CHÍNH SÁCHĐỐINGOẠICỦAĐẢNGVÀNHÀNƯỚCTA ( 3 Tiết ) I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNHSÁCHĐỐINGOẠICỦAĐẢNGVÀNHÀNƯỚCTA 1. Thực hiện chínhsáchđốingoại là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia vàcủa cách mạng Việt Nam - Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: chínhsáchđốingoại là sự tiếp nối chínhsáchđối nội, là bộ phận quan trọng trong đường lối chính trị vàchínhsáchcủa mọi quốc gia, dân tộc. Mọi quốc gia tất yếu phải thực hiện chínhsáchđốingoại để tập hợp lực lượng quốc tế, tranh thủ những điều kiện thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài nhằm xây dựng thực lực của mình và góp phần giải quyết những vấn đề chung trong quan hệ quốc tế. - Trong quá trình lãnh đạo, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các ĐCS vànhànước XHCN luôn quan tâm xây dựng và thực hiện đường lối đốingoại nhân đạo, hòa bình. Đoàn kết vô sản với tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội và con người là yêu cầu khách quan của cuộc cách mạng XHCN. - Chủ tịch HCM đã xây dựng mối quan hệ quốc tế kiểu mới là phối hợp và gắn bó khăng khít giữa các dân tộc thuộc địa với vô sản ở chính quốc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Từ khi thành lập, cương lĩnh chính trị đầu tiên củaĐảng (3/2/1930) đã khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Trong bản tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố Việt Nam muốn hòa bình và là bạn với tất cả các nước dân chủ. - Từ sau cách mạng tháng tám 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảngta đã thực thi chínhsáchđốingoại mở cửa, hợp tác với các nước dân chủ, giữ vững độc lập tự chủ, hòa bình để xây dựng lực lượng, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). - Trong thời kỳ 1954 – 1975, truyền thống ngoại giao VN được ĐảngvàNhànướcta kế thừa và nâng lên ở đỉnh cao mới, góp phần làm nên thắng lợi có ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc – giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. - Từ sau đại hội VI (12- 1986), Đảngta đã đề ra và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có việc mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại. 2) Mở rộng quan hệ đốingoại là xu thế của thời đại và yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay - Cách mạng nướcta là một bộ phận của cách mạng thế giới nên vận động trong bối cảnh chung của thời đại, hiện nay hoà bình, hợp tác và phát triển trên thế giới đang là xu thế lớn; kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển; khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn; toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng gây khó khăn, thách thức lớn cho các nước nghèo, đang phát triển. - Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo chạy đua vũ trang, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biên giới .tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc diễn ra .đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế cần phối hợp giải quyết. - Trong khu vực châu Á- TBD và ĐNA, xu thế hoà bình hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định . - Thành tựu trong công tác đốingoạicủa Đảng, Nhànước trong thời gian qua là đã góp phần giữ vững hoà bình, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. VN mở rộng quan hệ đốingoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia; xác lập được quan hệ ổn định với các nước lớn; giải quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ với một số quốc gia; chủ động tham gia các diễn đàn thế giới; tổ chức nhiều hội nghị quốc tế và khu vực; hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế đốingoại có bước tiến mới rất quan trọng. - Đến nay VN đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước trong số hơn 200 nướcvà lãnh thổ trên thế giới, chúng ta đã thực hiện tốt cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), ký hiệp định thương mại VN- Hoa Kỳ, gia nhập WTO, xuất khẩu nhập khẩu tăng nhanh. - Tuy nhiên, khó khăn của chúng ta là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong môi trường cạnh tranh kinh tế quốc tế rất quyết liệt. Chúng ta còn chậm đổi mới tư duy trên một số vấn đê quốc tế vàđối ngoại; hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đốingoại còn nhiều hạn chế. - Bài học lớn củaĐảngta trong quá trình lãnh đạo cách mạng và công cuộc đổi mới là luôn luôn kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn là yêu cầu khác quan và bức thiết của cách mạng nước ta. II. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỐI NGOẠICỦAĐẢNGVÀNHÀNƯỚCTA 1. Mục tiêu và nhiệm vụ chung của công tác đốingoạiChínhsáchđốingoại gắn liền với chínhsáchđối nội, nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế. Mục tiêu chính sáchđốingoạicủaĐảngvàNhànướcta nhằm thực hiện mục tiêu chung là xây dựng đất nước VN dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ĐảngvàNhànướcta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đốingoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chínhsáchđốingoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. a) Giữ vững môi trường hoà bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, CNH-HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong quá trình đổi mới, Đảngta chủ trương tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế củanước ta, lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, giải phóng và phát triển không ngừng LLSX, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chínhsách phát triển. b) Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoµ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội là nguyện vọng, là mục tiêu đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Trung thành với nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảngta luôn quan tâm xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng VN với cách mạng thế giới. c) Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một yêu cầu khách quan của nhiều nước hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, của kinh tế tri thức. Tham gia hội nhập kinh tế là chấp nhận sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu và chấp nhận quy định chung trong quan hệ quốc tế. - Phát huy tối đa nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế là điều kiện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. - Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đảm bảo lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút mạnh nguồn vốn quốc tế. - Đảngta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất nhưng theo lộ trình phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Các nguyên tắc trong quan hệ đốingoại hiện nay a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực Đây là nguyên tắc cơ bản, là quan điểm nhất quán trong quan hệ đốingoạicủa Đảng, Nhànướctavà phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế. b) Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình Đây là nguyện vọng chung của nhân dân tát cả các nước, là yêu cầu bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới và là một nguyên tắc chỉ đạo hoạt động đốingoạicủa Đảng, Nhànước ta. c) Tôn trọng lẫn nhau bình đẳng cùng có lợi Thực hiện quyền bình đẳngchính là bảo đảm quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc và phát triển của mỗi dân tộc; khẳng định sự tôn trọng lẫn nhau, thực hiện quyền bình đẳng thể hiện tư thế và vị trí chínhđángcủa VN trong quan hệ quốc tế. III. CHỦ TRƯƠNG VÀCHÍNHSÁCHĐỐINGOẠI CỤ THỂ: 1. Củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới - Hiện nay Đảngta có quan hệ với gần 200 ĐCS và công nhân, đảng cánh tả, phong trào giải phóng và độc lập dân tộc. - Chủ trương củata là luôn ủng hộ, đoàn kết hợp tác, tôn trọng độc lập tự chủ, đường lối và quan điểm của các đảng trên, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa nướcta với quốc gia vàchính phủ hiện đang là lực lượng đối lập của họ. 2. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền - Các Đảng cầm quyền hiện nay đều có tiếng nói và thế mạnh nhất định về chính trị, kinh tế và kinh nghiệm quản lý đất nước. - Việc thiết lập quan hệ với các Đảng cầm quyền thể hiện chínhsáchđốingoại rộng mở của chúng ta, thúc đẩy thêm quan hệ mới với các chính phủ nước đó, tạo điều kiện để ĐảngvàNhànướcta trao đổi kinh nghiệm cầm quyền, hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ . - Chủ trương củata là tôn trọng độc lập và tự chủ, đường lối và quan điểm của các đảng đó, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tìm ra tiếng nói chung và có giải pháp hiệu quả trong việc mở rộng quan hệ hợp tác. 3. Phát triển công tác đốingoại nhân dân theo phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả” Ngoại giao nhân dân có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực, trí tuệ khoa học, vốn đầu tư xây dựng đất nước, thúc đẩy giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa VN và các nước. - Hiện nay có gần ba triệu người VN định cư ở 80 nướcvà lãnh thổ trên thế giới, chủ trương củata là tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới theo phương châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. 4. Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người - Hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, đảngta luôn xác định con người là vốn quý nhất, chăm lo tới hạnh phúc của con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Để phát huy quyền con người, ĐảngvàNhànướcta chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với mọi chủ trương chínhsáchcủa mình - Việt Nam sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. 5. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đốingoại - Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch. - Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm - Đẩy mạnh xuất nhập khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu. - Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. IV. NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CÔNG TÁC ĐỐINGOẠI 1. Đẩy mạnh công tác văn hoá thông tin đối ngoại, tăng cường sự hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước Chúng ta đẩy mạnh công tác này để khắc phục sự yếu kém, bị động và phân tán của thông tin đối ngoại, nắm bắt chính xác, chủ động có những chủ trương đốingoại thích hợp, tránh bị động, bất ngờ. Qua đó thúc đẩy sự hiểu biết giữa nhân dân tavà nhân dân thế giới, đấu tranh kịp thời với các luận điệu xuyên tạc và thù địch trước dư luận quốc tế. 2. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. - Đội ngũ cán bộ làm công tác đốingoại là những người đại diện cho văn hoá, trí tuệ, bản lĩnh và tình cảm của nhân dân VN với nhân dân thế giới, góp phần nâng cao uy tín vị thế và bảo đảm lợi ích của VN trong quan hệ quốc tế nên cần được đào tạo bài bản, vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ, năng lực, nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt. - Quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ này về đường lối, chính sách, đốingoạicủaĐảngvàNhà nước, giáo dục ý thức tự hào dân tộc, lòng trung thành với lợi ích quốc gia, với Đảng, với chế độ XHCN . 3. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đốingoại với sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học Công tác này đòi hỏi sự chính xác và có độ tin cậy cao, bởi vậy các tổ chức Đảng cần quan tâm lãnh ®¹o tổ chức chặt chẽ; Nhànước có cơ chế, chínhsách động viên sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trong nướcvà quốc tế. 4. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung củaNhànướcđối với các hoạt động đối ngoại Đường lối đốingoại mở rộng và chủ động hội nhập quốc tế củaĐảng được xây dựng và phát triển trên cơ sở nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM; kế thừa truyền thống đoàn kết, yêu hoà bình của dân tộc và kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với thực tiễn VN và xu thế phát triển của thời đại và tình hình thế giới. . CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ( 3 Tiết ) I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA 1. Thực hiện chính sách đối. chung của công tác đối ngoại Chính sách đối ngoại gắn liền với chính sách đối nội, nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế. Mục tiêu chính sách đối ngoại của Đảng