1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH TM

15 511 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 31,55 KB

Nội dung

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH TM – DV NGUYỄN DANH 1. Thực trạng về tình hình kinh doanh của công ty 1.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua Số lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm qua các năm Mặt hàng Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hàng may mặc Bộ 80614 54134 80395 Hàng tiêu dùng Cái 97529 103723 105250 Nhìn vào bảng trên ta thấy: - Mặt hàng may mặc: số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 đột ngột giảm mạnh, chỉ tiêu thụ được 54134 bộ giảm 26480 so với năm 2008. Sang năm 2010 hàng may mặc lại có số lượng tiêu thụ tăng trở lại so với năm 2009. Qua thông tin mà nhân viên phòng kinh doanh cho biết thì nguyên nhân số lượng sản phẩm giảm đột ngột như vậy là do: + Hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc về, trốn được thuế gía rẻ cho nên tiêu thụ được rất nhiều trên thị trường. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến công ty nói riêng và tất cả các công ty cùng ngành nói chung. + Một số cơ sở trong nước có cùng loại sản phẩm nhưng chất lượng không bằng do tiết kiệm được chi phí (không phải thuê mặt bằng) cho nên cạnh tranh với công ty bằng giá cả và dịch vụ. + Thêm vào đó là các nhà cung cấp sản phẩm gặp khó khăn nên không đáp ứng đủ cho quá trình kinh doanh. + Ngoài ra còn một số nguyên nhân nữa là thị trường luôn luôn biến động về cung cầu mà công ty lại chưa có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Mặt hàng tiêu dùng: số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 so với năm 2008 tăng 6194 cái. Đến năm 2010 tiêu thụ được 105250 cái, tăng 1527 cái so với năm 2009. Có thể nói hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian đầu có sự giảm mạnh. Nhưng đến năm 2010 tình trạng có được cải thiện hơn, do có sự đầu tư hơn cho nên số lượng sản phẩm tiêu thụ đều có sự gia tăng. 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đối với một công ty việc phân tích kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Việc phân tích kết quả kinh doanh giúp công ty xác định được doanh thu, lợi nhuận qua các năm. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp công ty thu được lợi nhuận cao nhất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng đa dạng hóa sản phẩm, Vì lý do đó mà đòi hỏi công ty cũng như các doanh nghiệp khác phải có định hướng phát triển thị trường hợp lý. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 2.320.285.625 3.173.861.689 5.694.586.077 Chi phí 2.243.542.058 3.098.628.623 5.478.012.892 Lợi nhuận 77.716.567 75.233.066 216.573.185 Tình hình kinh doanh của công ty có sự biến động qua từng năm. Trong 3 năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả cao nhất vào năm 2010 và thấp nhất vào năm 2009. Năm 2008 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định với lợi nhuận 77.716.567 đồng. Doanh thu của công ty trong năm này không thực sự cao. Lý do là vì vào thời điểm này có rất nhiều công ty kinh doanh ra đời. Cùng với công ty cũ đã có chỗ đứng trên thị trường, các công ty này không ngừng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Vào thời điểm mới thành lập nên đội ngũ nhân viên kinh doanh còn ít và chưa thực sự phát huy được hết khả năng của mình. Qua năm 2009, doanh thu và chi phí công ty đã tăng lên so với năm trước, tuy nhiên so sánh về lợi nhuận thì không bằng năm trước (giảm 2.483.501 đồng). Trong năm này công ty đã có sự bổ sung nhân sự ở các bộ phận nhằm mở rộng thị phần cho công ty. Việc củng cố nhân sự này đã ít nhiều cho thấy được sự hiệu quả với sự gia tăng doanh thu công ty và tìm được cho công ty những khách hàng tiềm năng mới. Bước sang năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty có sự chuyển biến rõ rệt. Lợi nhuận công ty tăng 141.340.119 đồng, tăng hơn gấp đôi lợi nhuận năm 2009, điều này chứng tỏ công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, tạo được lòng tin và uy tín từ phía khách hàng. 2. Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại công ty 2.1 Tình hình quản trị nhân sự trong công ty 2.1.1 Cơ cấu nhân sự trong công ty Bảng tình hình nhân sự trong công ty ĐVT: người Trình độ văn hóa Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Đại học 4 5 8 Cao đẳng 6 8 9 Trung cấp 3 2 4 Trung học phổ thông 1 2 2 Tổng cộng 14 17 23 Qua bảng ta thấy tổng số lao động của công ty có sự thay đổi qua các năm, cụ thể là: năm 2009 số nhân viên là 17 người, tăng 3 người so với năm 2008. Năm 2010, tổng số nhân viên là 23 người tăng 6 người so với năm 2009. Như vậy số nhân viên của công ty tăng qua các năm và trình độ của các nhân viên càng được nâng cao cả về chuyên môn và kinh nghiệm. Đi sâu vào phân tích ta thấy: *Xét theo vai trò của lao động: Là doanh nghiệp tư nhân với chức năng kinh doanh là chủ yếu thì công ty đòi hỏi phải có đội ngũ kinh doanh và giao hàng thật vững chắc và dồi dào để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà thị trường đưa ra. Đó là nguồn lao động trực tiếp. Còn số lao động gián tiếp của công ty tập trung ở các bộ phận chức năng, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có sự gia tăng qua từng năm. *Xét theo trình độ nhân sự Nói chung trình độ đại học và trung cấp của công ty chiếm tỷ trọng không cao. Những nhân sự có trình độ đại học và cao đẳng thường làm ở các bộ phận lãnh đạo từ lãnh đạo cấp cao đến lãnh đạo các phòng ban. Còn trình độ trung cấp và phổ thông thì đa số tập trung ở phòng giao hàng. Như đã nói ở trên đây là một doanh nghiệp với chức năng kinh doanh là chủ yếu cho nên tỷ lệ nhân sự ở phòng kinh doanh và giao hàng tương đối cao. Vì phòng kinh doanh giúp công ty phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Do xác định được mục tiêu như vậy cho nên số nhân sự có trình độ đại học và cao đẳng của công ty có tăng qua từng năm nhưng với tỉ lệ tăng không cao lắm. Riêng về nhân viên giao hàng lại tăng đều qua các năm, năm 2009 là 6 người, tăng gấp đôi so với năm 2008, đến năm 2010 là 8 người. Ngoài ra công ty còn có thêm lực lượng lao động phổ thông, lực lượng này cũng chủ yếu tập trung ở phòng giao hàng, nó chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số nhân viên. *Xét theo giới tính Nói chung nhân viên nam chiếm tỷ trọng cao trong công ty. Vì đa số công việc của công ty là đi kinh doanh bên ngoài và giao hàng cho các khách hàng nên chỉ thích hợp cho nam. Lao động nam chủ yếu tập trung ở phòng kinh doanh và phòng giao hàng. Còn nhân viên nữ thì chủ yếu tập trung ở các phòng ban: phòng tổng hợp, phòng kế toán, một số ít ở phòng kinh doanh. *Xét theo hình thức tuyển dụng nhân sự Số nhân viên theo biên chế và số nhân viên theo hợp đồng ngắn hạn có sự thay đổi qua từng năm. Cụ thể là số nhân viên trong biên chế thay đổi ít trong từng năm, năm 2008 có 4 người vào biên chế của công ty, năm 2009 không có sự thay đổi, năm 2010 số lượng nhân viên theo biên chế tăng them 2 người so với năm 2009. Đối với nhân viên theo hợp đồng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng qua từng năm, năm 2008 so với năm 2009 tăng 5 người, sang năm 2010 cũng có thêm 5 người theo hợp đồng ngắn hạn. 2.1.2 Phân bố nhân sự trong công ty Bảng phân bố lao động theo phòng ban chức năng ĐVT: người Các phòng ban Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Phòng quản lý 2 2 2 Phòng kinh doanh 5 5 8 Phòng kế toán 2 2 2 Phòng giao hàng 3 6 8 Phòng tổng hợp 2 2 3 Việc quản lý nhân viên thuộc phạm vi, trách nhiệm của giám đốc. Trong công ty việc phân bổ nhân sự do Ban giám đốc quyết định và các phòng ban sẽ là người thi hành quyết định đó. Ban giám đốc công ty gồm có: một giám đốc và một phó giám đốc phụ trách về kinh doanh. Ban giám đốc công ty đều có trình độ đại học và tùy theo trình độ và năng lực từng người mà quyết định phân bổ vào từng nhiệm vụ khác nhau. Ở các phòng ban chức năng việc phân bổ nhân sự được thực hiện như sau (lấy số liệu năm 2010): - Phòng kinh doanh: gồm 8 người, trưởng phòng và các nhân viên kinh doanh. Họ phụ trách công tác mua bán các mặt hàng phục vụ cho quá trình kinh doanh và việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Trưởng phòng kinh doanh phải là người có trình độ đại học, phải hiểu biết về thị trường đồng thời cũng phải hiểu biết về tình hình kinh doanh của công ty. Đối với các nhân viên trong phòng kinh doanh thì đa số có trình độ cao đẳng, họ linh hoạt, năng động và nhiệt tình trong công việc. Họ thành thạo trong việc sử dụng máy tính, thành thạo nghiệp vụ kinh doanh, am hiểu về lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. - Phòng kế toán: gồm 2 người, kế toán trưởng và kế toán viên. Kế toán trưởng là người có trình độ đại học và được tập huấn về trình độ của kế toán, kế toán trưởng còn là người kiểm soát công tác về tiền lương của kế toán viên để báo cáo lên giám đốc. Còn kế toán viên thì có trình độ cao đẳng, phải có nghiệp vụ hành chính, hiểu rõ về hệ thống tiền lương và cách tính lương hiện hành của Nhà nước. - Phòng giao hàng: gồm 8 người, họ là những người có trách nhiệm giao hàng của công ty đến các cửa hàng, đại lý…nên công ty không đòi hỏi cao về trình độ, đa số có trình độ trung cấp và trung học phổ thông. - Phòng tổng hợp: gồm 3 người, là những người đảm trách về nhân sự, đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty. Trưởng phòng tổng hợp là người có trình độ đại học và được tập huấn về trình độ quản lý nhân sự nói chung. Các nhân viên trong phòng cũng phải có nghiệp vụ hành chính. 2.2 Tình hình tuyển dụng nhân sự trong công ty Ngành hàng, mặt hàng công ty đang kinh doanh đang có chiều hướng đi xuống ở các thành phố lớn, nên mục tiêu công ty đặt ra trong thời gian tới là hướng tới thị trường nông thôn. Vì thế cho nên đứng trước các khó khăn đó, công ty vẫn cố gắng duy trì sự tồn tại và phát triển của mình cho dù kết quả kinh doanh đạt được là không cao. Ban giám đốc của công ty luôn xác định nguồn nhân tố quý giá nhất trong công ty là nhân sự. Vì thế cho nên công tác nhân sự trong công ty luôn được ban lãnh đạo quan tâm, cụ thể là vấn đề tuyển dụng nhân sự. Vì đây là một doanh nghiệp kinh doanh, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn cho nên trong 3 năm gần đây công ty chủ yếu tuyển dụng nhân viên vào làm việc trong phòng kinh doanh. Sự gia tăng về tổng số nhân viên này tuy không lớn nhưng lại được ban giám đốc công ty rất quan tâm, vì mục tiêu mà ban giám đốc công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự chứ không phải đơn thuần là tăng về số lượng nhân viên. Tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra. Vấn đề tuyển dụng trong công ty do Giám đốc chịu trách nhiệm và quyết định. Số nhân viên được tuyển dụng vào công ty là rất ít nên việc tuyển dụng được công ty đặt lên hàng đầu và quan tâm nhất. Vì số lượng tuyển dụng ít nên việc lựa chọn một nhân viên phù hợp với công việc là rất kỹ lưỡng và trải qua nhiều giai đoạn. Hằng năm công ty chỉ tuyển thêm một vài nhân viên vào làm việc. Còn đối với những lúc đơn đặt hàng của khách hàng nhiều không đáp ứng kịp thì đòi hỏi công ty phải tuyển thêm nhiều nhân viên trong công tác giao hàng. Trong thời gian đó vấn đề tuyển dụng không còn gắt gao và khó khăn nữa. Công tác tuyển dụng nhân sự của công ty trải qua các bước sau: Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Đây là công việc của phòng tổng hợp. Phòng tổng hợp quản lý tình hình nhân sự nói chung của công ty, của từng phòng ban và đơn vị cụ thể. Hàng năm căn cứ vào tình hình chung của công ty và tình hình của từng bộ phận giám đốc công ty sẽ là người ra quyết định tuyển dụng nhân viên mới cho công ty. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới phát sinh do yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự, công ty sẽ đề ra các yêu cầu tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng nhân sự. Đó là các yêu cầu về: trình độ chuyên môn, về kinh nghiệm và về sức khỏe. Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng Công ty thường thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự bằng cách dán bảng thông báo ở trụ sở cơ quan của công ty và thông báo trong nội bộ công ty. Ngoài ra công ty còn áp dụng các hình thức thông báo tuyển dụng như sau: - Quảng cáo trên tivi, báo, đài. - Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Bước 3: Thu nhân và nghiên cứu hồ sơ Sau khi nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phòng tổng hợp sẽ tiến hành thu nhận hồ sơ sau đó nghiên cứu hồ sơ và các ứng cử viên. Việc nghiên cứu hồ sơ để loại bỏ các ứng cử viên không đạt tiêu chuẩn yêu cầu mà công ty đã đề ra theo công việc cần tuyển. Việc nghiên cứu thu nhận hồ sơ được các nhân viên trong phòng tổng hợp thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, vì xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, giúp công ty giảm được chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các giai đoạn tiếp theo. Bước 4: Tiến hành phỏng vấn Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn với các ứng cử viên được tuyển dụng cho công việc ở các phòng ban chức năng, giám đốc sẽ là người trực tiếp phỏng vấn các ứng cử viên đó. Sau đó công ty tiến hành kiểm tra trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành, kỹ năng xử lý tình huống. Đồng thời kiểm tra trình độ, kinh nghiệm, các đặc điểm cá nhân như: tính cách và khả năng hòa nhập với môi trường mới… của ứng cử viên. Từ đó phát hiện những ứng cử viên có khả năng vượt trội hơn những ứng cử viên khác để có thể lựa chọn vào làm việc tại công ty. Bước 5: Tổ chức khám sức khỏe Sau khi vượt qua các vòng sơ tuyển và phỏng vấn, những người còn lại sẽ phải đi khám sức khỏe, nếu ai đủ sức khỏe thì sẽ được nhận vào làm việc. Bước 6: Thử việc Số nhân viên mới được tuyển dụng phải trải qua thực tế ít nhất là một tháng. Nếu trogn quá trình thử việc, họ tỏ ra là người có khả năng hoàn thành tốt mọi công việc được giao thì sẽ được ký kết hợp đồng với công ty, ngược lại nếu ai vi phạm kỷ luật hoặc lười biếng, trình độ chuyên môn quá kém so với yêu cầu của công việc thì sẽ bị sa thải. Nói chung do thực hiện tốt các bước trên nên công ty hầu như không phải sa thải ai sau khi tuyển dụng. Bước 7: Ra quyết định Người ra quyết định cuối cùng là giám đốc công ty, sau khi các ứng cử viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, giám đốc sẽ xem xét và đi đến tuyển dụng nhân viên chính thức. Hợp đồng lao động sẽ ký kết chính thức giữa giám đốc công ty và người lao động. 2.3 Tình hình đào tạo và phát triển nhân sự trong công ty Để sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì mỗi công ty phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân sự. Nhận thức đúng đắn được vấn đề này công ty TNHH thương mại – dịch vụ Nguyễn Danh đã có một số sự quan tâm nhất định tới công tác này. 2.3.1 Tình hình đào tạo nhân sự Hiện nay việc đào tạo nguồn nhân sự được công ty rất được quan tâm. Số nhân viên được công ty đề cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn là rất nhiều, đa số các nhân viên ở các phòng ban có bằng cao đẳng trở lên. Trình độ chuyên môn và kỹ thuật ngày càng nâng cao và tiến bộ. Công ty thường xuyên mở các cuộc thi để giao lưu kinh nghiệm với các công ty khác, bên cạnh đó còn để mở rộng tầm hiểu biết của các nhân viên trong công ty. Đối với các nhân viên trình độ chưa cao thì công ty tạo điều kiện về thời gian để họ đi học thêm hoặc liên thông để nâng cao trình độ. Còn các nhân viên mới vào làm việc thì công ty càng chú trọng việc đào tạo hơn bằng cách cho nhân viên trong công ty kèm cặp và chỉ dẫn tận tình. Những nhân viên có chuyên môn cao là một nhân tố quý giá giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty phát triển hơn, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân sự. Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong công ty là nhằm khắc phục các tồn tại nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, tạo ra đội ngũ lao động chuyên môn có chất lượng cao, xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực. [...]... chuyển nơi công tác khác Kế toán trưởng về hưu nên tuyển dụng thêm người vào vị trí kế toán trưởng Ngoài ra công ty còn tuyển dụng thêm một số nhân viên vào các công việc khác nhau Mọi sự thay đổi nhân sự trong nội bộ công ty đều được các cán bộ công nhân viên trong công ty ủng hộ nhiệt tình 2. 4 Tình hình đãi ngộ nhân sự trong công ty 2. 4.1 Đãi ngộ vật... quả công việc của họ rồi đưa ra đánh giá giúp nhân viên tiến bộ hơn trong công việc 2. 3 .2 Tình hình phát triển nhân sự Trong 3 năm gần đây nói chung việc quy hoạch nhân sự và cán bộ trong công ty ít có sự thay đổi đáng kể Năm 20 09 công ty có hai sự thay đổi nhân sự: - Phó phòng kinh doanh lên trưởng phòng kinh doanh, lý do là trưởng phòng cũ - chuyển nơi công. .. công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nhân sự nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản trị Mục tiêu đào tạo của công ty: - Trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc Nâng cao được năng lực làm việc cho nhân viên Ổn định nâng cao đời sống nhân viên của công ty Đào tạo cho cán bộ các chuyên... nhập bình quân của cán bộ nhân viên trong công ty có sự gia tăng đáng kể từ năm 20 08 đến năm 20 10 Năm 20 08 do công ty mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn nên mức lương ban đầu cho nhân viên còn hơi thấp so với các công ty khác Sau một thời gian hoạt động và đứng vững trên thị trường công ty đã dần nâng mức lương cho nhân viên Đến năm 20 10 thì mức lương cho nhân viên đã được ổn định và cao... tạo những nhân viên quản lý để họ đáp ứng và đổi mới công nghệ Để công tác đào tạo của công ty mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp những điều kiện của công ty phụ thuộc vào vốn, tài chính, con người Công ty cần đào tạo đúng đối tượng, đủ chứ không tràn lan Từ những điều kiện vốn có của công ty, công ty đã lự chọn... phí vật chất đều tăng nên công ty cũng đã hỗ trợ thêm các khoản thưởng và phụ cấp khác, giúp nhân viên làm việc thoải mái hơn Qua bảng ta thấy tiền thưởng mà công ty hỗ trợ cho nhân viên tăng qua các năm Bên cạnh đó công ty còn phụ cấp thêm các khoản khác giúp nhân viên an tâm hơn Các khoản thu nhập khác thì năm 20 10 số tiền cho mỗi nhân viên tăng gấp đôi so với năm 20 09 Công ty có quỹ khen thưởng... Đãi ngộ vật chất Đãi ngộ vật chất trong công ty được thể hiện qua: tiền lương, tiền thưởng, một số phụ cấp và các thu nhập khác THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY ĐVT: 1000đ Các chỉ tiêu Năm 20 08 Năm 20 09 Năm 20 10 Tiền lương bình quân 1000 1300 1600 Tiền thưởng bình quân 100 150 20 0 50 100 20 0 1150 1550 20 00 Thu nhập khác bình quân Tổng thu nhập... tiền lương vào các mục đích khác ngoài việc phân phối tiền lương cho nhân viên Đối với các cấp quản lý và các nhân viên làm việc ở các phòng ban trong công ty thì áp dụng hình thức trả lương thường áp dụng hình thức trả lương theo thời gian Đó là hình thức tiền lương sẽ được trả căn cứ vào thời gian tham gia công việc của mỗi người, có thể trả lương... các quản trị viên các cấp phòng ban được cử đi học các lớp bồi dưỡng - năng lực chuyên môn và năng lực quản lý do các công ty lớn tổ chức Đối với các nhân viên mới vào làm việc thì có thể đào tạo họ bằng cách cử một nhân viên có kinh nghiệm làm việc hướng dẫn và liệt kê những công việc, những nhiệm vụ, những điểm then chốt, cách thực hiện công. .. mình những phương pháp đào tạo riêng Công ty đã đặt ra kế hoạch đào tạo theo chỉ tiêu hàng năm, có quỹ riêng chi phí khuyến khích đào tạo Một số phương pháp được áp dụng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản trị trong công ty: - Cán bộ cao cấp trong công ty được cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình - độ quản lý Cử kế toán trưởng đi học . CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH TM – DV NGUYỄN DANH 1. Thực trạng về tình hình. sự tại công ty 2. 1 Tình hình quản trị nhân sự trong công ty 2. 1.1 Cơ cấu nhân sự trong công ty Bảng tình hình nhân sự trong công ty ĐVT: người

Ngày đăng: 03/10/2013, 07:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w