1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu tiết 47 phong cách ngôn ngữ báo chí (chương trình ngữ văn 11)

30 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 61,53 KB

Nội dung

Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Ngữ Văn ởtrường THPT hiện nay * Thực trạng: - Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông nóichung và môn

Trang 1

MỤC LỤ

1 Lời giới thiệu 1

2 Tên sáng kiến: 2

3 Tác giả sáng kiến: 2

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3

6 Ngày sáng kiến được áp dụng 3

7 Mô tả nội dung sáng kiến 3

7.1 Thực trạng 3 7.2 Nội dung của sáng kiến 5

7.3 Về khả năng áp dụng của sáng kiến 24 8 Những thông tin cần được bảo mật 25

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 25

10 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 26

10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 26 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 27 11 Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 28

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Văn học là nhân học, từ xưa tới nay trong việc giáo dục con người, văn chương

vẫn được sử dụng như một công cụ đắc lực và hữu hiệu Bộ môn Ngữ văn đóng một vai

trò quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội Người giáo viên là kĩ sư tâm hồn - điều đó rất đúng với các thầy cô dạy văn vì bộ môn dễ tác động nhất đến thế

giới nội tâm của con người, bồi đắp kiến thức, kĩ năng lẫn tâm hồn cho học sinh

Thực tế, số lượng học sinh yêu thích môn Ngữ văn đã giảm sút rất nhiều

chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay chưa cao, bộ môn Ngữ vănchưa thu hút sự yêu thích của các em học sinh Nhiều bài văn của học sinh khiến ngườichấm dở khóc dở cười vì những sai sót quá cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, suydiễn theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì mình đã viết ngoài những yếu tốkhách quan (xu hướng chọn nghề, năng lực cảm thụ văn chương của học sinh…), thìnguyên nhân phần lớn là do giáo viên dạy học chưa có sức lôi cuốn học sinh, phươngpháp dạy học còn cứng nhắc Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới việckiểm tra, đánh giá học sinh là điều cần thiết

Chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn do nhiều yếu tố quyết định, chiphối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của thầy, ý thức,thái độ học tập của trò Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt

Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiếthiện nay Cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niếm say mê, tình yêu văn học củahọc sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn Cần tiến hành thi cử nghiêmtúc, đánh giá chính xác, khách quan năng lực học tập thực sự của học sinh đối với mônhọc này để có những điều chỉnh kịp thời

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổimới giáo dục, được chính thức từ Đại hội VI của Đảng (12/1986) Tuy nhiên, việc đổimới phương pháp dạy học chỉ thực sự bắt đầu kể từ Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành

Trang 3

Trung ương Đảng khóa VII với yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chươngtrình, phương pháp giáo dục” Nội dung cốt lõi đó đã được các văn kiện Đảng tiếp theonhấn mạnh và quán triệt trong thực tiễn giáo dục và dạy học Trong suốt những nămqua, đổi mới trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn do chương trình bất cập, nội dung

và phương pháp dạy học còn lạc hậu…, nên tại Báo cáo Chính trị của Đại hội XI của

Đảng đã nhấn mạnh: cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, một

nhiệm vụ rất lớn lao cho ngành giáo dục nước ta Việc đổi mới này nhằm mục đích pháthuy mọi năng lực hiện có của người học, phát huy tính độc lập và sáng tạo trong học tậpcũng như làm việc ngoài thực tế

Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới của ngành Giáo dục và đào tạo, chúng ta đã vàđang tập trung nhiều về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đã có bước đi thíchhợp và vững chắc Nhưng vấn đề tìm ra các phương pháp, các hình thức tổ chức học tậpvới các phương pháp sư phạm của người giáo viên lên lớp, phù hợp với nội dung,phương pháp theo hướng tích cực hoá người học là rất cần thiết

Trong chương trình Ngữ Văn khối trung học phổ thông, sách giáo khoa biên soạnnhiều tác phẩm, kiến thức nhiều, hơn nữa nặng về thi cử nên các em gặp rất nhiều khókhăn khi học bộ môn Vì thế, không ít học sinh cảm thấy nhàm chán, không thích họcVăn, thậm chí có em còn quay lưng với môn Ngữ Văn hoặc chỉ học để đối phó, lấyđiểm chứ chưa thực sự yêu thích môn học

Vì vậy, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để phát triển năng lực của học sinh, để các

em nắm được nội dung bài học, khắc sâu được kiến thức và yêu thích bộ môn Ngữ Văn

từ đó đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống?

Nhằm góp phần giải đáp câu hỏi trên, tôi quyết định chọn đề tài : Áp dụngphương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí(Chương trình Ngữ Văn 11)

- Sáng kiến kinh nghiệm cũng đưa ra được một số phương pháp dạy học tích cựctrong môn Ngữ Văn ở trường THPT, đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinhsáng kiến góp phần hình thành và phát triển năng lực của học sinh:

Trang 4

+ Năng lực tự giải quyết vấn đề;

+ Phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen vốn

có của bản thân

+ Phát triển hài hòa về tinh thần thói quen

+ Học sinh vận dụng được những điều mình đã học để có thể giao tiếp trong cáclĩnh vực đời sống hàng ngày Đồng thời vận dụng những kiến thức từ bài học để có thểgiải quyết được vấn đề gặp phải trong cuộc sống, có năng lực giải quyết nhanh các vấn

đề gặp phải hàng ngày khi ở nhà cũng như ở trường

Hi vọng sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nângcao chất lượng, hiệu quả của môn Ngữ Văn nói chung và môn Ngữ Văn ở trường THPTVĩnh Tường nói riêng

2 Tên sáng kiến

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báochí (Chương trình Ngữ Văn 11)

3 Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng

Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên môn Ngữ Văn trường THPT Vĩnh Tường Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc

Số điện thoại:0977867701;

Email: Nguyenthiphuong.c3vinhtuong@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Trang 5

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 15/10/2018

7 Mô tả nội dung sáng kiến

7.1 Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Ngữ Văn ởtrường THPT hiện nay

* Thực trạng:

- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông nóichung và môn Ngữ Văn nói riêng chưa mang lại hiệu quả cao Truyền thụ tri thức mộtchiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên Số giáo viên thườngxuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sửsụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinhcòn chưa nhiều Dạy học vẫn nặng nề truyền thụ kiến thức lí thuyết, kĩ năng giải quyếtcác tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợpchưa thực sự được quan tâm Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sửdụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi hoặc một bộ phận giáo viêncòn lạm dụng hoặc thiếu kĩ năng công nghệ thông tin nên làm giảm hiệu quả giờ dạytrong các trường trung học

- Một số trường học hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu kháchquan, chính xác công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức

và đáng giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theolối “đọc - chép”, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức.Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểmtra còn nặng tính chủ quan của người dạy Hoạt động kiểm tra, đánh giá ngay trong quátrình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoahọc và hiệu quả Chưa nhận thúc đúng mối quan hệ giữa đổi mới phương pháp dạy học

và đổi mới kiểm tra, đánh giá nên đã gây khó khăn không nhỏ cho việc tự học của họcsinh cũng như phản ánh không khách quan kết quả học tập của các em

- Người học cũng chưa thích ứng với phương pháp học tập mới, một số học viêncho rằng phương pháp truyền thống còn dễ tiếp thu hơn

Trang 6

Đặc thù của các môn KHXHNV là nội dung kiến thức thường được trình bàytrong SGK, sách giáo viên nên nếu giáo viên không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đivào con đường mòn là trình bày lại những nội dung cố định Nhiều giáo viên chỉ cốgắng trình bày lại những điều đã có sẵn trong SGK, vì thế giờ học rơi và tình trạng hìnhthức, học sinh không phát huy được vai trò chủ động, tích cực trong học tập

Phương pháp người học là trung tâm mang đến nhiều lợi ích, trước hết nó loại bỏcách dạy và học: “Giáo viên nói, học sinh nghe”, “Giáo viên đọc – học sinh chép”,

Khuyến khích sự sáng tạo từ giáo viên và học viên một cách tối đa, đồng thời tạonên sự thân thiện giữa giáo viên và người học thông qua việc tăng cường trao đổi, họchỏi qua lại Phương pháp người học là trung tâm tập trung sự tham gia nhiệt tình, chủđộng của người học trong suốt quá trình khám phá tìm tòi, đồng thời tạo điều kiện đểngười học có cơ hội trình bày, bảo vệ những ý kiến sáng tạo Để từng bước nâng cao vaitrò chủ động, tích cực của học sinh Giáo viên cần hướng dẫn học sinh để học sinh tựhọc

Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trongthi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sángtạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộcsống còn hạn chế

* Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên nhưng có thể kể đến một

số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá

và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa cao Nănglực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết

bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy học còn hạn chế

- Lí luận về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chưa được nghiên cứu vàvận dụng một cách có hệ thống; còn tình trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá nên

Trang 7

chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục cònnghèo nàn.

- Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng việc đánh giá thườngxuyên trong quá tình dạy học, giáo dục

- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá trongnhà trường như: cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn ) thiết bị dạyhọc, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ; quy môhọc sinh trên lớp còn đông ( 35 đến 40 học sinh), làm hạn chế việc áp dụng các kỹ thuậtdạy học và phương pháp dạy học tích cực, hình thức kiểm tra, đánh giá hiện đại

- Hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theophương pháp dạy học tích cực còn hạn chế

- Việc tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của cơ quan quản lý cấptrên chưa có kế hoạch sớm nên làm cho việc tổ chức tập huấn tại các địa phương gặpnhiều lúng túng về kinh phí và thời gian

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giáthúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương tậptrung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạtđộng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học; xâydựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,đánh giá kết quả giáo dục

Nhận thức được thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã chọn đề tài này đểnghiên cứu và thực hiện, hy vọng sẽ góp phần cùng với đồng nghiệp làm tăng dần chấtlượng dạy và học môn Ngữ Văn ở trường THPT, từ đó sẽ gây được hứng thú với giáoviên và học sinh

7.2 Nội dung của sáng kiến

7.2.1 Cách thức áp dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn

Ngữ văn

Trang 8

“Phương pháp dạy học tích cực” - một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trongngành giáo dục Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Cụm từ "tích cực" trong

phương pháp dạy học được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không

hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực (Active Teaching and Learning) là một

thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Và để đạt đếnmức độ độc lập, sáng tạo trong nhận thức, giáo viên phải thường xuyên phát huy tínhtích cực của các em nhằm chuyển biến vị trí các em từ thế thụ động sang chủ động, từđối tượng tiếp nhận kiến thức sang chủ động tìm kiếm kiến thức để nâng cao hiệu quảhọc tập Tất cả các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinhđược coi là phương pháp dạy học tích cực

Để làm được như vậy, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì đổi mới cách dạy cho phùhợp với tình hình học tập của trò Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quenhọc tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Chẳng hạn, có trường hợp họcsinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc cótrường hợp giáo viên hăng hái áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng khôngthành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáoviên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phươngpháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương phápdạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy vớihoạt động học thì mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực"

để phân biệt với "Dạy và học thụ động"

7.2.2 Một số phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11)

a Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)

* Bản chất

Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiệnmột nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành

Trang 9

Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạchđến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án Hình thức làm việc chủ yếu làtheo nhóm Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

* Quy trình thực hiện - Áp dụng vào Tiết 47

Bước 1: Lập kế hoạch

- Lựa chọn: Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Dự kiến thời gian: 1 tiết trên lớp và 1 tuần làm việc ở nhà của nhóm học sinh

- Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: chia lớp thành 4-5 nhóm (mỗi nhómkhoảng 6 - 8 học sinh):

+ Nhóm 1: Chuẩn bị bản tin (yêu cầu làm clips và thuyết trình trên lớp) clips(clips nóng được cộng đồng quan tâm: ví dụ clips người giúp việc bạo hành trẻ em)

- Học sinh thu thập thông tin

- Thực hiện điều tra

- Thảo luận với các thành viên khác và viết báo cáo

Bước 3: Tổng hợp kết quả

- Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập

Trang 10

- Các nhóm giới thiệu sản phẩm của dự án theo tổ chức của giáo viên (Phần nàyđược mô tả chi tiết ở các phương pháp sau)

b Dạy học nêu vấn đề (Dạy học nêu và giải quyết vấn đề)

Tổ chức dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề là tạo ra một chuỗi tình huốngvấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm tự lực giải quyết vấn đề đã được đặtra

* Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề:

+ Nêu vấn đề (tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều họcsinh đã biết với điều chưa biết, từ đó kích thích tính tò mò, khao khát giải quyết vấn đềđặt ra

* Áp dụng vào Tiết 47:

- Để tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, giáo viêntrình chiếu một clips người giúp việc bạo hành trẻ em

Trang 11

- HS phát biểu ý kiến bằng cách giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi như nộidung của clips trên? Đây là hành động như thế nào? Tại sao lại được dư luận xã hội

quan tâm?

Để trả lời được các câu hỏi trên, cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay

-Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11)

Từ sự giới thiệu tình huống có vấn đề trên, giáo viên đã tạo cho học sinh sự tò

mò, khát khao tìm hiểu Và để có thể trả lời được những câu hỏi nêu trên, học sinh phảitập trung trong giờ học, chủ động nhận thức, từng bước tìm ra câu trả lời, dưới sự hướngdẫn của giáo viên

c Phương pháp vấn đáp

* Định nghĩa: Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu

hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua

đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học, làm sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phánhững tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đãtích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết,

hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá vàgiúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức Về bản chất, vấn đáp là quátrình tương tác thầy - trò thông qua hệ thống câu hỏi - câu trả lời về một chủ đề nhấtđịnh; trong phương pháp này giáo viên là người định hướng, hướng dẫn trong hoạt độnghọc tập và hướng học sinh tư duy, tìm ra cái mới

Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phươngpháp vấn đáp sau:

- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đãbiết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không được xem làphương pháp có giá trị sư phạm Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệgiữa các kiến thức vừa mới học

- Vấn đáp giải thích - minh họa : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ

Trang 12

hiểu, dễ nhớ Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phươngtiện nghe - nhìn.

- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi đượcsắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quyluật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết Giáo viên tổ chức

sự trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằmgiải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổchức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới Vì vậy,khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thànhthêm một bước về trình độ tư duy

*Quy trình thực hiện

- Trước giờ học: Giáo viên xác định nội dung bài dạy, đối tượng học sinh xâydựng hệ thống câu hỏi cho bài học Đồng thời cũng dự kiến những tình huống và câuhỏi phụ để gợi ý cho học sinh

- Trong giờ học: Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị và thu nhậnthông tin phản hồi từ học sinh

- Sau giờ học: Rút kinh nghiệm về hệ thống câu hỏi đã sử dụng

* Một số lưu ý:

- Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng, sát yêu cầu đề bài

- Câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng

* Áp dụng cụ thể vào Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bảnNgữ Văn 11)

d Phương pháp hoạt động nhóm / Thảo luận nhóm

* Định nghĩa: Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy

học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ mà trong đó, học sinh của một lớp học được chiathành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm (do nhóm trưởng đứngđầu) tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc.Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua

Trang 13

với các nhóm khác Thảo luận nhóm còn là hoạt động mang tính dân chủ Mọi cá nhânđược tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quanđiểm bất đồng, hình thành quan điểm, tạo quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹnăng giải quyết vấn đề khó khăn.Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kếtquả học tập chung của cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp,nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếunhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hìnhthức: (nhóm nhỏ cặp đôi cặp 3)nhóm trung bình(4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn (8- 10người trở lên)

* Quy trình thực hiện cần tiến hành các bước như sau:

Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 4 giai đoạn cơ bản:

- Bước 1: Làm việc toàn lớp/ Bước chuẩn bị ( giao nhiệm vụ) : Chuẩn bị là

việc xác định nội dung thảo luận, câu hỏi/ nhiệm vụ học tập; yêu cầu hình thức trìnhbày, thời gian thảo luận

+ Nội dung thảo luận nhóm thường là những câu hỏi/ bài tập gắn với những tìnhhuống có vấn đề trong dạy học

+ Phương tiện hỗ trợ thảo luận nhóm là phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu,bảng phụ tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các

nhóm tự phân công vị trí của các thành viên (nhóm trưởng thư ký, người báo cáo, ngườiquan sát, người trợ giúp, ) trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên quan sát lắngnghe thấy học sinh gặp khó khăn giáo viên cần hướng dẫn hỗ trợ

- Bước 3 Trình bày kết quả

- Giới thiệu chủ đề

- Thành lập nhóm Làm việc nhóm

- Xác định nhiệm vụ các nhóm

- Chuẩn bị chỗ làm việc

Trang 14

- Thoả thuận quy tắc làm việc

- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

- Chuẩn bị báo cáo kết quả

Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

- Các nhóm trình bày kết quả

- Đánh giá kết quả

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ranhững điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đềnêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫnnhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên,

vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia Tuy nhiên, phươngpháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiếthọc, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phươngpháp này thì mới có kết quả Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực củahọc sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyệnnăng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động Cần tránh khuynh hướnghình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểunhất của đổi mới phương pháp và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương phápdạy học càng đổi mới

* Áp dụng vào Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản NgữVăn 11)

- Sau khi các nhóm được giao nhiệm vụ, trong giờ học, học sinh thực hiện nhiệm

vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo4-5 nhóm:

+ Nhóm 1: Chuẩn bị bản tin (yêu cầu làm clips và thuyết trình trên lớp) clips(clips nóng được cộng đồng quan tâm: ví dụ clips người giúp việc bạo hành trẻ em)

Trang 15

+ Nhóm 2: Chuẩn bị phóng sự (yêu cầu làm clips trình chiếu và thuyết trình trênlớp)

+ Nhóm 3: Chuẩn bị tiểu phẩm (yêu cầu làm clips trình chiếu và thuyết trình trênlớp)

+ Nhóm 4: Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng viết(báo in, báo mạng,tranh ảnh)

+ Nhóm 5: Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng báo nói(báo phátthanh, báo hình) có nội dung phê phán lối sống

Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày kết quả làm việc, báo cáo sản phẩm dưới sựđiều khiển của giáo viên Đối với phương pháp này, giáo viên kết hợp sử dụng kĩ thuật

đánh giá quá trình, tự đánh giá của học sinh - kĩ thuật 3 lần 3 (dành cho các nhóm trình

bày 3 lời khen, 3 góp ý, 3 đề xuất)

Kết thúc giờ học, giáo viên có thể sử dụng “kĩ thuật phòng tranh”, treo, gắn trên

bảng/tường sản phẩm trên giấy A0 của các nhóm, cả lớp sẽ tiến hành tham quan, nhậnxét phần làm việc của các nhóm Giáo viên tiến hành đánh giá, đưa ra những nhận xét

và bổ sung kiến thức

g Phương pháp tự học của học sinh

Một phương pháp tổ chức có hiệu quả trong việc hình thành năng lực của họcsinh là chú ý đến rèn luyện năng lực tự học Việc tổ chức phương pháp tự học, yêu cầugiáo viên Ngữ Văn cần phải hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập,thực hành, đặc biệt chú ý đến rèn năng lực tự học

* Từ việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tôi đã áp dụng cụ thể vào tiết 47Như sau:

Tiết 47: Tiếng ViệtPHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

A MỤC TIÊU BÀI HỌC

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w