1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề ôn tập về TÍNH CHẤT hóa học của các hợp CHẤT vô cơ

16 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 232,39 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊNTRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: HÀ THỊ ANH HOA GIÁO VIÊN

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN

TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM

CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC

CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: HÀ THỊ ANH HOA

GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG

NĂM HỌC 2019 - 2020

Trang 2

I Tác giả chuyên đề

Hà Thị Anh Hoa

Giáo viên trường THCS Hùng Vương

II Tên chuyên đề/chủ đề:

ÔN TẬP VỀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

III Đối tượng học sinh

Lớp 9, số tiết dạy 8 tiết

IV Nội dung chuyên đề

1 Thực trạng chất lượng bộ môn Hóa học lớp 9 năm học 2018 – 2019

Hiện nay, do xã hội đang trong giai đoạn phát triển, học sinh có nhiều thú vui

mà không chú tâm hoàn toàn vào việc học tập vì vậy kết quả học tập nói chung và bộ môn Hóa nói riêng trong những năm gần đây rất thấp Theo thống kê kết quả học tập

bộ môn Hóa học lớp 9 của trường THCS Hùng Vương qua 2 lần khảo sát trong năm học 2018 – 2019, thì việc bồi dưỡng học sinh yếu kém là vấn đề vô cùng cấp thiết

Kết quả khảo sát môn Hóa học lớp 9 của trường THCS Hùng Vương năm học

2018 – 2019:

Số dự KT Điểm khảo sát lần 1 Điểm khảo sát lần 2

Điểm dưới 5 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 Điểm trên 5

Một trong những phần kiến thức mà học sinh dễ “mất gốc” đó là phần Tính chất hóa học của các chất vô cơ bao gồm: oxit, axit, bazo và muối Học sinh không xác định được chất phản ứng và không viết được PTHH, cho nên cần phải có biện pháp

bồi dưỡng học sinh cách xác định sản phẩm sau phảu ứng và hoàn thiện PTHH.

2 Hệ thống phân loại các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề.

a Phần tự luận

- Dạng bài tập định tính:

+ Bao gồm các câu hỏi biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp chủ yếu giúp học sinh vận dụng lí thuyết vào xác định chất phản ứng và viết được PTHH

+ Dạng bài tập về dấu hiệu phản ứng thông qua các thí nghiệm quan sát được ở mức đơn giản 1 phản ứng

- Dạng bài tập định lượng: Chỉ ở mức độ giải bài toán tính theo PTHH gồm 4 bước đơn giản

b Phần trắc nghiệm: sử dụng các dạng câu hỏi sau:

Trang 3

- Dạng điền khuyết:Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, học sinh phải nghĩ

ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống Đối với học sinh yếu, kém thì nên cho từ gợi ý để học sinh lựa chọn

- Dạng câu nhiều lựa chọn:Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần,

phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phương án để chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A,

B, C, D, … hoặc các con số 1, 2, 3, 4

3 Cơ sở lí thuyết và các bài tập dạng tự luận

3.1 Tính chất hóa học của oxit

1 Tác dụng với nước (trừ SiO 2 ) dung

dịch axit tương ứng

P2O5 + 3H2O  2H3PO4

1 Một số (Li 2 O, K 2 O, Na 2 O, BaO, CaO) tác dụng với nước dd bazo

CaO + H2O  Ca(OH)2

2 Tác dụng với dd bazo Muối + H2O

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

2 Tác dụng với dd axit Muối +

H2O CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O

3 Tác dụng với oxit bazo Muối

CO2 + CaO  CaCO3

3 Tác dụng với oxit axit Muối

Na2O + SO3 Na2SO4

*Chú ý:

- Một số oxit không tác dụng với nước, không tác dụng với dung dịch bazo, không tác dụng với dung dịch axit ở nhiệt độ thường gọi là oxit trung tính

Ví dụ: NO, CO…

- Một số oxit vừa tác dụng với dung dịch bazo, vừa tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước gọi là oxit lưỡng tính

Ví dụ: Al2O3, ZnO, …

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Cho các oxit sau: N2O5, SO3, BaO, Fe2O3, K2O Oxit nào tác dụng được với:

a Nước? b dung dịch H2SO4 loãng? c dung dịch NaOH? Viết các PTHH

Hướng dẫn: Oxit tác dụng được với:

a nước gồm: N2O5, SO3, BaO, K2O

N2O5 + H2O  2HNO3

SO3 + H2O  H2SO4

BaO + H2O Ba(OH)2

K2O + H2O  2KOH

Trang 4

b dung dịch H2SO4 loãng gồm: BaO, Fe2O3, K2O

BaO + H2SO4 BaSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 3H2O

K2O + H2SO4 K2SO4 + H2O

c dung dịch NaOH gồm: N2O5, SO3

N2O5 + 2NaOH  2NaNO3 + H2O

SO3 + NaOH + Na2SO4 + H2O

Bài 2: Giải thích hiện tượng tại sao khi dẫn CO2 từ từ vào nước vôi trong đến dư mới đầu xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan dần và dung dịch lại trở nên trong suốt

Hướng dẫn: Do ban đầu tạo ra muối CaCO3 không tan trong nước, sau đó

CaCO3 lại tan trong CO2 dư theo phương trình:

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

Bài 3: Hấp thụ 1,68 lít SO2 (đktc) vào dd Ca(OH)2 dư thu được muối kết tủa

a Viết phương trình hoá học

b Tính khối lượng kết tủa thu được?

Hướng dẫn:

Số mol SO2 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)

PTHH: SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O

TPT: nCaSO3 = nSO2 = nCa(OH)2pu = 0,075 (mol)

Vậy khối lượng CaSO3 thu được = 0,075.120 = 9 (g)

Bài 4: Cho CO2 dư hấp thụ vào 200 ml dd NaOH 1M thu được muối natri hidro cacbonat Tính khối lượng muối thu được

Hướng dẫn:

Số mol NaOH = 0,2.1 = 0,2 (mol)

PTHH: CO2 + NaOH  NaHCO3

Theo PT nNaHCO3 = nNaOH = 0,2 (mol)

Vậy khối lượng muối NaHCO3 = 0,2.84 = 16,8 (g)

3.2 Tính chất hóa học của axit

a Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ

b Tác dụng với 1 số kim loại muối + H2

Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

c Tác dụng với oxit bazo Muối + H2O

CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O

d Tác dụng với bazo Muối + H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O

e Tác dụng với muối Muối mới + axit mới

Trang 5

ĐK: Muối mới kết tủa hoặc axit mới yếu, dễ phân hủy, dễ bay hơi.

Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Viết các PTHH của các chất sau: Fe2O3, Mg(OH)2, Al, Ba(NO3)2 với dung dịch H2SO4 loãng?

Hướng dẫn:

Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

Ba(NO3)2 + H2SO4 BaSO4 + 2HNO3

Bài 2: Viết các PTHH xảy ra khi cho các kim loại Zn, Al lần lượt vào dung dịch

HCl, H2SO4

Hướng dẫn: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2

Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

Bài 3: Hoàn thành các PTHH sau:

a K + ?  K2SO4 + ? c CaO + ?  CaCl2 + ?

b ? + H2SO4 ? + HCl d Na2SO4 + BaCl2 ? + ?

Hướng dẫn:

a 2K + H2SO4 K2SO4 + H2 c CaO + 2HCl CaCl2 + H2O

b BaCl2 + H2SO4BaSO4 + 2HCl d Na2SO4 + BaCl2BaSO4 + 2NaCl

Bài 4: Cho 13g kẽm tác dụng với dung dịch 200g dd HCl vừa đủ.

a Tính khối lượng muối Kẽm clorua tạo thành

b Tính thể tích khí hidro thoát ra ở đktc

c Tính nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng

Hướng dẫn:

a PTHH: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

nZn = 13/65 = 0,2 (mol)

Theo PTHH, nZnCl2 = nZn = 0,2 mol

Khối lượng ZnCl2 = 0,2.136 = 27,2 (g)

b Theo PTHH nH2 = nZn = 0,2 mol

Thể tích khí H2 ở đktc = 0,2 22,4 = 4,48 (l)

c nHCl = 2nZn = 2 0,2 = 0,4 (mol)

Khối lượng HCl = 0,4.36,5 = 14,6 (g)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 13 + 200 – 0,2.2 = 212,6 (g)

Trang 6

Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl = (14,6/212,6).100% = 6,87 %

Bài 5: Cho 11,2 g Fe tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl

a Viết PTHH

b Tính thể tích khí thoát ra ở đktc?

c Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng và nồng độ mol của dung dịch muối thu được (Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

Hướng dẫn:

a PTHH: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

b nFe = 11,2/56 = 0,2 (mol)

Theo PTHH nH2 = nFe = 0,2 mol

Thể tích khí H2 ở đktc = 0,2 22,4 = 4,48 (l)

c nHCl = 2nFe = 2 0,2 = 0,4 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch HCl = 0,4/0,2 = 2(M)

nFeCl2 = nFe = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch FeCl2 = 0,2/0,2 = 1(M)

3.3 Tính chất hóa học của bazo

1 Tác dụng với chất chỉ thị

- Làm quỳ tím hóa xanh

- Phenol phtalein hóa hồng

2 Tác dụng với oxit axit

CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O

3 Tác dụng với axit  Muối + H 2 O

Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + H2O

1 Tác dụng với axit  Muối + H 2 O

Cu(OH)2 + 2HCl  CuCl2 + H2O

4 Tác dụng với dung dịch muối

Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH

2 Bị phân hủy bởi nhiệt độ  Oxit bazo tương ứng + H 2 O

2Fe(OH)3 ⃗t0 Fe2O3 + 3H2O

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Viết các PTHH hoàn thành các sơ đồ chuỗi biến hóa hóa học sau:

a Na  Na2O  NaOH  Na2SO4  NaCl

b Cu  CuO  CuCl2  Cu(OH)2  CuO  Cu

Hướng dẫn:

a (1) 4Na + O2  2Na2O

Trang 7

(2) Na2O + H2O  2NaOH

(3) 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O

(4) Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl

b

(1) 2Cu + O2  2CuO

(2) CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O

(3) CuCl2 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 2NaCl

(4) Cu(OH)2 ⃗t0 CuO + H2O

(5) CuO + H2 ⃗t0

Cu + H2O

Bài 2: Cho các chất sau: Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2,

- Chất nào phản ứng được với dung dịch H2SO4?

- Chất nào phản ứng được với dung dịch CO2?

- Chất nào phản ứng được với dung dịch CuSO4?

- Chất nào bị phân hủy bởi nhiệt độ?

Viết PTHH minh họa?

Hướng dẫn:

- Tác dụng với dung dịch H2SO4 có Mg(OH)2, Fe(OH)3, Ba(OH)2, KOH

Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O 2KOH + H2SO4  K2SO4 + 2H2O

- Tác dụng với dung dịch CO2 có Ba(OH)2, KOH

CO2 + 2KOH  K2CO3 + H2O

CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O

- Tác dụng với dung dịch CusO4 có Ba(OH)2, KOH

CuSO4 + 2KOH K2SO4 + Cu(OH)2

CuSO4 + Ba(OH)2  Cu(OH)2 + BaSO4

- Bị phân hủy bởi nhiệt độ có Fe(OH)3, Mg(OH)2

2Fe(OH)3 ⃗t0

Fe2O3 + 3H2O Mg(OH)2  MgO + H2O

Bài 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết các dung dịch không

màu bị mất nhãn đựng: HCl, NaOH, BaCl2, NaCl

Hướng dẫn:

Trang 8

- Lấy mỗi lọ một ít mẫu thử và đánh dấu lại Cho vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl, hóa xanh là NaOH còn lại không làm đổi màu quỳ tím là hai muối BaCl2, NaCl

- Cho vào 2 mẫu thử còn lại vài giọt H2SO4, mẫu nào có kết tủa trắng là BaCl2, mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaCl

PTHH: BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl

3.4 Tính chất hóa học của muối:

a Tác dụng với axit Muối mới + axit mới

BaCl2 + H2SO4  BaSO4↓ + 2HCl

Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2↑ + H2O

* Điều kiện:Muối mới ↓ hoặc axit mới yếu, dễ bị phân hủy, dễ bay hơi (H2CO3,

H2SO3, H2S, HClđặc)

b Tác dụng với bazơ Muối mới + bazơ mới

2NaOH + CuSO4  Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3↓ + 2NaOH

* Điều kiện:

- Chất tham gia phản ứng phải tan

- Sản phẩm phải có chất kết tủa

c Tác dụng với muối 2 muối mới

NaCl + AgNO3  NaNO3 + AgCl↓

*Điều kiện:

- Muối phản ứng phải tan

- Sản phẩm có kết tủa

d Tác dụng với KL Muối mới + KL mới

CuSO4 + Fe  Cu + FeSO4

* Điều kiện:

- Muối phản ứng phải tan

- Kim loại phản ứng hoạt động mạnh hơn Kim loại của muối.(Trừ K, Na Ba, Ca) Mức độ mạnh yếu của một số kim loại thông thường: Mg, Al, Zn, Fe, Cu, Ag FeSO4 + Cu không xảy ra phản ứng

e Một số muối bị phân huỷ bởi nhiệt độ

2KClO3t0

2KCl + 3O2 ↑ CaCO3 ⃗t0

CaO + CO2 ↑

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Trong các muối Na2CO3, CuSO4, BaCl2

- Muối nào phản ứng được với dung dịch HCl?

Trang 9

- Muối nào phản ứng được với dung dịch KOH?

- Muối nào phản ứng được với dung dịch MgSO4?

Viết PTHH minh họa?

Hướng dẫn: Trong cỏc muối Na2CO3, CuSO4, BaCl2

- Tỏc dụng với dung dịch HCl cú Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

- Tỏc dụng với dung dịch KOH cú CuSO4:

CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + K2SO4

- Tỏc dụng với dung dịch MgSO4 cú Na2CO3, BaCl2:

Na2CO3 + MgSO4→ Na2SO4 + MgCO3↓ BaCl2 + MgSO4→ BaSO4↓ + MgCl2

Bài 2: Cặp chất nào cú thể xảy ra phản ứng? Viết cỏc PTHH xảy ra

A K2CO3 và H2SO4 B ZnSO4 và NaCl

C AgNO3 và MgCl2 D Ca(OH)2 và Fe(NO3)2

Hướng dẫn:

a K2CO3 + H2SO4 K2SO4 + CO2 + H2O

b Khụng cú phản ứng

c 2AgNO3 + MgCl2 Mg(NO3)2 + 2AgCl

d Ca(OH)2 + Fe(NO3)2 Fe(OH)2 + Ca(NO3)2

Bài 3: Chọn chất thích hợp điền vào chỗ ( ) trong mỗi sơ đồ phản ứng sau rồi cân

bằng PTHH:

a FeCl2 +  Fe(OH)2 +

b Ba(OH)2 +  + NaOH

c K2CO3 +  KCl + +

d + AgNO3 + Cu(NO3)2

Hướng dẫn:

a FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl

b Ba(OH)2 + Na2SO4BaSO4 + 2NaOH

c K2CO3 + 2HCl2KCl + CO2 + H2O

d CuCl2 + 2AgNO32AgCl + Cu(NO3)2

Bài 4: Bằng phơng pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết mỗi lọ dung dịch bị mất

nhãn sau: H2SO4, K2SO4, HNO3

Hướng dẫn:

- Lấy mỗi lọ một ớt mẫu thử và đỏnh dấu lại Cho vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tớm Mẫu thử nào làm khụng làm quỳ tớm chuyển màu là K2SO4, hai mẫu cũn lại làm quỳ tớm húa đỏ là H2SO4, HNO3

Trang 10

- Cho vào 2 mẫu thử cũn lại vài giọt BaCl2, mẫu nào cú kết tủa trắng là H2SO4, mẫu cũn lại khụng cú hiện tượng gỡ là HNO3

PTHH: BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl

Bài 5: Cho 200g dung dịch NaOH tác dụng vừa đủ với 300g dung dịch CuSO4 Sau phản ứng thu đợc 3,92g kết tủa xanh lam

a Viết PTPU?

b Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch trớc và sau phản ứng?

Hướng dẫn:

a PTPU: 2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2

b Số mol của Cu(OH)2 là:

nCu(OH)2 = 3,92/98 = 0,04 (mol)

- Theo PTHH:

nCuSO4 = Na2SO4 = nCu(OH)2 = 0,04 mol nNaOH = 2nCu(OH)2 = 2.0,04 = 0,08 mol Khối lượng của cỏc chất trước PU là:

mCuSO4 = 0,04.160 = 6,4 (g)

mNaOH = 0,08.40 = 3,2 (g)

- Nồng độ phần trăm của cỏc dd trước PU là:

C% ddNaOH = (3,2/200).100% = 1,6%

C% ddCuSO4 = (6,4/300).100% = 2,1%

Nồng độ phần trăm của cỏc dd sau PU là:

+ Khối lượng của Na2SO4 = 0,04.142 = 5,68 (g)

+ Khối lượng dd sau PU = 200 + 300 – 3,92 = 496,08(g)

C% ddNa2SO4 = (5,68/496,08).100% = 1,1%

4 Cỏc dạng bài tập trắc nghiệm ỏp dụng

Cõu 1: Dóy gồm cỏc chất oxit tỏc dụng được với nước tạo ra dung dịch axit là:

A: K2O, CaO, Fe2O3 C: CO2, MgO, Na2O

B: N2O5, P2O5, SO3 D: CuO, SO3, Na2O

Cõu 2: Dóy gồm cỏc oxit tỏc dụng được với nước tạo ra dung dịch bazo là:

A: CO2, Na2O, P2O5 C: BaO, CaO, K2O

B: CaO, N2O5, CuO D: CaO, SiO2, P2O5

Cõu 3 : Dóy gồm cỏc oxit tỏc dụng được với dung dịch axit HCl là:

A: MgO, CaO, N2O5 C: CO2, CaO, P2O5

B: CuO, Na2O, Fe2O3 D: K2O, SO3, K2O

Cõu 4: Dóy gồm cỏc oxit tỏc dụng được với dung dịch KOH là:

A: CO2, P2O5, SO3 C: MgO, K2O, N2O5

Trang 11

B: CO2, N2O5, CuO D: CO2, NO2, BaO

Câu 5: Cặp chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra muối và nước là:

B: FeO, BaCl2 D: CO2, AgNO3

Câu 6: Cặp chất tác dụng được với dung dịch HCl tạo ra muối và nước là:

A: Al, Fe(OH)3 C: Na2SO4, ZnO

B: Zn(OH)2, Fe(OH)3 D: Mg(OH)2, AgNO3

Câu 7: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A: Mg(OH)2, Al, CuO C: BaCl2, Ag, KOH

B: Al2O3, Mg, Cu(NO3)2 D: MgCl2, Fe, Al(OH)3

Câu 8: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch HCl là:

A: Mg(OH)2, Fe, Zn(NO3)2 C: Ca, Al2O3, Cu(OH)2

B: MgSO4, Ca(OH)2, FeO D: Fe3O4, Na2SO4, Al

Câu 9: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:

A: SO3, MgCl2, HCl C: HNO3, BaCl2, SO3

B: CuSO4, CO2, MgO D: H3PO4, CuO, ZnCl2

Câu 10: Cặp chất tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước là:

A: SO3, HCl C: H2SO4, Fe(NO3)3

B: H3PO4, CuO D: CO2, CuSO4

Câu 11: Cặp chất tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra muối và nước là:

Câu 12: Cặp chất tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước là:

Câu 13 : Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch CuCl2:

A: Al, NaOH, Mg(NO3)2 C: KOH, AgNO3, Fe

B: Mg(OH)2, Zn, Fe D: Mg, KOH, Ag

Câu 14: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch FeSO4 là:

A: Al, Ba(OH)2, HCl C: Ca(OH)2, Cu, AgNO3

B: KOH, Ba(NO3)2, Mg D: Zn, NaOH, BaCO3

Câu 15: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch Al2(SO4)3 là:

A: Mg, Ba(OH)2, ZnCl2 C: BaCl2, Ca(OH)2, Mg

B: CuCl2, Ba(NO3)2, Mg D: CaCl2, Zn, Cu(OH)2

Câu 16: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch ZnCl2 là:

Trang 12

A: Na2SO4, KOH, Al C: H2SO4, Cu, Ca(OH)2

B: AgNO3, Ba(OH)2, Mg D: NaOH, Al, CuO

Câu 17: Có thể tồn tại đồng thời 2 dung dịch sau trong cùng 1 ống nghiệm:

A: MgCl2 và AgNO3 D: BaCl2và H2SO4

B: BaCl2 và Mg(NO3)2 C: KOH và FeCl2

Câu 18: Có thể tồn tại đồng thời 2 dung dịch sau trong cùng 1 ống nghiệm:

A: BaCl2 và FeSO4 C: AgNO3 và HCl

B: CuCl2 và KOH D: Mg(NO3)2 và K2SO4

Câu 19: Có thể tồn tại đồng thời 2 dung dịch sau trong cùng 1 ống nghiệm:

A: AlCl3 và FeSO4 C: K2CO3 và H2SO4

B: MgCl2 và KOH D: ZnCl2 và AgNO3

Câu 20: Có thể tồn tại đồng thời 2 dung dịch sau trong cùng 1 ống nghiệm:

A: Ca(OH)2 và FeSO4 C: ZnCl2 và H2SO4

B: K2CO3 và BaCl2 D: MgCl2 và AgNO3

Câu 21: Cặp chất thoả mãn sơ đồ phản ứng: MgCl2 + … -> … + Mg(NO3)2 lần lượt là:

A: Cu(NO3)2 và CuCl2 C: NaNO3 và NaCl

B: HNO3 và HCl D: AgNO3 và AgCl

Câu 22: Cặp chất thoả mãn sơ đồ phản ứng: BaCl2 + … -> … + CuCl2 lần lượt là:

A: CuSO4 và BaSO4 C: Cu(OH)2 và Ba(OH)2

B: CuCO3 và BaCO3 D: Cu(NO3)2 và Ba(NO3)2

Câu 23: Khi cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 có hiện tượng:

A: xuất hiện kết tủa màu xanh C: sủi bọt khí B: xuất hiện kết tủa màu trắng D: không có hiện tượng gì

Câu 24: Khi cho dung dịch K2SO3 tác dụng với dung dịch HCl có hiện tượng:

A: xuất hiện kết tủa màu trắng C: sủi bọt khí B: xuất hiện kết tủa màu xanh D: không có hiện tượng gì

Câu 25: Cho bột CuO tác dụng với dung dịch HCl có hiện tượng xảy ra?

A: sủi bọt khí B: xuất hiện kết tủa màu xanh C: xuất hiện kết tủa màu trắng D: Chất rắn màu đen tan dần, dung dịch chuyển dần sang màu xanh

Câu 26: Khi cho dung dịch MgCl2 tác dụng với dung dịch NaOH, sau đó nhỏ tiếp dung dịch H2SO4 vào có hiện tượng:

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w