Số: 244/HD-GD Đạ Tông, ngày 10/10/2010 HƯỚNG DẪNCÔNGTÁC KIỂM TRA HĐSP CỦA GIÁOVIÊN TRONG TRƯỜNGTHPTĐẠTÔNG Kính gửi: Các Đ/c Tổ trưởng,TP chuyên môn - Căn cứ thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/3/2004 về việc hướngdẫn thanh trahoạtđộng sư phạm của giáoviên trong trường phổ thông. - Căn cứ hướngdẫncôngtác thanh trahoạtđộng sư phạm giáoviên của Thanhtra Sở GD&ĐT Lâm Đồng. A./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC THANH TRAThanhtra HĐSP của GV nhằm đánh giá khách quan, toàn diện HĐSP-GV để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy, đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xác định những căn cứ quan trọng để quyết định việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ GV một cách hợp lý. Do đó Tổ thanhtra cần chú ý các điểm sau: -Kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của GV một cách khách quan, trung thực, thẳng thắn trên cơ sở đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy. -Xem xét rộng rãi hoạtđộng toàn diện của GV (Kể cả hoạtđộng dạy thêm ở nhà) để phát hiện tiềm năng, hạn chế nhằm giúp phát triển các năng lực sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, sai sót. B./ NỘI DUNG VÀ HỒ SƠ Thanhtra HĐSPGV có 04 nội dung: 1.)Nghiệp vụ sư phạm; 2.)Quy chế chuyên môn; 3.)Hiệu quả giảng dạy; 4.)Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và được sắp xếp trong bộ hồ sơ theo thứ tự sau: 1.)Bìa: HỒ SƠ THANHTRA HĐSP CỦA GIÁOVIÊN NĂM HỌC …… 2.)Mẫu 7: BIÊN BẢN THANHTRA HĐSP CỦA GIÁOVIÊN 3.)Ít nhất 02: PHIẾU DỰ GIỜ của đối tượng thanh tra. 4.)PHIẾU NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN. 5.)BIÊN BẢN XÉT DÁNH GIÁ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CỦA GV. C./ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I.)Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm (Nội dung 1).(Gọi tắt là Trình độ chuyên môn) 1.Nội dung: Kiểm tra trình độ CM bao gồm: SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNGTRƯỜNGTHPTĐẠTÔNGCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - Trình độ nắm yêu cầu của nội dung chương trình; trình độ nắm bắt về kiến thức, kỹ năng, yêu cầu giáo dục cần đạt của HS đối với các môn GV được đào tạo và đang được giảng dạy. - Trình độ vận dụng các phương pháp giảng dạy, giáo dục nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. 2.Phương pháp: - Dự ít nhất 02 tiết thanhtra toàn diện phải được đánh giá cùng loại hay chênh nhau hai loại để xếp chung loại giữa (VD: 1 tiết Tốt và 1 tiết ĐYC => xếp loại trình độ CMNV chung là Khá.) Nếu 02 tiết chênh nhau một loại thì phải dự tiết thứ 3: Tiết 3 trùng một trong hai tiết trên thì xếp chung loại đó. Chú ý: - Trước khi dự giờ GV các thànhviên trong tổ thanhtra phải nắm vững vị trí lớp, chuẩn bị SGK và tư liệu có liên quan, không được vào trễ giờ hay mượn SGK của HS trong lớp. - Chỉ góp ý và đánh giá tiết dạy sau khi đã dự xong 02 tiết. Nên bố trí nơi góp ý biệt lập, có quỹ thời gian đủ để tiến hành nhận xét, góp ý. Trong quá trình nhận xét đánh giá nên nương theo bài soạn của GV và đối tượng HS, không nên áp đặt theo kinh nghiệm của bản thân. II.)Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn (Nội dung 2) 1.Nội dung: Kiểm tra việc thực hiện qui chế CM bao gồm: - Giáo án các môn mà GV hiện đang được phân công giảng dạy tại thời điểm kiểm tra. - Sổ điểm cá nhân.(Khi thấy cần thiết thì đối chiếu với sổ điểm lớp và các bài kiểm trađã chấm) - Sổ dự giờ và các sổ sách phục vụ chuyên môn khác theo quy định chung của nhà trường. - Việc thực hiện tiến độ chương trình: (Kiểm tra lịch báo giảng, khi cần thiết có thể kiểm tra sổ ghi đầu bài) 2.Phương pháp: Chủ yếu là kiểm tra các loại HSSS chuyên môn, kết hợp trao đổi trực tiếp với giáoviên để tìm hiểu thêm về nhận thức của GV về quy chế chuyên môn. 3.Đánh giá: Việc đánh giá kết quả thực hiện quy chế chuyên môn chủ yếu dựa trên kết quả đánh giá xếp loại HSSS CM của giáo viên, theo Tiêu chuẩn xếp loại hồ sơ GV của Phòng Trung học Sở GD&ĐT Lâm Đồnghướngdẫn tháng 3/1999. Cần chú ý các nội dung sau: - Đánh giá-xếp loại giáo án: chấm điểm giáo án từng môn rồi lấy trung bình cộng điểm giáo án các môn. Căn cứ vào điểm trung bình cộng để xếp loại giáo án thành 4 loại: Tốt, Khá, TB, Yếu theo chuẩn xếp loại giáo án (a) - Chấm điểm từng loại HSSS rồi tính điểm trung bình cộng các loại HSSS (b) Chú ý: Tính điểm giáo án riêng và điểm các loại HSSS riêng. - Kết hợp (a) và (b) để xếp loại chung như sau: Loại Tốt: Giáo án Tốt và (b) từ 9-10 điểm, không có hồ sơ nào dưới 7 điểm Loại Khá: Giáo án Khá và (b) từ 7-8 điểm, không có hồ sơ nào dưới 5 điểm Loại TB: Giáo án TB và (b) từ 5-6 điểm. Loại Yếu: Các trường hợp cón lại. III.)Kiểm tra kết quả giảng dạy (Nội dung 3) 1.Nội dung: Kiểm tra kết quả giảng dạy bao gồm: - Kết quả khảo sát chất lượng HS (của người kiểm tra tiến hành sau khi dự giờ) - Kết hợp với điểm kiểm tra của HS tính từ đầu năm cùng với kết quả chất lượng các môn, các lớp GV dạy so với kết quả toàn trường. (Khi cần thiết có thể so sánh với kết quả của GV đó ở các năm học trước để đánh giá mức độ tiến bộ.) 2.Phương pháp: - Sau khi dự giờ, thànhviên trong tổ thanhtra phải tiến hành kiểm tra HS 15 phút để đánh giá hiệu quả tiết dạy. Đề kiểm tra ngắn gọn, nội dung thuộc bài vừa dạy hay bài liền kề trước đó (Có thể thống nhất với GV). Thànhviên trong tổ thanhtra chấm điểm, hòa chung với kết quả kiểm tra của GV trước đó (Chất lượng đầu năm, HKI…) để đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV. Chú ý: Để khảo sát chất lượng phải bám sát yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của bài vừa dạy và mức độ đề phải ở mức trung bình so với yêu cầu chung của chương trình. Tránh quá khó hay quá dễ. Muốn đạt được yêu cầu này người kiểm tra cần chuẩn bị đề khảo sát một cách chu đáo. 3.Cách đánh giá: - Căn cứ vào kết quả khảo sát và điểm kiểm tra của HS, trong đó lấy nội dung điểm kiểm tra làm căn cứ chủ yếu. Được xếp loại: Tốt, Khá, TB,Yếu IV.)Kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ khác. (Nội dung 4) Hiệu trưởng cung cấp cho người kiểm tra một Phiếu Đánh giá việc thực hiện các côngtác khác của GV. Được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá,TB và Yếu. D./ ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ XẾP LOẠI KHI KẾT THÚC KIỂM TRA 1-Trong quá trình kiểm tra 4 nội dung đối với đối tượng thanh tra, người kiểm tra luôn trao đổi với đối tượng thanhtra về kinh nghiệm, gợi ý, khuyến nghị về việc thực hiện các công việc cụ thể của GV nhằm giúp đối tượng thanhtra hoàn thiện mình hơn qua đợt thanh tra. 2-Xếp loại chung như sau: Loại Tốt: Nội dung 1 và 2 đạt loại Tốt. Nội dung 3 và 4 đạt loại Khá trở lên. Loại Khá: Nội dung 1 và 2 đạt loại Khá. Nội dung 3 và 4 đạt loại TB trở lên. Loại ĐYC: Nội dung 1 và 2 đạt loại TB trở lên. Nội dung 3 và 4 có thể chưa đạt yêu cầu. Loại CĐYC: Các trường hợp còn lại. E./ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1-Công tác kiểm tra HĐSP giáoviên trong nội bộ trườngTHPTĐạTông theo hướngdẫn này được phân cấp thực hiện như sau: 1.1 - Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra HĐSP các GV (Tức là kiểm tra cả 4 nội dung) theo hình thức mỗi năm học ít nhất từ 25-30% tổng số GV; tổ chức kiểm tra theo chuyên đề (Tức là kiểm tra một hay hai nội dung) tất cả GV còn lại. 1.2 -Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra tay nghề GV trong tổ (Tức là kiểm tra nội dung 1,2 và 3) đảm bảo mỗi GV được kiểm tra 1 lần trong một học kỳ. 1.3 -Ban thanhtra nhân dân tham gia các đợt kiểm tra GV theo chỉ đạo của Hiệu trưởng. 2-Hình thức kiểm tra: 2.1-Việc kiểm tra toàn diện GV được xây dựng thành Kế hoạch và thông báo trước cho GV sớm nhất là 1 tuần trước khi tiến hành kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết Hiệu trưởng có thể quyết định kiểm tra đột xuất. 2.2-Việc kiểm tra theo chuyên đề có thể báo trước hay kiểm tra đột xuất. 2.3-Việc kiểm tra tay nghề của GV tiến hành theo kết hoạch của tổ chuyên môn. TTCM chủ trì trong côngtác kiểm tra tay nghề của giáoviên TTCM cần lưu kết quả và các biểu mẫu kiểm tra và trình BLĐ khi được yêu cầu. 3-Trong quá trình thực hiện Hướngdẫn này, nếu có gì vướng mắc, các bộ phận cần phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng để thống nhất cách giải quyết. Đạ Tông, ngày 10 tháng 10 năm 2010 HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: -BLĐ; -TTCM; Để thực -CTCĐ; hiện -Lưu VP; -Đăng WebSite nhà trường . việc hướng dẫn thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường phổ thông. - Căn cứ hướng dẫn công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên của Thanh. Số: 244/HD-GD Đạ Tông, ngày 10/10/2010 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC KIỂM TRA H SP CỦA GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG Kính gửi: Các Đ/c Tổ trưởng,TP