nước thương nòi… - Trong xãhội có giai cấp thì ý tức dân tộc và ýthức giai cấp có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại nhau : + Khi giai cấp thống trị ở thời kỳ tiến bộ, ýthức giai cấp của họ không những phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp mà còn phản ánh và bảo vệ lợi ích của dân tộc. Chẳng hạn, ýthứccủa giai cấp địa chủ, quý tộc Việt Nam trong các thời kỳ chống ngoại xâm từ Đinh – Lê – Lý - Trần trước đây. + Ngược lại, khi giai cấp thống trị đã trở thành lạc hậu, lỗi thời thì ýthức giai cấp của họ thường mâu thuẫn với ýthức dân tộc và có thể dẫn tới phản lại lợi ích dân tộc. Khi đó, trong tầng lớp thống trị xuất hiện những quan điểm dân tộc sai lầm như: Chủ nghĩa sô vanh nước lớn, chủ nghĩa bá quyền, ýthức vị kỷ, hẹp hòi dân tộc… 4. Tính độc lập tương đối và sức mạnh cải tạo củaýthứcxãhội - Ýthứcxãhội là sự phản ánh tồn tại xãhội nhưng không phản ánh máy móc, thụ động mà có tính độc lập tương đối. Điều đó được thể hiện: + Ýthứcxãhội thường lạc hậu, bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội. Nghĩa là khi một tồn tại xãhội nào dó đã bị xoá bỏ nhưng ýthứcxãhội phản ánh nó chưa mất theo ngay mà còn tồn tại một thời gian, thậm chí có những bộ phận ýthức tồn tại khá lâu dài. Chẳng hạn ở nước ta hiện nay, xãhội phong kiến đã bị xoá bỏ từ lâu nhưng ýthức phong kiến còn tồn tại khá nhiều trong cán bộ đảng viên và nhân dân ta. Đó là tư tưởng trọng nam kinh nữ, gia trưởng, bè phái… + Một bộ phận ýthứcxãhội lại có khả năng vượt trước tồn tại xãhội để dự báo một tương lai. Đó là bộ phận ýthức tiên tiến, khoa học, phản ánh đúng đắn những quy luật phát triển củaxãhội và nguyện vọng, lợi ích chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân. Chẳng hạn: chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng nó đã dự báo một xãhội tương lai – xãhội cộng sản chủ nghĩa. + Ýthứcxãhội có tính kế thừa những tinh hoa và những giá trị tinhthần cao đẹp của truyền thống dân tộc và nhân loại để làm phong phú đời sốngtinhthầncủaconngười hiện tại. Sự kế thừa này có tính chọn lọc và biến cải để phù hợp với dân tộc và thời đại. Chẳng hạn, tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa quan điểm “trung”, “hiếu” của Nho giáo nhưng trên tinhthần mới “Trung với nước, hiếu với dân”. - Do ýthứcxãhội có tính độc lập tương đối, nên nó thường phản ánh tồn tại xãhội một cách chủ động sáng tạo, tự giác và tác động trở lại tồn tại xãhội theo hai khuynh hướng sau: + Nếu ý tức xãhội có tính chất bảo thủ, lạc hậu, nó thường tác động trở lại tồn tại xãhội theo hướng cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển xã hội. Chẳng hạn, những tàn dư cảu tư tưởng phong kiến đang cản trở nặng nề đến tiến trình đổi mới của nước ta hiện nay. Hay như những tư tưởng phản động đang xâm nhập vào nước ta, ngấm ngầm phá hoại thuần phong mỹ tục, những giá trị, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của nước ta. + Nếu ýthứcxãhội có tính tiến bộ, khoa học nó thường tác động trở lại tồn tại xãhội theo hướng thúc đẩy xãhội phát triển. Bởi vì, bộ phận ýthức này thường nhanh chóng xâm nhập vào quần chúng nhân dân, quy tụ, cổ vũ sức mạnh của quần chúng nhân dân và giáo dục, tổ chức, hướng dẫn quần chúng nhân dân trong hoạt động thực tiễn. - Ýthứcxãhội sẽ mất dần sức mạnh của nó nếu không được phát triển theo năm tháng. Song nhờ kế thừa cả chiều dọc (truyền thống) và chiều ngang (thời đại), ýthứcxãhội luôn luôn tự bồi bổ, làm phong phú bằng tất cả những giá trị tốt đẹp của dân tộc và thời đại. ↔ Từ nguyên lý về tính kế thừa củaýthứcxã hội, có thể rút ra ý nghĩa thực tiễn : cần phê phán triệt để những quan điểm tư tưởng sai lầm như: phủ nhận lịch sử, quay lưng lại quá khứ, khước từ “mở cửa”, hoặc “nhập siêu thời đại” một cách ồ ạt, không có sự chọn lọc. Để từng bước tạo ta ýthứcxãhội tiên tiến, khoa học, Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn ngay từ đầu và trong suốt các đại hội Đảng. Trong đường lối chung thì đường lối văn hoá, tư tưởng luôn luôn là một trong những bộ phận đứng songsong và ngang hàng với đường lối của các lĩnh vực khác. Kế thừa những quan điểm của các kỳ đại hội trước, mới đây đại hội X đã tái khẳng định một cách sâu sắc hơn: “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách conngười Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế”. II. HÌNH THÁI ÝTHỨCXÃHỘIÝthứcxãhội phản ánh nhiều mặt khác nhau củađờisốngxã hội, do đó biểu hiện thành nhiều hình thái như: 1. Ýthức chính trị - Ýthức chính trị là sự phản ánh đờisống chính trị củaxãhội như: quan hệ giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia, quốc tế…trong đó nòng cốt là quan hệ giai cấp. Ýthức chính trị thể hiện ở hai cấp độ: tâm lý chính trị và hệ tư tưởng chính trị. + Tâm lý chính trị là những tâm trạng, động cơ, thái độ, xu hướng chính trị thường ngày của các tầng lớp và giai cấp trong xã hội. + Hệ tư tưởng chính tị là hệ thống những quan điểm tư tưởng chính trị phản ánh trực tiếp và tập trung lợi ích và địa vị giai cấp nào đó, tồn tại dưới dạng các học thuyết lý luận do các trí thức bậc cao của giai cấp sáng tạo ra. Chẳng hạn, chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Vì tính chất phản ánh trực tiếp, tập trung, công khai, sâu sắc lợi ích và địa vị giai cấp, nên hệ tư tưởng thống trị của giai cấp thống trị thường được dùng làm cơ sở lý luận để định ra cương lĩnh, đường lối, chính sách cai trị xãhội theo quan điểm của giai cấp mình. Do đó, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp cầm quyền không những chi phối hệ tư tưởng của giai cấp khác, mà còn chi phối các hình thái ýthức khác như: ýthức pháp quyền, ýthức đạo đức, ýthức tôn giáo…Do đó, hệ tư tưởng có tác động rất lớn đến chiều hướng phát triển tích cực hay tiêu cực, nhanh hay chậm củađờisốngxã hội. Tâm lý chính trị thì giai cấp nào cũng có, song hệ tư tưởng chính trị thì chỉ có ở những giai cấp đại biểu cho một PTSX độc lập, ví dụ: giai cấp chủ nô, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản, giai cấp vô sản. Những giai cấp không có hệ tư tưởng chính trị ( giai cấp nông dân, tiểu tư sản) thì ýthức chính trị của họ tập trung trong tâm lý chính trị, còn hệ tư tưởng chính trị, họ bị chi phối bởi hệ tư tưởng của giai cấp này hay giai cấp khác, tạo ra sự dao động lập trường giai cấp của họ. Trong điều kiện đó giai cấp nào có hệ tư tưởng chính trị tiến bộ, khoa học hơn sẽ lôi kéo được họ về phía giai cấp mình để tăng thêm lực lượng. 2. Ýthức pháp quyền - Ýthức pháp quyền là sự phản ánh mặt pháp lý trong đờisốngxã hội. Ýthức pháp quyền thể hiện ở hai cấp độ: tâm lý pháp quyền và hệ tư tưởng pháp quyền. + Tâm lý pháp quyền bao gồm những tâm trạng, thói quen, thái độ…diễn ra hàng ngày của một cộng đồng dân cư trước một hệ thống pháp luật nào đó. + Hệ tư tưởng pháp quyền là hệ thống những quan điểm tư tưởng về chế độ dân chủ, về quyền lực nhà nước, về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi, về vai trò của một hệ thống pháp luật nhất định. - Trong xãhội có giai cấp đối kháng thì giai cấp bị trị cũng có ýthức chính trị và ýthức pháp quyền của họ, nhưng ýthức đó không thể biến thành quyền lực chính trị không được thể chế hoá thành luật pháp như của giai cấp thống trị. Do đó, trên con đường đấu tranh của mình giai cấp bị trị thường phản kháng lại pháp luât của giai câp thống trị và đặt ra vấn đề giành quyền lực khi có điều kiện. - Ýthức pháp quyền của giai cấp công nhân không những phản ánh và đại biểu cho lợi ích của giai cấp mình mà còn phản ánh và đại biểu cho lợi ích của đại bộ phận quần chúng nhân dân, của cả một dân tộc. Do đó, trong cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp công nhân, thông qua Đảng cộng sản có thể lôi kéo đông đảo quần chúng tư giác theo mình để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại chưa từng có trong lịch sử. - Trong công cuộc đổi mới của nước ta, vấn đề đổi mới hệ thống chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng. Đổi mới hệ thống chính trị bao gồm: + Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới bộ máy quyền lực Nhà nước, đổi mới cơ chế và phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đổi mới hệ thống dân chủ xã hội. + Tiếp theo đó là đổi mới hệ thống pháp luật nhằm biến ýthức chính trị của Đảng ta (cũng như ýthứccủa nhân dân ta) thành quyền lực chính trị dưới hình thức pháp luật. Do đó, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòihỏi phải có sự thống nhất giữa việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng với việc thực hiện pháp luật của Nhà nước. 3. Ýthức đạo đức - Ýthức đạo đức là sự phản ánh đờisống đạo đức củaxãhộiÝthức đạo đức thể hiện ở hai cấp độ: tâm lý đạo đức và hệ tư tưởng đạo đức. + Tâm lý đạo đức phản ánh những hiện tượng đạo đức thường ngày như: tâm trạng, tình cảm, thái độ đạo đức của các tầng lớp xã hội. + Hệ tư tưởng đạo đức là hệ thống những quan điểm tư tưởng về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, về các hiện tượng đạo đức như: thiện ác, lẽ sống, hạnh phúc, lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm…Những quan điểm đạo đức này thường được hệ thống hoá trong những học thuyết đạo đức, dưới dạng các khái niệm đạo đức học. - Cùng với ýthức pháp quyền và hệ thống pháp luật, ýthức đạo đức cũng có vai trò điều chỉnh hành vi củaconngười trong xãhội bằng những chuẩn mực, quy tắc. Song phương thức điều chỉnh có khác nhau: + Ýthức pháp quyền thông qua pháp luật điều chỉnh hành vi conngười bằng quyền lực, bằng cưỡng chế của Nhà nước. + Ýthức đạo đức điều chỉnh hành vi bằng sức mạnh của dư luận xã hội, bằng áp lực xãhội ( khen, chê, đồng ntình, phản đối…). Vì vậy, một số tác giả phương Tây cho rằng: “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa”. - Trong xãhội có giai cấp thì ýthức đạo đức mang tính giai cấp, do đó có những quan niệm, thái độ và hành vi đạo đức khác nhau, đối lập nhau. Những giai cấp thống trị xãhội dựa trên chế độ tư hữu về TLSX, bóc lột và áp bức (chủ nô, quý tộc, tư sản) thì nền đạo đức của họ lấy chủ nghĩa cá nhân làm nền tảng. Những giai cấp bị trị thì phản kháng lại những quan niệm đạo đức đó và thường có những quan niệm và chuẩn mực đạo đức đối lập lại. - Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền đạo đức mới xãhội chủ nghĩa với những đặc trưng: “chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa tập thể”, “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đồng thời, phát huy những tinh hoa của đạo đức truyền thống được chung đúc ở đạo đức Hồ Chí Minh: đoàn kết, tình thương, trách nhiệm, yêu lao động, yêu nước, yêu lẽ phải và ghét sự giả dối, sự tàn nhẫn, độc ác, vô trách nhiệm với đồng loại. - Trên cơ sở nâng cao đạo đức công dân nói chung, đại hội X đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức người cán bộ “Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng, có ýthức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân”. 4. Ýthức khoa học - Ýthức khoa học là một trong những hình thái ýthứcxãhội đặc biệt. Nó phản ánh bản chất và tính quy luật của thế giới khách quan bằng những khái niệm, phạm trù lý luận. Nhưng trước khi đạt được trình độ đó thì ýthức khoa học của loài người thường tồn tại dưới dạng kinh nghiệm: phải làm thế này, thế kia nhưng không hiểu vì sao phải làm như vậy. Chẳng hạn: người nông dân rất thành thạo và dày kinh nghiệm về đoán thời tiết, mùa vụ, về phân loại đất đai để cấy trồng…nhưng không giải thích được về mặt lý luận những lý kinh nghiệm đó. - Do sự thôi thúccủa cuộc sống, do đòihỏi với cuộc đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và do cuộc đấu tranh với các thế lực xãhội lỗi thưòi, phản động mà tri thức khoa học củaconngười không ngừng phát triển. Ngày nay, khoa học đã và đang có những khuynh hướng mới như vừa phân ngành sâu, vừa tích hợp mạnh, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp…do đó, ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học rất tương đối, giữa chúng có sự xâm nhập vào nhau. Trong xu hướng ấy, chủ nghĩa Mác – Lênin tỏ ra là đỉnh cao về tri thức khoa học cách mạng của loài người hiện nay. 5. Ýthức tôn giáo - Đối lập với ýthức khoa học, ýthức tôn giáo phản ánh “lộn ngược” tồn tại xãhội tức là phản ánh sai lầm, xuyên tạc hiện thực, dẫn conngười đến lòng tin ảo tưởng vào các lực lượng siêu nhiên như chúa, thượng đế, thần thánh… - Ýthức tôn giáo không làm cho conngười tin vào bản thân mà “đánh mất” bản thân, không làm cho conngười làm chủ tự nhiên, xãhội và bản thân mà làm cho conngười “vui vẻ” chấp nhận thụ động hiện thực khách quan phi nhân tích, hướng tới hạnh phúc ảo ảnh bằng cách giải thoát khỏi hiện thực đó. - Khi có những lực lượng xãhội lợi dụng tính chất “thuốc phiện” của tôn giáo thì tình hình tôn giáo nói chung và ýthức tôn giáo nói riêng càng nặng nề thêm. Khi đó lòng tin mù quáng vào những ảo tưởng siêu tự nhiên càng phát triển cực đoan hơn, tôn giáo ngày càng đi vào khuynh hướng làm tha hoá bản tínhcon người. - Tuy nhiên, ýthức tôn giáo có nguồn gốc sâu xa từ nhận thức, từ những điều kiện sốngcủaxã hội, từ tâm linh củaconngười và trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần, do đó, nó tồn tại rất lâu dài với con người. Ýthức tôn giáo chỉ giảm đi tính cực đoan, chỉ phai nhạt trong tâm thứccủaconngười khi quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội về mọi mặt, làm cho xãhội mới thật sự là một “thiên đàng” trên trái đất, trong hiện thực chứ không phải ở thế giới bên kia, phi hiện thực. - Quán triệt tinhthần đó, Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, không bao giờ cưỡng bức conngười từ bỏ ýthức tôn giáo, không bao giờ “tuyên chiến” với tôn giáo, không bao giờ truy bức tự do tín ngưỡng của mọi người. Trái lại, Đảng luôn kêu gọi và có chính sách cụ thể để toàn dân đoàn kết, lương giáo đoàn kết nhằm xây dựng đất nước theo hướng “dân giầu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội X nhấn mạnh: “…Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”. ------------------------o0o----------------------- . xã hội Đời sống xã hội gồm hai lĩnh vực: đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý. Ý THỨC XÃ HỘI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI (4 Tiết ) I. NỘI DUNG, BẢN CHẤT VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI 1. Ý thức xã hội là sự