1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp cải tiến giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn học làm quen với chữ cái tại trường mầm non

15 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a Tác giả sáng kiến: Dương Thị Bích

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG MẦM NON SƠN LÔI

===== *** =====

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến: Dương Thị Bích Ngọc Chức vụ: Giáo viên

Trình độn chuyên môn: Đại học sư phạm Đơn vị: Trường mầm non Sơn Lôi

Tháng 01/2019

Trang 2

Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

a) Tác giả sáng kiến: Dương Thị Bích Ngọc

- Ngày tháng năm sinh: 02/12/1992 Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sơn Lôi

- Chức danh: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%

b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Bích Ngọc

c) Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các

thông tin cần được bảo mật (nếu có)

- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp cải tiến giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn học làm quen với chữ cái tại trường mầm non”

- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ

- Mô tả sáng kiến:

Đưa ra những biện pháp cải tiến giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn học làm quen với chữ cái tại trường mầm non

+ Về nội dung của sáng kiến:

Giáo dục mầm non chính là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng bởi nó là tiền đề của hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng vững chắc giúp trẻ có một tâm thế tốt để chuẩn bị bước vào lớp 1 của bậc học phổ thông Việc giáo dục trẻ mầm non cần đầy đủ những tố chất đó là phát triển hài hòa 5 lĩnh vực (Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển thẩm mỹ, và phát triển tình cảm xã hội) Phát triển ngôn ngữ nói chung và dạy trẻ làm quen chữ cái nói

Trang 3

riêng là một trong 5 lĩnh vực vô cùng quan trọng Giáo viên mầm non cần dạy trẻ làm quen 29 chữ cái in thường và viết thường thông qua các tiết dạy trẻ làm quen chữ cái và lồng ghép, tích hợp vào các bộ môn khác ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt động hay phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để thực hiện mục tiêu giáo dục Qua việc nghiên cứu thực trạng của lớp mình tôi thấy trẻ nhận thức về chữ cái còn gặp một số khó khăn như phát âm còn kéo dài, dễ nhớ, chóng quên, phát âm chưa chuẩn xác, còn ngọng nhiều chữ l, n,… khả năng nhớ

các chữ cái còn chậm hay nhầm lẫn chữ b, d, p, q… Nên tôi đã chọn đề tài “Một

số biện pháp cải tiến giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn học làm quen chữ cái tại trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình để giúp trẻ có một tâm thế

vững vàng tích lũy các kiến thức ngay từ nhỏ, biến chữ cái thành 1 chìa khoá vạn năng để mở kho tàng tri thức trong tương lai

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề tài đòi hỏi tôi phải nắm được tâm lý của từng cá nhân trẻ trong lớp khả năng nhận thức của từng đối tượng trẻ

để có hướng bồi dưỡng những trẻ khá và kèm cặp đối với trẻ tiếp thu chậm hơn Với trẻ trung bình tôi động viên, nêu gương những trẻ khá giỏi để trẻ cố gắng hơn và mong muốn được khen như bạn Vì ở lứa tuổi này trẻ rất thích được cô giáo và người lớn khen ngợi Sự thay đổi về mặt tâm sinh lý ở giai đoạn này chính là một trong những bước ngoặc trong cuộc đời đứa trẻ Ngoài việc quan tâm tới tâm sinh lý của trẻ tôi còn vận dụng các kiến thức về phương pháp bộ môn làm quen với chữ cái để dạy trẻ một cách khoa học, chính xác tuyệt đối về kiến thức Ngoài ra, qua các đợt tập huấn của phòng GD huyện Bình Xuyên và

sở GD tỉnh Vĩnh Phúc về chương trình soạn giáo án và trình chiếu giáo án điện

tử PowerPoint tôi đã nắm được các kiến thức căn bản để soạn giảng giáo án Tôi vận dụng triệt để những kiến thức đã tích lũy được đưa vào dạy trẻ làm quen chữ cái để tiết học làm quen với chữ cái trở nên sống động, đọng lại trong tâm trí trẻ

“Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” để kiến thức đi vào trẻ một cách tự nhiên

không gò bó và đọng lại trong trẻ thật lâu, tôi luôn tìm tòi và ứng dụng “Một số

biện pháp cải tiến giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn học làm quen chữ cái tại

Trang 4

trường mầm non” vào dạy trẻ Tạo cho trẻ hứng thú học, để mỗi ngày đến

trường đối với trẻ lại là một niềm vui

* Các biện pháp cải tiến nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn học làm quen chữ cái đó là:

Biện pháp thứ nhất là: Xây dựng môi trường chữ viết phong phú trong lớp học

Vấn đề tạo ra môi trường chữ không khó nhưng để môi trường mang tính thẩm mỹ, thu hút sự quan sát, tìm tòi khám phá của trẻ thì lại là một vấn đề khó

Do đó, tôi không ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ, có hướng mở và thay đổi thường xuyên tránh nhàm chán cho trẻ Ngay từ khi trẻ học ở các lớp dưới hay đã bước vào 5 tuổi, tôi đã tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp dưới dạng các bằng từ, câu đối, thơ, các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ cái … ở các vị trí thuận lợi nhất Qua đó trẻ làm quen dần với 29 chữ cái, nên trong các hoạt động có chủ định trẻ không bị bỡ ngỡ

Khi gắn các chữ dưới đồ dùng đồ chơi, tôi cho trẻ gọi tên đồ dùng đồ chơi

và chỉ cho trẻ chữ ở bên dưới, như vậy khi chơi với các đồ dùng đồ chơi đó, trẻ

sẽ biết được đồ dùng đồ chơi đó được ghép từ những chữ cái nào, hoặc trong các giờ học cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi cho trẻ tìm những chữ cái đã học ở trong các từ được dán phía dưới đồ dùng, qua đó trẻ sẽ ghi nhớ nhanh và nhớ lâu

về các chữ cái

Ví dụ: + Tôi đánh tên của các góc ( bé xây gì?, bé làm nghệ sĩ, …) dán vào các góc, tên các đồ dùng đồ chơi( vở toán, búp bê, cây xanh,…) để vào bên cạnh

đồ dùng đồ chơi

Khi trẻ chơi, các chữ cái đó đọng trong tâm trí trẻ, đến khi trẻ học tiết làm quen với chữ cái mới cô giới thiệu chữ , cấu tạo của chữ đó trẻ sẽ nhớ chữ đó trẻ

đã thấy ở các góc, hay các đồ dùng đồ chơi, tránh gây bỡ ngỡ cho trẻ và trẻ cũng được tìm các chữ cái đã học trong đó

+ Ở góc chơi “Đầu bếp tài ba” tôi dán hình ảnh người đầu bếp và các

Trang 5

món ăn, các dụng cụ làm bếp ở xung quanh, vừa để làm nổi bật góc chơi, vừa tạo ấn tượng để khơi gợi tính quan sát của trẻ Trong đó, tôi dán các từ bên dưới nơi ụng trong bếp (nồi, chảo, bát, thìa….) Qua đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà lại vừa khắc sâu trong trí nhớ của trẻ về các chữ cái

+ Ở góc chơi như góc phân vai, trẻ chơi trò chơi bán hàng, bác sĩ… cho trẻ dùng bút “ viết” tên hàng, hay tên bệnh nhân, tên thuốc nét chữ của trẻ còn nguyệch ngoạc nhưng qua đó giúp trẻ ghi nhớ, tưởng tượng lại kí hiệu của chữ

Từ đó giúp trẻ nhận dạng được 1 cách chính xác chữ cái, nhận được chữ cái trong tập hợp các chữ cái tạo ra trong từ, câu

Để củng cố chữ cái đã học và nhằm mục đích dạy trẻ biết tên của mình được “viết” như thế nào tôi đã viết tên trẻ ở góc sinh nhật , hay các vở của trẻ ở lớp

VD: + Tháng 9: Tại góc sinh nhật của bé, tôi dán ảnh của cháu: Khánh Linh, Hồng Đức, Khánh Vân và dán tên những trẻ đó ở bên cạnh ảnh cho cả lớp biết tên của các bạn đó có những chữ gì Các tháng tiếp theo đến sinh nhật các bạn khác tôi cũng làm tương tự

+ Vở “Bé làm quen với biểu tượng toán”: Tất cả những quển vở này đều giống nhau, tôi đã dán các ký hiệu cho trẻ nhận ra vở của mình, nhưng bên cạnh

đó, tôi còn ghi tên của trẻ vào vở để trẻ làm quen với các chữ cái viết nên tên của mình

Mỗi chủ điểm tôi lại thay vào nhiều hình ảnh và các chữ viết tên hình ảnh khác nhau để tránh sự nhàm chán và kích thích sự khám phá ham muốn học hỏi nơi trẻ

VD: +Chủ đề: “ bản thân” tôi dán hình ảnh bạn trai, bạn gái và hình ảnh các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tay, chân….Hay đồ dùng của bạn trai( quần

áo, giày dép, mũ, quả bóng, đồ chơi siêu nhân…), đồ dùng của bạn gái( Váy, dép, búp bê,….), Bên cạnh những hình ảnh đó tôi thường ghi tên hình ảnh và bắn dấp dính bên dưới các chữ, để cho trẻ có thể xếp các thẻ chữ dính vào theo các chữ cô đã ghi ở trên

Trang 6

+ Chủ đề: “ Thế giới động vật”, tôi dán hình ảnh các con vật quen thuộc, thức ăn, môi trường sống của chúng để trẻ nối với nhau.Tôi không quên để chừa khoảng trống cho trẻ “viết” tên các con vật, thức ăn hay môi trường sống của chúng Ngoài ra, tôi dán các bài thơ chữ to về chủ đề để trẻ khoanh tròn các chữ vừa mới học

Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm những bộ tranh chuyện, thơ, tạp chí, họa báo với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to kèm theo Về chuyện, tôi sưu tầm các chuyện cổ tích, chuyện dân gian, để trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo Ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bàn cờ chữ cái, tranh kèm nội dung theo chủ đề Tất cả những thứ trên tôi để ở góc học tập cho trẻ xem những khi rảnh rỗi

Biện pháp thứ 2 là: Tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng môi trường chữ cái ngoài trời

Để xây dựng được môi trường chữ cái bên ngoài lớp học là điều vô cùng khó khăn, bởi nó đòi hỏi phải phong phú, đa dạng và không gây nhàm chán cho trẻ

Tôi đã mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường làm bảng tên các cây xanh, các bồn hoa, các loại rau, các cây ăn quả trong nhà trường bằng các hình thức khác nhau hay các đồ chơi ngoài trời cũng có tên gọi được dán ở các

đồ chơi để khi trẻ được hoạt động ngoài trời, khi trẻ quan sát trẻ cũng được gọi tên và quan sát các chữ cái ghép thành tên của cây, hoa, đồ chơi…qua đó khắc sâu hơn cho trẻ về biểu tượng các chữ cái

Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời, hoạt động có mục đích là: “Quan sát cây phượng” Trẻ sẽ được đến cây phượng, biết được cây phượng được viết từ những chữ cái nào và qua đó trẻ cũng nhớ được những chữ cái mình đã học và khắc sâu hơn về đặc điểm của chữ cái đó

Ngoài ra, tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng một thư viện xanh

ở ngoài trời, ở đó có rất nhiều truyện tranh hấp dẫn, lôi cuốn trẻ và đặc biệt là được chơi trong không gian rộng có rất nhiều truyện hấp dẫn, có những quyển

Trang 7

sách do chính tay trẻ làm, qua đó giúp trẻ củng cố hơn về những chữ cái đã học

và cũng rèn luyện sự khéo léo và còn giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ

Ví dụ: Khi trẻ được chơi trong góc thư viện ngoài trời, trẻ được kể chuyện theo tranh, trẻ có thể sáng tạo câu chuyện qua những gì trẻ quan sát được trong tranh qua đó giúp trẻ có tư duy sáng tạo và ngôn ngữ của trẻ được phát triển Ngoài ra, trẻ còn được làm các quyển sách về các chủ đề khác nhau: Ở chủ đề thế giới động vật, trẻ được cắt hình các con vật trong sách báo cũ mà cô và trẻ

đã sưu tầm từ trước và trẻ dán vào các quyển sách sau đó cô cùng với trẻ dán tên các con vật đó qua đó vừa rèn luyện được sự khéo léo của đôi bàn tay, vừa củng

cố thêm các chữ cái cho trẻ

Tôi cũng mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu xây dựng một góc chợ quê trong khuân viên của trường và sẽ tổ chức chợ quê vào các ngày hội ngày lễ lớn, hoặc các chuyên đề Trong khu chợ quê được bày bán rất nhiều rau củ quả, các con vật, các loại lương thực đặc trưng của địa phương,…và các nông sản, rau củ quả đó đều được gắn tên để trẻ có thể quan sát và gọi tên Qua đó, trẻ vừa được tham quan trải nghiệm, vừa được củng cố thêm về đặc điểm, biểu tượng của chữ cái

Ví dụ: Khi cho trẻ tham quan ở gian bày bán các loại rau củ, quả, Tôi cho trẻ gọi tên các loại đó và chỉ cho trẻ thấy hoặc hỏi trẻ xem các loại rau, củ quả

đó được ghép từ những chữ gì, hoặc chơi các trò chơi giúp trẻ tìm chữ cái đã học như: Trò chơi ai tinh mắt, ai nhanh nhất…để tìm chữ cái, từ đó giúp trẻ nhận biết rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của chữ và trẻ sẽ nhớ lâu hơn

Biện pháp thứ 3 là: Làm mới các tiết học cho trẻ làm quen chữ cái:

Hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô khan, vì thế

để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động một cách tích cực và có thể khắc sâu những kiến thức vừa học, tôi luôn tìm tòi những cách làm mới để vận dụng vào các tiết dạy làm cho tiết học mới mẻ hơn, sinh động, hấp hẫn với trẻ và phát huy tính tích cực ở trẻ, đặc biệt là tôi luôn xây dựng tiết học trên tinh thần giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trang 8

VD: Khi cho trẻ làm quen với chữ cái mới qua hình ảnh, thay vì cho trẻ quan sát hình ảnh tĩnh thì tôi cho trẻ quan sát hình ảnh động hay một đoạn video Với các hình ảnh “động”, hay một đoạn video trẻ được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo tôi khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa trẻ vào bài cách say mê, nhẹ nhàng

Bên cạnh đó, tôi luôn nhận ra khả năng nhận thức khác nhau của từng trẻ ở trong lớp để dẫn dắt trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái mà không làm trẻ cảm thấy nặng nề

Tạo không khí vui vẻ khi bước vào tiết học, tôi luôn sử dụng những bài hát, trò chơi vui vẻ nhằm tạo cho trẻ có tinh thần vui vẻ thoải mái, sau đó tôi nhẹ nhàng dẫn dắt trẻ vào bài học, khi cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi sử dụng các trò chơi chữ cái, cho trẻ được hoạt động nhiều, được tri giác nhiều, được chơi nhiều với các chữ cái (Cho trẻ sờ chữ cái in rỗng, tìm chữ cái trong một bài thơ ngắn, cho trẻ đọc chữ cái nhiều lần với các hình thức khác nhau)

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chữ cái q, tôi đọc câu đố về quả trứng, sau khi trẻ giải câu đố, tôi đưa hình ảnh quả trứng ra và cho trẻ đọc từ dưới tranh, như vậy vừa giúp trẻ phát triển tư duy tưởng tượng vừa bước vào bài học 1 cách nhẹ nhàng thoải mái

Trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi, chơi mà học” , tôi luôn ghi nhớ điều này, vì vậy, trong các tiết làm quen với chữ cái, tôi thường tìm tòi những trò chơi mới, đặc sắc, phù hợp với trẻ để đưa vào bài dạy

VD: Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ, Trổ tài cùng gấu Pooh, Ô chữ kỳ diệu… Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng dẫn trẻ cách cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang, xem tranh nhận biết phần mở đầu, phần kết thúc của cuốn sách Hướng dẫn trẻ nhận biết cách đọc và viết trên một trang giấy, cách cầm bút, tư thế ngồi viết…

Thực hiện việc này tuy đơn giản nhưng phải có sự chính xác và kiên trì Nét mặt, cử chỉ của cô khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi với trẻ, giải thích rõ ràng, không ê a kéo dài, cô ý thức tư thế và giọng nói, phát âm của

Trang 9

cô luôn chuẩn để trẻ làm đúng Việc này không chỉ trên tiết học chữ cái mà còn trên các tiết học khác, trong các hoạt động trong ngày và mọi lúc, mọi nơi

Biện pháp thứ 4 là: Lồng ghép tích hợp với các môn học khác, thông qua hoạt động trong ngày và rèn trẻ mọi lúc mọi nơi:

Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ học thông qua việc tích hợp vào các môn học khác như môn tạo hình, thể dục…

VD: Cho trẻ nặn những chữ cái đã học trong giờ tạo hình, vừa củng cố được chữ cái, vừa rèn được kỹ năng nặn cho trẻ

Hay lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…

VD: Trẻ “viết” các chữ đã học bằng phấn trên sân xi măng của trường, hoặc trò chơi “ Tạo dáng chữ”: Trẻ lấy các bộ phận thân thể của mình để tạo dáng các chữ đã học

Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với nhau, vì trẻ mầm non hay bắt chước nên các cháu yếu sẽ bắt chước các cháu giỏi Từ đó ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ

Chương trình Kidmarts có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu đọc theo các chữ cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy

VD: Các cháu tự nghe máy tính đọc các từ và tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn hình

Tôi còn xây dựng một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều chuyện tranh hấp dẫn và các quyển sách các cháu và cô cùng làm, giúp các cháu lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn Tôi hướng dẫn các cháu kỹ năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải … vào những lúc rảnh rỗi

Biện pháp thứ 5 là: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp trẻ củng cố

và rèn luyện kiến thức

Trang 10

Do đặc thù của trường tôi là các bậc phụ huynh làm những ngành nghề khác nhau, cán bộ có, giáo viên có, buôn bán có, nông dân, công nhân cũng có nên nhận thức của các bậc phụ huynh về việc học của trẻ rất khác nhau Phụ huynh trường tôi phân ra ba luồng cơ bản, thứ nhất là các bậc phụ huynh có hiểu biết và quan tâm đúng đắn tới việc học của con, thứ 2 là các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc học của con, cho rằng trẻ cứ 6 tuổi sẽ được vào lớp 1

mà chẳng cần phải học hành gì, thứ 3 là những phụ huynh quan tâm tới việc học của con một cách thái quá, muốn con biết đọc, biết viết ngay từ bậc học mầm non, ép trẻ thành “nô lệ” của việc học Nhận thức rõ việc này và để làm tốt công việc dạy trẻ học tốt chữ cái thì sự phối hợp của giáo viên với phụ huynh là việc rất cần thiết Vì thế, tôi đã trao đổi về chương trình học của trẻ trong buổi họp phụ huynh đầu năm, giữa năm để các bậc phụ huynh cùng nhau thảo luận Tôi còn gặp gỡ, trao đổi riêng với các bậc phụ huynh về vấn đề học chữ của các cháu trong chương trình Mẫu giáo, nhất là những phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng là trẻ không cần phải học hay những phụ huynh nóng lòng cho con học chữ sớm, muốn trẻ phải biết đọc và viết được ngay độ tuổi Mẫu giáo

Tôi hướng dẫn phụ huynh cách dạy trẻ học chữ cái ở nhà bằng thẻ chữ (vì

đa số các bậc phụ huynh đều dạy con học theo bảng chữ cái, như vậy trẻ sẽ bị học vẹt), hướng dẫn các bậc phụ huynh phát âm đúng một số chữ hay nhầm ( Chữ q: Chữ cu…)

Thêm vào đó, tôi vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu và chỉ cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành đồ dùng đồ chơi cho trẻ Phụ huynh đã rất vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ lịch cũ, trở thành tranh dán chủ đề, có chữ cái cho trẻ học, hoặc thấy những chiếc xe được kèm với từ (ô tô, xe buýt …) trên những chiếc xe bằng vỏ hộp sữa, hộp bánh mà phụ huynh góp nhặt

Bên cạnh những biện pháp trên, bản thân tôi luôn xác định rõ tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân, luôn tham khảo các sách báo về các hình thức, phương pháp mới để cập nhật và học tập, lựa chọn những nội dung phù hợp để đưa vào dạy trẻ

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w