1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình ngữ văn THPT

53 1,8K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 337,5 KB

Nội dung

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT...14 1.Tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam.... Chuyên đề này góp phầngiúp người đọc nắm rõ

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân

vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT.

Tác giả sáng kiến: Phan Thị Hạnh

Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

1.1 Cơ sở lí luận 3

1.2 Cơ sở thực tiễn 4

2 Tên sáng kiến: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT. 4

3 Tác giả sáng kiến: 4

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 5

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 5

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. 5

7 Mô tả bản chất của sáng kiến. 5

PHẦN 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT 5

1.Nhân vật trong văn học và chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học 5

1.1.Khái niệm về nhân vật. 5

1.2 Chức năng của nhân vật văn học. 7

2 Thế giới tâm lí của con người và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn chương. 8

2.1 Thế giới tâm lí của con người 8

2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn chương 9

PHẦN 2 NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 14

1.Tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam 14

2.Tác phẩm “ Chí Phèo” - Nam Cao 16

3 Tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài 20

4 Tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân 23

5 Tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi 26

PHẦN 3 HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT 29

Trang 3

A Một số dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

B Hướng dẫn học sinh làm các dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong tác phẩm” Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài

C.Những lưu ý khi làm các dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

KẾT LUẬN 45

ĐỀ XUẤT 45

8 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 46

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 46

46

46

46

44

29

29

29

Trang 4

theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụngsáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung

10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả:

10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụngsáng kiến lần đầu (nếu có) 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

1 Lí do chọn ðề tài

1.1 Cơ sở lí luận

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôngiữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranhthiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạngcho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việcxây dựng nhân vật Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồnngười đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người

được nhà văn thể hiện Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi

duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác"

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng – đó là mệnh đề bất biếntrong cõi riêng của nghệ thuật ngôn từ Người nghệ sĩ chiếm lĩnh, khám phá, phảnánh thế giới khách quan bằng hệ thống hình tượng nghệ thuật, thông qua lăngkính chủ quan của mình

Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệthuật khác Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Vìvậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liêntưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố then chốt tạo nênthành công của tác phẩm văn chương Trong việc khắc họa nhân vật, nghệ thuậtmiêu tả tâm lí là thử thách hàng đầu đối với người cầm bút Nghệ thuật miêu tảtâm lí nhân vật là thước đo tài năng của người nghệ sĩ, là minh chứng cho sựdụng công, dụng tâm của nhà văn Qua tâm lí nhân vật, có thể nhận ra cácphương thức khắc họa nội tâm được vận dụng, kĩ thuật tổ chức điểm nhìn trầnthuật, khả năng làm chủ ngôn ngữ của người cầm bút… Đây cũng là thước đotấm lòng của tác giả đối với cuộc sống và con người Tình đời, tình người của chủthể sáng tác càng nặng bao nhiêu thì sự am hiểu tâm lí con người của nhà văncàng sâu sắc bấy nhiêu, sự phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật càng thêm chânthực, thuyết phục

Trang 6

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của một số tác giả trong chương trìnhNgữ văn THPT có ý nghĩa quan trọng về mặt lí luận Chuyên đề này góp phầngiúp người đọc nắm rõ hơn các vấn đề như: khái niệm, các phương thức, phươngtiện miêu tả tâm lí nhân vật, tâm và tài của người nghệ sĩ, đặc trưng phong cáchcủa tác giả qua nghệ thuật diễn tả nội tâm con người Từ đó giúp học sinh giải 1

số dạng đề liên quan đến kiến thức lý luận văn học được trình bày trong phần mộtcủa chuyên đề

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong chương trình Ngữ văn THPT (bao gồm cả SGK Cơ bản và SGK Nângcao), có khá nhiều tác phẩm, đoạn trích liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lí

nhân vật: Lớp 10 có các bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Nỗi sầu oán

của người cung nữ, Trao duyên, Nỗi thương mình Lớp 11 có Hai đứa trẻ, Chí Phèo Lớp 12 có Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình Các

tác phẩm này chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số các tác phẩm đọc hiểu có mặttrong chương trình

Trong các kì thi tốt nghiệp, Đại học, thi học sinh giỏi các cấp, chúng ta cũnggặp các đề có liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Học sinh cần hiểusâu sắc vấn đề này mới có thể làm bài tốt được

Từ thực tế trên, việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của một sốtâc giả trong chương trình là cần thiết Và là chìa khóa giúp cho học sinh giải đềthi THPT Quốc gia và các kì thi khác

Trang 7

4.Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Phan Thị Hạnh

5.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Ðề tài này thuộc lĩnh vực chuyên môn Ngữ văn, vận dụng những kiến thức

lý luận vãn học vào việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một sốtác giả trong chương trình Ngữ văn THPT Trên cơ sở đó giúp học sinh luyện giải

đề đối với một số tác phẩm được khai thác trong báo cáo Nội dung nghiên cứu sẽđược áp dụng thử nghiệm ở đối tượng học sinh lớp 11A2, 11A3, 11A4 và12A2,12A3,12A4 của trường THPT Nguyễn Thị Giang

6.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.

Ngày 25 tháng 12 năm 2018.

7.Mô tả bản chất của sáng kiến.

PHẦN 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT

MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT 1.Nhân vật trong văn học và chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học

1.1.Khái niệm về nhân vật.

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằngphương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược,sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từnglúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tácphẩm

Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, ThúyKiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (như thằng bán

tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một

số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình-tatrong ca dao ) Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãitrên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến vănhọc hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người Về chất lượng: dù

Trang 8

nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật nhưng lại gán cho nó những phẩm chấtcủa con người.

Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụnhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Chẳng hạn, người tathường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa

bình của L Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G Amađô, chiếc

quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn

Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật".

Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm

văn học

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấuhiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặcđiểm riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thôngthường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệuban đầu đó Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báotrước về số phận của mỗi người sau này:

"Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:

"Ở ăn thì nết cũng hay, Nói điều ràng buộc thì tay cũng già"

Trang 9

Gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình pháttriển về sau của nhân vật.

Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệthuật khác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ

Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liêntưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó

1.2 Chức năng của nhân vật văn học.

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộcsống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhàvăn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trongtác phẩm Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác địnhnhững nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệmcủa nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật,nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhânvật đó Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội

cũ Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc.Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, cônglí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manhhóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên Ðằng saunhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt vàxấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống

và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tảnhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiếtbộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống Chính vì vậy, khôngnên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời Khi phân tích,nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm vềnhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núptrong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất ) nhưng cũng cần

Trang 10

luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liềnvới ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực

cuộc sống Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật

không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".

2 Thế giới tâm lí của con người và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn chương.

2.1 Thế giới tâm lí của con người

Con người là một sinh thể có đời sống hết sức phong phú, phức tạp Thếgiới tâm lí của con người là một tiểu vũ trụ với những điều bí ẩn, vi diệu, những

vận động, biến đổi hết sức tinh vi Vì thế mà cổ nhân từng than thở “tri nhân tri

diện bất tri tâm” (Biết người chỉ là biết được diện mạo bên ngoài, không biết được tâm tính bên trong) Nắm bắt được nội tâm con người không phải là chuyện

đơn giản, nhìn thấy được những điều vô hình trong đáy hồn nhân sinh không phải

là việc dễ làm

Như trên đã nói thế giới tâm lí của con người bao gồm toàn bộ những hoạtđộng, trạng thái trong đời sống tinh thần của mỗi cá thể Những trạng thái ấy có

thể thuộc về lí trí (tư tưởng, suy nghĩ), có thể thuộc về tình cảm (cảm xúc, rung

động) Theo lí thuyết phân tâm học, những trạng thái tinh thần mà con người có

thể điều khiển được, nhận thức được thì thuộc về ý thức, nhưng có những trạngthái tinh thần con người không điều khiển được, không nhận biết được thì lại

thuộc về cõi vô thức (chẳng hạn, giấc mơ là sản phẩm của vô thức); khoảng giao

thoa giữa ý thức và vô thức là tiềm thức

Thế giới tâm lí của con người được sản sinh, phát triển cùng với sự lớn lêncủa thể chất và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, môi trường Mỗi người mang một

cá tính riêng, đời sống nội tâm riêng Trong cuộc sống, để nhận biết diễn biến tâmtrạng của một người, có thể nhìn vào sự biến đổi của sắc diện, hành động, cử chỉ,ngôn ngữ của họ Duy chỉ có những suy nghĩ, những lời độc thoại trong tâm trícủa người đối diện là chúng ta không thể biết được chính xác nó

Trang 11

đang diễn ra như thế nào Chỉ với quyền năng của văn học, của ngòi bút mới cóthể giúp nhà văn thám hiểm các tầng sâu thăm thẳm trong tâm hồn con người.

2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn chương

2.2.1 Khái niệm

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là một phương diện quan trọng – nếukhông muốn nói là quan trọng nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tácphẩm văn học Hiểu một cách đơn giản, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là việcnhà văn sử dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật hợp lí để phân tích,diễn tả đời sống nội tâm của con người Người cầm bút bằng sự am hiểu của

mình sẽ hình dung và “giải phẫu” các tầng bậc, các diễn biến trong thế giới nội

tâm của nhân vật, và dùng chất liệu ngôn từ để khắc họa, làm cho các diễn biến

ấy nổi hình nổi khối trên trang viết Trang văn trở thành trang tâm hồn của đốitượng được miêu tả Nhà văn phải thông qua những lời văn mà làm cho ngườiđọc như được chứng kiến, như được nhìn thấy các cung bậc cảm xúc, suy tư củanhân vật, kể cả những cung bậc sâu kín nhất Đại văn hào L Tônxtôi từng nói:

“Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên

những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”.

2.2.2 Các phương thức, phương tiện miêu tả tâm lí nhân vật

* Miêu tả qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại Người

cầm bút có thể miêu tả qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, dáng vẻ

bên ngoài Những chuyển biến trong nội tâm con người thường được thể hiện quadiện mạo bên ngoài Đây là một điều tự nhiên của quy luật tâm lí ,trừ nhữngtrường hợp con người cố dồn nén cảm xúc, cố tạo ra cái vẻ bề ngoài khác với cảmxúc, suy tư bên trong, những trường hợp còn lại đều có một mối quan hệ chặt chẽgiữa ngoại diện và nội tâm Do vậy, người nghệ sĩ có thể qua việc miêu tả các yếu

tố bên ngoài để thể hiện đời sống bên trong của nhân vật

Ngôn ngữ đối thoại cũng là một yếu tố thể hiện nội tâm Những trạng tháivui, buồn, hờn giận trong tâm can có thể bộc lộ qua ngữ điệu, cách phát ngôn,cách dùng ngôn từ khi nói Qua việc miêu tả ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, nhàvăn có thể làm hiển thị trạng thái đang diễn ra của nội tâm nhân vật

Trang 12

Dòng độc thoại nội tâm của con người, như đã nói ở trên, là yếu tố khôngthể nhìn thấy bằng đôi mắt sinh học Chỉ có con mắt của người nghệ sĩ mới khámphá được và chỉ có ngôn từ mới có thể hữu hình hóa những yếu tố vô hình ấy Tất

cả những suy nghĩ, trăn trở, băn khoăn trong các miền khuất lấp của nội tâm,những lời nói bên trong tâm hồn nhân vật được nhà văn diễn giải bằng câu chữ.Độc thoại nội tâm, như chúng ta đã biết, là những lời nhân vật nói với chính mìnhtrong tâm tưởng Cũng có trường hợp con người hướng đến một người khác vắngmặt để thổ lộ, thực chất đây cũng là một trường hợp độc thoại Miêu tả độc thoạinội tâm là thủ pháp rất đắc dụng để diễn tả tâm lí nhân vật Trong văn học ViệtNam, ở thời kì trung đại, nhân vật chủ yếu chỉ được miêu tả tâm lí qua ngoạihình, hành động, ít khi được miêu tả trực tiếp qua độc thoại nội tâm (tất nhiên làcũng có một số ít cây bút rất tài hoa trong việc khắc họa nội tâm như Nguyễn Du,Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều…) Đến văn học hiện đại, với sự tiếp thunghệ thuật tự sự của văn học phương Tây, thủ pháp miêu tả trực tiếp nội tâmnhân vật mới trở nên phổ biến

Cũng cần phải nói thêm rằng: Trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng độc

thoại, kỹ thuật “dòng ý thức” là thủ pháp cao nhất để mổ xẻ, chiếm lĩnh những

vùng sâu nhất trong thế giới tâm hồn, tâm linh của con người Những tác phẩm

được viết theo kỹ thuật này nhìn chung “khó đọc”, khó tiếp nhận đối với độc giả

phổ thông, do vậy, chúng gần như không được đưa vào chương trình THPT Kỹthuật này được sử dụng nhý một chìa khoá đắc lực để khai mở các miền u uẩn,các vùng tiềm thức, các không gian tâm linh trong cõi hồn sâu thẳm của conngười - những yếu tố mà cái nhìn lý tính thuần tuý không thể nắm bắt và lí giải

được.Thuật ngữ “dòng ý thức” (stream of consciousness) vốn được nhà tâm lý học người Mỹ William James (1842 - 1910) đưa ra trong cuốn Cơ sở tâm lý học

(The Principles of Psychology) xuất bản năm 1890 Ông cho rằng ý thức là một

dòng chảy, một dòng sông mà ở đó những lý tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợtluôn lấn át, đan bện vào nhau Kỹ thuật dòng ý thức là mức tới hạn, là dạng cựcđoan của độc thoại nội tâm Đây là thủ pháp được các nhà văn Việt Nam

Trang 13

thời kỳ đổi mới sử dụng khá phổ biến và thành công với mục đích khai thác chiềusâu tâm lý nhân vật và kiến tạo cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm.

* Miêu tả qua thủ pháp tả cảnh ngụ tình

Tả cảnh ngụ tình là thủ pháp quen thuộc để diễn tả nội tâm của con người.Thiên nhiên, cảnh vật trong trường hợp này không chỉ tồn tại như những thực thểkhách quan của ngoại giới mà nó trở thành nơi in bóng tâm trạng nhân vật, đượccảm nhận thông qua cái nhìn chủ quan của con người Vì nó được khúc xạ qualăng kính tâm trạng nên nó cũng mang cái buồn vui tùy theo tâm lí của chủ thể.Người cầm bút thông qua việc miêu tả ngoại cảnh để khắc họa nội tâm Thủ phápnày mang hiệu quả nghệ thuật tinh tế: vừa kiến tạo được không gian nghệ thuậtcho tác phẩm, vừa kín đáo thể hiện tâm tư nhân vật

Từ văn học trung đại, thủ pháp tả cảnh ngụ tình đã khá phổ biến Nó

mang theo một quan niệm sâu sắc của triết học phương Đông: “thiên, địa, nhân

nhất thể” (trời, đất, người cùng một thể), vì thế mà “đồng thanh tương ứng”, giữa

con người và thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ, tương giao Do đó, “người

buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Trong văn học hiện đại, tả cảnh ngụ tình tiếp tục

được sử dụng, tiếp tục phát huy công năng nghệ thuật của nó trong việc diễn tảtâm lí nhân vật

*Kỹ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật và sử dụng các dạng thức ngôn ngữ khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có liên quan mật thiết với vấn đề tổchức điểm nhìn trần thuật Có hai loại điểm nhìn chủ yếu: điểm nhìn của người kể

chuyện ở ngôi thứ ba giấu mặt (điểm nhìn bên ngoài) và điểm nhìn của nhân vật (điểm nhìn bên trong) Khi miêu tả tâm lí nhân vật, nếu tác giả khắc họa những

biến đổi diện mạo, những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thì

có nghĩa là người cầm bút đã sử dụng điểm nhìn bên ngoài – điểm nhìn của ngườitrần thuật ở ngôi thứ ba Còn khi miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật, để nhânvật tự giãi bày hoặc khi tả cảnh ngụ tình, miêu tả thiên nhiên qua cái nhìn của mộtnhân vật trong tác phẩm thì tác giả đã sử dụng điểm nhìn bên trong Nhà văn cótài thường không sử dụng một loại điểm nhìn mà khai thác

Trang 14

thế mạnh của các loại điểm nhìn khác nhau; sử dụng, điều phối, chuyển dịch giữađiểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong một cách linh hoạt.

Tương ứng với điểm nhìn bên ngoài là ngôn ngữ gián tiếp Chẳng hạn,

trong truyện ngắn Vợ nhặt, ngôn ngữ mà Kim Lân dùng để miêu tả diện mạo của

nhân vật Tràng là ngôn ngữ gián tiếp với điểm nhìn bên ngoài của người trần

thuật ngôi thứ ba: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường Hắn tủm tỉm

cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.

Với điểm nhìn bên trong, khi miêu tả độc thoại nội tâm, người cầm bút cóthể dùng ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ nửa trực tiếp

Ngôn ngữ trực tiếp là trích dẫn nguyên văn, trực tiếp lời độc thoại của nhân

vật Chẳng hạn, trong tác phẩm Vợ nhặt, khi miêu tả độc thoại nội tâm của Tràng, tác giả viết: “Mới đầu anh Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân

mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.

Ngôn ngữ nửa trực tiếp cũng là trường hợp miêu tả độc thoại nội tâm củanhân vật nhưng điểm đặc biệt là ở chỗ: điểm nhìn, giọng điệu của người kểchuyện như hòa vào làm một với điểm nhìn, giọng điệu của nhân vật Ví dụ,

trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi miêu tả sự trỗi dậy của niềm khát yêu, khát sống trong lòng Mị vào đêm tình mùa xuân, Tô Hoài viết: “Mị trẻ lắm Mị

vẫn còn trẻ Mị muốn đi chơi Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết”.

Ở đây, ngôn ngữ của người kể chuyện ở ngôi thứ ba đã hòa vào ngôn ngữ củanhân vật, điểm nhìn bên ngoài giao hòa với điểm nhìn bên trong Hay nói cáchkhác, đây là trường hợp tác giả dùng lời nửa trực tiếp để diễn tả tâm trạng nhân

vật Ngôn ngữ nửa trực tiếp tạo nên một hiệu ứng “đa thanh” trong nghệ thuật tự

sự, hai loại giọng điệu (của người trần thuật và của nhân vật) tuy thống nhất làmmột nhưng âm sắc riêng của từng giọng vẫn tồn tại chứ không mất đi

Mỗi loại câu phân theo chức năng ngữ pháp (câu trần thuật, nghi vấn, cầukhiến, cảm thán) đều có khả năng diễn tả tâm lí con người Việc tạo sinh và sửdụng đúng lúc, đúng chỗ các loại câu này có hiệu quả không nhỏ trong việc biểuđạt tâm trạng con người

Trang 15

Khi người cầm bút miêu tả tâm lí nhân vật, các phương thức, phương tiệnnghệ thuật gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau như những huyết mạch trong mộtsinh thể, yếu tố này dựa vào yếu tố kia để tồn tại Tuy nhiên, cũng cần thấy đượcvai trò độc lập và tính năng riêng của từng yếu tố khi tìm hiểu nghệ thuật miêu tảtâm lí nhân vật của một nhà văn nào đó.

2.2.3 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong mối quan hệ với cái tâm, cái tài và phong cách của người nghệ sĩ ngôn từ.

Để có thể khắc họa, diễn tả nội tâm con người một cách chân thực, sâu sắc,cảm động, người cầm bút phải có tâm và có tài – những điều làm nên một nhàvăn chân chính Chủ thể sáng tác phải có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nặng lòngvới con người và cuộc đời thì mới có thể nhìn sâu vào thế giới nội tâm của đối

tượng miêu tả; thấu hiểu, đồng cảm với đối tượng Những trang thơ “như có máu

nhỏ ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy” khi miêu tả tâm trạng của Thúy

Kiều phải được khởi sinh từ “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt

cả nghìn đời” của đại thi hào Nguyễn Du Nếu không có tấm lòng nhân đạo để

thấu cảm những tâm tư sâu kín, những nỗi niềm u uẩn của đồng loại thì ngườinghệ sĩ không thể viết được những trang văn miêu tả tâm lí chân thực, xúc động

Và nhà văn là người cho máu!

Tuy nhiên, cái tâm chỉ là một yếu tố trong hành trình sáng tác của ngườinghệ sĩ Nhà văn sẽ không thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách sống động, sâusắc nếu không có tài năng thực sự Đó là tài năng trong việc phân tích các tầngsâu tâm trạng, tài năng sử dụng ngôn từ để diễn tả những cung bậc nội tâm đadạng, phức tạp, không dễ nhận biết bằng sự quan sát bên ngoài Nếu chỉ có tấmlòng nhân đạo, biết thấu hiểu, cảm thông với nỗi niềm của con người mà khôngbiết dùng ngôn từ như thế nào để phản ánh cảm xúc, suy tư của nhân vật thìngười cầm bút chẳng thể trở thành một nhà văn thực sự

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng là một phương diện góp phần làm

nên phong cách của người nghệ sĩ Định nghĩa một cách hàn lâm thì “phong cách

nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái

Trang 16

nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).

Nói một cách đơn giản hơn thì phong cách nghệ thuật là một cụm từ được dùng

để chỉ những nét độc đáo, riêng biệt nổi lên trong hệ thống tác phẩm của một nhàthơ, nhà văn, khiến cho người cầm bút ấy không thể lẫn vào những chủ thể sángtác khác Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là một yếu tố tạo nên cái riêng trongsáng tác của các nhà văn khác nhau, giúp nhà văn thể hiện dấu ấn riêng giữa biểnkhơi văn chương rộng lớn Có nhà văn thể hiện biệt tài trong việc miêu tả nhữngquá trình tâm lí phức tạp, những xung đột nội tâm giằng xé; nhưng cũng có nhàvăn lại rất có tài trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc nhẹ nhàng, các chuyểnđộng tinh tế trong đáy hồn nhân vật; có nhà văn sử dụng thứ ngôn ngữ góc cạnh,giàu tính khẩu ngữ để tái hiện diễn biến nội tâm, nhưng cũng có người lại dùngngôn từ giàu chất thơ, chất trữ tình để ghi lại những sợi tơ của lòng người

Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể thấy, nghệ thuật miêu tả tâm lí

nhân vật là một lĩnh vực khá phức tạp, với những vấn đề “bếp núc” cần được

minh giải Trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi đã cố gắng làm rõ những vấn đề

lí thuyết của đề tài nghiên cứu theo quan điểm cá nhân, với hi vọng mang đến chongười đọc những công cụ, những chìa khóa cần thiết khi tìm hiểu, giải mã nghệthuật miêu tả tâm lí của các cây bút trong chương trình Ngữ văn THPT

PHẦN 2 NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ

TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

1.Tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam

Truyện ngắn Hai đứa trẻ hầu như không có cốt truyện, tác giả chủ yếu

miêu tả không gian phố huyện nghèo và tâm trạng của nhân vật Liên từ chiều tànđến đêm khuya Ngòi bút Thạch Lam thể hiện sở trường trong việc khắc họanhững trạng thái cảm xúc mong manh, mơ hồ, những biến thái tinh tế trong hồnngười Các sợi tơ lòng của nhân vật Liên đã được tác giả nắm bắt và dệt nên mộttấm thảm tâm trạng rất nhẹ nhàng

Trang 17

Trước cảnh chiều tàn đang phủ bóng lên phố huyện, “Liên ngồi yên lặng

bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” Tâm hồn

rất mực nhạy cảm của Liên đã xuất hiện một nỗi buồn vô thức – nỗi buồn đượckhơi lên từ ngoại giới và chủ thể không lí giải được nguyên nhân

Trước cảnh chợ tàn, Liên nhận thấy “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của

ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá” khiến Liên tưởng là “mùi riêng của đất,của quê hương” Nhìn lũ trẻ con nhà nghèo đang đi lại nhặt nhạnh bất cứ cái

gì còn có thể tận dụng được từ những thứ rác rưởi, cô bé “động lòng thương” Thạch Lam – rất giản dị - đã đưa ống kính nghệ thuật của mình soi vào những ngõ ngách tâm hồn của nhân vật, diễn tả những cảm giác, cảm xúc “rất người”

của nhân vật

Tâm trạng của Liên trong Hai đứa trẻ nhìn chung được miêu tả theo dòng

thời gian tuyến tính, theo sự vận động tuần tự của giờ khắc Khi bóng tối đặcquánh ngự trị phố huyện, nhà văn phát hiện niềm khao khát ánh sáng của nhân

vật, được thể hiện qua một hành động mang đậm dấu ấn tâm lí trẻ thơ: “An và

Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông” Niềm khao khát ánh sáng, khao khát vượt ra khỏi không gian tù

túng, tăm tối, mỏi mòn được thể hiện rõ nét nhất qua tâm trạng của Liên khi chờtàu và ngắm nhìn đoàn tàu chạy qua phố huyện Liên đã chờ tàu, cảm nhận về nóbằng thính giác, thị giác và bằng cả tâm hồn Thạch Lam rất chú trọng miêu tả nội

tâm của nhân vật qua những cử chỉ, hành động, cảm giác: “Liên trông thấy ngọn

lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, “nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”, “Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua”, “Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng”, “ hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”…Qua đó, người đọc thấy được rằng: Liên đã đợi tàu, chiêm ngưỡng tàu

bằng tất cả sự háo hức, say mê rồi tiếc nuối, bâng khuâng, hụt hẫng khi tàu đi.Con tàu đánh thức hoài niệm của Liên về Hà Nội –

Trang 18

một thế giới “sáng rực, vui vẻ và huyên náo” Hà Nội là một vùng tiềm thức được

tâm hồn Liên cất giữ, và tâm hồn cô bé vẫn âm thầm tìm về trong niềm hoài nhớmênh mang…

Dễ nhận thấy là khi miêu tả tâm lí của nhân vật Liên, Thạch Lam đã sửdụng kết hợp điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong một cách nhuầnnhuyễn Có lúc tác giả miêu tả Liên qua điểm nhìn bên ngoài của người kểchuyện ở ngôi thứ ba Có lúc tác giả lại nương theo điểm nhìn của Liên, giọng

điệu của Liên qua hình thức lời nửa trực tiếp: “Chuyến tàu đêm nay không đông

như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng”.

Ngôn ngữ miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam giàu chất thơ, chất trữtình Nhịp văn chậm rãi, giọng văn nhỏ nhẹ, như thủ thỉ tâm tình

Khi khắc họa tâm trạng nhân vật, Thạch Lam xây dựng được những chi tiếtđắt giá về hành động, cảm xúc của Liên như đã phân tích ở trên Chẳng hạn, chi

tiết Liên “không hiểu sao” trước nỗi buồn man mác đang xâm chiếm tâm hồn

mình; chi tiết Liên tìm sông Ngân Hà; chi tiết đợi tàu…

Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên, chúng ta thấy được cả tàinăng, phong cách và cái tâm của Thạch Lam Biệt tài của Thạch Lam là bắtnhững miền sâu kín, mong manh trong lòng người phải lên tiếng, những cảmgiác, cảm xúc tinh vi phải hiện lộ rõ ràng trên trang văn Đó cũng là điều gópphần làm nên phong cách nghệ thuật của Thạch Lam Qua đó nhận ra cái tâm,tấm lòng nhân đạo, không khó để nhận ra sự cảm thông của nhà văn đối với kiếpsống mỏi mòn, tù hãm; sự trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ; đề caokhát vọng hướng về những điều tốt đẹp, tươi sáng của con người trong hoàn cảnhtối tăm

2.Tác phẩm “ Chí Phèo” - Nam Cao

Truyện ngắn Chí Phèo ngay từ khi ra đời đã tạo tiếng vang lớn trên văn

đàn đương thời bởi tính mới mẻ của nó so với các tác phẩm cùng đề tài, cùng thểloại Kiệt tác này góp phần đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền văn xuôi ViệtNam đầu thế kỉ XX trong tiến trình hiện đại hóa Sự hiện đại trong kỹ thuật

Trang 19

tự sự nói chung, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nói riêng trong tác phẩm nàykhiến người đọc ngày nay vẫn phải ngỡ ngàng Nam Cao thực sự là một trongnhững cây bút hàng đầu của nghệ thuật phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật, ngòi bútcủa ông đạt đến trình độ rất cao ở phương diện này.

Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã chứng tỏ ông là người có khả

năng nắm bắt, miêu tả những quá trình tâm lí phức tạp, đa tầng, từ những cảmgiác, cảm xúc mơ hồ đến các xung đột nội tâm giằng xé, các phản ứng tâm lí

quyết liệt, đầy mâu thuẫn Ở kiệt tác Chí Phèo (đoạn trích trong SGK),nhà văn bậc thầy Nam Cao đã dẫn người đọc đi khám phá thế giới nội tâm của “con quỷ

dữ làng Vũ Đại”, đáng chú ý nhất là tâm trạng Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở đến

khi hắn tự kết liễu cuộc đời mình

Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã tạo ra “chấn động” tâm lí rất lớn trong con

người Chí Phèo Kẻ từng bán linh hồn cho quỷ nay đã tìm về với bản tính lươngthiện Tình người của người đàn bà xấu nhất thế gian đã làm hồi sinh tính ngườicủa một kẻ từng đắm mình trong tội ác

Sau cái đêm ở bên thị Nở, tâm hồn bị tha hóa của Chí Phèo đã sống lạinhững cảm xúc, cảm giác mà bao lâu hắn từng lãng quên Nam Cao dùng nhữngngôn từ không thể tinh tế hơn để diễn tả cảm giác vừa mơ hồ, vừa thực sự hiện

hữu trong tâm hồn một kẻ mới được kéo ra khỏi những cơn say vô tận: “Mặt trời

chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết”, “hắn bâng khuâng”, “miệng đắng, lòng mơ hồ buồn”, “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”, “Chao ôi là buồn”, “nao nao buồn”, “buồn thay cho đời!” Chỉ riêng cảm giác buồn của Chí Phèo mà có bao nhiêu cung bậc được

Nam Cao phân tích, diễn tả không lặp lại Điều đó đủ biết bút lực của nhà vănnày thâm hậu đến mức nào Nam Cao vô cùng am hiểu tâm lí con người và sự

diễn tả của ông rất sắc sảo Chí Phèo nhớ về quá khứ: “hình như có một thời hắn

đã ao ước có một gia đình nho nhỏ”; u buồn trước hiện tại: “hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc”; lo sợ trước tương lai: “Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét

và ốm đau”.

Trang 20

Khi Chí Phèo nhận được bát cháo hành của Thị Nở, ngòi bút Nam Cao đã

ghi lại một cách thần tình bao cảm xúc, suy tư của nhân vật: “ngạc nhiên”, hết ngạc nhiên thì “hắn thấy mắt hình như ươn ướt” – xúc động, “bâng khuâng”,

“thấy vừa vui vừa buồn Và một cái gì nữa giống như là ăn năn “Trời ơi cháo

mới thơm làm sao!” Chí Phèo khát khao tìm về nẻo thiện của cuộc đời Nam Cao

tỏ rõ thế mạnh của mình trong khả năng phân tích, diễn tả các trạng thái nội tâm

phức tạp, các phản ứng tâm lí dồn dập: “Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và

dọa nạt Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.

Khi Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt, Nam Cao cũng miêu tả tâm lí nhân vậtrất thành công Đó là một quá trình tâm lí với rất nhiều cung bậc đan xen, chuyểnhóa, chồng chất lên nhau, những xung đột, mâu thuẫn giằng xé, quyết liệt NamCao thực sự kì công khi diễn tả chuỗi phản ứng tâm lí nhân vật bằng những ngôn

từ sinh động, chính xác Nghe những lời nói của thị Nở, đầu tiên “hắn nghĩ ngợi

một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì”, “hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại” Ý nghĩ trả thù xuất hiện: “Hắn tự phải đến nhà con đĩ Nở kia Đến để đâm chết cả nhà nó…Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng Muốn đập đầu, phải uống thật say” Nhưng Chí Phèo càng uống lại càng

tỉnh ra, hơi men không đủ nồng để át đi vị đắng của nỗi đau, nỗi hận đang lên đến

tột cùng “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng

thấy hơi cháo hành Hắn ôm mặt khóc rưng rức”.

Nếu ở những phần trước, Nam Cao xoáy vào những dòng độc thoại nộitâm của nhân vật thì đến tình tiết Chí Phèo đối mặt với bá Kiến ở cuối truyện, tácgiả xây dựng cuộc đối thoại nảy lửa giữa hai nhân vật, qua đó làm nổi rõ tâmtrạng của Chí Cùng những lời đối thoại là diện mạo, hành động của nhân vật –

những yếu tố cũng có vai trò diễn tả thế giới bên trong của con người: “Hắn trợn

mắt, chỉ vào mặt cụ”, “hắn toan làm dữ”, “hắn vênh cái mặt lên”, “hắn dõng

Trang 21

dạc: Tao muốn làm người lương thiện”, “Hắn lắc đầu: Không được! Ai cho tao lương thiện?”, “rút dao ra, xông vào”, “chém túi bụi”, sau khi đã giết bá Kiến và

tự đâm mình, trước sự chứng kiến của dân làng, “mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói,

nhưng không ra tiếng” Rõ ràng những biểu hiện này nói lên tâm trạng đầy mâu

thuẫn của Chí Phèo trong những giây phút cuối của cuộc đời: thức tỉnh, căm thù

kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình nhưng cũng bất lực, tuyệt vọng vì con đườngtrở lại làm người đã khép lại

Từ những gì đã trình bày ở trên, có thể thấy, Nam Cao đã huy động sứcmạnh của rất nhiều phương thức, phương tiện nghệ thuật để diễn tả tâm lí nhânvật

Sự chuyển dịch, hoán đổi giữa điểm nhìn của chủ thể trần thuật ngôi thứ ba

và điểm nhìn của nhân vật được thực hiện đầy biến hóa Tâm lí nhân vật đượckhắc họa qua các yếu tố ngoại hình, hành động, ngôn ngữ đối thoại và đặc biệt làđộc thoại nội tâm

Nam Cao sử dụng thường xuyên hình thức lời nửa trực tiếp, ngôn ngữ,giọng điệu của người kể chuyện gối lên, đan cài với ngôn ngữ độc thoại của nhânvật một cách tự nhiên

Các kiểu câu của Nam Cao liên tục thay đổi mô thức, cấu trúc: câu dài câungắn đan xen; câu trần thuật, cảm thán, nghi vấn được tạo sinh động linh hoạt.Tất cả đều đắc dụng trong việc biểu đạt nội tâm nhân vật Ngôn ngữ của NamCao cũng giàu tính khẩu ngữ Tác giả không ngại dùng cả thứ ngôn ngữ “chợbúa” để biểu đạt tâm lí của một kẻ đã bị tha hóa, lưu manh nhưng cũng đau đớn

khi bị đồng loại chối bỏ ở phần đầu tác phẩm: “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?

Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?”.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao không chỉ mới đối vớivăn học trung đại mà còn rất mới đối với các cây bút đương thời

Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Chí Phèo, Nam Cao thể hiện tấmlòng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc: Ông vẫn cảm thông với những người nông dântrước cách mạng tháng Tám như các nhà văn hiện thực khác nhưng vấn đề Nam

Trang 22

Cao quan tâm ở đây là bi kịch tinh thần, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của

họ chứ không phải nỗi khổ áo cơm, sưu thuế Ông phát hiện và trân trọng bảnchất lương thiện không gì hủy diệt được của họ, ngay cả khi họ đã bị xã hội làmcho biến dạng hình người cũng như tính người

3 Tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, đáng chú ý là tâm trạng của Mị trong

đêm tình mùa xuân và đêm cắt dây trói cứu A Phủ Nhà văn Tô Hoài tỏ rõ ông làcây bút giàu kinh nghiệm trong kỹ thuật tự sự nói chung, nghệ thuật miêu tả tâm

lí nhân vật nói riêng Tâm trạng nhân vật được khám phá và diễn tả theo mộtlogic chặt chẽ, biện chứng, gợi cảm giác chân thực, khách quan Tô Hoài có khảnăng thám hiểm vào những miền xa khuất trong thế giới tâm hồn của nhân vật,đặc biệt, ông có thể làm nổi rõ cả những trạng thái chập chờn giữa hữu thức và vôthức, giữa tỉnh và mê, trạng thái đan xen, chồng chéo giữa hình ảnh hiện tại vàhồi ức quá khứ

Trong đêm tình mùa xuân, Mị đã bừng tỉnh sau một khoảng thời gian bịđóng băng tâm hồn do cuộc sống đọa đày ở nhà Pá Tra Tô Hoài rất chú ý mốiquan hệ giữa ngoại cảnh và nội tâm con người Không khí mùa xuân ở HồngNgài, nhất là âm thanh tiếng sáo chở đầy hơi thở yêu thương đã đánh thức mùaxuân trong lòng cô gái trẻ, làm bừng dậy niềm khát yêu, khát sống đã từng ngủ

quên trong cô: “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi” Cô không còn

là “con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa”, cam chịu, vô cảm nữa mà thấy bất bình trước tình cảnh hiện tại Tác giả chú ý diễn tả nội tâm qua hành động Mị “uống

ực từng bát” rượu Mị uống rượu mà như đang nuốt hận, đang uống nỗi căm hờn.

Một trong những đoạn hay nhất trong truyện ngắn này, xét về nghệ thuậtmiêu tả nội tâm, là đoạn diễn tả tâm trạng của Mị sau khi đã uống rượu trong đêm

tình mùa xuân: “Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người

hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi

Trang 23

sáo Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” Rõ ràng,

bằng những lời văn rất tinh tế, Tô Hoài làm hiện hình trên trang viết trạng tháigiao thoa giữa hữu thức và vô thức, quá khứ và hiện tại, tiếng sáo của ngày xưa

và tiếng sáo của bây giờ đang cùng lấp đầy tâm hồn Mị

Men rượu nồng nàn cùng ma lực của tiếng sáo gọi bạn tình đã làm cháy lên

trong lòng Mị khao khát yêu thương của tuổi trẻ “Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ Mị

muốn đi chơi” Những câu văn theo hình thức lời nửa trực tiếp, cấu trúc được lặp

lại với nhịp nhanh, dồn dập đã diễn tả nhịp lòng đang phập phồng khao khát,đang nóng hổi ước mong được đi chơi của cô gái trẻ

Tâm trạng của Mị rất phức tạp với nhiều khúc quanh và tất cả đều khôngqua được mắt Tô Hoài Khi ý niệm về quyền sống, khát vọng sống đã trở lại thìhơn lúc nào hết, Mị thấy sự vô nghĩa của cảnh sống hiện tai và cô muốn chết để

chấm dứt sự vô nghĩa ấy: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho

chết ngay” Tuy nhiên, sự vẫy gọi của niềm khát yêu, khát sống rất mạnh mẽ, nó

khiến cho Mị có những hành động chuẩn bị đi chơi thật: “Mị cũng sắp đi chơi.

Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” Ngay cả khi bị

A Sử trói, “hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những

cuộc chơi, những đám chơi (…) Mị vùng bước đi” Tô Hoài vẫn tiếp tục thể hiện

thế mạnh của ngòi bút trong việc miêu tả trạng thái tâm lí dở tỉnh dở say của nhânvật

Việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủcũng có thể coi là trường hợp mẫu mực của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Tô Hoài không chủ quan, dễ dãi mà rất cẩn thận, kì công khi kiến tạo, tổ chức cácdiễn biến của tâm trạng nhân vật Do vậy, tâm trạng nhân vật hiện lên chân thực,sinh động như không thể khác được

Đầu tiên, khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn dửng dưng ngồi thổi lửa

hơ tay Dễ hiểu thôi, vì những cảnh tượng tự diễn ra thường xuyên trong nhàthống lí, khiến Mị thấy không có gì lạ Tuy nhiên, lớp băng trong tâm hồn cô đãtan chảy bởi dòng nước mắt nóng hổi lăn trên gò má A Phủ Dòng nước mắt ấykéo Mị về với hình ảnh của chính mình trong đêm năm trước: cô cũng bị trói

Trang 24

đứng, cũng khóc thế kia Đồng cảnh dẫn đến đồng cảm, nỗi thương mình hòa vớilòng thương người đã khiến Mị bất bình, căm phẫn trước sự tàn ác của cha con PáTra Tô Hoài đã sử dụng hiệu quả ngôn ngữ độc thoại nội tâm để cho người đọc

thấy được cận cảnh và trực tiếp tâm trạng của Mị lúc này: “Trời ơi, nó bắt trói

đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này Chúng nó thật độc ác Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết…” Từ suy nghĩ,

cảm xúc đến hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ là một quá trình phát triển hợp

lí, không hề khiên cưỡng Tô Hoài đã nhập thân tài tình vào nhân vật Việc Mịchạy theo A Phủ, tự cởi trói cho mình khỏi xiềng xích vô hình của cường quyền,thần quyền cũng là bước phát triển tất yếu trong chuỗi phản ứng tâm lí của nhânvật Khi đã cứu được A Phủ, giúp cho A Phủ được sống thì lòng ham sống cũngtrỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong cô gái này Điều đó thôi thúc cô giảiphóng chính cuộc đời mình khỏi địa ngục của cha con thống lí

Tô Hoài đã sử dụng một cách điêu luyện các phương thức, phương tiệnnghệ thuật để giúp người đọc lắng nghe, cảm nhận rõ nét thế giới nội tâm của Mị

Nội tâm nhân vật được bộc lộ đa dạng qua hành động, ngôn ngữ đối thoại,độc thoại Điểm nhìn của người trần thuật ở ngôi thứ ba với điểm nhìn của nhânvật được luân chuyển, hoán đổi một cách khéo léo

Ngôn ngữ gián tiếp, trực tiếp và nửa trực tiếp thay nhau giữ vai trò trongviệc thể hiện nội tâm nhân vật

Một điểm rất riêng trong tác phẩm này là ngôn ngữ miêu tả tâm lí nhân vậtvừa giàu chất thơ, vừa mang sắc thái miền núi

Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị, Tô Hoài hé lộ một điều: ông

am hiểu sâu sắc tâm lí của người lao động miền núi, đặc biệt là người phụ nữmiền núi Ông phát hiện, trân trọng sức sống tiềm tàng mãnh liệt không gì có thểchôn vùi được trong tâm hồn họ Sức sống ấy được biểu hiện ở những cảm xúc,những cung bậc tâm trạng mà có lẽ chỉ Tô Hoài mới đủ bút lực để diễn tả

Trang 25

4 Tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân

Diễn biến của truyện ngắn Vợ nhặt khởi sinh và vận hành xoay quanh một

tình huống truyện độc đáo: Anh Tràng – một người nông dân nghèo, xấu xí, lại là

dân ngụ cư – “nhặt” được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp năm Ất Dậu.

Ngòi bút Kim Lân đã miêu tả khá chi tiết tâm trạng của nhân vật Tràng và tâmtrạng của bà cụ Tứ trong tình huống éo le, nửa mừng nửa lo, buồn vui lẫn lộnnày

Tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi “nhặt” được vợ trước hết được Kim Lân miêu tả rất khéo qua diện mạo: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác

thường Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” Sắc

diện như vậy đương nhiên là sự bộc lộ ra bên ngoài của niềm sung sướng, thíchthú và đắc ý đang tràn ngập trong lòng người đàn ông vốn ế vợ này Đó là cảmgiác sung sướng do hạnh phúc lứa đôi mang lại, lần đầu tiên xuất hiện trong tâmhồn Tràng Khi Tràng về đến nhà, Kim Lân dùng độc thoại nội tâm cùng nhữngbiểu hiện diện mạo, cử chỉ, hành động để diễn tả cảm xúc ngạc nhiên pha lẫn

mừng thầm của Tràng: “Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó

lại buồn thế nhỉ?” “ Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ chồng”.

Đoạn miêu tả tâm trạng của nhân vật Tràng sau đêm tân hôn rất đáng chú

ý Trong một số lượng câu chữ ít ỏi, Kim Lân đã khắc họa thật ấn tượng nhiều

cảm giác, cảm xúc của Tràng Anh ta thấy “trong người êm ái lửng lơ như người

vừa ở giấc mơ đi ra” Tràng vẫn chưa hết ngạc nhiên về việc mình đã có vợ Anh

quan sát xung quanh và “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa

thay đổi mới mẻ, khác lạ (… ) Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối

với hắn lại rất thấm thía cảm động Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó

với cái nhà của hắn lạ lùng” Tràng nhìn về tương lai: “Hắn sẽ cùng vợ sinh con

đẻ cái”, “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng” Bây

giờ Tràng mới thấy mình “nên người” vì được hưởng hạnh phúc lứa

Trang 26

đôi – hạnh phúc của con người trần thế Anh thấy mình có bổn phận phải lo lắng

cho vợ con sau này” Ý thức về trách nhiệm thúc giục Tràng “xăm xăm chạy ra

giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” Diễn

biến tâm trạng của Tràng được miêu tả tỉ mỉ và thuyết phục Tất nhiên, trước khiđặt bút viết những dòng văn như vậy, Kim Lân bằng cảm nhận sắc sảo, tinh tế và

sự tưởng tượng phong phú của mình đã phân tích kĩ các diễn biến nội tâm củanhân vật

Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ diễn ra phức tạp hơn nhân vật Tràng vàKim Lân cũng khổ công hơn khi khắc họa diễn biến tâm lí của bà cụ Điều nàycàng cho thấy nhà văn am hiểu đặc điểm tâm lí con người: Nhân vật Tràng còntrẻ tuổi, suy nghĩ chưa thật sâu sắc, anh vừa “nhặt” được một hạnh phúc bất ngờ,lớn lao nên tâm trạng chủ yếu là niềm vui sướng, hân hoan Còn bà cụ Tứ đã điđến chặng cuối của cuộc đời, từng trải, nếm đủ những cay đắng, khốn khổ củakiếp nhân sinh; lại mang trái tim phụ nữ nhạy cảm nên tâm trạng của bà không hềgiản đơn Tâm trạng của bà là một phức hợp những cảm xúc, suy tư đầy mâuthuẫn; chúng xô đẩy, chồng lấn lên nhau

Mới đầu, khi nhìn thấy người đàn bà xa lạ trong nhà mình, bà cụ ngạc

nhiên với những dòng độc thoại nội tâm: “Quái,sao lại có người đàn bà nào ở

trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?”, “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”.

Khi đã hiểu ra cơ sự thì bà “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con

mình”, tủi cho phận nghèo của mình “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không” Diện mạo đã được miêu tả kết hợp với độc thoại nội tâm để lột

tả nỗi lo lắng, xót xa, buồn tủi của người mẹ Nhưng bà lão cũng mừng vì

“Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.

Mà con mình mới có vợ được”.

Bà cảm thông, đón nhận nàng dâu mới bằng thái độ ân cần, chân thành –

Kim Lân chú ý miêu tả cách nói năng, đối thoại của bà: “Bà lão khẽ dặng hắng

một tiếng, nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w