1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ca dao năm 2019

21 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 158 KB

Nội dung

Chính điều này đã tác động không nhỏ đến tâm lí học sinh, làm giảm niềm yêuthích hứng thú của các em với môn Ngữ văn.. Làm thế nào để thổi vào tâm hồn các em sự yêu thích, niềm hứng thú

Trang 1

MỤC LỤC

2.2 Các biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong

a Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi

d Đưa ra các tình huống có vấn đề Trang 10

g Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học đọc hiểu

h Lồng ghép trò chơi trong giờ học Trang 11

3 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do

4 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu:

Khổng Tử đã từng nói: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích màhọc không bằng say mà học” Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc

Trang 2

đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người Vì thế vớivai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết việcphải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của ngườihọc, gây niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đốivới mỗi người GV.

Nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng trong thời kì đất nước đang chuyểnmình hội nhập quốc tế, bên cạnh rất nhiều mặt tích cực thì cũng nảy sinh không ítnhững khó khăn thách thức Theo đó, chất lượng môn Văn và vai trò môn văn trongnhà trường hiện nay đang có quá nhiều bất ổn Đa số học sinh coi nhẹ vai trò củamôn Văn trong chương trình học và cả trong định hướng trong tương lai của các

em Chính điều này đã tác động không nhỏ đến tâm lí học sinh, làm giảm niềm yêuthích hứng thú của các em với môn Ngữ văn Càng học lên lớp trên, các em càng íthứng thú học môn Ngữ văn Hay nói cách khác, môn Văn trở thành gánh nặng, áplực nặng nề, thậm chí trở nên nhàm chán và nỗi ám ảnh trong học sinh Đứngtrước bối cảnh đó, bên cạnh việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vữngvàng, người dạy Ngữ Văn cần thiết phải có nghệ thuật đứng lớp cao hơn, linh hoạthơn, sáng tạo hơn mới có thể tạo được niềm hứng thú cho học sinh Làm thế nào

để thổi vào tâm hồn các em sự yêu thích, niềm hứng thú môn Văn, đưa môn Văntrở về đúng quỹ đạo thực sự của việc học văn là học làm người, bởi “Văn học lànhân học” là trách nhiệm của người giáo viên đứng lớp và lương tâm của nhàgiáo?

Trong ba phân môn của bộ môn Ngữ văn được giảng dạy trong nhà trường Phổthông: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn thì Đọc văn chiếm một vị trí khá quan trọng,

có vai trò to lớn để học sinh được bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, năng lựcthẩm mĩ đồng thời cũng có thêm kiến thức để thực hành Làm văn và học TiếngViệt

Trang 3

Phần Văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời của nền văn họcViệt Nam, là nền tảng của nền văn học viết Học văn học dân gian không chỉ hìnhthành kiến thức văn học và kĩ năng làm văn của HS mà còn giáo dục về một tryềnthống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Những câu chuyện cổ tích, đặc biệt lànhững làn điệu dân ca ( gồm ca dao kế hợp với âm nhạc khi diễn xướng) đã gắn bóvới tất cả chúng ta từ khi còn nằm trong nôi Nó gắn bó máu thịt và trở thành huyếtmạch chảy trong mỗi con người Trên thực tế HS vẫn còn thờ ơ, chưa nhận rõđược giá trị được bộ phận văn học này.

Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vàoviệc hình thành cho HS sự hứng thú, tìm tòi tích cực, khao khát khám phá kiến thứcmới trong mỗi giờ học Đọc văn nói chung, giờ đọc hiểu ca dao nói riêng để sau nàytrở thành những công dân đủ tài, đủ đức phục vụ cho đất nước, tôi đã quyết định

chọn đề tài “Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao”

Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm " Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao”, tôi cũng đã tự nâng cao năng lực chuyên môn

của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn trao đổi với đồng nghiệp để làm saotạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ đọc hiểu văn bản văn học nói chung, giờđọc hiểu phần ca dao nói riêng không thể để tiếp diễn tình trạng học sinh coi giờhọc học văn là giờ "ru ngủ", học sinh chỉ việc ngồi nghe thầy cô "thôi miên", tayghi chép, về nhà học thuộc, đi thi chép y nguyên lại lời thầy, nhiều khi có khôngđồng ý với một số nhận định của thầy đã "áp đặt" cũng không dám nói Hi vọng đềtài này sẽ được đồng nghiệp đón nhận để góp phần cải thiện tình trạng dạy học Ngữvăn hiện nay

Có nhiều biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh THPT trong giờ họcĐọc hiểu, nhưng trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung vào các biện pháp thôngdụng nhất: đọc diễn cảm văn bản, sử dụng lời bình hay hợp lí, lồng ghép trò chơi,ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy

Trang 4

học tích cực Dù vấn đề này có thể đã có người nghiên cứu, song đây là kinhnghiệm riêng mà tôi đã thực hiện và đạt được kết quả tốt, chất lượng bộ môn tănglên rõ rệt, các em nhớ kiến thức và thuộc nhiều ca dao dân ca, yêu thích những lànđiệu dân ca của đất nước.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập thông tin, đúc kết kinh nghiệm từthực tế giảng dạy Ngữ văn trên nhiều đối tượng HS trong các năm học trước vàthực nghiệm đối chứng trong năm học 2018-2019 với lớp 10a10 là lớp có năng lựcnhận thức chưa tốt như những lớp khác

2 Tên sáng kiến: “Nâng cao hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học ca dao ”

(Ngữ văn 10)

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn

- Số điện thoại: 0985221577

E_mail: Nguyenthithuyhanggv.c3songlo@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy Hằng

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy Ngữ văn

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/09/2018

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Giới thiệu tổng quan về vấn đề:

a Cơ sở lí luận:

Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểmtừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xâydựng thư viện câu hỏi và bài tập cũng đã viết: "Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệuquả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thânthiện, pháthuy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS" Theo Từđiển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000, “ hứng thú là sự ham thích”.

Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú, con người sẽ làm việc tự nguyện có hiệuquả hơn, thành công hơn Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi Học sinhcũng vậy Khi có hứng thú, các em sẽ kiên trì làm bài tập, không nản chí trước câuhỏi khó, không những thế còn hăng hái trả lời, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn,chủ động nêu câu hỏi, đưa ra những thắc mắc để các bạn cùng trả lời, thầy cô giảithích thấu đáo, thậm chí còn có cả sự sáng tạo Vì vậy, mỗi thầy cô khi lên lớp,không phải "chăm chăm ôm bảng giảng", quan trọng hơn người thầy cô phải khôngngừng tìm tòi nhiều biện pháp hơn nữa để gây hứng thú cho học sinh, có như vậymới phát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo của người HS đúng nhưđịnh hướng giáo dục hiện nay

b Cơ sở thực tiễn:

Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay học sinh ít còn hứng thú với những giờhọc môn Ngữ văn chủ yếu là học đối phó Những giờ học Đọc hiểu có khi chỉ làgiờ thông tin kiến thức một chiều, khô cứng và nhạt nhẽo Học xong một giờ đọcvăn, học sinh thu được cái mà họ cần quá ít ỏi, thậm chí cá biệt có em không thuhoạch được gì Chính điều đó dẫn đến kiến thức thực tế về văn học của các em cònnghèo nàn, dùng từ ngữ trong giao tiếp một cách thiếu chính xác, đặc biệt trong cácbài Tập làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cáchdiễn đạt vụng về, sáo mòn, lệ thuộc vào sách tham khảo Số lượng hồ sơkhối C thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong cả nướccũng ngày một giảm

Trang 6

Trong chương trình Ngữ văn 10 có phần văn học dân gian rất đặc sắc, đặcbiệt là phần ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước.Đó không chỉ

là vốn văn học giá trị mà nó còn là bản sắc văn hóa, là nét tâm hồn của người Việt,củng cố tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân đạo của con người Tuy vậy,nhiều Hs chưa thấy được giá trị của phần văn học này, vẫn thấy những bài ca khôcứng, chưa thực sự hấp dẫn đối với các em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh THPT không hứng thú tronggiờ đọc ca dao, theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:

* Về phía GV: Trong những năm gần đây, ngành luôn đề cao việc đổi mới

phương pháp dạy học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các giáo viên dạy Ngữ văn còngặp khá nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũngchưa đạt được kết quả mong muốn, do vậy ngoài các tiết dự thi, thao giảng, dạy tốt,thanh tra, đa phần tiết dạy Ngữ văn là tiết "dạy chay", thầy vẫn giữ phương pháp cũ

là thuyết giảng, thầy đọc trò chép Chính điều đó đã làm giảm rất nhiều sự hàohứng, sáng tạo của HS Một nguyên nhân nữa xuất phát từ trình độ chuyên môn củagiáo viên, nhất là đa số những giáo viên mới ra trường, mỗi khi lên lớp chưa thậtlàm chủ kiến thức, chỉ lo làm sao truyền thụ hết những gì được soạn từ giáo ánthấy đã khó, nói chi đến việc mở rộng, nâng cao, kích thích sự hứng thú của họcsinh

* Về phía HS: Môn Ngữ văn là một môn học khó, mang tính đặc thù Khác với các

môn học khác, kết quả của tiết học được đánh giá rõ ràng, rành mạch, còn kết quảthu được của môn văn dường như khó định nghĩa thật sự, và tất nhiên những cảmxúc, rung động khi tiếp cận một văn bản không phải ai cũng dễ dàng hiểu và đạtđược

Trong mỗi giờ học Đọc hiểu ca dao, học sinh chưa thực sự thấy được vẻ đẹp

và sức hấp dẫn của các bài ca dao vốn rất quen thuộc với người dân Việt Các emcũng chỉ coi nó như những bài thơ khó khác mà không thấy được sự gần gũi quen

Trang 7

thuộc Một lí do nữa là các em đã quen với lối học thụ động, đi học chép rồi họcthuộc máy móc, đi thi thì cũng chỉ chép lại lời thầy, chưa bộc lộ suy nghĩ cảm thụriêng của bản thân nên chưa phát huy tính tích cực chủ động của bản thân.

Mặt khác, mặt trái của thời đại công nghệ 4.0 làm cho học sinh trở nên xa rờivới vốn văn hóa truyền thống, đặc biệt là đối với vốn văn hóa, văn học dân gian,chỉ thích văn học hiện đại hợp với tâm lí lứa tuổi, thích âm nhạc hiện đại chứ chưathích dân ca

Vào những năm học trước, tôi được phân công giảng dạy dạy môn Ngữ văn tạimột số lớp 10 Qua khảo sát ở các lớp giảng dạy tôi nhận thấy điểm chung là họcsinh ít có hứng thú với giờ Ngữ văn nói chung và giờ Đọc hiểu văn bản ca dao nóiriêng Từ đó, tôi luôn băn khoăn trăn trở làm sao để học sinh yêu thích môn Ngữvăn hơn, thích vốn văn học dân gian đặc biệt là ca dao dân ca, làm sao để kết quảhọc tập của học sinh được cải thiện hơn, khiến các em thích và quay trở về với vốnvăn học truyền thống Và hơn hết là làm sao tạo cho học sinh niềm hứng thú, đam

mê môn Văn? Một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng là nỗi niềm của tất cảcác giáo viên dạy văn hiện nay

7.2 Các biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu

Ca dao ( Ngữ văn 10 – Tập 1)

a Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi bước vào giờ học:

Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớphọc Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâm

lý của học sinh Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đang phát động phongtrào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nghĩa là cần tạo bầu không khíthân thiện, gần gũi với học sinh và đồng thời cũng phát động phong trào “Mỗi giáoviên là một tấm gương sáng để học sinh học tập và làm theo” Vậy để làm đượcđiều đó, đòi hỏi giáo viên khi lên lớp dạy cần phải chú ý về thái độ và tác phongcủa chính mình nhất là giáo viên Văn

Trang 8

- Về thái độ của giáo viên: Thái độ của giáo viên cũng rất quan trọng trongviệctạo sự hứng thú cho học sinh Nếu giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực sẽtạo nên sự gần gủi, thân tình, yêu mến, các em sẽ không còn cảm giác bị áp lực mỗikhi đến giờ học môn Ngữ văn Và khi các em có thái độ yêu mến thầy cô giáo nàothì cũng đồng nghĩa các em sẽ yêu thích môn học đó Ngược lại, nếu giáo viên tỏthái độ lạnh nhạt, xem thường học sinh, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽngại giao tiếp trong học tập và xa lánh giáo viên đó, khi đó chúng ta chưa đạt đượcmục đích của giáo dục

- Về tâm lý của giáo viên: Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vui vẻ,thoải mái, vô tư, mà còn phải nhiều sự lo toan, bộn bề của cuộc sống đời thường.Nhưng chúng ta cần phải biết cách khắc phục để tạo ra tâm lí thoải mái, nhất làtrước khi bước lên bục giảng không nên mang những tâm lý nặng nề của mình đếnlớp học, vì nếu như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của giờ dạy học Bởi tâm

lý học sinh THPT rất nhạy cảm Và nếu tình trạng đó không được khắc phục kịpthời sẽ làm cho học sinh cũng có những suy nghĩ không tốt và thậm chí sẽ buồntheo, chán nản theo tâm lý của thầy cô giáo Như vậy mỗi giáo viên cần tạo mộtkhông khí vui vẻ trước khi tiến hành bài học sẽ tạo sự hưng phấn cho học sinh

- Tạo tâm thế vào bài mới:

Khi chuẩn bị vào bài mới, GV có thể hát một bài ca dao dân ca quen thuộc, hoặccho các em nghe một bài dân ca, hoặc có thể cho các em thi hát dân ca…

b Đọc diễn cảm văn bản: Mỗi văn bản văn học cần có một giọng điệu

đọc riêng Tác phẩm trữ tình đọc khác với tác phẩm tự sự, đọc một đoạn đốithoại khác với đoạn độc thoại nội tâm, đọc văn tả khác với văn kể, văn tường thuật,đọc văn chính luận khác với tùy bút Giáo viên dạy Ngữ văn phải nắm bắtđúng giọng điệu đó Bên cạnh đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng với đặc trưngthể loại, điều quan trọng là giáo viên phải thể hiện được cảm xúc của tâm hồn, sựxúc động chân thành của bản thân Có như vậy việc đọc diễn cảm văn bản mới có

Trang 9

hiệu quả thực sự, tạo ra những bất ngờ hứng thú, giúp các em có những cảm nhậnmới mẻ, kích thích khả năng liên tưởng tưởng tượng để thâm nhập vào thế giớinghệ thuật của tác phẩm văn học.

- GV có thể đọc mẫu, không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh cách đọcđúng, đọc hay mà còn phải bước đầu gieo vào tâm hồn học sinh những cảm xúc,rung động trước cái đẹp, cái hay của tác phẩm, trước mảnh đời của nhân vật Qua

đó, học sinh hiểu bài học hơn và khuyến khích lòng say mê ngôn ngữ, hình ảnh để

HS hình dung bức tranh được vẽ bằng nghệ thuật ngôn từ khiến văn bản trởthành một thế giới sinh động, có hồn nhất trong cảm nhận bước đầu của học sinh

- Khi đọc ca dao than thân phải làm cho HS cảm nhận được tiếng than thân tráchphận của cô gái trong bài ca , hay đọc bài ca dao về nỗi nhớ của cô gái trong tìnhyêu phải tỏ rõ được nỗi khắc khoải da diết nhớ nhung cùng nỗi lo lắng trăm bề củacô…

c Linh hoạt trong phương pháp:

Giáo viên luôn vận dụng nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học,tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm chohọc sinh cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệtmỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫn giáo viên cho học sinhđiền thông tin vào phiếu, hoặc ghi sẵn trên bảng và để trống phần thông tin cầnđiền:

………

Trang 10

+ Ca dao về tình yêu qua hương, đất nước, con người:

……….+ Ca dao hài hước, châm biếm:

………

d Đưa ra các tình huống có vấn đề

Dạy học theo tình huống là giáo viên không trình bày đơn thuần nội dung bàihọc mà sắp xếp lại tài liệu sao cho toàn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia thànhmột số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi kích thích hứng thú cho họcsinh và khéo léo đưa các học sinh vào những tình huống có vấn đề Từ đó mà bắtđầu những phần của bài giảng Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khi nàochưa tìm ra được câu trả lời

Ví dụ: Khi hướng dẫn HS đọc bài ca dao than thân , GV có thể đặt ra tình huống cóvấn đề như:

- Tại sao người phụ nữ xưa lại hay than thở cho số phận của bản thân? Họ cónhững nỗi khổ nào?

- Tại sao cô gái lại so sánh mình với tấm lụa đào hay củ ấu gai? …

e Sử dụng lời bình hay hợp lí:

Một lời bình hay, đúng lúc có khả năng đánh thức liên tưởng cho họcsinh, là con đường dẫn dắt học sinh thâm nhập tự nhiên vào thế giới nghệ thuật củavăn bản, khơi gợi ở các em niềm yêu thích thơ văn

Lời bình là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc, sự rung động của tâm hồn trước vẻ đẹp của tác phẩm văn chương, nó cần thiết trong một giờ đọc văn Tuynhiên, người giáo viên không được lạm dụng, bởi lẽ, nhiệm vụ chính của GV làphảitổ chức để HS tự cảm thụ và lĩnh hội giá trị của tác phẩm văn học Giáo viênchỉ nên đưa ra lời bình khi học sinh cảm thụ chưa tới, chưa xác đáng, đầy đủ Khibình giảng nên chú ý thay đổi ngữ điệu linh hoạt để gây chú ý, cách giải thíchthuyết phục có tính hài hước, thuyết giảng kết hợp với phương tiện dạy học, với

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w