Đặc điểm và nội dung cơ bản của ch ương trình toán 6 Nội dung chương trình toán 6 chia làm 5 chương 3 chương số học và 2 chương hình học.Về thời lượng phân phối chương trình hai phân mô
Trang 1TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH KẾ HOẠCH DẠY THÊM TOÁN 6
NĂM HỌC 2010-2011
A - ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1 Đặc điểm và nội dung cơ bản của ch ương trình toán 6
Nội dung chương trình toán 6 chia làm 5 chương ( 3 chương số học và 2 chương hình học).Về thời lượng phân phối chương trình hai phân môn không như nhau
- Về số học:
Chương I : Các kiến thức về các phép toán trên tập hợp N Chương II : Các kiến thức về các phép toán trên Z
Chương III : Các kiến thức về các phép toán trên phân số
- Về hình học:
Chương I : Các kiến thức về điểm , đoạn thẳng,
Chương II : Các kiến thức về góc, tam giác
Nhìn chung chương trình toán 6 không phức tạp và khó khăn bởi vì phần lớn các dạng toán, kiến thức áp dụng giải bài tập đều là các thuật toán và đã được học ở lớp 5 Nhưng nó lại có kiến thức mới như kiến thức về số nguyên chính vì thế mà học sinh gặp khó khăn ở phần đó
2 Đặc điểm chung của giáo viên và học sinh:
a Giáo viên:
* Thuận lợi :
- Dạy đúng chuyên môn được đào tạo Trình độ trên chuẩn , nhiệt tình và tận tuỵ với nghề
- Có đầy đủ đồ dùng dạy học
* Khó khăn :
- Nhìn chung chất lượng đại trà đồng đều HS chưa say mê học, có một bộ phận HS nhác học
- Chất lượng đại trà đầu năm:
Giỏi: 7 % ; Trung bình: 35% ; Khá: 30%; Yếu + kém: 28 %
- Học sinh mất gốc kiến thức ở lớp dưới chiếm tỷ lệ cao
- Phong trào giáo dục của địa phương còn hạn chế dẫn đến phong trào học tập của các em kém Sự quan tâm đến việc học của HS ở mỗi gia đình còn hạn chế
- Đa số các em học sinh có thời gian nhưng chưa tích cực học tập
- Các em là con em gia đình nông nghiệp nên chưa có điều kiện học tập tốt
Trang 2B – KẾ HOẠCH CỤ THỂ
I- SỐ HỌC
CHỦ ĐỀ
GHI CHÚ CÁC KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN RÈN
LUYỆN CHO HS
CÁC DẠNG TOÁN CẦN RÈN CHO HS
Ôn tập về tập hợp
và các dạng toán
liên quan đến tập
N
- Tập hợp N và N*
- Tập hợp , số phần tử của tập hợp
- Phép cộng, phép nhân Phép trừ và phép chia
- Phân biệt được Tập hợp N và
N*
- Kĩ năng viết tập hợp, viết tập hợp con, sử dụng kí hiệu
- Xác định số phần tử của một tập hợp
- Tính chất phép cộng và phép nhân
- Điều kiện để thực hiện được phép trừ, phép chia
- Phép chia hết và phép chia có dư
- Các bài toán tính nhanh
- Các bài toán có liên quan đến dãy số, tập hợp
- Tìm x
Luỹ thừa với số
mũ tự nhiên
- Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
- Nhân, chia hai luỹ thừa cùng
cơ số
- Thứ tự thực hiện các phép tính
- Kĩ năng viết các tích bằng cách dùng luỹ thừa
- Viết kết quả các phép tính dưới dạng một luỹ
- Thứ tự thực hiện các phép tính
- Ghi số cho máy tính - hệ nhị phân(dạng này chỉ giới thiệu cho học sinh khá )
- Các bài toán về luỹ thừa -Thứ tự thực hiện các phép tính
- ước lượng các phép tính
- Tìm x
- Số chính phương
Các dấu hiệu chia
hết
-Tính chất chia hết của một tổng -Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9
-Nhận biết được một tổng, một hiệu có chia hết cho một số hay không
- Tìm điều kiện của một số hạng
để tổng (hiệu ) chia hết cho một
Trang 3Nhận biết được một số, một tổng, một hiệu, một tích có chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9 không
số:
Ước và bội Số
nguyên tố Hợp số
Phân tích một số
ra thừa số nguyên
tố
- Ước và bội, cách tìm ước và bội
- Số nguyên số, hợp số
- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Nhận biết được các số nguyên
tố nhỏ hơn 100
- Biết tìm ước và bội của một số
- Biết phân tích một số ra thừa
số nguyên tố
- Tìm bội của một số
- Dấu hiệu nhận biết một số là
số nguyên tố
- Dạng toán tìm số ước của 1 số
Ước chung, bội
chung, UCLN,
BCNN
- Ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN
- Cách tìm ước chung, bội
ƯCLL (không cần phân tích chúng ra thừa số nguyên tố)
- Các bài toán thực tế
Kiểm tra 1 tiết -
chữa bài kiểm tra
Tập hợp số nguyên
- thứ tự trong tập
hợp số nguyên
- Tập hợp Z
- So sánh hai số nguyên
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Tập Z gồm các số nguyên
âm, số 0 và các số nguyên dương
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Tìm x
- So sánh
- Tính giá trị tuyệt đối của một
số nguyên
Các phép tính trên
tập hợp số nguyên
- Cộng , trừ, nhân, chia hai số nguyên
- Tính chất phép cộng, phép nhân hai số nguyên
- Bảng dấu nhân, chia hai số nguyên
- Thực hiện cộng trừ nhân chia hai số nguyên một cách thành thạo
- BT áp dụng quy tắc bỏ dấu
ngoặc, chuyển vế
- Tìm x
- Tính nhanh tổng đại số
- Tính giá trị của biểu thức
Bội ước của một số
nguyên
-Bội ước của một số nguyên -Tính chất
-Số 0 là bội của mọi số nguyên -Số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào
-1 và -1 là ước của mọi số
-Tìm bội ước của một số nguyên -Tìm x
Trang 4Kiểm tra 1 tiết -
chữa bài kiểm tra
Phân số, phân số
bằng nhau
- Khái niệm phân số , phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số
- Đưa phân số có mẫu âm thành phân số có mẫu dương
- Tính chất cơ bản của phân số
- Tìm x
- Tìm dãy phân số bằng nhau
Quy đồng mẫu các
phân sô
- Quy đồng mẫu hai, hay nhiều phân số
- Ba bước quy đồng mẫu nhiều phân số
- Các bài tập về quy đồng mẫu nhiều phân số
Cộng trừ áỏc phân
số
- Cộng, trừ hai phân số
- Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
- Số đối
- Tìm nhanh số đối của một phân số
- Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng
- Tính
- Tính nhanh
- Tìm x
So sánh phân số - So sánh phân số - So sánh hai phân số cùng mẫu,
khác mẫu
- So sánh phân số
Phép nhân phép
chia phân số
- Phép nhân chia phân số
- Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
- Tìm nhanh số nghịch đảo của một số
-Tìm x
- Tính
- Tính giá trị của biểu thức
Hỗn số, số thập
phân, phần trăm
- Hỗn số, số thập phân, phần trăm
- Cách đổi phân số ra Hỗn số, số thập phân, phần trăm và ngược lại
- Tính giá trị của biểu thức
- Viết các phân số dưới dạng hỗn số, số thập phân, phần trăm
Tìm giá trị phân số
của một số cho
trước
- Tính giá trị phân số của một số cho trước
- Cách tìm giá trị phân số của một số cho trước
- Tìm giá trị phân số của một số cho trước
- Áp dụng vào bài toán thực tế
Tìm một số biết giá
trị phân số của nó
- Tìm một số biết giá trị một phân số của nó
- Cách tìm một số biết giá trị phân số của nó
- Tìm x
- Tìm một số biết giá trị một phân số của nó
Tìm tỉ số của hai
số
- Tỉ số của hai số
- Tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích
- Cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
- Tìm tỉ số hai số
- Tính tỉ lệ xích
- Một số bài toán thực tế
Kiểm tra - chữa
bài kiểm tra
II HÌNH HỌC
Trang 5TT Tên chủ đề Nội dung theo từng buổi học Ghi chú các kiến thức, kĩ
năng cần rèn cho hs
Cỏc dạng toán cần rèn cho
hs
1 Đoạn thẳng, trung
điểm của đoạn
thẳng
- Điểm, đường thẳng
- Ba điểm thẳng hàng
- Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
- Tia, hai tia đối nhau, trùng nhau
- đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng
- Cách vẽ, đặt tên cho điểm, đường thẳng
- Phân biệt hai tia đối nhau, trùng nhau
- Vẽ được trung điểm của đoạn thẳng
- Tính chất trung điểm của đoạn thẳng
- Vẽ đường thẳng, tia, trung điểm của đoạn thẳng
- TÌm số điểm, đường thẳng, tia
- Chứng minh trung điểm của đoạn thẳng
2 Kiểm tra - chữa bài
kiểm tra
3 Góc, Tia phân giác
của góc
- Góc
- Tia phân giác của góc
- Góc vuông, góc nhọn , góc tù
- Cách vẽ tia phân giác của góc
- Tính số đo góc
- Chứng minh một tia là tia phân giác của một góc
4 Đường tròn, tam
giác
- Khái niệm đường tròn, tam giác
- Cách vẽ đường tròn
- Cách dựng tam giác
- Bài toán về dựng tam giác
- Tính bán kính đường tròn
5 Kiểm tra - chữa bài
kiểm tra
C CHỈ TIÊU ,BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trang 61 Chỉ tiêu : Chất lượng cuối năm: Giỏi: 15 %; Khá : 38 %; TB : 62 %; Yếu : 5 %
2 Biện pháp :
* Đối với gv:
- Soạn đúng phân phối chương trình, bám sát kế hoạch bộ môn theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông
- Xác định đúng mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp
- Kết hợp hài hoà sao cho tất cả các đối tượng học sinh : Giỏi , Khá , Trung bình , Yếu , Kém cùng hoạt động
- Thường xuyên củng cố ôn tập , hệ thống hoá kiến thức cho học sinh Tốc độ dạy học vừa phải
- Luôn động viên học sinh để các em tin vào khả năng và cơ hội thành công của bản thân
- Tăng cường kiểm tra nắm bắt sự tiếp thu kiến thức của học sinh bằng nhiều hình thức để thúc đẩy quá trình học tập
- Thường xuyên đọc tài liệu tham khảo để nâng cao trình độ làm cho bài học ngày càng phong phú , hấp dẫn đối với học sinh , làm cho học sinh ham thích học toán - luôn muốn tìm tòi học hỏi
- Thường xuyên tham gia các lớp học , dự các chuyên đề của phòng Giáo dục, của trường
- Dự giờ thăm lớp thường xuyên , tích cực học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ sư phạm
- Sử dụng đồ dùng dạy học triệt để nhằm khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh để học sinh có kĩ năng thực hành
- Ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận trong thi cử - kiểm tra , kiểm tra đánh giá đúng trình độ học sinh
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận - chính xác , tư duy lôgíc toán học , tính cần cù sáng tạo
- Giáo dục học sinh lối sống lành mạnh , trong sánh , biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ
* Đối với trò:
- Cần có ý thức học tập đúng đắn
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài, chăm chỉ học tập, làm bài và học bài trước khi đến lớp
- Tập chung đầu tư cho việc học tập.Đi học đủ đúng giờ , không bỏ học bỏ tiết
- Luôn có đủ SGK , vở viết và đồ dùng học tập
- Có phương pháp học tập phù hợp - luôn có ý thức học hỏi bạn bè : trao đổi cách làm bài với bạn , chỉ bảo cho bạn để cùng tiến bộ Tích cực hỏi thầy cô những vấn đề chưa hiểu, những vấn đề còn vướng mắc
- Không chỉ bằng lòng với lời giải đã tìm được mà luôn có ý thức tìm cách giải khác cho bài toán
Mỹ Thành ,ngày 16 tháng 8 năm 2010
Nguyễn Thị Hằng