1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

40 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

Với mong muốn góp phần thực hiện Đề án 1928, quyết định BGDĐT đưa những kiến thức pháp luật đến với các em một cách phù hợp, 366/QĐ-nhẹ nhàng, không khô cứng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “

Trang 1

MỤC LỤC

QUY ƯỚC VIẾT TẮT ……….3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu ……… 4

2 Tên sáng kiến ……… 6

3 Tác giả sáng kiến ……… 6

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ……….7

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ……….7

6 Sáng kiến được áp dụng lần đầu ……… 7

7 Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 7

7.1.1 Cơ sở lí luận ……….……… ………

Error: Reference source not found 7.1.2 Cơ sở thực tiễn ……… ……… .8

7.2 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG ……….……… 10

7.2.1 Thực trạng ………10

7.2.2 Nguyên nhân của thực trạng……….10

7.3.Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI…… ….12

7.3.1 Giáo viên giảng dạy môn GDCD cần phân biệt được sự khác nhau giữa giáo dục pháp luật (GDPL) và dạy học pháp luật (DHPL)……… 12

7.3.2 Giáo dục pháp luật thông qua các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định 13

7.3.3 GDPL thông qua lồng ghép với các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn thanh niên và Công đoàn tổ chức 16

Trang 2

7.3.4 Kết hợp với các cơ quan tuyên truyền, công an huyện và tỉnh giáo dục pháp luật hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng An toàn giao thông, chiếu phim tuyên truyền về chủ quyền biển

đảo, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật………16

7.3.4.1 Giáo viên môn GDCD tổ chức chiếu phim tuyên truyền về biển đảo 17

7.3.4.2 Mời các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật của công an huyện và công an tỉnh thực hiện chủ đề “Học sinh với Luật An toàn giao thông”……….……… 17

7.3.4.3 Giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật……… 17

7.3.5 Giáo viên môn GDCD hướng dẫn học sinh theo dõi và nắm bắt các hiện tượng pháp luật qua các kênh thông tin nhất là trên truyền hình và internet……….18

7.3.6 Tổ chức cho các em tham dự các phiên tòa lưu động xét xử tại địa phương …….19

7.4 Chương 4: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI………20

PHẦN KẾT LUẬN………21

PHỤ LỤC……….25

Phụ lục 1 : Đáp án câu hỏi phần thi “ai nhanh hơn ai” ………26

Phụ lục 2 : Câu hỏi và đáp án cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp năm 2013…28 Phụ lục 3 : Mẫu khảo sát ( dành cho học sinh) ……….35

Phụ lục 4 : Tư liệu tham khảo ……… 40

Trang 3

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GDCD : Giáo dục công dân

GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

GDPL : Giáo dục pháp luật

GV : Giáo viên

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 4

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Trong thời đại ngày nay, khi mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quátrình quốc tế hóa sâu sắc, vấn đề con người trở thành trung tâm Đối với ViệtNam- một nước đang trên đà phát triển thì công tác giáo dục, đào tạo conngười mới càng trở nên quan trọng và cấp thiết Để làm được điều đó trongchương trình giáo dục phải có nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đấtnước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại Nhận thức được tầm quantrọng đó, cùng với sự chỉ đạo của Đảng, ngành giáo dục đang tiến hành đổimới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Mục tiêu là nâng cao chất lượngnội dung giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán

bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Tích cực đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo và rèn phương pháp tự học của học sinh ; tăng cường

kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Để làm được điều này cần có sự đóng góp của cả xã hội, trọng tâm là ngànhgiáo dục – đào tạo, mà người trực tiếp làm là những giáo viên đứng lớp,trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của bộ môn GDCD

Như chúng ta đều biết môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông

có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng Đây là môn học trực tiếp góp phần hoànthiện nhân cách cho thế hệ trẻ Song hiện nay vấn đề nhận thức bộ môn cònnhiều hạn chế do thói quen “ học – thi, thi – học” Đa số mọi người – trong

đó có học sinh, phụ huynh và thậm chí cả một số giáo viên cho rằng Giáodục công dân là môn học phụ vì nó không liên quan đến chọn ngành nghềcủa học sinh Vì vậy Giáo viên, phụ huynh thì không quan tâm còn học sinhthì không có hứng thú học tập Chính vì vậy kết quả học tập của học sinhchưa cao, môn GDCD không phát huy được vai trò, vị trí của mình tronggiáo dục phổ thông

Với mục đích nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt

là cho học sinh về vai trò, vị trí của môn Giáo dục công dân đã có rất nhiềugiáo viên trực tiếp giảng dạy và những nhà khoa học giáo dục tâm huyết với

bộ môn đi sâu tìm hiểu cách làm thế nào để các em học sinh không quaylưng lại với môn học ? Có rất nhiều công trình nghiên cứu và sáng kiến kinhnghiệm về phương pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập mônGiáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tuy nhiên cho đến nayvấn đề dạy học môn học này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do học sinh

Trang 5

chỉ học chống đối mà chưa say mê thực sự với môn học, chưa nhận thứcđược tầm quan trọng và sự cần thiết phải học tập bộ môn.

Là một giáo viên trực tiếp dạy học môn Giáo dục công dân trong trườngTHPT tôi luôn trăn trở, tìm tòi các cách thức dạy học nhằm giúp các em họcsinh tích cực học tập góp phần tạo nên hứng thú trong các giờ học Sau nhiềunăm trực tiếp đứng lớp tôi nhận ra rằng chương trình môn Giáo dục công dângóp phần đào tạo những con người mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạođức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tưtưởng, vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và bản thân Songkhối lượng tri thức bộ môn Giáo dục công dân lại mang tính trừu tượng hóa

và khái quát hóa cao, học sinh rất khó tiếp thu từ đó các em không hứng thútích cực học tập Vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học những ngườilàm công tác giáo dục phải gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tậpcủa học sinh

Lứa tuổi học sinh THPT đang có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, sựthay đổi này kéo theo những suy nghĩ và hành động khác với những giaiđoạn phát triển trước đó Sự thay đổi này ngày càng gắn liền với các chuẩnmực đạo đức xã hội và các quy định của pháp luật Vì vậy việc tạo môitrường để các em định hướng đúng là một trong các nhiệm vụ của trườngTHPT, trong đó có môn GDCD - môn học có lợi thế trong việc trang bị chocác em những hiểu biết ban đầu về pháp luật như: pháp luật là gì, công dân

có những quyền cơ bản nào… Tuy nhiên, thời lượng chính khóa dành chomôn GDCD ở các trường THPT chỉ có 1 tiết/tuần, cả năm học cũng chỉ có 33tiết và 2 tiết thực hành, ngoại khóa, tổng cộng thời gian dành cho các buổihọc chính khóa khoảng 24,75 giờ đồng hồ tương đương với khoảng ba ngàylàm việc theo giờ hành chính Đối với môn GDCD lớp 12 có thể tận dụngđược cả số thời gian đó cho việc giáo dục pháp luật Còn đối với lớp 10 và

11 chỉ có thể sử dụng một phần rất ít thời gian đó cho việc tích hợp giáo dụcpháp luật Trong khi kiến thức pháp luật thì tương đối nhiều mà lại khô khan,trừu tượng, chỉ với thời lượng trên lại không liên tục nên việc khắc sâu kiếnthức cho học sinh gặp nhiều khó khăn

Giáo dục pháp luật ngoại khóa là một phần không thể thiếu của công tác phổbiến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường Phổ biến, giáo dục pháp luậtngoại khóa phải đảm bảo vừa phổ biến, cung cấp kiến thức pháp luật, vừagiáo dục, thu hút, vận động chấp hành pháp luật nhằm không ngừng nângcao ý thức chấp hành pháp luật trong HS Nội dung phổ biến, giáo dục phápluật ngoại khóa cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, bám sát

Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1928 của giai đoạn 2013 - 2016 vàthống nhất với chương trình giáo dục pháp luật chính khóa Vì vậy, ngày27/1/2014, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quyết định số 366/QĐ-BGDĐT

Trang 6

“Chương trình phổ biến pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trongcác trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2013-2016

và những năm tiếp theo"

Với mong muốn góp phần thực hiện Đề án 1928, quyết định BGDĐT đưa những kiến thức pháp luật đến với các em một cách phù hợp,

366/QĐ-nhẹ nhàng, không khô cứng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp”

+ Thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân

+ Biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật; biết vận dụng pháp luật

để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân khi bị xâm phạm

Mục đích cuối cùng của giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ở mỗi họcsinh ý thức pháp luật bền vững

Điểm mới của sáng kiến: Trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra một

số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luậtthông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Có thể làm tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp “Góp phần nâng caohiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp” làmnghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này nhằm ứngdụng có hiệu quả vào thực tiễn

2 Tên sáng kiến : “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.

Trang 7

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : tác giả sáng kiến

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :

Sáng kiến sẽ được áp dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân :

- Lớp 12 trường THPT

- Môn Giáo dục công dân trường THPT

- Môn Giáo dục công dân các trường THCS và THPT

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 15/9/2018

7 Mô tả bản chất của sáng kiến :

7.1 Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG

QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.

7.1.1 Cơ sở lí luận

HĐGDNGLL được hiểu là quá trình kết hợp có mục đích vai trò chủ đạocủa giáo viên với hoạt động của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm,hành vi thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội Qua nhiều con đường,đặc biệt con đường dạy học và HĐGDNGLL hướng tới sự hình thành vàphát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh Nếu dạy học là tạo dựng cho họcsinh hệ thống những tri thức khoa học, thông qua đó để giáo dục nhân cách

và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao thìHĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn vănhoá ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhấtgiữa nhận thức và hành động

GDNGLL là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển tâm hồn, trílực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách họcsinh Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, hình thức đa dạnghấp dẫn, phạm vi tiến hành rộng, khả năng kết hợp các lực lượng giáo dụclớn hơn nhiều so với dạy học văn hóa Do đó, khép kín chu trình giáo dục cả

về không gian và thời gian Đó là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huyvai trò chủ thể của mình, tính tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo trongmọi hoạt động

Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Namđòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về phápluật, có ý thức tuân thủ pháp luật Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình viphạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếuniên mà một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật,không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đódẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật

Các em học sinh trong các trường THPT đang trong giai đoạn phát triển

có nhiều biến động về thể chất lẫn tâm hồn, điều này có tác động lớn đến tâmsinh lý của các em

Trang 8

Về tâm, sinh lý : Đây là lứa tuổi tâm lý có nhiều biến động, rất nhạy cảm,

dễ xúc động, dễ bị kích động, bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như phim,ảnh, các hoạt động văn hoá xã hội Khi cơ thể phát triển tạo ra các nhu cầutìm hiểu sự việc, những ham muốn về sinh lý, về giới tính cộng với tính tò

mò muốn biết hết mọi việc, muốn làm như “người lớn”, bắt trước người lớn,

vì thế, nếu không được giáo dục, không được hướng dẫn đúng cách, nhất làkhông được trang bị kiến thức pháp luật dễ nảy sinh tâm lý lệch lạc dẫn đếnhành vi phạm vi phạm pháp

Ở lứa tuổi này nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổnđịnh, các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội dođặc tính hiếu động, tò mò của tuổi trẻ, nhưng cũng dễ uốn nắn, dễ tiếp thucác điều hay, điều tốt khi được định hướng, được giáo dục ngay từ giai đoạnnày

Về nhận thức : đa số các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, tâm,sinh lý chưa ổn định, suy nghĩ chưa chín chắn, tính cách hay thay đổi, các emchưa nhận thức đầy đủ được tính chất của hành vi của bản thân

Dưới góc độ xã hội, đây là lứa tuổi bắt đầu được phép tham gia một sốquan hệ xã hội nhất định, được pháp luật coi là có năng lực hành vi trongmột vài quan hệ xã hội, đồng thời cũng bắt đầu phải chịu sự điều chỉnh củapháp luật, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khi tham gia các quan

hệ xã hội

Những đặc điểm đó có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhậnthức và hành động của các em, nếu không có sự định hướng, tác động giáodục theo các mục tiêu, chuẩn mực xã hội thì rất dễ bị lôi kéo, quyến rũ vàocác việc làm, các hành vi xấu

Vì thế cần phải đưa phổ biến, giáo dục pháp luật vào nhà trường, vàochương trình học tập, sinh hoạt, vui chơi, giáo dục ý thức pháp luật cho họcsinh, sinh viên ngay từ giai đoạn này sẽ có tác động lớn trong việc địnhhướng, phát triển hình thành tư cách công dân, góp phần điều chỉnh hành vi,nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, xây dựng tính hướng thiện, đảmbảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen

tự giác xử sự đúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ pháp luật

7.1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong hoạt động phức tạp của các loại tội phạm hiện nay, có rất nhiềuđối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên Thậm chí, có những vụ đánh nhaudẫn đến án mạng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường khiến xã hội rấtđau lòng Chưa kể, một bộ phận học sinh (HS) tụ tập bè phái, hình thànhbăng nhóm có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang bị các cơ quan chức năngđiều tra, theo dõi

Trang 9

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, thời gian gần đây, tình trạng

HS vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng, cần phải ngăn chặn kịpthời Qua báo cáo của các Sở GD&ĐT từ đầu năm 2019 đến nay số học sinh

vi phạm pháp luật vẫn tương đối nhiều, trong đó vi phạm an toàn giao thôngchiếm tỉ lệ khá cao

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong HSđang có nguy cơ gia tăng hiện nay như : môi trường sống tác động đến nhậnthức ở lứa tuổi vị thành niên, quan hệ xã hội phức tạp, sự lơ là trong công tácquản lý, giám sát, giáo dục của gia đình… Đặc biệt, với sự bùng nổ của côngnghệ thông tin, lứa tuổi mới lớn rất dễ bị lôi cuốn vào các trang mạng xã hội,website thiếu lành mạnh, những trò chơi game đầy bạo lực cũng ảnh hưởngđến tư duy, nhận thức của các em học sinh Bên cạnh đó, cùng với sự pháttriển của nền kinh tế hội nhập, HS hiện nay đang thiếu những sân chơi bổích, thân thiện, dẫn đến thiếu tính tương thân, tương ái

Công tác tổ chức HĐGDNGLL đã và đang được các nhà trường chú ýchỉ đạo triển khai theo yêu cầu của môn học Đội ngũ cán bộ đoàn cáctrường đã có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các loại hình hoạt động phùhợp với từng chủ đề và điều kiện của trường Giáo viên làm công tác chủnhiệm lớp, giáo viên bộ môn GDCD đã có cố gắng trong tổ chức thực hiệnchương trình hoạt động GDNGLL

Tuy nhiên, những cố gắng đó mới chỉ ở một số thời điểm, mà còn thiếutính hệ thống, tính thường xuyên theo quy định 4 tiết mỗi tháng của Bộ Giáodục và Đào tạo Tiềm năng của học sinh chưa được khai thác tích cực, vai tròchủ thể của học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong tiết sinh hoạt cuốituần Trong những tiết này, giáo viên thường lặp đi lặp lại vài hình thức hoạtđộng đơn giản như sơ kết lớp, tuyên dương khen thưởng, phê bình, nhắc nhở,

kỷ luật hay dặn dò, giao nhiệm vụ Nếu có tổ chức thì nội dung hoạt động ítthay đổi, hình thức hoạt động đơn điệu, do đó chưa tạo ra hứng thú cần thiếtcho học sinh tham gia

Trường TPHT trong một vài năm trở lại đây cũng quan tâm tổ chức giáodục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tháng Đoànthanh niên vẫn đóng vai trò chính trong việc tổ chức các hoạt động này Từnăm học 2013 – 2014 đến nay, nhà trường có sự kết hợp với công an tỉnh vàcông an huyện về trực tiếp phổ biến nhưng một năm học chỉ khoảng một đếnhai buổi kết hợp vào các buổi sinh hoạt dưới cờ nên thời gian cũng khôngnhiều Đôi khi Đoàn thanh niên trực tiếp làm công việc này khoảng 15 phút –chủ yếu cũng chỉ phổ biến một số quy định mang tính cứng nhắc, học sinh ởdưới cũng không chú ý và cũng không thể nhớ được

Năm học 2019 – 2020, công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được đặcbiệt coi trọng thể hiện ở sự phối hợp giữa Sở tư pháp và Sở Giáo dục và đào

Trang 10

tạo trong việc soạn thảo giáo trình, in tờ rơi, tập huấn cán bộ đoàn và giáoviên trực tiếp giảng dạy môn GDCD Chỉ đạo thực hiện công tác phổ biếngiáo dục pháp luật năm 2019 - 2020 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chấtlượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2015– 2020”.

Thực hiện Kế hoạch số 872/KH-BGDĐT ngày 01/10/2014 của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong ngành giáo dục năm 2019, SởGD&ĐT Vĩnh Phúc đã chỉ đạo:

- Thủ trưởng các phòng, ban Văn phòng Sở, các phòng GDĐT huyện, thị

xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc chỉ đạo triển khai có hiệu quả NgàyPháp luật được quy định tại Điều 8 – Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đếntoàn thể các đối tượng cán bộ quản lý, nhà giáo và người học trong phạm viquản lý của cơ quan, đơn vị mình

- Nhằm thực hiện tốt Ngày Pháp luật năm 2019

- Hưởng ứng Lễ ra quân phòng , chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệnạn xã hội của Bộ GD-ĐT ngày 16/8/2019 tại Hải Phòng với đại diện của 63

sở GD – ĐT và các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước

7.2.Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG

NHÀ TRƯỜNG 7.2.1 Thực trạng

Theo thống kê của ngành Công an, trong 8 tháng đầu năm 2019 toànquốc xảy ra 25.806 vụ hình sự ; trong đó nhiều vụ do học sinh và sinh viêngây ra Đáng chú ý là số vụ và số đối tượng vi phạm của năm sau cao hơnnăm trước và tính chất phạm tội cũng nghiêm trọng hơn

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng phức tạp vàchúng luôn chú ý tới HS, SV- đối tượng có sự hiểu biết chưa đầy đủ, thíchđua đòi ăn chơi để dụ dỗ lôi kéo các em thực hiện hành vi phạm tội

Vì vậy, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm PL trong HS cóchiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng, hành viphạm pháp trở nên thường xuyên hơn, đa dạng hơn, tạo nên những bức xúctrong dư luận và nhân dân , nguyên nhân không chỉ là do thiểu hiểu biết PL,

mà còn là sự bất chấp PL, thậm chí “lách luật” để vi phạm…

Phương pháp, hình thức GDPL cho HS còn nhiều hạn chế, bất cập nênchưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức HS – mặc dù đã cónhững đổi mới bước đầu như: đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáodục, đổi mới kiểm tra đánh giá môn GDCD theo hình thức vừa bằng cách

Trang 11

cho điểm, vừa bằng cách đánh giá biểu hiện hành vi thông qua xếp loại hạnhkiểm GV môn GDCD chưa kiểm soát được hành vi của học sinh do không

có đủ khả năng và điều kiện thời gian thực hiện

Công tác phổ biến, GDPL đôi khi còn mang tính hình thức, làm cho cólàm : chỉ đơn thuần trang bị kiến thức pháp luật mà chưa chú ý phát triểnnăng lực và phẩm chất cho các em, đặc biệt khâu giám sát diễn biến tâm lý,biểu hiện thái độ, hành vi trong và ngoài nhà trường của các em ; lấy sự tiến

bộ về đạo đức, lối sống làm tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tậpcủa HS ; tập trung vào tuyên truyền, phổ biến mà coi nhẹ hoạt động giáo dục,kiểm tra, kiểm soát dẫn đến sự đánh giá kết quả học tập không chính xác,khách quan

7.2.2 Nguyên nhân của thực trạng

Nội dung GDPL đang có sự “quá tải” khi có rất nhiều kiến thức pháp luậtđược tuyên truyền, giảng dạy trong nhà trường thông qua các hình thức như :tích hợp, lồng ghép, chuyên đề, thêm tiết mà thiếu đi sự lựa chọn nội dungtrong việc GDPL cho HS Điều này dẫn tới sự lúng túng trong xây dựngchương trình, nhiều nội dung đưa vào môn Giáo dục công dân (GDCD) trùnglặp với môn học khác Chẳng hạn, theo Quy chế Đánh giá, xếp loại HS trunghọc cơ sở và HS THPT (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐTngày 12/12/2011) quy định giáo viên môn GDCD phối kết hợp với giáo viênchủ nhiệm lớp đánh giá xếp loại hạnh kiểm ghi vào học bạ của học sinh Đây

là điểm mới so với trước đây Tuy nhiên, có thực tế : một GV dạy mônGDCD chỉ có 1tiết/1 tuần/1 lớp - nên trong một tuần, GV phải tiếp cận vớirất nhiều lớp, nhiều HS Với số HS đông đảo như vậy mà GV chỉ có 45 phúttiếp cận thì làm sao họ có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý, biểu hiện hành

vi của HS để đánh giá, xếp loại ghi vào học bạ?

Hơn nữa, về phương pháp, một số GV chưa phân biệt được giữa “dạyhọc PL” và “GDPL” Nhiều GV hiện nay vẫn còn nặng về “dạy học PL”- tức

là tuyên truyền, trình bày cặn kẽ, giúp HS tiếp thu, nắm vững về PL Cáchlàm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưagiáo dục được ý thức, thái độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo cho HS dẫn đến thựctrạng vi phạm PL ở các em có chiều hướng gia tăng ngay khi chúng ta đangđẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến PL

Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp GDPL ở các trường THPT còn cónhững hạn chế Ban Giám hiệu ở các nhà trường chưa nhận thấy hết vị trí,vai trò quan trọng của hoạt động GDPL cho HS, vẫn coi việc dạy học mônGDCD như bao môn học khác : chỉ hoàn thành tiết dạy theo thời khóa biểu,kiểm tra cho điểm đạt yêu cầu là xong Môn GDCD, trong đó có GDPL làhoạt động giáo dục có ý thức, mục đích, kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho côngdân tương lai những phẩm chất về tri thức, tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối

Trang 12

sống cũng như những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống sau này ; là mộtquá trình giáo dục tiếp nối từ giảng đường đến đời sống, từ học lý thuyết đếnkiểm soát hành vi Nhiều trường chưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chứctrong và ngoài đơn vị tham gia vào hoạt động GDPL Sự phối hợp giữa nhàtrường và cơ quan công an trong GDPL chỉ ở phạm vi giải quyết vụ việc đãxẩy ra chứ chưa có các hoạt động, phối hợp giáo dục, trao đổi thông tinthường xuyên giữa các bên để tìm các giải pháp nhằm giáo dục hiệu quả

7.3 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI 7.3.1 Giáo viên giảng dạy môn GDCD cần phân biệt được sự khác nhau giữa giáo dục pháp luật (GDPL) và dạy học pháp luật (DHPL).

Về phương pháp, một số GV chưa phân biệt được giữa “dạy học PL” và

“GDPL” Đa số vẫn còn nặng về “dạy học pháp luật” Vậy, thế nào là giáodục pháp luật?

Theo cách hiểu chung nhất, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:

- Theo nghĩa hẹp : Giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bảnpháp luật cho người có nhu cầu; theo đó giáo dục pháp luật là việc truyền bápháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luậtcho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấphành pháp luật của đối tượng

- Theo nghĩa rộng : Giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổchức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ địnhthông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương nhằm mục đíchhình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợpvới các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phươngtiện, phương pháp đặc thù

Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động thườngxuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối

để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống Trong công tác quản lý nhà nước, phổbiến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là mộtcông việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, cácngành

Để GDPL thực sự hiệu quả, đòi hỏi GV dạy GDCD trong trường THPTphải thay đổi mạnh mẽ quan điểm về GDPL cho HS theo hướng chuyển đổi

từ “dạy học PL” sang “GDPL” Cụ thể : chuyển từ tuyên truyền, trình bàycãn kẽ nội dung pháp luật cho HS sang giáo dục tri thức, tư tưởng, thái độ,hành vi, kỹ năng sống thông qua tổ chức các hoạt động thiết thực nhằmhình thành ý thức tự giác, chủ động trong đánh giá hành vi của HS về bảnthân và mọi người trên cơ sở sự định hướng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của

Trang 13

GV và nhà trường, qua đó giảm thiểu hành vi vi phạm PL trong học sinh vàtăng cường tính tự giác chấp hành PL ở các em ngày một cao hơn.

7.3.2 Giáo dục pháp luật thông qua các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định.

Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định ngoài việc họccác chương trình chính khoá, học sinh THPT được thực hiện hai tiết giáo dụcngoài giờ lên lớp trong một tháng Thống nhất của nhóm GDCD trườngTHPT X chúng tôi trong năm học này mỗi khối có hai tiết “Thực hành, ngoạikhóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học” vào khoảng cuốicủa mỗi kỳ học Tôi thấy tổ chức cho các em những hoạt động ngoài giờ lênlớp là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, bởi ở các tiết học đó, các em đượctrao đổi, thảo luận nhiều nội dung và chủ đề mà Bộ giáo dục và đào tạo đãcung cấp tài liệu tham khảo Các em được tiếp cận với nhiều vấn đề giáo dụcđạo đức, pháp luật, nhiều vấn đề xã hội, nhiều kỹ năng thực sự cần thiết Tuy vậy, việc thực hiện được các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp cho họcsinh không phải là một điều đơn giản đối với nhiều giáo viên Bởi kiến thức

ở đây không phải là kiến thức chuyên ngành mà các giáo viên được đào tạo,hơn thế, đã là giáo dục ngoài giờ lên lớp thì phương pháp dạy học, cách thức

tổ chức phải sáng tạo, linh hoạt thì mới thu hút được học sinh và đem lại hiệuquả thực sự của việc giáo dục Nếu thực hiện tiết học ngoài giờ lên lớp màlúc nào cũng bắt học sinh ngồi trong lớp, sau đó giáo viên chỉ sử dụngphuơng pháp thuyết trình thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và không đemlại sự thoải mái

Là giáo viên dạy môn GDCD đồng thời cũng là GVCN nên tôi càng coitrọng các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, bởi đây là cơ hội để tôi khôngnhững thực hiện được chủ đề giáo dục của tháng mà còn thực hiện đan xennhững chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho các em - vấn đề mà tôi rất tâm đắcthực hiện Tôi luôn tìm cách để đổi mới nội dung và hình thức tổ chức giáodục ngoài giờ lên lớp : Có tiết cho học sinh sinh hoạt ở trên lớp và sử dụngphương pháp mới như đóng vai, thảo luận, thi hùng biện, giao lưu văn nghệ;

có tiết cho các em xuống nhà đa năng (ở đó không gian rộng rãi mà khôngảnh hưởng tới các lớp khác), có tiết tổ chức các em sinh hoạt chủ đề : Họcsinh với an toàn giao thông ; nói không với bạo lực học đường ; nói khôngvới tệ nạn xã hội,

Để đạt mục tiêu và hiệu quả của tiết hoạt động đó, tôi chọn chủ đề sinhhoạt phù hợp với từng tuần, tháng hoặc chủ đề mang tính “thời sự” mà họcsinh quan tâm, hợp với khả năng của mình và nguồn tài liệu tin cậy để thựchiện

Trang 14

Để hoạt động trong 45 phút thì việc chuẩn bị của thầy trò là yếu tốquyết định Với học sinh, tôi thông báo cho các em chuẩn bị trước nhữngthắc mắc và vấn đề cần thảo luận trao đổi

Với giáo viên, tôi chuẩn bị nội dung cụ thể cho từng chủ đề (có thể tổchức trò chơi hái hoa dân chủ xen lẫn văn nghệ) Trong năm học 2018-2019,

ở một số lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi đã cho học sinh trao đổi thảo luậncác chủ đề: góp phần phòng chống bạo lực học đường, ứng xử thanh lịch,văn hoá tham gia giao thông đường bộ…

Trước buổi sinh hoạt ngoại khoá (vào giờ giải lao) tôi cùng học sinhtrang trí bảng, viết chủ đề sinh hoạt lớp, vẽ trang trí Như vậy, không mấtnhiều thời gian, không cầu kỳ, nhưng lớp học đã có một không khí mới mẻ,đầm ấm trong tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp Các em thấy rất vui vẻ, bổ íchsau tiết học, có khi còn mang niềm vui này chia sẻ với bạn bè và người thân

Ví dụ cụ thể : Hưởng ứng ngày Pháp luật năm 2018, tôi chọn chủ đềsinh hoạt : “An toàn với xe đạp điện, xe máy điện”

- Phần thưởng (một vài phần thưởng nhỏ, ngộ nghĩnh)

- Bút dạ, giấy A0, các câu hỏi, thắc mắc, các tình huống về chủ đề

- Bài tham luận

* Giáo viên :

- Máy tính, loa

- Chương trình và nội dung buổi sinh hoạt để trình chiếu

- Thu thập những khẩu hiệu có liên quan để trình chiếu

Phần II : Trao đổi cùng nhau

- GV dẫn dắt bằng các câu hỏi:

+ Lớp mình có những bạn nào đi xe đạp điện đến trường?

+ Những bạn nào đã có mũ bảo hiểm?

+ Bạn nào mang theo mũ bảo hiểm nhưng chỉ để trong cốp, trong giỏ

xe, hoặc để trên lớp cho Đoàn thanh niên kiểm tra?

Trang 15

+ Bạn nào thường xuyên đội mũ bảo hiểm?

+ Các bạn có biết quy định nào của pháp luật liên quan đến việc thamgia giao thông bằng xe máy điện, xe đạp điện không?

- Sau khi có ý kiến của học sinh cho từng vấn đề giáo viên sẽ trao đổicùng các em và hướng các em đến nhận thức đúng để có hành động đúng khitham gia giao thông

Phần III : Phần thi “Ai nhanh hơn?”

- GV chia lớp thành bốn đội, các đội bầu ra đội trưởng

- GV phổ biến thể lệ cuộc thi :

+ Đội nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc + Câu hỏi của cuộc thi được soạn thảo trên phần mềm powerpoint vàchiếu lên máy chiếu:

Câu 1: Tại sao bạn cần đội mũ bảo hiểm khi xe đạp điện, xe máy điện?Câu 2 : Theo em độ tuổi 12, 13 có được đi xe đạp điện không?

Câu 3 : Thời gian gần đây trên các đường trên cả nước xuất hiện nhiềuhọc sinh, sinh viên điều khiển xe đạp điện, xe đạp máy lưu thông trên đườngkhông đội mũ bảo hiểm Theo em, trong trường hợp này có bị xử lý không? Câu 4 : Khi điều khiển xe gắn máy và lưu thông trên đường có đội mũbảo hiểm và cài quai đúng quy cách nhưng mũ không đạt chất lượng theotiêu chuẩn thì có bị xử phạt hay không?

Câu 5 : Em hiểu được vai trò của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máyđiện, xe đạp điện nhưng em thấy thực hiện hơi khó một chút Hãy cùng chonhau những gợi ý là ta nên làm thế nào?

(Mỗi một slide câu hỏi kết nối với một slide câu trả lời và ngược lại) Trao thưởng: Ban giám khảo cùng học sinh trong lớp đánh giá (lựachọn) những đội tham gia thảo luận nhiệt tình, tích cực, hiệu quả nhất Đạidiện ban giám khảo trao thưởng cho các em

(Đáp án câu hỏi phần thi “Ai nhanh hơn” ở phần phụ lục 1).

Phần V : Xin ý kiến tư vấn của cô giáo

- Học sinh đưa ra các câu hỏi thắc mắc, các tình huống liên quan đếnchủ đề nhờ cô giáo tư vấn giúp đỡ

- Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp cho các em lời khuyên (Giáo viên cóthể chia sẻ với học sinh kinh nghiệm của mình, nếu có vấn đề khó mà giáoviên chưa tư vấn được ngay, thì có thể hẹn học sinh trả lời vào một buổi khácsau khi giáo viên đã tham khảo được nội dung đó)

Trang 16

Như vậy qua tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã có thể giáo dụcthêm cho các em một số quy định của pháp luật liên quan đến an toàn khi đi

xe đạp điện Đồng thời, các em được sinh hoạt tập thể, được thảo luận chủđộng, giao lưu cởi mở, học mà không căng thẳng … nên các em rất hứng thútham gia, hiệu quả giáo dục đạt được cao hơn

Nếu chúng ta quan tâm và đầu tư công sức vì lợi ích của học sinh thìnhất định chúng ta đều có thể tìm ra cách làm rất hiệu quả Học sinh củachúng ta khi đuợc các thầy cô giáo hướng dẫn các em sẽ rất nhiệt tình hưởngứng và có thể sẽ trở thành những nhà hùng biện, nhà tuyên truyền pháp luậtthực thụ cho các tiết học như thế

7.3.3 GDPL thông qua lồng ghép với các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn thanh niên và Công đoàn tổ chức.

Trong năm học, các trường đều có nhiều hoạt động tập thể như sinh hoạtdưới cờ đầu tuần, các đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 Đây cũng là

cơ hội để lồng ghép GDPL đến toàn thể HS trong trường nếu nhóm GDCDbiết lựa chọn nội dung phù hợp, tham mưu với tổ bộ môn, với Ban giámhiệu, với Đoàn thanh niên để chủ động về kế hoạch, về hình thức thể hiện

Cụ thể, trong các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam vàngày thành lập Đoàn, Đoàn thanh niên thường có các cuộc thi về văn nghệ,tập san báo tường, Nhóm GDCD đã đề xuất và đưa vào kế hoạch triển khaiđến các lớp, các chi đoàn về các tiết mục văn nghệ ngoài chủ đề về đất nước,

ca ngợi Đảng, Bác Hồ, thầy cô, tuổi trẻ thì khuyến khích việc dàn dựng cáctiết mục về việc thực hiện pháp luật của tuổi học trò, viết bài về hiểu biết vàcác tình huống pháp luật, nhất là những tấm gương người thật, việc thật trongchính nhà trường Đặc biệt với nhóm GV GDCD làm chủ nhiệm thì lớp mìnhphải có những tiết mục và bài viết về GDPL, cụ thể (mỗi lớp hướng tới tìnhhuống pháp luật cụ thể nhưng khác nhau để tạo sự đa dạng, rộng khắp)

Chính vì thế mà tình huống các bạn học sinh lớp 10 đi thăm và chúcmừng cô giáo chủ nhiệm, do đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm nên đã bịcác chú công an lập biên bản và gửi thông báo về trường, niềm vui ngày nhàgiáo Việt Nam không trọn vẹn đã gây được ấn tượng sâu sắc đến toàn thểthầy cô giáo và HS

7.3.4 Kết hợp với các cơ quan tuyên truyền, công an huyện và tỉnh giáo dục pháp luật hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng An toàn giao thông, chiếu phim tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật

Việc GDPL không chỉ trong nhà trường mà còn có nhiều cơ quan, banngành cùng phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả GDPL Thực hiện Kế hoạch

số 872/KH-BGDĐT ngày 01/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ

Trang 17

chức thực hiện “Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam” trong ngành giáo dục năm học nào Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúccũng hướng dẫn một số việc làm cụ thể để tổ chức các hoạt động Ngày Phápluật.

Với chủ đề : “Toàn dân tích cực tìm hiểu và nghiêm chỉnh thi hành Hiếnpháp, pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh”, trường THPT đã tổ chức các hoạt động:

7.3.4.1 Tổ chức chiếu phim tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.

Hoạt động này đã được Bộ Giáo dục chỉ đạo và Sở giáo dục hướng dẫnthực hiện, nhà trường lên kế hoạch để GVCN cùng các lớp HS tham gia, tôi

đã chủ động cùng nhóm chuyên môn và các lớp mình dạy có những chuẩn bịriêng để hoạt động tuyên truyền đó có hiệu quả thiết thực với từng em Dobiết trước chủ đề tuyên truyền nên tôi hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các

em bằng hệ thống câu hỏi liên quan để sau buổi tuyên truyền đó các em phảitrả lời được các câu hỏi hoặc viết bài thu hoạch về nhận thức bản thân về vấn

đề được tuyên truyền Bài thu hoạch đó có thể chấm điểm thay cho bài kiểmtra 15 phút Những bài viết hay, sâu sắc có thể đăng lên website của nhàtrường… Sau mỗi hoạt động như vậy, tôi lại cùng các em có những hiểu biếtthêm về pháp luật, rút ra được những kinh nghiệm thiết thực

7.3.4.2 Mời các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật của công an huyện và công an tỉnh thực hiện chủ đề “Học sinh với Luật An toàn giao thông”.

Một vài năm trở lại đây, trường THPT thường kết hợp với các cơquan công an trên địa bàn huyện, tỉnh về trực tiếp tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật Trước các buổi tuyên truyền, tôi thường giao cho các emmột số câu hỏi hoặc bài thu hoạch Do được chuẩn bị và giao nhiệm vụ trướcnên các em rất chăm chú lắng nghe, thảo luận sôi nổi hoặc đặt câu hỏi ngượclại cho các tuyên truyền viên

7.3.4.3 Giáo dục pháp luật thông qua tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật”.

Viết bài dự thi dưới hình thức trả lời câu hỏi là một trong các biện phápgiáo dục pháp luật được sử dụng phổ biến Đã từng có rất nhiều cuộc thi tìmhiểu về pháp luật : Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng,chống ma túy,… những cuộc thi như vậy thu hút được mọi lứa tuổi thamgia, có tác dụng phổ biến, giáo dục rộng rãi những quy định của pháp luật vềmọi mặt của đời sống Nhận thấy đây là một hình thức có thể áp dụng trongphạm vi trường học nên tôi cùng nhóm tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Cụ thể là thi tìm hiểu Hiến pháp 2013 Sở dĩ, tôi chọn nội dung này là vìHiến pháp 2013 là bản Hiến pháp mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, cónhiều điểm mới về nội dung, thuật ngữ cũng như số chương, điều Hiến pháp

Trang 18

là luật cơ bản của nhà nước, là luật có giá trị pháp lý cao nhất làm cơ sở chocác luật, bộ luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Nhóm phân công việc chuẩn bị, quan trọng nhất là hệ thống câu hỏicùng đáp án Để đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và mục tiêu GDPL, chúng tôi

đã tham khảo các câu hỏi trên mạng internet và soạn lại (Phần phụ lục 2).

Thời gian thu bài, chấm bài, cơ cấu giải thưởng (chủ yếu mang tínhđộng viên) được thông báo công khai, rõ ràng

Yêu cầu đối với bài dự thi :

- Bài dự thi được thực hiện bằng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trêngiấy ; đánh số trang theo thứ tự Trường hợp bài dự thi có nhiều trang phảiđóng lại thành quyển Trang bìa bài dự thi ghi rõ họ tên; ngày, tháng, nămsinh ; địa chỉ (lớp) của người dự thi

- Bài dự thi không được sao chép lại của người khác dưới mọi hình thức;nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõràng

- Nghiêm cấm các trường hợp lợi dụng bài dự thi để vu khống, bịa đặt,xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam ; vi phạm đạo đức, thuầnphong, mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác

7.3.5 Giáo viên môn GDCD hướng dẫn học sinh theo dõi và nắm bắt các hiện tượng pháp luật qua các kênh thông tin nhất là trên truyền hình và internet.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, công tác phổ biến giáo dụcpháp luật ngày càng đa dạng phong phú nhất là trên sóng truyền hình với cáchình thức hấp dẫn vui chơi, học tập mà lại có thưởng Giáo viên có thểhướng dẫn các em theo dõi tìm hiểu các thông tin, hiểu biết về pháp luậtthông qua các cơ quan truyền thông, chẳng hạn :

- Chương trình “Cái Lý Cái Tình” phát sóng lúc 20 giờ 30 phút thứ hai,thứ tư, thứ sáu và chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV2 ( hoặc trên kênhVTV3 : thứ hai, ba, tư, năm, sáu lúc 17 giờ 50) hoặc có thể xem bất kỳ lúcnào trên website : sucnuocngannam.vn hoặc facebook với nickname “Cái LýCái Tình”

- Chương trình “Tòa tuyên án” phát sóng hàng ngày vào nhiều khung giờ

04 giờ ; 8 giờ 45 ; 14 giờ ; 22 giờ trên kênh VTV6

- Chương trình phát thanh truyền của tỉnh Vĩnh Phúc

- Tổng đài tư vấn pháp luật 19004728

- Báo Pháp luật và đời sống ; Báo Pháp luật và xã hội ; Cẩm nang phápluật ; cả báo giấy và báo điện tử

- Các website tư vấn và giải đáp pháp luật của Bộ tư pháp, của các vănphòng luật sư

Trang 19

Chương trình “Cái Lý Cái Tình” được tổ chức dưới dạng gameshowhấp dẫn, sinh động với những tình huống pháp luật dễ hiểu, gần gũi thânthuộc với người dân nên tính giáo dục cao.

Với mong muốn có thể giúp khán giả hình dung chi tiết về vụ án, cáctình huống được tái hiện trong các chương trình luôn tập trung vào nhữngdiễn biến tâm lý và những chi tiết cấu thành tội phạm Phần chính của Tòatuyên án được dựng lại như thật toàn bộ diễn biến tại tòa, với các phần đọccáo trạng, tranh luận, nghị án

Thông qua quá trình giải quyết vụ án tại tòa được tái hiện, khán giảtruyền hình sẽ có cơ hội tiếp nhận được kiến thức pháp luật cần thiết Trên cơ

sở đó, tôi hướng dẫn HS cách theo dõi, nắm bắt vào khung giờ phù hợp đặcbiệt chương trình “Tòa tuyên án” và “Cái Lý Cái Tình” Sau đó qua các tiếthọc trên lớp, cô – trò cùng thảo luận các tình huống, cách giải quyết, đặtmình trong các hoàn cảnh đó để xử lí, viết bài thu hoạch nhận thức Từ đótạo thói quen quan sát, nắm bắt thông tin, đồng thời có thể rút ra những bàihọc bổ ích về cách ứng xử, đạo đức, lối sống và trách nhiệm xã hội…

Điều này có thể sẽ tạo được tính lan tỏa rất lớn : không chỉ học sinhbiết mà gia đình em cũng biết, các em không những tiếp nhận mà còn tuyêntruyền được cho ông bà, bố mẹ, người thân của mình bởi có thể họ cũngkhông hiểu gì về các quy định của pháp luật cả ; hoặc là có nghe nói vềnhững quy định đó nhưng vẫn coi thường không chấp hành (ví dụ: không đội

mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, xe máy điện)

7.3.6 Tổ chức cho các em tham dự các phiên tòa lưu động xét xử tại địa phương.

Ngoài các phiên tòa được xét xử tại Tòa án, các cơ quan có thẩmquyền còn tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án để vừatạo điều kiện cho người dân trên địa bàn theo dõi, vừa có tác dụng dăn đe,ngăn ngừa, phổ biến, giáo dục giúp mọi người cách thực hiện đúng pháp luật,không để xảy ra những điều đáng tiếc

Với những phiên tòa lưu động trên địa bàn, hàng tháng Viện kiểm sátnhân dân phối hợp với Tòa án nhân dân huyện, tỉnh mở một số phiên tòa xét

xử các vụ án, lịch xét xử được thông báo công khai trên website của đơn vị,các giáo viên môn GDCD và Đoàn thanh niên có thể theo dõi và hướng dẫncác em theo dõi các phiên tòa phù hợp với điều kiện Giáo viên có thể theodõi nếu thấy vụ án nào gần gũi với các em thì đề xuất với Đoàn thanh niên tổchức cho các em tham dự trực tiếp

Ví dụ : Phiên tòa xét xử vụ án trộm cắp tài sản do đối tượng X, Y( đang

là HS lớp 12) gây ra Ngày 15/01/2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện đãđưa vụ án ra xét xử công khai Căn cứ theo khoản 1, Điều 138 Bộ luật hìnhsự:

Trang 20

- Xử phạt bị cáo X 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48tháng.

- Xử phạt bị cáo Y 18 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36tháng

Đây là bài học đắt giá cho các bị cáo và cũng là nỗi buồn của nhữngngười làm cha, làm mẹ Qua vụ án này, các em nhận thấy không ai đượcphép xâm phạm tài sản của người khác bởi đó là hành vi vi phạm pháp luật

và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật

7.4 Chương 4 KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI

Thực tế quá trình giáo dục pháp luật ở trường THPT cho thấy : khi thayđổi cách thức giáo dục pháp luật như trên thì không khí buổi học thay đổi rõrệt : thoải mái, sôi nổi, hào hứng, dễ hiểu, dễ vận dụng Từ chỗ toàn kiếnthức pháp luật khô khan, khó hiểu đến những tình huống, những sự kiện gầngũi, sinh động, hấp dẫn với bản thân, với cuộc sống của mình

Khi không khí học tập trở nên nhẹ nhàng hơn, những kiến thức, bài học

từ thực tế đi vào suy nghĩ, tư duy đã làm thay đổi dần hành vi của các em Từchỗ hứng lên là làm, không cần biết đúng sai, không cần quan tâm đến phápluật … thì nay, trong từng hành động của mình các em dần biết cân nhắcxem liệu có vi phạm pháp luật hay không ? Có nên làm hay không ? Nếu làmthì nên làm thế nào cho đúng ?

Nhờ thay đổi phương pháp và áp dụng các giải pháp trên nên chất lượngcủa môn học được nâng lên rõ rệt : số lượng học sinh đạt điểm từ trung bìnhtrở lên luôn đạt khoảng 98%, số học sinh vi phạm pháp luật giảm Nhiều emcòn trở thành các tuyên truyền viên về pháp luật cho bạn bè, người thân củamình

Cuối năm học 2018 - 2019, khi tôi làm lại bài trắc nghiệm về thái độ,nhận thức kỹ năng phân biệt đúng, sai của các em trước những hành vi thựchiện đúng, hành vi thực hiện chưa tốt pháp luật thì kết quả tôi thu được đãhoàn toàn thay đổi so với đầu năm học

(Mẫu phiếu khảo sát ở phần phụ lục 3)

Kết quả cụ thể như sau:

Câu 1: Hầu hết các em đều cho rằng hiểu biết một số kiến thức cơ bản

về pháp luật : Giúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,người thân, cộng đồng; tham gia tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người thân,bạn bè, hàng xóm thực hiện đúng pháp luật; phòng tránh vi phạm pháp luật

Câu 2 : Vẫn còn nhiều em cho rằng không cần biết một số quy định về

vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng (chủ yếu rơi vào lớp 10

và 11)

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w