Đã có rất nhiều sáng kiến của CBQL về vai trò của người quản lý trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ với những giải pháp: “Phát huy nhân tố con người”, “Tổ chức, chỉ đạo xây
Trang 11 Lời giới thiệu
Người cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường luôn mong muốn và tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Hiệu quả đó thể hiện bằng tinh thần, trách nhiệm trong công việc của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường; hiệu quả đó thể hiện bằng chất lượng giáo dục của nhà trường được các cấp lãnh đạo, được nhân dân nhìn nhận, đánh giá Đã có rất nhiều sáng kiến của CBQL về vai trò của người quản lý
trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ với những giải pháp: “Phát huy nhân
tố con người”, “Tổ chức, chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học”, “Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với tổ chuyên môn”, “Tăng cường công tác chỉ đạo dự giờ, thăm lớp”, “Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học”, “Tăng cường chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên”, “Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy học”, “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh và các tổ chuyên môn”, “Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, khuyến học, khuyến tài”…
Tôi không phủ nhận tính tích cực của các biện pháp trên, đó là đường lối chung, là kim chỉ nam cho công tác của người quản lý
Tuy nhiên, bản thân tôi cũng như các đồng chí giáo viên, nhân viên luôn nhìn
nhận cấp trên của mình với phương châm:“Vừa nghe những gì anh ta nói, cùng nhìn những gì anh ta làm!” Tăng cường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là một trong
những nội dung trọng điểm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đây là yêu cầu thiết yếu mà đội ngũ giáo viên phải thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh Tôi suy nghĩ, trong mối quan hệ công tác giữa người quản lý và giáo viên, nhân viên cũng rất cần hài hòa, gắn kết giữa nói và làm, giữa lý thuyết và thực hành Nghĩa là, người CBQL sau khi đưa ra những nội dung công việc, những chỉ tiêu cần đạt, những đường lối thực hiện…rất cần đặt mình vào vị trí của người trực tiếp thực hiện (Trong một phạm vi công
Trang 2việc nào đó cần bắt tay làm cụ thể như các giáo viên, nhân viên khác) Như thế người CBQL mới thấy được thực tế những khó khăn, thuận lợi của công việc, sự phù hợp của các chỉ tiêu, của đường lối, phương pháp thực hiện mà chính mình đưa ra Ý nghĩa hơn
là tạo được sự gần gũi, chia sẻ với đồng nghiệp, xóa dần được cái nhìn (có phần cố hữu)
của cấp dưới đối với cấp trên là: “Áp đặt”, “chỉ tay năm ngón”, “thiếu thực tế”…
Từ khi được phân công công tác tại trường THPT Nguyễn Thái Học, với nhiệm
vụ phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường, tôi không chỉ luôn đồng hành, trải nghiệm cùng đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn mà còn đồng hành trong một số công việc có tính chất hành chính (Năm học 2017-2018 và 2018-2019 tôi viết SKKN
với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Toán THPT” sau năm học
2016-2017 đồng hành cùng giáo viên khắc phục khó khăn ban đầu về hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Toán) Trong mỗi năm học, Ban giám hiệu (BGH) luôn xây dựng kế hoạch công tác trong năm học với những nội dung công việc cụ thể, nhằm hoàn thành tốt những công việc đó tôi đã luôn bắt tay cùng giáo viên, nhân viên thực hiện với suy nghĩ: vừa chia sẻ công việc với đồng nghiệp, vừa tích lũy những kiến thức,
kỹ năng thiết thực cho bản thân Sau quá trình trải nghiệm đó, xin được chia sẻ với quý đồng nghiệp trong tỉnh nhà một số công việc cụ thể của tôi (rất nhỏ thôi) đã hỗ trợ đội
ngũ về các công việc có tính chất hành chính qua nội dung của sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên bằng những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học”
Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể đóng góp được nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý của những năm học tiếp theo
Trang 32 Tên sáng kiến:
“Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên bằng những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học”
3 Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Hồng Thái
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học
- Số điện thoại: 0969 611 811 E_mail: lethaivp@gmail.com
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Hồng Thái
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý trong trường THPT.
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/09/2017
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những tri thức của những tác phẩm kinh điển về công tác quản lý mà
bản thân tôi đã đọc, chẳng hạn: “Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác” –
Alfred North Whitehead, “Tối đa hóa năng lực nhân viên” – Wiliam J Rothwell, “Nhà quản trị thành công” – Peter F.Drucker, “21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo” – John C Maxwell… tôi đặt mục đích cho bản sáng kiến này là: tự mình trải nghiệm, minh chứng và từng bước rút ra cho bản thân những bài học nhỏ từ thực tiễn, phục vụ ngày một tốt hơn trong công tác quản lý của mình
Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4- Sáng tỏ được: Những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học
- Sáng tỏ được: Hiệu quả công tác của giáo viên được nâng cao qua các việc
làm của người quản lý
7.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động và ảnh hưởng của người CBQL đối với đội ngũ Phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa người CBQL và đội ngũ trong trường THPT
Nguyễn Thái Học
7.3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng một số hoạt động của người CBQL đến hiệu quả công tác của đội ngũ trong nhà trường
7.4 Nội dung cơ bản của sáng kiến
Như phần “Lời giới thiệu” tôi đã trình bày, đầu mỗi năm học, BGH luôn xây
dựng kế hoạch công tác trong năm học với những nội dung công việc cụ thể Có những công việc thường niên, quen thuộc được thực hiện trong tất cả các năm học, có những công việc đặc thù, phát sinh khi tổng kết một năm học Hội đồng Sư phạm (HĐSP) nhà trường cùng Phụ huynh học sinh (PHHS) thấy cần thiết thực hiện trong năm học mới Những công việc mới này thường gây khó khăn cho đội ngũ, có không ít giáo viên khi tiếp nhận nhiệm vụ thì có tâm thế sẵn sàng nhưng khi bắt tay vào việc lại chán nản, muốn BGH xem xét và dừng nội dung công việc trong kế hoạch
Trước những thực trạng đó của đồng nghiệp, tôi đã yêu cầu mỗi giáo viên (GV)
mô tả đầy đủ, cụ thể những khó khăn họ gặp khi triển khai công việc Sau khi đã tập hợp đầy đủ các ý kiến tôi sàng lọc và nghĩ biện pháp hỗ trợ đồng nghiệp của mình Xin được minh họa bằng một số công việc cụ thể sau:
Trang 5Công việc 1: Gửi tin nhắn cho PHHS và BGH (Thông báo kết quả rèn luyện ý thức
kỷ luật, học tập của học sinh)
Lý do triển khai công việc:
Trong những năm gần đây, các dịch vụ phục vụ thông tin hai chiều giữa nhà trường và PHHS rất phát triển 100% các nhà trường thu kinh phí từ PHHS (Theo thỏa thuận) để cùng các nhà mạng thực hiện dịch vụ tin nhắn thông báo kết quả rèn luyện ý thức kỷ luật và học tập của học sinh (HS) đến phụ huynh (PH) Hai năm đầu nhà trường thực hiện công tác này và được phản ảnh là các thông tin chuyển tới PH còn ít, không thường xuyên, nội dung thường chỉ là nhắc nhở, phê bình BGH nhà trường ý thức được
2 thông điệp cơ bản PHHS muốn giải quyết: Số lượng tin nhắn phải tương xứng số tiền
họ đóng góp; chất lượng tin nhắn phải đảm bảo sự toàn diện về ý thức kỷ luật và ý thức học tập của HS Trước nguyện vọng chính đáng đó của PHHS, BGH cần phải thay đổi
về công tác nhắn tin cho PHHS
Mô tả công việc:
1 Cuối ngày thứ 7 hàng tuần các giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải thông báo đến PHHS ý thức chấp hành nội quy của HS trong lớp – Đã được lượng hóa bằng điểm số và đánh giá theo 4 mức: loại A, B, C, D (Từng tiêu chí cho điểm đã được HĐSP và PHHS thống nhất)
Ví dụ:
Em Nguyễn Văn A
HK tuần 1, tháng 1: 200điểm Xếp loại: A
Em Vũ Mạnh C
HK tuần 1, tháng 1: 28điểm Xếp loại: D
2 Cuối mỗi tháng:
Trang 6a) Các giáo viên bộ môn (GVBM) phụ trách các môn học chuyên đề (CĐ) phải có bài kiểm tra đánh giá các nội dung học CĐ trong tháng, gửi điểm cho GVCN
b) Các GVCN tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm (HK) trong tháng – Lấy trung bình cộng điểm số đạt được của HS trong các tuần và xếp loại A, B, C, D theo quy định; tổng hợp điểm số các môn học CĐ do các GVBM gửi Sau đó gửi cho BGH và cho PHHS
Ví dụ:
Em Nguyễn Văn A
HK tháng 1: 200điểm Xếp loại: A Điểm KS tháng 1: Toán: 9; Lý: 9; Hóa: 8.5
Em Vũ Mạnh C
HK tháng 1: 142điểm Xếp loại: B Điểm KS tháng 1: Toán: 8; Lý: 2; Hóa: 7.5
Công việc trên mới tiếp nhận tưởng như đơn giản, nhưng khi thực hiện xuất hiện những khó khăn về thao tác và thời gian Cụ thể:
- Việc gửi thông tin hàng tuần với nội dung “HK tuần 1, tháng 1: 200điểm Xếp loại: A” là đơn giản nhất nhưng cũng rất mất thời gian vì GVCN phải copy hoặc nhập
trực tiếp các thông tin trên cho trên dưới 40 HS vào hệ thống gửi tin nhắn
- Việc gửi thông tin cuối tháng với nội dung “HK tháng 1: 200điểm Xếp loại: A Điểm KS tháng 1: Toán: 9; Lý: 9; Hóa: 8.5” thì không đơn giản Phải tính trung bình
cộng điểm hạnh kiểm hàng tuần và xếp loại tương ứng; phải nhập điểm số các môn học với thông tin chi tiết như minh họa trên (Nếu chỉ là con số thì đơn giản hơn nhiều, nhưng
ở đây phải có đầy đủ các nội dung về “HK tháng”, “Xếp loại”, “Điểm KS tháng”,
“Toán”, “Lý”, “Hóa”…).
- Việc thu thập và nhập thông tin lên hệ thống gửi tin nhắn phải đảm bảo chính xác
về đối tượng Nhiều giáo viên khi quá căng thẳng đã nhập thông tin của HS này vào địa
Trang 7chỉ nhận tin của HS khác và một phần làm cho phụ huynh thiếu tin tưởng về công tác theo dõi tình hình của HS
Việc làm của CBQL:
Trước những khó khăn trên của đồng nghiệp, tôi đã tìm tòi và tạo được công cụ hỗ trợ hiệu quả trong công việc này của giáo viên Với công cụ này thì GVCN chỉ việc nhập
thông tin của HS hàng tuần về điểm HK nghĩa là không phải nhập đầy đủ thông tin “HK tuần 1, tháng 1: 200điểm Xếp loại: A” mà chỉ cần nhập số 200 Sau khi hàng tuần có số
liệu, cuối tháng chỉ cần copy thêm điểm số của từng môn học CĐ vào bảng tính là sẽ có
đầy đủ thông tin dạng “HK tháng 1: 200điểm Xếp loại: A Điểm KS tháng 1: Toán: 9; Lý: 9; Hóa: 8.5” để gửi cho PH và BGH Điểm quan trọng cần chú ý là thứ tự của HS
trong bảng phải đồng nhất ở mọi khâu (Trong hệ thống gửi tin nhắn, trong file điểm của các GVBM, trong file gửi PH và BGH) để tránh tình trạng PH của HS này lại nhận được thông tin của HS khác
Sau khi GVCN sử dụng công cụ này, tôi rất vui vì được các đồng nghiệp phản ánh là hàng tuần thay vì mất hàng giờ đồng hồ thì nay chỉ mất 10 phút, cuối tháng thay vì mất
cả đêm thì nay chỉ mất 15 phút
Qua “Công việc 1”, tôi đã phần nào hoàn thành được “Nhiệm vụ nghiên cứu” là:
“Sáng tỏ được: Những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học” và sáng tỏ được: “Hiệu quả công tác của giáo viên được nâng cao qua các
việc làm của người quản lý”
Cụ thể về công cụ này là như thế nào, tôi xin chia sẻ với quý đồng nghiệp trong đĩa
CD đính kèm cùng sáng kiến Trong đó có đầy đủ các file công cụ và Video hướng dẫn
sử dụng Rất mong quý đồng nghiệp xem chi tiết để đánh giá những nhận định nêu trên của tôi
Trang 8Công việc 2: Tổng hợp điểm số và đánh giá chất lượng dạy của GV, chất lượng học của HS qua các kỳ thi của trường và của Sở GD&ĐT tổ chức.
Lý do triển khai công việc:
Thực chất đây là công việc của người CBQL phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường Tuy nhiên về phía GVCN, GVBM cũng rất cần những thông tin này để biết chất lượng học tập của HS lớp mình phụ trách; để thông báo, phân tích cho PH trong các cuộc họp
Thực tế cũng không cần công cụ cầu kỳ nếu thông tin gửi cho PH chỉ đơn điệu là
em HS Nguyễn Văn A nào đó được bao nhiêu điểm trong kỳ thi Cần cho PH biết thêm
về nhiều thông tin khác như: Thứ hạng trong lớp, trong khối, tổng điểm xét tốt nghiệp, tổng điểm xét ĐH, CĐ Về công tác quản lý cũng vậy, nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá điểm số trung bình các môn, các lớp, toàn trường, tổng điểm tổng điểm xét tốt nghiệp, tổng điểm xét ĐH, CĐ thì chưa thể khai thác hết ý nghĩa của điểm số trong mỗi kỳ thi trong công tác giáo dục của nhà trường
Mô tả công việc:
Với “Công việc 2” tôi xin mô tả công việc cần làm của CBQL phụ trách chuyên
môn sau mỗi kỳ thi vì như trên tôi đã nói: “Thực chất đây là công việc của người CBQL phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường”
Trường THPT Nguyễn Thái Học lấy chất lượng dạy học là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc đánh giá, xếp loại viên chức cũng như bình xét thi đua khen thưởng cuối năm Sau mỗi kỳ thi do trường hoặc Sở GD&ĐT tổ chức, mỗi giáo viên được xếp loại theo 4 mức “Loại 1”, “Loại 2”, “Loại 3”, “Loại 4” căn cứ vào chất lượng
Trang 9điểm bộ môn lớp mình phụ trách Công việc đánh giá không giản vì đánh giá GV dạy lớp có môn chỉ để xét tốt nghiệp và GV dạy lớp có môn để xét tuyển ĐH-CĐ phải theo những tiêu chí khác nhau Cụ thể:
Với GV dạy môn để xét tuyển ĐH-CĐ
Loại 1: Tổng số HS đạt 70% từ TB trở lên
Loại 2: Tổng số HS đạt 60% từ TB trở lên
Loại 3: Tổng số HS đạt 50% từ TB trở lên
Loại 4: Tổng số HS đạt dưới 50% TB
Với GV dạy môn để xét tốt nghiệp
Loại 1: Tổng số HS đạt 90% từ 3.5 trở lên
Loại 2: Tổng số HS đạt 80% từ 3.5 trở lên
Loại 3: Tổng số HS đạt 70% từ 3.5 trở lên
Loại 4: Tổng số HS đạt 3.5 trở lên dưới 70%
Hơn nữa rất nhiều GV lại phụ trách đồng thời cả hai đối tượng HS trên Ngoài mục tiêu trên, việc tổng hợp kết quả sau mỗi kỳ thi phải làm sáng tỏ các nội dung thông thường như: Điểm số trung bình của từng môn, từng lớp, toàn trường; điểm xét tốt nghiệp, xét tuyển ĐH – CĐ, thứ tự của mỗi HS trong lớp, trong khối theo các tiêu chí đó Đồng thời việc truy xuất thông tin phải thuận tiện, chính xác và phù hợp cho các đối tượng sử dụng: GVBM, GVCN, Hiệu trưởng nhà trường, thậm chí có thể chia sẻ trực tiếp với PHHS
Việc làm của CBQL:
Trang 10Trước nhiệm vụ, công việc của bản thân và giúp đồng nghiệp có đầy đủ thông tin cần thiết về HS của mình sau mỗi kỳ thi, tôi đã tạo ra cho mình công cụ thích hợp để hoàn thành công việc
Một tiêu chí quan trọng trong công tác thống kê số liệu là cơ sở dữ liệu ban đầu (Ở đây là điểm số mỗi môn học của HS sau các kỳ thi) chỉ cần nhập một lần Khi nhập xong dữ liệu là có ngay các kết quả thống kê cho tất cả các tiêu chí đã được đặt ra trong công tác giáo dục của nhà trường Và sau mỗi kỳ thi không phải tính toán lại theo từng tiêu chí trên Với công cụ mình tạo ra, sau khi nhận được điểm từ bộ phận văn phòng, tôi chỉ cần coppy điểm của các lớp vào đúng địa chỉ và gửi file cho toàn trường Các đối tượng sử dụng từ GVBM, GVCN, Hiệu trưởng có thể dễ dàng truy xuất các dữ liệu cần thiết cho bản thân bằng các lệnh lọc thích hợp
Một vấn đề đặt ra ở việc làm này là: Đây là công cụ, là việc cần làm của CBQL phụ trách chuyên môn của nhà trường Vậy nó giúp ích gì cho đồng nghiệp, có tác dụng thúc đẩy, khích lệ gì cho đội ngũ? Tôi được đông đảo GV thông tin lại là việc được sử
dụng các thông tin mà công cụ của tôi cung cấp rất có ý nghĩa cho công tác giáo dục HS,
có được đầy đủ các thông tin mà PH quan tâm, nhìn được sự đánh giá của mỗi cá nhân trong một tổng thể
Nếu chỉ gửi bảng điểm của từng lớp cho mỗi GV thì buộc mỗi GV lại phải làm các thao tác thống kê sơ đẳng cho mỗi lớp mình phụ trách Tổng chi phí về mặt thời gian của đội ngũ toàn trường là một con số không nhỏ Hơn nữa họ không thể biết thứ tự xếp hạng của mỗi HS trong toàn khối ở các tiêu chí đánh giá, không có được sự so sánh tường minh về chất lượng dạy học của mình so với các đồng nghiệp Sau công việc này, các đồng nghiệp của tôi đã hiểu rõ hơn thông điệp mà người CBQL gửi đến họ, đó là:
“Công việc của người CBQL luôn gắn liền với công việc của GV, công việc của người