1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở VIỆT NAM NĂM 2009: CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU

42 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Mục đích của cuộc Tổng điều tra là thu thập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ công tác kế hoạch hoá phát triển đất

Trang 1

BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TRUNG ƯƠNG

TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở VIỆT NAM NĂM 2009:

CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được tiến hành vào thời điểm

0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 theo Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Đây là cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ tư và điều tra nhà ở lần thứ ba tiến hành ở nước ta kể từ khi nước nhà thống nhất vào năm 1975 Mục đích của cuộc Tổng điều tra là thu thập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ công tác kế hoạch hoá phát triển đất nước

Số liệu điều tra mẫu 15% tổng dân số được xử lý ngay sau khi kết thúc điều tra và đã được công bố vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 Nhằm cung cấp kịp thời kết quả chủ yếu của cuộc Tổng điều tra tới người dùng tin, tiếp sau báo cáo "Tổng điều tra dân số và nhà ở 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009: Quá trình thực hiện và kết quả sơ bộ" và cuốn sách bỏ túi "Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Một số chỉ tiêu chủ yếu", Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương biên soạn và phát hành ấn phẩm thứ ba của cuộc Tổng điều tra với tên gọi

"Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu"

Phần I trình bày về thiết kế và thực hiện Tổng điều tra, gồm 2 chương Chương 1 giới thiệu về quá trình thực hiện cuộc Tổng điều tra Chương 2 trình bày

về thiết kế, ước lượng và đánh giá kết quả mẫu

Phần II đưa ra các kết quả chủ yếu của số liệu suy rộng mẫu 15%, gồm 7 chương tiếp theo Chương 3 mô tả các đặc trưng về quy mô và cơ cấu dân số Chương 4 trình bày các ước lượng về mức sinh Chương 5 trình bày các ước lượng

về mức độ chết Chương 6 phân tích tình hình di cư và đô thị hóa Chương 7 đánh giá chất lượng dân số qua trình độ giáo dục và đào tạo Chương 8 phân tích các chỉ tiêu liên quan đến lao động và việc làm Chương 9 phân tích điều kiện ở và sinh hoạt của hộ dân cư

Phần III đưa ra các biểu tổng hợp từ số liệu suy rộng mẫu 15%

Phần IV là các phụ lục liên quan đến Tổng điều tra như các khái niệm định nghĩa sử dụng trong Tổng điều tra, phiếu điều tra, phân bổ mẫu, sai số mẫu của

Trang 4

Cuốn sách được hoàn thành với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ông Tiến sỹ Peter Xenos và Bà Sara Bales, chuyên gia của UNFPA và các cán bộ của Văn phòng UNFPA tại Việt Nam, về những đóng góp quý báu trong quá trình biên soạn và hoàn thiện báo cáo

Tôi đánh giá cao và cảm ơn các cán bộ của Tổng cục Thống kê, những người đã làm việc với lòng nhiệt tình và tận tâm cho sự ra đời của cuốn sách này

Chúng tôi rất hân hạnh được ra mắt bạn đọc trong và ngoài nước một ấn phẩm có lượng thông tin phong phú và chi tiết Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc biên soạn tài liệu, song khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, nhất là đối với các yêu cầu sử dụng thông tin chuyên sâu Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của

bạn đọc để rút kinh nghiệm cho các ấn phẩm tiếp theo của cuộc Tổng điều tra

Trang 5

MỤC LỤC

Lời nói đầu iii

Mục lục v

Bản đồ Việt Nam xiv

PHẦN I: THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA 1

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA 3

1 Lịch sử Tổng điều tra dân số ở Việt Nam 3

2 Đối tượng điều tra 4

3 Nội dung điều tra 5

4 So sánh với cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 6

5 Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch Tổng điều tra 8

6 Công tác tuyên truyền cho cuộc Tổng điều tra 10

7 Công tác thu thập thông tin và giám sát điều tra 11

8 Xử lý và tổng hợp số liệu 15

9 Đánh giá chất lượng 16

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MẪU 21

1 Cỡ mẫu 21

2 Phân tầng và phân bổ mẫu cho các tầng 21

3 Đơn vị và phương pháp chọn mẫu 22

4 Phương pháp ước lượng suy rộng mẫu 23

5 Phương pháp tính sai số mẫu 26

PHẦN II: KẾT QUẢ CHỦ YẾU 29

CHƯƠNG 3: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ 31

1 Quy mô hộ và dân số 31

Trang 6

3 Mật độ dân số 35

4 Dân số thành thị và nông thôn 38

5 Tỷ số giới tính 39

6 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi 40

7 Hôn nhân 43

CHƯƠNG 4: MỨC SINH 53

1 Tổng tỷ suất sinh (TFR) 53

2 Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) 56

3 Tỷ suất sinh thô (CBR) 59

4 Tỷ số giới tính khi sinh 61

5 Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên 63

CHƯƠNG 5: MỨC ĐỘ CHẾT 65

1 Đánh giá chất lượng thông tin liên quan đến tử vong 66

2 Tỷ suất chết thô (CDR) 67

3 Mức độ chết của trẻ sơ sinh 68

4 Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh 70

5 Nguyên nhân chết 72

6 Tỷ số chết mẹ 73

CHƯƠNG 6: DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 75

1 Mức độ di cư theo các cấp hành chính 76

2 Di cư giữa các vùng 77

3 Di cư giữa các tỉnh 81

4 Đô thị hóa 84

CHƯƠNG 7: GIÁO DỤC 87

1 Tình hình đi học 87

2 Tỷ lệ nhập học chung và tỷ lệ nhập học đúng tuổi 90

3 Tình hình biết đọc biết viết 92

4 Trình độ giáo dục đạt được 94

Trang 7

CHƯƠNG 8: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 97

1 Dân số hoạt động kinh tế hay lực lượng lao động 97

2 Việc làm 106

3 Thất nghiệp 113

4 Dân số không hoạt động kinh tế 118

CHƯƠNG 9: ĐIỀU KIỆN Ở VÀ SINH HOẠT CỦA HỘ DÂN CƯ 121

1 Tình trạng không có nhà ở của hộ dân cư 121

2 Phân loại nhà ở 122

3 Điều kiện ở 127

4 Tiện nghi sinh hoạt 129

PHẦN III: BIỂU TỔNG HỢP 133

A Các biểu kết quả chủ yếu 139

B Các biểu tổng hợp số liệu suy rộng mẫu 173

PHẦN IV: PHỤ LỤC 417

Phụ lục 1: Phân bổ phạm vi điều tra mẫu chi tiết chia theo thành thị/nông thôn, các vùng kinh tế - xã hội, tỉnh/thành phố và các quận/huyện 419

Phụ lục 2: Các bảng tính sai số mẫu 440

Phụ lục 3: Các khái niệm và định nghĩa của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 468

Phụ lục 4: Phiếu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 476

Phụ lục 5: Các ấn phẩm và sản phẩm điện tử dùng cho cung cấp kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 488

Trang 8

1999 và 2009 35 Biểu 3.6: Phân bố phần trăm diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia

theo các vùng kinh tế - xã hội, 2009 36 Biểu 3.7: Mật độ dân số chia theo tỉnh/thành phố, 1999 và 2009 37 Biểu 3.8: Tỷ lệ dân số thành thị năm 1999, 2009 và tỷ lệ tăng dân số bình

quân năm thời kỳ 1999-2009 chia theo các vùng kinh tế - xã hội 39 Biểu 3.9: Phân bố phần trăm dân số theo giới tính và tỷ số giới tính chia

theo nhóm tuổi, 2009 41 Biểu 3.10: Tỷ số phụ thuộc, 1989-2009 42 Biểu 3.11: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 65 tuổi trở lên và chỉ

số già hóa, 1989-2009 43 Biểu 3.12: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân,

nhóm tuổi, giới tính và thành thị/nông thôn, 2009 45 Biểu 3.13: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân,

giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 47 Biểu 3.14: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu, phần trăm đã từng kết hôn chia

theo giới tính và nhóm tuổi, 1989-2009 48 Biểu 3.15: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thành

thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 49 Biểu 3.16: Tỷ trọng dân số 15-19 tuổi đã từng kết hôn theo độ tuổi, tuổi kết

hôn trung bình lần đầu của vị thành niên chia theo giới tính,

thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 51

Trang 9

Biểu 4.1: Tổng tỷ suất sinh (TFR) của Việt Nam, 1999-2009 55 Biểu 4.2: Tổng tỷ suất sinh (TFR) chia theo các vùng kinh tế - xã hội,

1999-2009 56 Biểu 4.3: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR), 1999 và 2009 57 Biểu 4.4: Tỷ suất sinh thô (CBR) chia theo thành thị/nông thôn, 1999-

2009 59 Biểu 4.5: CBR năm 1999 và 2009 chuẩn hóa theo cơ cấu tuổi của phụ nữ

15-49 tuổi năm 2009 60 Biểu 4.6: CBR thành thị/nông thôn năm 2009 chuẩn hóa theo cơ cấu tuổi

của phụ nữ 15-49 tuổi của cả nước năm 2009 61 Biểu 4.7: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo thành thị/nông thôn, 1999-

2009 62 Biểu 4.8: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên chia theo thành

thị/nông thôn, 2005-2009 64 Biểu 5.1: Mức độ đầy đủ tương đối của khai báo tử vong trong Tổng điều

tra 2009 67 Biểu 5.2: Tỷ suất chết thô (CDR) chia theo thành thị/nông thôn, 1989-

2009 68 Biểu 5.3: Tỷ suất chết của trẻ sơ sinh (IMR) chia theo các vùng kinh tế -

xã hội, 1999-2009 69 Biểu 5.4: Bảng sống của Việt Nam chia theo giới tính, 2009 71 Biểu 5.5: Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12 tháng trước thời điểm

Tổng điều tra chia theo nguyên nhân chết, giới tính và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 72 Biểu 6.1: Tình trạng di cư dựa vào nơi thường trú 5 năm trước thời điểm

Tổng điều tra của dân số từ 5 tuổi trở lên, 2009 76 Biểu 6.2: Số người di cư và tỷ suất di cư chia theo tình trạng di cư, 1999

và 2009 77 Biểu 6.3: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỷ suất di cư trong 5 năm

trước điều tra chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 1999 và 2009 80

Trang 10

Biểu 6.4: Nơi thực tế thường trú tại 1/4/2004 và 1/4/2009 chia theo các

vùng kinh tế - xã hội 81 Biểu 6.5: Số lượng và tỷ trọng dân số thành thị, 1979-2009 85 Biểu 6.6: Số lượng dân số, dân số thành thị, tỷ trọng dân số thành thị chia

theo các vùng kinh tế - xã hội, 2009 85 Biểu 6.7: Các luồng di cư giữa thành thị và nông thôn, 2009 85 Biểu 7.1: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình hình đi học,

1989-2009 87 Biểu 7.2: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình hình đi học, thành

thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 88 Biểu 7.3: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên đang đi học chia theo trình độ

chuyên môn kỹ thuật, giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 90 Biểu 7.4: Tỷ lệ nhập học chung và tỷ lệ nhập học đúng tuổi chia theo các

cấp học, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 91 Biểu 7.5: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên chia theo giới tính,

1989-2009 92 Biểu 7.6: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính,

thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 93 Biểu 7.7: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn đạt

được, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 94 Biểu 7.8: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn

kỹ thuật, giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 95 Biểu 8.1: Lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và

các vùng kinh tế - xã hội, 2009 98 Biểu 8.2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo giới tính, thành

thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 99 Biểu 8.3: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn đạt được,

thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 102

Trang 11

Biểu 8.4: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ

chuyên môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế -

xã hội, 2009 103 Biểu 8.5: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người di cư, phân bố

phần trăm người di cư có việc làm và người di cư thất nghiệp

chia theo loại hình di cư và nhóm tuổi, 2009 105 Biểu 8.6: Số lượng và phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo

giới tính và nghề nghiệp, 2009 107 Biểu 8.7: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi, giới tính và

nghề nghiệp, 2009 107 Biểu 8.8: Số lượng và phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo

khu vực kinh tế, 1999 và 2009 108 Biểu 8.9: Phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và

ngành kinh tế, 2009 110 Biểu 8.10: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi và ngành

kinh tế, 2009 111 Biểu 8.11: Phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và

loại hình kinh tế, 2009 112 Biểu 8.12: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi và loại hình

kinh tế, 2009 112 Biểu 8.13: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo giới

tính và nhóm tuổi, 2009 113 Biểu 8.14: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo

thành thị/nông thôn và nhóm tuổi, 2009 114 Biểu 8.15: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo giới

tính và trình độ học vấn, 2009 115 Biểu 8.16: Tỷ lệ thất nghiệp chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và các

vùng kinh tế - xã hội, 2009 116 Biểu 8.17: Tỷ lệ thất nghiệp chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và

nhóm tuổi, 2009 116

Trang 12

Biểu 8.18: Tỷ lệ thất nghiệp chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và

trình độ chuyên môn kỹ thuật đã đạt được, 2009 117

Biểu 8.19: Phân bố phần trăm dân số không hoạt động kinh tế chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và lý do không làm việc, 2009 119

Biểu 8.20: Phân bố phần trăm dân số không hoạt động kinh tế chia theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2009 119

Biểu 9.1: Tỷ lệ hộ không có nhà ở chia theo các vùng kinh tế - xã hội, thành thị/nông thôn, 1999 và 2009 122

Biểu 9.2: Phương pháp phân loại nhà dựa vào vật liệu làm nhà trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 122

Biểu 9.3: Số lượng và phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo thành thị/nông thôn và loại nhà, 2009 124

Biểu 9.4: Phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo thành thị/nông thôn và diện tích sử dụng, 1999 và 2009 125

Biểu 9.5: Số hộ có nhà ở chia theo năm đưa vào sử dụng, thành thị/nông thôn và quyền sở hữu, 2009 126

Biểu 9.6: Phân bố phần trăm số hộ chia theo thành thị/nông thôn và một số điều kiện ở của hộ, 1999 và 2009 128

Biểu 9.7: Phân bố phần trăm số hộ chia theo thành thị/nông thôn và tình hình sử dụng các tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ, 2009 131

CÁC HÌNH PHÂN TÍCH Hình 3.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, 1960-2009 39

Hình 3.2: Tỷ số giới tính của các vùng kinh tế - xã hội, 2009 40

Hình 3.3: Tháp dân số Việt Nam, 1999 và 2009 41

Hình 3.4: Tỷ trọng dân số chưa vợ/chưa chồng chia theo nhóm tuổi 46

Hình 4.1: Tổng tỷ suất sinh (TFR), 1999-2009 54

Hình 4.2: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR), 1999 và 2009 58

Trang 13

Hình 4.3: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) của thành thị và nông

thôn, 2009 58 Hình 4.4: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 2009 63 Bản đồ 6.1: Tỷ suất di cư thuần giữa các tỉnh, 2009 83 Hình 7.1: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình hình đi học, giới

tính và thành thị/nông thôn, 2009 88 Hình 7.2: Tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc

trưng theo tuổi và giới tính, 2009 89 Hình 7.3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đặc trưng theo tuổi

và giới tính 93 Hình 8.1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới

tính, 2009 100 Hình 8.2: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú,

2009 101 Hình 8.3: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo thành

thị/nông thôn và giới tính, 2009 103 Hình 8.4: Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên chia

theo thành thị/nông thôn và giới tính, 2009 104 Hình 8.5: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và các

vùng kinh tế - xã hội, 2009 109 Hình 8.6: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đặc trưng theo tuổi và giới

tính, 2009 117 Hình 8.7: Tỷ lệ dân số không tham gia hoạt động kinh tế đặc trưng theo

tuổi và giới tính, 2009 118 Hình 9.1: Tỷ trọng hộ có nhà ở chia theo loại nhà, 1999 và 2009 124 Hình 9.2: Tình hình sử dụng tivi chia theo thành thị/nông thôn, 1999 và 2009 129 Hình 9.3: Tình hình sử dụng đài (radiô/radiô cassetts) chia theo thành

thị/nông thôn, 1999 và 2009 130

Trang 14

* Theo quy định của Nghị định 92/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc

được quy hoạch lại thành vùng mới có tên gọi là Trung du và miền núi phía Bắc; vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ được quy hoạch lại thành vùng mới có tên gọi Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Quảng Ninh được chuyển từ vùng Đông Bắc về Đồng bằng sông Hồng; Ninh Thuận và Bình Thuận chuyển từ Đông Nam Bộ về Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

** Trong các biểu số liệu các Vùng 1, Vùng 2, …, đến Vùng 6 được viết tắt tương ứng là V1, V2, …, V6

Trang 15

Phần I

THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA

Trang 17

CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được thực hiện theo Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Đây là cuộc tổng điều tra dân số lần thứ tư và điều tra nhà ở lần thứ ba tiến hành ở nước ta kể từ khi nước nhà thống nhất vào năm 1975 Cuộc Tổng điều tra nhằm thu thập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2010 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm

2011 đến năm 2020, phục vụ công tác giám sát thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết

1 Lịch sử tổng điều tra dân số ở Việt Nam

Việt Nam có truyền thống lâu đời về tổng điều tra dân số từ nhiều thế kỷ trước Tuy nhiên, hầu hết các cuộc tổng điều tra đó thực tế không ngoài việc đếm

số dân để nắm được số người phải nộp thuế hoặc có thể mộ lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh Do đó các cuộc kiểm kê này không định kỳ và thu thập ít chi tiết Trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1975), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành hai cuộc Tổng điều tra dân số vào tháng 3 năm 1960 và tháng 4 năm 1974 trên phạm vi miền Bắc Ngay sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975, đầu năm 1976 đã tổ chức tổng kiểm kê dân số ở các tỉnh miền Nam để phục vụ bầu cử Quốc Hội của cả nước và sự nghiệp kiến thiết nước nhà

Cuộc tổng điều tra dân số đầu tiên thực sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thống nhất được tiến hành vào cuối năm 1979 Với nguồn lực và khả năng kỹ thuật sẵn có lúc đó, cuộc Tổng điều tra năm 1979 đã cung cấp được những số liệu cơ bản có chất lượng làm nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước

Trang 18

Cuộc Tổng điều tra dân số cả nước lần thứ hai được coi là một cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở hiện đại đầu tiên ở nước ta được tiến hành vào tháng 4 năm 1989 Cuộc Tổng điều tra này sử dụng các khái niệm, các kỹ thuật thiết kế và

xử lý số liệu đã được quốc tế thừa nhận Nhiều cá nhân và tổ chức tham gia cuộc Tổng điều tra đã cho rằng đối tượng dân số thường trú của cuộc Tổng điều tra này được thu thập gần như đầy đủ và kết quả có chất lượng cao Trong thập kỷ sau đó cuộc Tổng điều tra này đã cung cấp một nguồn số liệu phong phú về nhân khẩu học, xã hội và kinh tế cho nhiều đối tượng sử dụng

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở của cả nước lần thứ ba được tiến hành vào tháng 4 năm 1999 Nhiều đặc trưng của cuộc Tổng điều tra năm 1989 đã được đưa vào thiết kế và chỉ đạo cuộc Tổng điều tra năm 1999 Tuy nhiên, cuộc Tổng điều tra năm 1999 còn bổ sung thêm những câu hỏi mới và mở rộng nội dung điều tra để cung cấp được những số liệu toàn diện và chi tiết hơn

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở của cả nước lần thứ tư được tiến hành vào tháng 4 năm 2009 So với các cuộc tổng điều tra trước đây, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có phạm vi và nội dung rộng hơn Cuộc Tổng điều tra

đã được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được nhân dân đồng tình ủng hộ Đồng thời, Tổng điều tra dân số và nhà ở lần này kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các cuộc tổng điều tra dân số trước, đặc biệt là của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989 và 1999 Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA)

đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho một số hoạt động quan trọng của cuộc Tổng điều tra Đây là lần thứ ba UNFPA hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Tổng điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam

2 Đối tượng điều tra

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tiến hành điều tra tất cả những người Việt Nam thường xuyên cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có đến thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009; người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra nước ngoài trong thời hạn quy định; các trường hợp chết (của hộ) đã xảy ra từ ngày 01 Tết Mậu Tý (ngày

07 tháng 2 năm 2008 theo Dương lịch) đến ngày 31 tháng 3 năm 2009; nhà ở của

hộ dân cư

Trang 19

Điều tra dân số và điều tra nhà ở được tiến hành đồng thời với đơn vị điều tra là hộ Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung Đối với hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai

Chủ hộ là người cung cấp thông tin chính Đối với những thông tin mà chủ

hộ không nắm chắc, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra Riêng các thông tin về lao động-việc làm, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra

từ 15 tuổi trở lên; các câu hỏi về sinh đẻ, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) để xác định thông tin Đối với các thông tin về nhà ở, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và/hoặc kết hợp với quan sát trực tiếp để xác định

3 Nội dung điều tra

Nội dung điều tra được thể hiện trên hai loại phiếu điều tra: phiếu điều tra

toàn bộ (phiếu ngắn) và phiếu điều tra mẫu (phiếu dài)

Nội dung điều tra toàn bộ

- Dân tộc và tôn giáo;

- Tình trạng biết đọc và biết viết

b) Về nhà ở:

- Tình trạng nhà ở hiện tại;

- Kết cấu nhà và loại vật liệu xây dựng chính;

- Quy mô diện tích nhà ở;

- Năm đưa vào sử dụng

Trang 20

Nội dung điều tra chọn mẫu

Ngoài các thông tin như trong phiếu điều tra toàn bộ, phiếu điều tra mẫu còn

có thêm các thông tin sau đây:

a) Về dân số:

- Nơi thường trú cách đây 5 năm;

- Tình trạng khuyết tật;

- Tình trạng hôn nhân;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo;

- Tình trạng hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua

b) Về tình hình sinh đẻ của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi:

- Tình hình sinh con;

- Số con đã sinh, số con còn sống và số con đã chết;

- Tháng, năm sinh và số con trai, số con gái của lần sinh gần nhất

c) Về người chết:

- Tình hình tử vong của hộ;

- Thông tin cá nhân của người chết;

- Nguyên nhân chết và chết do thai sản

d) Về nhà ở:

- Tình hình sử dụng nhà ở;

- Tình trạng sở hữu nhà ở;

- Loại nhiên liệu chính để thắp sáng và nấu ăn;

- Nguồn nước chính sử dụng để ăn uống;

- Loại hố xí đang sử dụng;

- Một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư

4 So sánh với cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999

Trên thực tế, kinh nghiệm của cuộc Tổng điều tra năm 1999 đã ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế nội dung của cuộc Tổng điều tra năm 2009 Tổng điều tra dân

số và nhà ở của nước ta được tiến hành theo chu kỳ 10 năm một lần, tạo thuận lợi cho phân tích xu hướng và so sánh số liệu trực tiếp giữa 2 cuộc tổng điều tra So với các cuộc tổng điều tra trước đây, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Trang 21

có phạm vi rộng hơn Ngoài những nội dung tương tự như cuộc tổng điều tra trước đây về giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng nhân khẩu học, v.v , cuộc Tổng điều tra lần này đã: (i) thay đổi khái niệm của chỉ tiêu hoạt động kinh tế, chuyển từ phân tổ theo hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua sang phân tổ theo hoạt động kinh tế hiện tại trong 7 ngày qua; (ii) điều tra thêm một số chỉ tiêu về tình trạng khuyết tật, nguyên nhân chết, chết do thai sản và một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư

Hai điểm nổi bật của Tổng điều tra được đề xuất và áp dụng Một là, điều tra mẫu với cỡ mẫu 15% để mở rộng nội dung điều tra, suy rộng cho cấp huyện, đồng thời giảm chi phí Cỡ mẫu của Tổng điều tra 1989 và 1999 tương ứng là 5% và 3%, chỉ đại diện cho cấp tỉnh Hai là, áp dụng công nghệ nhận biết ký tự thông minh/công nghệ quét để nhập số liệu thay vì dùng công nghệ truyền thống nhập tin

từ bàn phím Công nghệ này có nhiều lợi thế về mặt kỹ thuật, nhưng đây cũng là một thách thức lớn đối với Tổng cục Thống kê, vì công nghệ này đòi hỏi chất lượng ghi phiếu điều tra phải tốt hơn, rõ ràng hơn và bảo quản phiếu phải cẩn trọng hơn

Lần đầu tiên trong tổng điều tra dân số ở Việt Nam có lắp đặt đường dây điện thoại nóng cho Tổng điều tra tại Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương và tỉnh, thành phố Mục đích chính của đường dây nóng là để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tác nghiệp cho Tổng điều tra, đồng thời cũng để tiếp nhận các góp ý của nhân dân về các hoạt động Tổng điều tra Mục đích chính này đã đạt được Ngoài

ra, đường dây nóng cũng là một công cụ tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng điều tra cho người dân Số điện thoại đường dây nóng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Việc này làm cho nhân dân cảm nhận được tính minh bạch của Tổng điều tra, trên cơ sở đó họ tin tưởng và hợp tác rất nhiệt tình, cung cấp nhiều thông tin xác đáng cho các cơ quan và cán bộ điều tra

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 phải đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế Mặt khác nội dung của Tổng điều tra không được nặng nề; phải phù hợp với khả năng kinh phí và có tính khả thi, đồng thời phải bảo đảm chất lượng số liệu thu thập được Để cân đối các yêu cầu trên, Tổng cục Thống kê đã chủ động nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tổ chức nhiều cuộc hội thảo với người dùng tin, tiến hành một số cuộc điều

Ngày đăng: 04/06/2020, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w