38 Giông üimiogalumna Engelbrecht,
3.1.3. Bàn luân và nhân xét
• •
Trong tổng số 77 loài Oribatida thu được ở vùng nghiên cứu, trong đó có 11 loài ở dạng sp. (mới định loại đến giống), các loài đó là: Epỉlohmannỉa Sp.; Platynothrus Sp.; Phyllhermannia sp.; Pherolỉodes
sp.; Carabodes Sp.; Striatoppia sp.; Perxylobates sp.; Xylobates Sp.; Sheloribates sp.; Pergalumna sp.;
Trigalumna sp.
Phân tích về thành phần loài của Oribatida: trong 22 họ, có số giống và số loài cao nhất là: Galumnidae Jacot, 1925 (5 giống, 17 loài), tương ứng 12% và 22,1% tổng số giống, loài; và 4,5% tổng số họ. Họ Scheloribatidae Grandjean, 1953 cũng có 4 giống, nhưng số loài ít hơn (có 13 loài, chiếm 16,9% tổng số loài). Họ Xylobatidae J.Balogh et P.Balogh, 1984 có 4 giống, 11 loài (chiếm 9,60% và 14,3% tổng số giống, loài). Họ oppiidae Grandjean,
1954 có 4 giống, 5 loài (chiếm 9,60% và 6,5% tổng số giống, loài). Họ có 3 giống, 4 loài (chiếm 7,20% và 6,5% tổng số giống, loài). Họ Lohmanniidae Berlese, 1916 có 3 giống, 3 loài (chiếm 7,20% và 3,89% tổng số giống, loài).
Họ Otocepheidae Balogh, 1961 có 2 giống, 4 loài (chiếm 4,88% và 5,2% tổng số giống, loài). Họ Carabodidae C.L.Koch, 1837 và họ Eremullidae Grandjean, 1965 đều có 2 giống và 2 loài, tương ứng 4,80% và 2,6% tổng số giống, loài. Các họ Tectocepheidae Grandjean, 1954; Tegoribatidae Grandjean, 1954 có 1 giống, 2 loài (chiếm 2,40%, 2,6%, và 13,63% tổng số giống, loài và họ). Còn lại 10 họ chỉ có 1
giống và 1 loài (chiếm 45,45% tổng số họ). Đó là các họ: Epilohmannidae Oudemans, 1923; Camisiidae Oudemans, 1900 ; Hermanniidae Grandjean, 1934; Pheroliodiae Grandjean, 1954; Microzetidae Grandjean, 1936; Basilobelbidae Balogh, 1961; Xenillidae Wolley et Higgin, 1966; Eremellidae Balogh, 1961; Oripodidae Jacot, 1925; Austrachipteriidae Luxton, 1985.
Như vậy, khu hệ Oribatida ở hệ sinh thái rừng, độ cao 100 m trên mặt biển thuộc VQG Cúc Phương có số họ không cao (22 họ), nhung độ đa dạng loài khá cao ở hai mùa và theo tầng nghiên cứu (77 loài).
Đây mới chỉ là nhận xét ban đàu của chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu hiện có, nên cần phải có nhiều đợt điều tra và toàn diện hơn nữa để có dẫn liệu chính xác hơn về khu hệ Oribatida ở khu vực này.
Theo mùa nghiên cứu, thì thành phàn loài giảm dần từ mùa mưa > mùa khô. Sự phân bố theo tầng sâu thẳng đứng ừong HST đất khác nhau ở hai mùa; số lượng loài phong phú, đa dạng nhất ở tầng 10 (tầng thảm lá trên bề mặt đất rừng).