Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
52,55 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀCƠCẤUTỔCHỨCBỘMÁYQUẢNLÝTRONGDOANHNGHIỆP 1.1. Thực chất của cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. QuảnlýQuảnlý là một phạm trù có liên quan mật thiết với hợp tác lao động. Mác cho rằng, quảnlý xuất hiện như là một kết quả tất nhiên của sự chuyển nhiều lao động tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động xã hội, có nghĩa là lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn đều có sự chỉ đạo để điều hoà một vấn đề, các hoạt động cá nhân, các mục đích cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa vận động của cơ chế sản xuất với những vận động cá nhân hợp thành cơ chế sản xuất đó. Quảnlý được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự tác động cótổ chức, có mục đích của chủ thể quảnlý lên đối tượng quảnlý nhằm duy trì tính trội của hệ thống, nhằm đưa hệ thống tới mục tiêu tốt nhất trong điều kiện môi trường biến động. Bất kỳ tổ chức, đơn vị kinh doanh nào, hệ thống quảnlý cũng bao gồm hai phân hệ: Chủ thể quảnlý và đối tượng hay còn gọi là bộ phận quảnlý và bộ phận bị quản lý.Trong hệ thống này, giữa hai bộ phận có mối quan hệ qua lại gọi là mối quan hệ quản lý. Bộ phận quảnlý bao gồm các chức năng quản lý; đội ngũ cán bộquản lý, bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc, trưởng và phó các phòng ban, bộ phận;hệ thống các mối quan hệ quản lý,các phương tiện vật chất kỹ thuật để thực hiện trong quá trình quản lý, hệ thống các phương pháp quản lý. Bộ phận bị quảnlý bao gồm hệ thống các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, hệ thống máy móc thiết bị, các phương pháp công nghệ. Hai bộ phận này cóquan hệ qua lại mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ sau: 1 1 Như vậy chủ thể quảnlý trên cơ sở mục tiêu đã xác định, tác động lên đối tượng quảnlý bằng những quyết định của mình và thông qua hành vi của đối tượng quản lý, chủ thể quảnlýcó thể điều chỉnh các quyết định đưa ra. Thông qua mối liên hệ trên, chúng ta thấy rằng, muốn quảnlý hiệu quả cần phải cóbộmáyquảnlý hoàn thiện. 1.1.1.2. BộmáyquảnlýBộmáyquảnlý là một hệ thống liên kết các bộ phận, phòng ban cóchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định trongdoanhnghiệp nhằm hoàn thành các mục tiêu, mục đích một cách có hiệu quả, góp phần làm cho doanhnghiệp chủ động, linh hoạt, thích ứng với sự biến động không ngừng của cơ chế thị trường. 1.1.1.3. CơcấutổchứcbộmáyquảnlýCơcấutổchứcbộmáyquảnlý là tổng hợp các bộ phận, các đơn vị, cá nhân khác nhau có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo những chức năng quản trị và mục đích chung đã được xác định của doanh nghiệp. Việc tạo lập cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp cho phép chúng ta tổchức sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực. Nó cũng cho phép chúng ta xác định rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể và những trách nhiệm gắn liền với các cá nhân, các bộ phận của cơ cấu. Nó trợ giúp cho việc ra quyết định hiệu quả thông qua các thông tin rõ ràng, chính xác. Đồng thời, nó cũng giúp ta xác định cơcấu quyền lực của tổ chức. Cấu thành nên cơcấutổchứcbộmáy phải là các bộ phận chuyên môn có trình độ, được sắp xếp theo một thứ tự cấp bậc nhất định. Nói tóm lại, tổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp là nhằm đảm bảo sự vận hành của bộmáyquảnlý và không tách rời mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Thực chất của quảnlýdoanhnghiệp là quảnlý con người, yếu tốcơ bản của lực lượng sản xuất, thông qua đó sử dụng hợp lý các tiềm năng, cơ hội của doanh 2 2 nghiệp vì con người được xem là nguồn lực của mọi nguồn lực. Quảnlý là nhân tố hết sức quantrọng để nâng cao năng suất lao động, tăn hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. Mục đích của cơcấutổchức là nhằm lập ra một hệ thống chính thức gồm các vai trò, nhiệm vụ mà con người có thể thực hiện sao cho có sự cộng tác thống nhất để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.1.4. Chức năng quảnlýChức năng quảnlý là loại hoạt động riêng biệt của lao động quản lý, thể hiện những phương hướng tác động của chủ thể quảnlý lên đối tượng quản lý. Việc xác định đúng đắn chức năng quảnlý là tiền đề cần thiết, khách quan để có thể quảnlýdoanhnghiệp theo hướng chuyên, tinh, gọn, nhẹ và có hiệu lực. Có hai cách phân loại chức năng quản lý: Một là: phân loại theo nội dung và quá trình quảnlý Theo chuyên gia nổi tiếng vềquản trị doanhnghiệp H.Fayd, quảnlýcó thể bao gồm các chức năng chủ yếu sau: - Chức năng dự báo: Nhằm lựa chọn chiến lược dài hạn, trả lời được ba câu hỏi cơ bản của doanh nghiệp: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? - Chức năng tổ chức: Nhằm sắp xếp, bố trí tận dụng mọi nguồn lực trong nội bộ, thực hiện bổ nhiệm các chức vụ quản lý. - Chức năng phối hợp: Nhằm đảm bảo kết hợp các mặt hoạt động tạo sự hài hoà, cân đối tối ưu trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Chức năng chỉ huy: Nhằm thúc đẩy bộmáy hoạt động nhịp nhàng, đúng hướng, giải quyết các khó khăn vướng mắc một cách dễ dàng - Chức năng kiểm tra: Nhằm xem xét lại các chỉ thị, mệnh lệnh mà ban lãnh đạo doanhnghiệp đã ban hành, phân tích sự ăn khớp giữa thực tiễn hoạt động với chương trình, mục tiêu đã đề ra. 3 3 Hai là: Phân loại theo mối quan hệ trực tiếp giữa các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh( thường áp dụng cho các doanhnghiệp công nghiệp). Cách này gồm các chức năng sau: - Chức năng kỹ thuật - Chức năng thương mại - Chức năng kế hoạch hoá - Chức năng hạch toán - Chức năng tài chính - Chức năng kiểm tra và phân tích - Chức năng nhân sự - Chức năng an ninh, bảo vệ - Chức năng hành chính, pháp chế - Chức năng tổchức đời sống tập thể và hoạt động xã hội. Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, cả hai cách phân loại trên đều được kết hợp thực hiện. 1.1.2. Những yêu cầu, nguyên tắc đối với việc hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp Xây dựng và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlýtrongdoanhnghiệp là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi mỗi doanhnghiệp phải đạt được. Cơcấutổchứcbộmáyquảnlý được hình thành từ những mục tiêu, mục đích mà doanhnghiệp đã chọn, nó góp phần quantrọng làm cho doanhnghiệp linh động, sáng tạo, chủ động thích ứng với sự biến động của cơ chế thị trường. Vì vậy, cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp là một công cụ chứ không phải mục đích trongquản lý. Nền kinh tế hiện nay đòi hỏi việc hoàn thiện bộmáyquảnlý phải hợp lý, phù hợp với từng doanh nghiệp. 1.1.2.1.Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlý 4 4 Cơcấutổchứcbộmáyquảnlý là hạt nhân trung tâm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlý phải bảo đảm những yêu cầu sau: - Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản trị đều thiết lập những mối quan hệ hợp lý với số lượng cấp quảnlý ít nhất không thừa, không thiếu, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, đảm bảo thông tin thông suốt, không bị sai lệch trong việc ra quyết định để bộmáyquản trị luôn đi sát phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và phát triển. - Tính linh hoạt: Cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp phải có khả năng thích ứng với mọi tình huống, mọi sự biến động, mọi hoàn cảnh nhằm đáp ứng một cách mau lẹ, kịp thời trong công tác quảnlý của doanhnghiệp cũng như cơcấutổchứcbộmáycó khả năng sáng tạo, chủ động, linh hoạt, thích ứng với những sự biến động của thị trường. - Tính tin cậy: Cơcấutổchứcbộmáyquảnlý phải đảm bảo các thông tin được doanhnghiệp sử dụng là chính xác, đạt hiệu quả. Nhờ đó mà sự phối hợp hoạt động nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận trong việc sản xuất trong việc sản xuất kinh doanh được nâng cao. Muốn vậy, cơcấutổchứcbộmáy phải được cấu thành bởi những người có năng lực và phẩm chất tốt. - Tính kinh tế: Cơcấutổchứcbộmáyquảnlý phải sử dụng chi phí quản trị sao cho đạt hiêu quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất có thể. Tiêu chuẩn để xem xét yêu cầu này là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả thu về. - Phải bảo đảm chế độ một thủ trưởng: 5 5 Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính tập trung dân chủ trongdoanh nghiệp. Thực chất của chế độ một thủ trưởng là quyền quyết định thuộc về một người. Người đó có nhiệm vụ quảnlý toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị mình, được trao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình. 1.1.2.2. Những nguyên tắc đối với việc hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệpTrong những năm vừa qua, Nhà nước ta luôn coi trọng việc hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp và luôn coi đây là một trong những nội dung chủ yếu của đổi mới trongdoanh nghiệp. - Xây dựng cơcấutổchứcbộmáy phải xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu của doanhnghiệp theo hướng phát triển. Bởi vậy, việc tiến hành tập hợp đầy đủ thông tin để xác định cơcấutổchức là rất quan trọng. Một cơcấu hình thành phải thoả mãn và đáp ứng được việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, có khả năng biến nó thành hiện thực và yêu cầucó hiệu quả cao nhất. - Từ công việc, nhiệm vụ để biến thành tổ chức, hình thành bộmáy và lựa chọn con người. Sự xuất hiện của tổchứcbộmáy hay bố trí con người cụ thể trong hệ thống quản trị là do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất đặt ra. Sự cần thiết của nó chính là ở chỗ phải đảm nhận những chức năng do quá trình sản xuất kinh doanh quy định. Việc xây dựng tổchức và hệ thống tổchức phải đi liền với việc xây dựng trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và lề lối phối hợp hoạt động đảm bảo cho sự chỉ đạo thống nhất, thông suốt và mau lẹ. Muốn vậy, các hoạt động và mối quan hệ trong hoạt động của cả hệ thống tổchức phải được quy định bằng văn bản dưới dạng điều lệ, nội quy, quy chế… 6 6 Trong phạm vi từng doanh nghiệp, việc tổchứccơcấutổchứcbộmáyquảnlý phải thoả mãn việc đảm bảo nguyên tắc chế độ một thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân, trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ, quyền quyết định toàn diện về các mặt liên quan đến doanhnghiệp và từng bộ phận phòng ban được giao cho một người. Ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc trên cơcấutổchứcbộmáyquảnlý phải phù hợp với quy mô sản xuất thích ứng với đặc thù kỹ thuật của doanh nghiệp, phải chuyên sâu, tinh gọn và rõ ràng. Đồng thời phải hoàn thành đầy đủ mọi chức năng quản lý, đảm bảo mọi quyết định của bộmáyquảnlý được đưa ra nhanh nhất, khoa học nhất, sát với thực tiễn, đáp ứng được nhiệm vụ và mục tiêu của doanhnghiệp theo hướng phát triển. 1.1.3. Các mối liên hệ trongcơcấutổchứcbộmáydoanhnghiệp Một vấn đề quantrọngtrong xây dựng cơcấutổchứcbộmáyquảnlý là xác định một cách đúng đắn và rõ ràng các loại liên hệ giữa các bộ phận, các cấp, các nhân viên quảnlý và doanh nghiệp. Nhìn chung, trong thực tế, một tổchức thường có ba loại liên hệ đó là: - Liên hệ trực thuộc: là loại liên hệ giữa thủ trưởng với cán bộ nhân viên trongbộ phận; giữa cán bộcó vị trí chỉ huy trực tuyến cấp trên và cấp dưới. - Liên hệ chức năng: là loại liên hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau trong quá trình chuẩn bị quyết định cho thủ trưởng hoặc giữa các bộ phận chức năng cấp trên với cán bộ nhân viên chức năng cấp dưới nhằm hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ. - Liên hệ tư vấn: là loại liên hệ giữa cơquan lãnh đạo chung , giữa cán bộ chỉ huy trực tuyến với các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, pháp chế với các hội đồng được tổchức theo từng loại công việc. Trên cơ sơ xác định đúng đắn, hợp lý những loại liên hệ nói trên, mỗi bộ phận, cá nhân trongcơcấutổchứcquảnlý nhận rõ nhiệm vụ, vị trí của mình. 7 7 1.2.Các kiểu cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp 1.2.1. Các kiểu cơcấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệpCơcấucơ bản của một tổchức , doanhnghiệp tuỳ thuộc vào quy mô của Công ty, của ngành nghề và tính phức tạp của những vấn đề gặp phải. Hình thức chung nhất của cơcấutổchức là tuyến và biên chế nhưng có một số dạng khác nhau của hình thức cơ bản này. 1.2.1.1. Cơcấu trực tuyến( đường thẳng) Đây là cơcấutổchức đơn giản nhất, trong đó có một cấp trên và một cấp dưới chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của đơn vị dựa trên nguyên tắc thống nhất chỉ huy, người thừa hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh từ người phụ trách là cấp trên trực tiếp và đó cũng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về cấp dưới của mình. Toàn bộ những vấn đề được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng, cấp lãnh đạo doanhnghiệp trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cơcấutổchức trực tuyến thường được áp dụng trong những doanhnghiệp nhỏ, sản phẩm không phức tạp, tính sản xuất liên tục. Loại cơcấu này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Lãnh đạo doanhnghiệp X. Cơ khí lớn Phôi mẫu Người lãnh đạo tuyến Người lãnh đạo tuyến n Đơn vị 1 Đơn vị 2 Đơn vị 3 ………… …… 8 8 - Đặc điểm: Người lãnh đạo trongdoanhnghiệp thực hiện tất cả các chức năng quản trị, quản lý, mối liên hệ trongcơcấutổchứcbộmáyquảnlý giữa các thành viên được liên hệ theo đường thẳng, người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp mà thôi. - Ưu điểm: + Đơn giản, rõ ràng do thống nhất chỉ huy, dễ thực hiện chế độ một thủ trưởng, mệnh lệnh thi hành nhanh. + Tách biệt rõ ràng các trách nhiệm, tăng cường được trách nhiệm cá nhân. + Giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn do cấp dưới chịu mệnh lệnh đồng thời của các cấp trên và ngược lại, mà ở đây,các cấp dưới chịu mệnh lệnh của cùng một cấp trên. - Nhược điểm: + Ngăn cách và thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận. + Thiếu sự linh hoạt sáng tạo do việc báo cáo thông tin phải đi qua đường vòng kênh đã quy định, làm cho những quyết định đưa ra không kịp thời, dễ làm mất cơ hội. + Không tận dụng được tài năng của những người dưới quyền do sử dụng hạn chế số lượng cán bộquản lý. 9 9 + Tình trạng quá tải đối với cấp quản lý, đòi hỏi phải có năng lực sáng tạo, có kiến thức toàn diện tổng hợp để thực hiện tốt các chức năng quảnlý của mình. + Dễ làm xuất hiện các nguy cơ của sự quan liêu. Do những đặc điểm trên mà kiểu cơcấu này chỉ thích hợp với những công ty thương mại. 1.2.1.2. Cơcấuchức năng( song trùng lãnh đạo) Kiểu cơcấu này cho phép cán bộ phụ trách các phòng chức năng có quyền ra mệnh lệnh về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất dựa trên chuyên môn hoá theo chức năng công việc. - Đặc điểm: Với cơcấu này, nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo chuyên môn hoá, chỉ đảm nhiệm thực hiện một chức năng nhất định. Những người thuộc cấp dưới nhận mệnh lệnh không chỉ từ lãnh đạo doanhnghiệp mà còn từ lãnh đạo các chức năng khác. Loại cơcấu này được thể hiện dưới dạng sơ đồ sau: Người lãnh đạo doanhnghiệp Người lãnh đạo chức năng 1 Người lãnh đạo chức năng 2 Bộ phận sản xuất 2 Bộ phận sản xuất 1 Bộ phận sản xuất n 10 10 [...]... tới đội ngũ quảnlý nhưng lại có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển cơcấutổchứcdoanhnghiệp 1.3 Phương hướng - biện pháp cơ bản nhằm củng cố và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlýtrong các doanhnghiệp nước ta hiện nay 1.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệpCơcấutổchứcbộmáyquảnlý là một công cụ quantrọngtrongdoanh nghiệp, mục... 1.3.2.Những phương pháp hình thành cơcấutổchứcbộmáyquảnlý 22 22 Xác định việc phân bố đúng đắn chức năng quản trị, yêu cầu và nguyên tắc cũng như nắm vững kiến thức về các kiểu cơcấutổchứcbộmáyquảnlý là tiền đề quantrọngtrong việc xây dựng và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlý hiện có cũng như hình thành cơcấutổchứcbộmáyquảnlý mới cho doanhnghiệp Sự tuỳ tiện hình thành, xoá... đắn, hợp lý các loại liên hệ giúp cho cơcấutổchứcbộmáyquảnlý phát huy được hết tác dụng trong sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệptrongcơ chế thị trường với sự biến động không ngừng Đó là các bộ phận, cá nhân trongcơcấutổchứcbộmáyquảnlý doanhnghiệp nhận rõ vị trí của mình cũng như công việc, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mình Từ đó làm cho cơcấutổchứcbộmáyquảnlý năng... 27 27 Nhìn chung ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlý nhưng vẫn đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện nội dungnày để nắm bắt kịp với yêu cầu của nền kinh tế thời đại 1.3.4 Phương hướng chính xây dựng và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlý ở nước ta 1.3.4.1 Hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlý Phải luôn hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáy theo... doanhnghiệp Qua lýluận và thực tiễn, xây dựng và hoàn thiện cơ cấutổchứcbộmáyquảnlýdoanhnghiệp gồm các phương pháp sau đây: 1.3.2.1 Phương pháp tương tự Đây là phương pháp hình thành cơcấutổchức mới dựa vào việc kế thừa những kinh nghiệm, thành công và gạt bỏ những bất hợp lýtrongcơcấutổchứcbộmáyquảnlý đã có từ trước Những cơcấutổchứccó trước này có những yếu tố tương tự với cơ. .. tích cực và tiêu cực đến sự hoạt động của cơcấutổchứcbộmáyquảnlý + Tổng hợp đánh gía một cách khoa học giữa mặt hợp lý và mặt chưa hợp lý của cơcấutổchứcbộmáyquảnlý mới Cơcấu mới phải có tính tối ưu hơn cơcấu trước và phải tuân thủ nghiêm ngặt những vấn đề cơ bản như yêu cầu, nguyên tắc và dựa trên các yếu tốcơ bản của các cơcấutổchứcbộmáy đã có Đó là: Thực hiện nghiêm ngặt chế... hợp với doanhnghiệp mình 1.3.2.3 Phương pháp dựa trên mối liên hệ trongcơcấutổchứcbộmáy Đây là vấn đề quantrọngtrong việc xây dựng và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquản lý, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanhnghiệpTrongcơcấutổchứcbộmáycó các mối liên hệ sau: - Liên hệ trực tuyến: Là liên hệ giữa thủ trưởng và cán bộ nhân viên trong các bộ phận, giữa cán bộ cấp... những doanh nghiệp, công ty thành công vì họ cócơcấutổchứcbộmáy phù hợp, thích ứng, linh hoạt, chủ động với mọi sự biến động của thị trường Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều công ty, vì mang nặng cơ chế quảnlý cũ, cơcấutổchứcbộmáy cứng nhắc không còn phù hợp hoặc có sự đổi mới vềcơcấutổchức nhưng không mang tính phù hợp hoặc có sự đổi mới vềcơcấutổchứcbộmáyquảnlý nhưng không... gay gắt giữa các doanhnghiệp thì việc xây dựng và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlýtrongdoanhnghiệp nhằm thích ứng với sự biến động của thị trường và nội bộdoanhnghiệp là một xu hướng tất yếu khách quan Đối với người quảnlýdoanh nghiệp, muốn hoạt động sản xuất kinh doanhcó hiệu quả thì yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được cơcấutổchứcdoanhnghiệp hoạt động như một cơ thể sống, hoạt... Trường hợp 2: Với các tổchứcdoanhnghiệp đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện cơcấutổchứcbộmáyquảnlý phải được dựa trên những bước sau: + Bước 1: Dựa vào tài liệu ban đầu, những văn bản, quy định của cơquanquảnlý vĩ mô nhà nước, những quy định mang tính pháp luật để xây dựng nên sơ đồ cơcấutổchứcbộmáyquảnlý tổng quát, xác định đặc trưng cơ bản của kiểu cơcấu này Đây là xây dựng . kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 1.2.1. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Thực chất của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 1.1.1. Khái