1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ thể dục

31 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 18,59 MB

Nội dung

Thể dục thể thao ra đời cùng với xã hội loài người và tồn tại mãi mãi về sauvới ý nghĩa là một trong những điều kiện tất yếu của nền sản xuất xã hội và nhucầu cuộc sống bản thân con ngườ

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

TÊN ĐỀ TÀI:

“Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực

và giáo dục kỹ năng phát triển trong giờ Thể dục ”

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thể dục thể thao ra đời cùng với xã hội loài người và tồn tại mãi mãi về sauvới ý nghĩa là một trong những điều kiện tất yếu của nền sản xuất xã hội và nhucầu cuộc sống bản thân con người Trong lĩnh vực về phương pháp đào tạo conngười Các Mác có nói: “ Giáo dục trong tương lai sẽ thống nhất trong lao độngsản xuất với giảng dạy và thể dục, sự thống nhất đó không chỉ là phương phápnâng cao lao động sản xuất xã hội mà còn là phương pháp độc nhất để đào tạonhững con người phát triển toàn diện “.Vì vậy thể dục thể thao có vị trí đặc biệtquan trọng đối với cuộc sống con người Con người không có thể dục thể thaomau già cỗi, đặc biệt là không có biện pháp hữu hiệu để giải toả những nỗi nhọcnhằn, sự mệt mỗi sau những lúc lao động mệt nhọc

Ngày 27/3 /1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh dân có cường thì nướcmới thịnh và Người đã ra lời kêu gọi tập luyện thể dục thể thao để phát triển con

người một cách toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội Người nói: “Mỗi

một người dân khoẻ mạnh thì làm cho cả nước khoẻ mạnh , mỗi một người dân yếu ớt thì làm cho cả nước yếu ớt và bản thân tôi ngày nào cũng tập luyện thể dục thể thao”

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng,thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện Thể dục là mộtbiện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp chohọc sinh những kiến thức vận động cơ bản , làm cơ sở cho học sinh và rèn luyệnthân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 41

có ghi: "Quy định chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học" Điều

này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường Phânmôn thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quantrọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người laođộng mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo conngười: Tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt

ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống Qua đó gópphần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh Không nhữngthế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ,

Trang 2

là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội vănminh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng.Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh vàtác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ,lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thànhnhững người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú vềtinh thần, trong sáng về đạo đức"

Hơn nữa đây là bộ môn khá phức tạp, các em vừa phải học lý thuyết lẫnthực hành Trong quá trình thực hành sẽ tác động trực tiếp đến thể chất của các

em nhất là các em nữ dễ bị mau mệt

Từ những vấn đề trên làm giảm tác dụng của giáo viên thể dục thể chấttrong nhà trường Vì vậy vấn đề khơi dậy tích cực của học sinh trong giờ học thểdục ở trường tiểu học là một việc làm cấp bách và cấp thiết trong giai đoạn hiệnnay nhằm nâng cao hiệu quả một giờ học thể dục nội khoá nói riêng và giáo dụcthể chất cho học sinh tiểu học nói chung Mục tiêu và nhiệm vụ phải tiếp cậnnhanh chóng, việc đổi mới phương pháp học nhằm phát huy tính tích cực củahọc sinh trong quá trình học tập chuẩn bị lớp người lao động có một có một hệthống có giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì mới đó là

“Những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với tư tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng bảo vệ tổquốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị vănhoá của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức công nghệ hiện đại, có tính tổchức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hộivừa “ Hồng” vừa “ Chuyên” như lời dặn của Bác Hồ

Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy

đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường

hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ) Sự tập trungchú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triểnhơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao Do đólàm thế nào để dạy phân môn thể dục trong trường Tiểu học thực sự thu hútđược học sinh tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phùhợp với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu

Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ mục tiêu trên, đáp ứng được yêucầuđổi mới nội dung và phương pháp dạy học để tìm ra những biện pháp tối ưunhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tôi quyết định chọn và nghiên cứu

đề tài: "Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng

phát triển trong giờ Thể dục”.

Trang 3

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Rèn cho học sinh có thói quen có ý thức tập luyện thể dục thể thao

- Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với học sinhTiểu học Giúp các em rèn luyện thân thể, có sức khỏe đảm bảo trong học tập

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khóa TDTT có tác dụng, lợiích như thế nào đối với công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; đối với họcsinh Tiểu học

- Từ đó đề ra những nội dung, phương pháp thích hợp dạy môn thể dụcđạt hiệu quả và chất lượng

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Học sinh - trường Tiểu học

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp quan sát;Phương pháp thực nghiệm;Phương pháp luyện tập;

- Sử dụng một số biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc luyện tập kỷ thuật độngtác; Tăng hiệu quả các bài tập

VI PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

Đề tài thực hiện tại: Trường Tiểu học.

Thời gian : Năm học: 2017 - 2018 (từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018)

PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Những vấn đề chung về giáo dục thể chất:

1.1 Khái niệm hoạt động giáo dục thể chất:

- Thể chất:

Chất lượng của cơ thể bao gồm sức khoẻ, khả năng vận động của cơ bắp,

sự sẵn sàng được đánh giá bằng sức nhanh, sức bền

- Giáo dục thể chất.

thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ

- Phát triển thể chất.

Là quá trình biến đổi hình thành các thuộc tính tự nhiên về mặt hình thái

và về mặt chức năng của cơ thể con người trong quá trình cuộc sống xã hội và

cá nhân con người Mức độ phát triển thể chất phụ thuộc phần lớn các yếu tố:Giáo dục, điều kiện sống, lao động, xã hội

Trang 4

Các chỉ số đánh giá trình độ phát triển thể chất là chiều cao, cân nặng,lồng ngực, dung tích phổi…và đồng thời là mức độ phát triển các tố chất thể lực,năng lực và khả năng chức phận của cơ thể con người.

- Văn hoá thể chất.

động nhằm hoàn thiện và phát triển những năng lực thể chất, củng cố sức khoẻcủa con người, cũng như dưới dạng những thành tựu xã hội trong việc xây dựng,nắm vững và sử dụng các kĩ xảo, kĩ thuật luyện tập thể chất, trò chơi thể thao vàthi đấu để hoàn thiện thể lực của con người

để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian, biết sửdụng các kĩ năng, kĩ xảo vận động trong những điều kiện sống và hoạt độngkhác nhau của con người

1.2 Mục tiêu của môn học Thể dục ở trường Tiểu học:

Để thực hiện được mục tiêu chung của cấp học, chương trình môn họcThể dục ở trường Tiểu học giúp học sinh thực hiện:

khỏe nâng cao thể lực

thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh

- Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thểhiện khả năng rèn luyện của bản thân về TDTT

1.3 Vị trí của hoạt động giáo dục Thể chất:

giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằmtạo ra một lớp người; “Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú vềtinh thần, trong sáng về đạo đức” Những yêu cầu bức bách về sức khoẻ, thểchất của thế hệ trẻ đòi hỏi công tác giáo dục thể chất trong nhà trường có một vịtrí xứng đáng

1.4 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục Thể chất:

- Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và củng cố sức khoẻ

thái và mặt chức năng, làm cho cơ thể vững vàng trước những ảnh hưởng khôngthuận lợi của môi trường bên ngoài, hướng vào việc phòng ngừa các bệnh tật vàbảo vệ sức khoẻ cho học sinh

- Phát triển các phẩm chất vận động

Trang 5

Năng lực vận động đa dạng của con người chỉ có được trên cơ sở tất cảcác phẩm chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức khéo léo đượchình thành mạnh mẽ và hài hoà.

- Hình thành và hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo vận động

quá trình thực hành như đi, đứng, chạy nhảy, ném, phóng,…Những động tác vậnđộng này giúp cho con người nắm được những kĩ xảo, có được kinh nghiệm vậnđộng khiến họ tự tin khi thực hiện các động tác trong điều kiện thay đổi của hoạtđộng lao động hàng ngày và hoạt động thể dục thể thao

chuyển thành thói quen mong muốn luyện tập một cách đều đặn, có hệ thống sau

đó biến thành nhu cầu bền vững về tập luyện thể dục và hoạt động thể thao

1.5 Đặc điểm của hoạt động giáo dục thể chất:

hành, biết lí thuyết để thực hành đúng và chính xác hơn, ngược lại qua thực hànhqua thực hành sẽ làm cho học sinh hiểu lí thuyết được sâu, đầy đủ và chắc chắnhơn, từ đó hiệu quả học tập đạt chất lượng cao Trong thực tế, phần thực hànhchiếm tỉ trọng lớn, vì chỉ có thông qua thực hành tập luyện các bài tập TDTTđúng phương pháp khoa học mới đem lại sức khỏe, thể lực, mà sức khỏe thể lực

là mục tiêu cơ bản của TDTT Do đó, tập luyện là hình thức cơ bản thể hiện đặctrưng của môn học Thể dục Thời lượng cần thiết để tập luyện, người hướngdẫn, sân tập, nhà Thể chất, các thiết bị và vấn đề an toàn trong tập luyện …lànhững điều kiện quan trọng để môn học Thể dục thực hiện chức năng của mình

và là những điều kiện quan trọng để môn học Thể dục thực hiện chức năng củamình và là yếu tố quyết định thực hiện mục tiêu môn học

1.6 Nội dung hoạt động giáo dục Thể chất trong trường Tiểu học.

- Lí thuyết chung

- Đội hình đội ngũ

- Bài thể dục phát triển chung

- Nhảy xa kiểu bước qua

2 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học và HĐGDTC:

Giáo dục là hoạt động có mục đích của nhà sư phạm nhằm hình thànhnhững phẩm chất nhất định cho học sinh, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, đặc

Trang 6

điểm của nhóm theo lứa tuổi Vì vậy, nội dung, phương pháp, các hình thức tổchức giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm của lứa tuổi.

Học sinh Tiểu học là lứa tuổi thiếu nhi (6 -11 tuổi) với đặc trưng nổi bật là

sự nhảy vọt về sinh lí Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồngđểu về mặt cơ thể Sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là xương tay, xươngchân rất nhanh Sự thay đổi về chất của lứa tuổi học sinh TH đã làm cho các em

có những đặc điểm nhân cách khác với các lứa tuổi khác Tuy nhiên, lứa tuổihọc sinh TH chưa ý thức được hạn chế về sức lực của mình Do đó, nhà sư phạmcần chú ý đến đặc điểm của học sinh để có những tác động giáo dục phù hợp Tóm lại, những đặc điểm về tâm lí, đặc điểm nhận thức, giao tiếp, học tập,tình bạn của học sinh Tiểu học là cơ sở quan trọng đối với lực lượng giáo dục.Giáo dục nhà trường cần chú ý đến những đặc điểm trên để tổ chức các hoạtđộng giáo dục cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Tổ chức các HĐGDTC nếukhông chú ý đến đặc điểm này sẽ không thể phát huy được tính tích cực chủđộng của học sinh

quản lí, người giáo viên mới có thể chỉ đạo, tổ chức tốt các HĐGDTC trong cácnhà trường hiện nay

3 Nội dung quản lí hoạt động giáo dục thể chất:

3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất.

* Xây dựng mục tiêu giáo dục thể chất, các nhiệm vụ giáo dục thể chất là

cơ sở xây dựng mục tiêu giáo dục trong trường phổ thông Việc xây dựng cácmục tiêu này được cụ thể hóa theo đặc điểm lứa tuổi học sinh và các điều kiệncủa nhà trường

* Các hoạt động giáo dục thể chất có thể là:

- Dạy học thể dục thể thao theo chương trình

- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như Bóng đá, Bóng bàn, Cầulông, Điền kinh, bơi lội,…

- Tổ chức hoạt động “Hội khoẻ Phù Đổng”

* Việc xác định các nguồn lực bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

- Nhân sự, giáo viên thể dục, các tổ chức Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm

- Cơ sở vật chất bao gồm các phương tiện, điều kiện sân bãi,…

- Tài chính: Cần xác định rõ nhu cầu tài chính và nguồn cấp tài chính

* Việc xây dựng kế hoạch thời gian bao gồm kế hoạch thời gian, tổ chứcthực hiện kế hoạch và kế hoạch kiểm tra đánh giá Thông thường kế hoạch thờigian được xây dựng theo học kỳ và năm học

Trang 7

3.2 Chỉ đạo giáo dục thể chất.

nhiệm, giáo viên thể dục, Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội

- Bài học thể dục

- Hoạt động thể dục thể thao trong trường học

- Thể dục buổi sáng giữa giờ

- Tổ chức các hội thao, thao diễn, thể dục thể thao

- Tổ chức chỉ đạo trò chơi, tham quan du lịch, thi đấu, sinh hoạt CLB

- Tổ chức chỉ đạo tự rèn luyện sức khoẻ thể chất của học sinh

Như vậy, chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng hiểu thể dục thể thao cónhiều lợi ích và tác dụng thật là kỳ diệu Thấy được tính chất quan trọng của sứckhỏe nên khi bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước Bác Hồ kính yêu đã ra lờikêu gọi toàn dân tập thể dục thông qua bài “Sức khỏe và thể dục” đăng trên báocứu quốc Thật vậy thể dục thể thao là một trong những công cụ cơ bản gópphần phát triển con người một cách toàn diện Bất cứ ai muốn thành đạt thì bắtbuộc phải học mà muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe Vậy nên việc luyện tậpthể dục là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe là vấn đềđược các ngành các cấp quan tâm hàng đầu, muốn làm việc gì cũng cần có sứckhỏe, mà muốn có sức khỏe thì phải siêng năng luyện tập thể dục Hồ chủ tịch

có viết “ Luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêunước, việc đó không tốn kém khó khăn gì, gái trai già trẻ ai cũng nên làm và aicũng làm được Mỗi ngày lúc ngủ dậy tập một ít thể dục Ngày nào cũng tập thìkhí huyết lưu thông, tin thần đầy đủ Như vậy là sức khỏe,… ”

Trang 8

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1 Thuận lợi:

- Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình ở lớp 5, phân môn Thếdục là môn học được thay đổi nhiều về nội dung chương trình và cấu trúc sáchgiáo khoa Vĩ nó được Xây dụng theo hướng tích cực, tránh sự trùng lập giảmthời lượng học tập tăng tính tích cực hoá hoạt động cho học sinh

- Ở các khối 1,2, 3, 4 đã thực hiện đối mới nội dung chương trình vàphương pháp dạy học Những điểm mới về nội dung chương trình đã có tácdụng rất tích cực đến quá trình lĩnh hội chỉ thức của học sinh

- Giáo viên được tập huấn, được hướng dẫn cách xây dụng thiết kế bàihọc theo hướng mới phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phươngpháp dạy học theo từng chủ đề

- Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có như cầu được hoạt động do đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động

2 Khó khăn:

- Trong trường Tiểu học hiện nay, mặc dù thời gian biểu cũng như phânlượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn thể dục nhiềukhi Vẫn mang tính chất là môn phụ Bới Vĩ khối lượng kiến thức Toán và TiếngViệt rất nhiều nên phân môn Thể dục bị lấn lướt và bị cắt giảm thời lượng

- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực chohọc sinh lĩnh hội kiến thức Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian,còn qua loa, đại khái Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu kỹ đồdùng giảng dạy trước khi lên lớp Chính vì vậy, Vấn đề đổi mới phương phápdạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong phân môn Thểdục là vấn đề nóng bỏng, bức Xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong cáchoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trớ thành nhữngngười năng động, sảng tạo, làm bước đã để học sinh thích ứng với sự phát triểnnhanh chóng của xã hội Những vấn đề trăn trớ và tồn tại trên là đọng lực thúcđẩy tôi nghiên cứu thực tế giảng dạy, tìm tòi tham khảo sách báo, tạp chí,chuyên san, để bắt tay vào xây dụng chuyên đề tìm hiểu phương pháp dạy họcphân môn Thế dục với mong muốn, các em đã có được sự tập trung trong họctập, tích cực tham gia các trò chơi vận động trong mỗi tiết học, các em học tốthơn và kết quả học tập cuối năm tăng lên khá tốt

III.THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1 Thuận lợi và khó khăn:

1.1 Thuận lợi:

- Các em đang tuổi phát triển nên rất thích được vận động

Trang 9

- Xã hội ngày càng phát triển nên các gia đình rất thích con em mình đượctập luyện thể dục thể thao.

- Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tầm quan trọng của môn thể dụcđối với học sinh tiểu học nên quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất trong môn họccũng như công tác tập huấn

1.2 Khó khăn

- Lứa tuổi nhỏ nên các em rất hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao, nhất

là tâm lý đang học trong lớp được ra ngoài vận động

- Các em học sinh chưa hiểu được tác dụng của từng nội dung bài học đến

sự phát triển của cơ thể

- Đa số phụ huynh học sinh coi môn thể dục là môn phụ nên ít quan tâm,việc tập luyện thêm ở nhà của các em là rất ít

2 Đối với học sinh:

- Các em còn chưa hiểu hết về tác dụng của môn học thể dục với sức khoẻcủa bản thân

- Trong giờ tập chưa hình thành nếp học, chưa nghiêm túc, lớp tập chungrất mất trật tự, giáo viên mất rất nhiều thời gian ổn định lớp Nhiều em trangphục không gọn gàng, còn nói tự do trong giờ

- Sức khoẻ, thể lực, tâm trí của các em chưa được nâng lên nhiều vì đa sốthể lực, sức khoẻ học sinh còn yếu

3 Đối với giáo viên:

- Do điều kiện và năng lực có nhiều hạn chế về năng khiếu TDTT cũngnhư năng lực sư phạm cùng với việc sân tập, dụng cụ không đảm bảo, thời khoábiểu lại có những đặc thù riêng nên kết quả giảng dạy môn TD chỉ dừng lại ởmức độ hoàn thành chương trình, còn chất lượng hiệu quả giờ học Thể dục chưacao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay

- Nhận thức của một hai giáo viên hiện nay còn xem nhẹ môn học Thể

dục phải chăng cũng chỉ cho học sinh xếp hàng qua loa

- Về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ giảng dạy Thểdục và hoạt động GDTC chưa đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất (sân tập,dụng cụ TDTT)

4 Về phía phụ huynh:

Bố mẹ đi làm xa mặc con cái cho ông (bà); hoặc do gia đình vì một lí donào đó (về kinh tế, tình cảm vv ) không quan tâm đến sự học hành của con cái.Phó mặc mọi việc cho nhà trường…

Qua khảo sát tôi thấy:

Trang 10

STT Khối Số học

sinh

Số học sinh thích học môn Thể dục

Số học sinh không thích học môn Thể dục

1.1.Phương pháp hay nhóm phương pháp, tích cực hoạt động hay chủ động:

- Thuật ngữ “ Phương pháp” được dùng ở những mức độ khác nhau, từ rấtkhái quát đến rất cụ thể như phương pháp biện chứng; phương pháp thựcnghiệm; phương pháp thí nghiệm Trong dạy học cũng tương tự: Phương pháphọc; Phương pháp trực quan; phương pháp quan sát; phương pháp luyện tập

- Phương pháp tích cực nói tới một nhóm phương pháp giáo dục dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học Người tadùng thuật ngữ rút gọn như vậy để tiết kiệm trong ngôn ngữ giao tiếp Từ active(Anh) actif (pháp) có các nghĩa tương đương trong Tiếng Việt là tích cực chủđộng hoạt động Do đó active me thod đã được dịch sang Tiếng Việt theo nhữngcách khác nhau: Phương pháp tính tích cực hoá hoạt động học tập, phương pháphoạt động hoá người học, phương pháp học tập chủ động Tích cực trong

“Phương pháp tích cực” được dùng với nghĩa là chủ động, hoạt động trái nghĩavới thụ động, không hoạt động chứ không dùng theo nghĩa trái với tích cực

- Tích cực biểu hiện trong hoạt động nhưng đó là những hoạt động chủđộng, chủ động của thể thao vì vậy phương pháp dạy học tích cực thực chất làcách dạy hướng tới việc học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động

- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của họcsinh là dạy học dựa trên sức lực và trí tuệ của học sinh, để mỗi học sinh tự tìmtòi nghiên cứu, thực hành, tìm ra kiến thức và hình thành kỹ năng nhận thức kỹnăng thực hành Trong quá trình dạy học theo hướng này, học sinh được hoàntoàn chủ động trong quá trình tìm tòi, phát hiện và giải quyết nhiệm vụ nhậnthức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên chớ không phải trong tình trạnggiáo viên dẫn dắt tới đâu thì giải quyết đến đó Dạy học theo hướng này cần phảidựa trên cơ sở học sinh được tự giác, tự do, tự khám phá theo sự tổ chức theohướng dẫn của giáo viên, từ đó xây dựng phương pháp thích hợp cho mỗi họcsinh theo hướng tích cực Theo hướng này việc tổ chức dạy học cho học sinhchính là thực hiện một hệ thống các phương pháp tác động liên tục của giáo viên

Trang 11

nhằm khiêu gợi tư duy học sinh theo quy trình Dạy học theo hướng này khôngchỉ giáo dục học sinh tư duy tích cực mà chủ yếu là tư duy độc lập, chuẩn bị cho

tư duy sáng tạo, luyện tập, học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm, trao đổi hợptác với bạn với thầy

1.2 Dạy học thông qua hoạt động tổ chức hoạt động của học sinh:

- Phương pháp tích cực dựa trên cơ sở tâm lý học cho rằng nhân cách trẻđược hình thành qua các hành động có ý thức Trí thông minh của trẻ phát triểnnhờ sự “ Đối thoại” giữa chủ thể hoạt động với đối tượng với môi trường Mốiquan hệ giữa học và làm đã được nhiều tác giả nói đến “Suy nghĩ tức là hànhđộng”(J.Piagiê) “ Cách tốt nhất để hiểu là” (Kant) “Học để hành; học và hànhphải đi đôi Học mà không hành thì vô ích; hành mà mà không học thì hànhkhông trôi chảy” (Hồ Chí Minh)

- Trong phương pháp tích cực, người học - chủ thể và hoạt động học- đượccuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chỉ đạo, thông qua

đó được tự lực khám phá những cái nhìn chưa biết chứ không phải thụ độngtiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn Những hoạt động của học sinh có thể kể

ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thưc, kỹ năng đó,không nhất thiết rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tìmnăng sáng tạo

- Theo cách này thì không chỉ giảng đơn mà cung cấp tri thức mà cònhướng dẫn hành động là một yêu cầu đặt ra không phải đối với từng cá nhân mà

cả ở cấp độ cộng đồng Chương trình giảng dạy phải giúp cho từng cá nhânngười học biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động

1.3 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:

- Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho họcsinh không phải là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mụctiêu dạy học Nếu rèn luyện cho người học kỹ năng, phương pháp, thói quen tựhọc, biết linh hoạt ứng dụng những điều kiện đã học vào những tình huống mới,biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo cho học sinhlòng ham học, khơi dạy tiềm năng vốn có trong mỗi con người Ngày nay người

ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyểnbiến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, quan tâm phát triển tự học ngaytrong tiểu học có thầy hướng dẫn chứ không phải chỉ thị học ở nhà

1.4 Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác:

Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới trong học tập, không phảimỗi trí thức, kỹ năng Thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động

Trang 12

thuần cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - thầy, tạo nên mỗiquan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lý Trong phươngpháp hợp tác nói lên mối quan hệ giao tiếp trò - trò.

Trong giáo dục công việc hợp tác tổ chức ở nhóm, tổ, lớp Sử dụng phổbiến nhất là hoạt động xã hội Hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giảiquyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa cánhân để hoàn thành công việc Trong hoạt động theo nhóm, tính cách năng lựccủa mỗi cá nhân được bộc lộ, được tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ ý thứccộng đồng

Trong học tập hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưngmỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để cùngđạt mục tiêu chung

1.5 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

- Trong học tập đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thựctrạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhậnđịnh thực trạng mà còn điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

- Trước đây quan niệm đánh giá còn phiến diện , giáo viên giữ độc quyềnđánh giá, trong dạy học theo hướng phát huy vai trò tích cực chủ động của ngườihọc giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự đánh giá tự điều chỉnh cách học

Tóm lại phương pháp tích cực người được giáo dục trở thành người tự giáodục, là nhân vật tự nguyện, chủ động tự giác, có ý thức về sự giáo dục bản thânmình, từ dạy học thông báo, giải thích, minh hoạ sang dạy học theo phươngpháp tích cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hoạt động, độc lậphoặc theo nhóm nhỏ, để học sinh tự lực chiếm lĩnh các kiến thức mới, hìnhthành các kĩ năng, thái độ mới yêu cầu cần của chương trình Trên lớp, học sinhhoạt động là chính, nhưng trước đó, khi soạn bài, giáo viên phải đầu tư nhiềucông sức và thời gian mới có thể thực hiện bài trên lớp với vai trò là người gợi

mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,tranh luận sôi nổi của học sinh Thực hiện phương pháp tích cực, vai trò củagiáo viên không bị hạ thấp mà trái lại có yêu cầu cao hơn nhiều, giáo viên phải

có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sángtạo và nhạy cảm mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập của họcsinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên

2 Các biện pháp cụ thể:

2.1 Giáo viên phải là người có năng khiếu:

Thể dục thể thao là một môn học thuộc về lĩnh vực năng khiếu, các em ởlứa tuổi tiểu học thường nhìn và làm theo những gì mà giáo viên hướng dẫn

Trang 13

thực hiện Đặc biệt là các em học sinh lớp một các em chưa biết gì về thể dụcthể thao, không biết thế nào là đội hình đội ngũ, cái gì là tư thế cơ bản, trong quátrình học tập các em bắt chước theo giáo viên hướng dẫn rồi làm theo Do đóviệc trang bị cho mình một năng khiếu là điều cần thiết trong quá trình giảngdạy Các em thường nhìn cô của mình ở một tài năng nào đó để học tập và làmtheo Vì vậy người giáo viên dạy thể dục cần có sự tập luyện, trang bị cho mìnhmột vốn kiến thức cơ bản về thể dục thể thao để ứng dụng trong giảng dạy.

Ví dụ: khi giảng dạy cho các em môn đá cầu ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật

đá cầu, người giáo viên còn đòi hỏi ở các em phải đạt một thành tích nhất định.Thế nhưng khi cô thực hiện làm mẫu với thành tích chưa cao thì học sinh khó cólòng tin khi tập luyện Còn khi cô thực hiện làm mẫu với một thành tích khá cao,thì các em sẽ cảm thấy say mê thích thú, thông qua đó các em sẽ có sự cố gắngphấn đấu Đối với việc này bản thân người giáo viên nếu chịu khó luyện tập sẽđạt được

Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi tính kiên trì của người giáo viên Học sinh

sẽ rất thích thú khi nghe thầy kể đến một số thành tích của kết quả tập luyện màchính bản thân giáo viên là người thực hiện, học sinh sẽ càng hứng thú hơn khitrước mắt mình là những thành tích do chính giáo viên thực hiện Ngược lại, các

em sẽ cảm thấy nản lòng khi chỉ nghe cô nói mà chưa thấy cô làm thử bao giờ

Vậy: Nói đi đôi với làm nên dần dần tôi thấy các em có hứng thú hơn trong học tập, các em rất thích thú khi thấy tôi làm mẫu các động tác, tiết học trở nên sinh động hơn.

2.2 Khả năng truyền đạt của giáo viên đứng lớp:

Trong mỗi tiết dạy việc học sinh có nắm được các kiến thức từ tiết học đóhay không phần nhiều là do khả năng truyền đạt của giáo viên khi đứng lớp Họcsinh tiếp thu nhanh hay chậm, nhiều hay ít là do cách hướng dẫn của người giáoviên Ngay từ khi bắt đầu vào tiết học thì người giáo viên nên truyền thụ kiếnthức cho học sinh bằng tâm huyết của mình, truyền thụ cho học sinh các kiếnthức mà bản thân mình đã thu thập được từ trong nhà trường và trong cuộc sống,đối với một số học sinh cá biệt, các học sinh không có năng khiếu về thể dục thểthao thì người giáo viên phải sử dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt, giảng

Trang 14

dạy thế nào cho học sinh hiểu chứ không nên câu lệ hình thức, phương pháp tậpluyện không nên rập khuôn theo giáo án.

Ví dụ: khi giảng dạy nội dung đi đều vòng phải vòng trái Đối với các emhọc sinh giỏi, có năng khiếu thì việc tiếp thu kỹ thuật và thực hiện được mộtcách dễ dàng, nhưng đối với những em học sinh không có năng khiếu thì đâyquả là một việc vô cùng khó khăn, hãy thật bình tĩnh, chúng ta hãy chia lớpthành hai nhóm, một nhóm là học sinh giỏi khá do em cán sự lớp điều khiển vànhóm còn lại do giáo viên trực tiếp hướng dẫn các em luyện tập, cứ đến giờ thểdục là lại chia nhóm, đến khi nào các em có thể thực hiện được cơ bản kỹ thuật

Đối với môn thể dục học ở ngoài trời trước một không gian rộng lớn, lờinói của giáo viên phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thu hút để hướng các em tập trungchú ý Lúc này người giáo viên vừa là người thầy vừa là người nghệ sĩ mới thực

sự làm cho học sinh say mê theo dõi Nên kết hợp một cách nhuần nhuyễn khâuphân tích và thị phạm động tác để các em dễ theo dõi và nắm bắt ngay, nếu chịukhó lắng nghe theo dõi thì học sinh sẽ tiếp thu rất nhanh

Nói chung việc truyền đạt kiến thức từ giáo viên đến học sinh trong tiết dạyngoài trời đóng vai trò hết sức quan trọng Học sinh tiếp thu bài ở mức độ nào,tiết học trở nên sinh động hay không đều lệ thuộc rất nhiều vào cách truyền đạtcủa người giáo viên

Như vậy: Các em tiếp thu bài tốt, tiết học nhẹ nhàng hơn rất nhiều, những họcsinh không thực hiện được động tác giảm hơn so với trước

2.3 Quá trình tổ chức và quản lý học sinh:

Trong một tiết học ngoài trời thì khâu quản lý học sinh thật vất vả Thôngthường các em hay đùa giỡn, ít nghiêm túc hơn so với các giờ học khác tronglớp Vì vậy việc sắp xếp, tổ chức các em có nề nếp trong học tập là một điềuquan trọng để tiết học được tiến hành thuận lợi

Đối với cấp tiểu học các em chưa thật sự làm quen được với thể dục thểthao, các em là lứa tuổi tinh nghịch, hay chọc phá bạn khi xếp hàng, muốn lớphọc nghiêm túc thật khó Để quản lý dễ dàng thì trong những tiết dạy đầu tiên

Trang 15

người giáo viên phải hướng dẫn chi tiết tỉ mỉ, đưa ra những qui định cụ thể(không được xô đẩy bạn, không được chạy đổi chỗ, không chen lấn,…) và cầnphải giảng dạy theo kinh nghiệm của bản thân, không nên cứng nhắc theo giáo

án, chọn cán sự lớp phải là học sinh nhanh nhẹn, nhạy bén với các tình huống,giọng hô rõ ràng, giới thiệu thật kỹ các khẩu lệnh cơ bản Hướng dẫn học sinhtính tự quản dưới sự chỉ huy của cán sự lớp, giáo viên quan sát chấn chỉnh kịpthời những trường hợp học sinh làm sai, quậy phá… dần dần các phương phápquản lý đó sẽ trở thành thói quen thì tiết học sẽ tiến hành một cách dễ dàng.Giáo viên phải thật nghiêm khắc với những học sinh quậy phá, đùa giỡn, nêntuyên dương kịp thời những học sinh ngoan, giỏi để các bạn lấy đó làm gương

2.4 Phát huy năng khiếu của học sinh:

Đối với môn thể dục hầu hết ở các tiết đều đòi hỏi ở người học sinh phải có

sự tập luyện Vì vậy việc khuyến khích học sinh phát huy năng lực của mình làmột điều hết sức cần thiết Thông qua tiết học, các em sẽ thể hiện được năngkhiếu của mình, giáo viên nên khuyến khích khả năng sẵn có của học sinh đểcác em có sự hứng thú trong học tập, tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạtđộng về thể dục thể thao trong nhà trường Thường thì những học sinh nào cónăng khiếu thể dục thể thao thì sẽ tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ do nhàtrường tổ chức

Việc phát huy năng khiếu còn thể hiện ở trò chơi vận động trong mỗi tiếthọc, đa số các em có năng khiếu rất nhạy bén trong lúc tham gia trò chơi Giáoviên hướng dẫn những học sinh này làm nồng cốt điều khiển các học sinh còn lại

để thu hút cả lớp cùng tham gia trò chơi cho lớp học thêm sinh động Mặt khác,giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ những học sinh không có năng khiếu để cóhướng rèn luyện kịp thời hướng dẫn các em làm quen với các bài tập, khuyếnkhích động viên các em luyện tập, giáo viên hướng dẫn các em luyện tập, có thểphân công những học sinh khá giỏi giúp các em luyện tập, đôi lúc nhờ sự hướngdẫn của bạn mà các em sẽ tiến bộ rõ lên

Đối với các học sinh không có năng khiếu giáo viên nên khuyến khích,động viên chứ không nên quát tháo la mắng, điều này sẽ làm cho các em thêmchán nản, lười học Tôi thường khuyến khích học sinh bằng câu nói “Ngày xưa

cô cũng không có năng khiếu như các em bây giờ, nhưng do siêng năng luyệntập dần dần thích môn thể dục lúc nào cũng không biết” Bên cạnh đó ngườigiáo viên phải tận tâm tận lực, dạy cho học sinh bằng cả tấm lòng giúp cho các

em có niềm tin học tập

Nhìn chung dù ở môn học nào, học sinh say mê hoc tập phần lớn là dophương pháp giảng dạy của giáo viên, làm sao để trước mắt của các em người

Ngày đăng: 04/06/2020, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w