Nghiên cứu này nhằm góp phần luận giải một cách khoa học, hoàn chỉnh về giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum trở thành sản phẩm quốc gia, sản phẩm c
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG THỊ UYÊN ANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM
SÂM NGỌC LINH KON TUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Mã số: 60.34 04.10
Đà Nẵng - 2020
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: PGS.TS ĐỖ NGỌC MỸ
Phản biện 1: TS Lê Bảo
Phản biện 2: PGS.TS Lê Quốc Hội
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 03 năm 2020
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha&Grushv, thuộc họ Nhân sâm, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc, củ ngải rơm con, cây thuốc giấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh Đây là loại sâm quý chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam
Được phát hiện vào tháng 3/1973, suốt 46 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất hiện nay Theo các kết quả nghiên cứu sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và
26 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác; sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tốt nhất so với các loại sâm trên thế giới
Do tính đặc hữu và giá trị kinh tế to lớn, hiện nay sâm Ngọc Linh đã được tỉnh Kon Tum xác định là một trong những sản phẩm chủ lực cần được bảo tồn, phát triển Có thể nói danh tiếng sâm Ngọc Linh, trong đó có sâm Ngọc Linh Kon Tum đến nay đã được khẳng định, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến Thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum từng bước được định hình, tuy nhiên, việc quản lý quá trình sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh của tỉnh còn nhiều hạn chế như chưa hình thành và kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi từ đầu vào đến đầu ra; sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum được đưa ra thị trường còn ít, chưa có nhiều sản phẩm chế biến, giá thành còn cao; chỉ có số ít người có điều kiện mới sử dụng được sâm Ngọc Linh Tình trạng sâm Ngọc Linh giả chưa khắc phục triệt
để Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” đã được bảo hộ, nhưng chưa hoàn
Trang 4thiện các công cụ, biện pháp quản lý, sử dụng Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu, bảo vệ và nâng cao chất lượng sản phẩm Công tác marketing sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum còn yếu Những hạn chế trên phần nào làm cho việc xây dựng
và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum thời gian qua còn gặp khó khăn, thiếu tính bền vững
Do vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về thương hiệu sản
phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum” để thực hiện khóa luận văn cao học
Nghiên cứu này nhằm góp phần luận giải một cách khoa học, hoàn chỉnh về giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum trở thành sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực của địa phương
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và và thực tiễn về quản lý nhà nước (QLNN) thương hiệu sâm Ngọc Linh ở Kon Tum
2.2 Mục tiêu nghiên cứu chi tiết
- Khái quát lý luận về Quản lý nhà nước thương hiệu sản phẩm
- Đánh giá thực trạng QLNN về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum
- Đề xuất các giải pháp QLNN về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Tỉnh Kon Tum
Trang 5+ Phạm vi thời gian: dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019 Các giải pháp có hiệu lực đến 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về lĩnh vực kinh tế, dược liệu, nông nghiệp để phân tích, đánh giá công tác quản lý thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh trong quá khứ và hiện tại có mối quan hệ tương quan với nhau tại tỉnh Kon Tum Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Trước khi thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả sẽ xác định, đánh giá những dữ liệu thứ cấp cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài Các loại dữ liệu thứ cấp sẽ được sao chụp, tóm lược và xử lý theo nội dung, yêu cầu của việc sử dụng dữ liệu đó trong đề tài
+ Thực hiện thu thập những vấn đề lý luận đã được rút ra từ các giáo trình, sách chuyên ngành, qua các đề tài nghiên cứu liên quan, báo, tạp chí, internet để làm cơ sở lý luận về quản lý thương hiệu về sâm Ngọc Linh trong đề tài, hay việc đề xuất giải pháp thiết thực Các dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các cơ quan trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum như Sở Khoa học Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; các dữ liệu thứ cấp này được sử dụng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thương hiệu về sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để có dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp: thảo luận tay đôi lấy ý kiến chuyên gia và khảo sát bảng câu
Trang 6hỏi các doanh nghiệp, hộ trồng sâm Ngọc Linh Cụ thể:
* Ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến 10 chuyên gia để có thông tin đánh giá về QLNN về thương hiệu sản phẩm Cụ thể, nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn 4 phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum và sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum; trưởng, phó phòng đăng ký kinh doanh, trưởng các bộ phận có liên quan đến hoạt động thương hiệu sản phẩm – chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh nhằm đánh giá sơ bộ về những tồn tại khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Từ đó làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát các doanh nghiệp, hộ trồng sâm Ngọc Linh
* Điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi 140 doanh nghiệp và hộ trồng sâm trên địa bàn Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung QLNN đối với thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh kết hợp các tiêu chí được xây dựng từ ý kiến chuyên gia Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20
- Phương pháp khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn các giám đốc, trưởng bộ phận , chủ hộ bằng bản câu hỏi chi tiết Bản câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát hoặc thông qua đường dẫn trên mạng internet Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan đến Quản lý nhà nước về thương hiệu – chỉ dẫn địa lý cho 1 sản phẩm nông nghiệp Việc nghiên cứu Đề tài, nhất là phần nghiên cứu tổng quan, sẽ kế thừa, tham khảo một số kết quả nghiên cứu đã được thực
Trang 7hiện về các nội dung có liên quan đến chủ đề này Phương pháp này chủ yếu giải quyết mục tiêu 1 và sử dụng trong chương 1
Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích phân tích thống kê cho phép thu thập các tài liệu, số liệu và xử lý các số liệu thông tin QLNN về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum Từ đó biết được diễn biến, xu thế thay đổi của các hoạt động sử dụng và khai thác thương hiệu này Đặc biệt, qua phân tích theo phương pháp này sẽ cho thấy những thay đổi của đối tượng quản lý – hành vi của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng thương hiệu sâm Ngọc Linh Từ phân tích đó cho phép đánh giá khách quan thực trạng thực hiện các nội dung Quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum Phân tích, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân; từ đó rút ra được các vấn
đề cần đổi mới, cần khắc phục để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nội dung trong công tác quản lý nhà nước đối tượng này Phương pháp này chủ yếu nhằm giải quyết mục tiêu hai và sử dụng trong chương 2
Phân tích dựa trên dựa trên chỉ số Cronbach’s Alpha:
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha nhằm giúp kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố tổng có đáng tin cậy hay không, có tốt không Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho việc mô tả khái niệm cần đo lường Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), thì sẽ loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3; tiêu chuẩn chọn thang
đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6
Trang 8Phân tích so sánh
Phương pháp này sẽ được sử dụng để so sánh một số nội dung trong việc phân tích thực trạng công tác Quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum bằng cách so sánh và tham chiếu các tiêu chuẩn đã có từ lý luận, các quy định trong pháp luật Quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh của Việt Nam và tỉnh với số liệu thực tế của quá trình này hay có thể so sánh giữa các số liệu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự thay đổi cũng như mức biến động Phương pháp này chủ yếu nhằm giải quyết mục tiêu 2 và 3 và sử dụng trong chương 2 và chương 3
+ Dựa trên kết quả phân tích, so sánh các dữ liệu thứ cấp, kết hợp với việc tổng hợp các tài liệu liên quan để làm cơ sở đề xuất những giải pháp thiết thực cho công tác quản lý thương hiệu về sâm Ngọc Linh
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng QLNN về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum như thế nào?
- Các giải pháp nào để QLNN về thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum?
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về QLNN đối với thương hiệu sản phẩm của địa phương để những người nghiên cứu về thương hiệu sản phẩm địa phương có thể thuận tiện trong việc tham khảo và tra cứu
Trang 9quản lý hoạch định chính sách địa phương
- Về mặt đào tạo: giúp tác giả hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học đồng thời cũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy bậc đại học sau đại học với chuyên ngành quản lý kinh tế
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với thương hiệu sản phẩm và đối với sâm đã được các tác giả trên phạm
vi toàn quốc công bố Các nghiên cứu trên khẳng định giá trị của cây sâm về giá trị dinh dưỡng, có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài Kết quả này cho thấy việc cần thiết trong công tác quản lý nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh của địa phương đang là bài toán cần tháo gỡ nhằm định vị thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum Hiện các nghiên cứu về thương hiệu, cụ thể trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thương hiệu sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum không nhiều Do vậy, đề tài này nghiên cứu cách toàn diện và tổng quan thực trạng công tác quản lý nhà nước về thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục đính kèm, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 03 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về thương hiệu Chương 2: Thực trạng QLNN về thương hiệu sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum
Chương 3: Giải pháp QLNN thương hiệu sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum
Trang 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THƯƠNG HIỆU 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM 1.1.1 Một số vấn đề chung về thương hiệu
Thương hiệu là một tập hợp bao gồm các yếu tố bên ngoài (tên gọi, logo, slogan, màu sắc, bao bì, kiểu dáng công nghiệp, nhạc hiệu, mùi…) và các yếu tố bên trong (đặc tính cốt lõi củ sản phẩm đã được người tiêu dùng cảm nhận)
1.1.2 Đặc điểm của thương hiệu
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm
a Khái niệm quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm
Quản lý nhà nước về thương hiệu một sản phẩm hay nói cách khác một thương hiệu được bảo hộ, một chủ quản có tư cách pháp nhân (có thể là một công ty, người sáng chế, tập đoàn, hiệp hội ngành nghề) là phải đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước quản
lý bản quyền thương hiệu, theo nguyên tắc, ai đăng ký trước và nếu không bị tranh tụng, sẽ sở hữu hợp pháp quyền sử dụng thương hiệu
đó
b Vai trò của quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm
1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM
1.2.1 Xây dựng và ban hành văn bản quy định quản lý và sử dụng thương hiệu sản phẩm – chỉ dẫn địa lý
Xây dựng và ban hành văn bản quy định quản lý và sử dụng thương hiệu sản phẩm – chỉ dẫn địa lý là quá trình hình thành và đưa các văn bản này theo các kênh khác nhau tới các đối tượng có liên quan sử dụng và khai thác thương hiệu của các cơ quan quản lý nhà
Trang 11nước
Các tiêu chí đánh giá:
+ Công tác xây dựng văn bản, quy định:
- Sự phù hợp của các văn bản, quy định về thương hiệu sản phẩm gắn với pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Các văn bản rõ ràng và dễ thực thi;
- Quy trình xây dựng văn bản, quy định hợp lý
+ Công tác ban hành văn bản, quy định:
- Các văn bản được phổ biến kịp thời;
- Số lượng các buổi tuyên truyền và hình thức tuyên truyền về quy định quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý;
- Số lượng các chính sách được ban hành hằng năm
- Mức độ phổ biến chính sách đến doanh nghiệp
- Đánh giá quy trình thực thi pháp luật của địa phương có công bằng với tất cả các đơn vị hay không?
- Đánh giá chung của doanh nghiệp về công tác xây dựng và ban hành văn bản, quy định đối với thương hiệu sản phẩm
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương hiệu sản phẩm – chỉ dẫn địa lý
UBND tỉnh là cơ quan chủ trì và trên cơ sở ban hành quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý đã xác định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan Trong đó các cơ quan tham mưu gồm Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông Các cơ quan phối hợp gồm Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Hải quan tỉnh
Các tiêu chí đánh giá:
Trang 12- Các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp tốt tạo điều kiện cho các đối tượng sử dụng thương hiệu hoạt động tốt
- Bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến thương hiệu
- Các quyết định quản lý thương hiệu được thực thi nghiêm ngặt
- Chất lượng đội ngũ cán bộ đảm bảo (cải thiện qua các năm, mức độ hài lòng của doanh nghiệp)
- Thái độ nhân viên trong quá trình triển khai chính sách, văn bản
1.2.3 Các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong khai thác thương hiệu sản phẩm – chỉ dẫn địa lý
Các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong khai thác thương hiệu sản phẩm – chỉ dẫn địa lý là định hướng và các giải pháp của các cơ quan chính quyền nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào kinh doanh khai thác chỉ dẫn địa lý bằng việc cho ra các sản phẩm khác nhau gắn liền với chỉ dẫn địa lý
Tiêu chí đánh giá:
- Số lượng các hoạt động liên quan đến ưu đãi, thu hút đầu tư trong khai thác thương hiệu sản phẩm – chỉ dẫn địa lý
- Số lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư
- Số lượng các nhà đầu tư biết được chính sách
- Số nhà đầu tư đầu tư hoạt động kinh doanh sản phẩm liên quan tới chỉ dẫn địa lý
1.2.4 Cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng hoạt động kinh doanh liên quan tới chỉ dẫn địa lý
Hoạt động này là cụ thể hóa Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật Sở hữu trí tuệ số 2009 của Việt Nam Nội dung của hoạt động
Trang 13này bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL cho sản phẩm liên quan đến nông sản chính trong vùng chỉ dẫn địa lý đối với các tổ chức, cá nhân
có nhu cầu, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cấp quyền sử dụng CDĐL theo quy định của quy chế quản lý và sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước địa phương Đồng thời sẽ từ chối cấp/thu hồi, chấm dứt, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL cho sản phẩm đối với các đối tượng không đủ điều kiện hoặc vi phạm quy định và các quy định pháp luật liên quan
- Các giấy phép giúp cơ sở kinh doanh hiệu quả
- Tỷ lệ hồ sơ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận
- Số đơn vị bị chấm dứt, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL
1.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm quản lý sử dụng thương hiệu
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm quy định quản lý sử dụng thương hiệu là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước về thương hiệu