1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2009 - 2010

8 427 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 90 KB

Nội dung

UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 2196 / SGD&ÐT - TTr Phan Thiết , ngày 20 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2009-2010. Kính gởi: - Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; - Hiệu trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở. ____________________ Thực hiện Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT, ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010; Thực hiện Hướng dẫn số 6819/BGDĐT-TTr , ngày 11/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2009-2010”. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2009-2010 như sau : A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM I. Về tổ chức : Củng cố tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra giáo dục, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. II. Về hoạt động thanh tra : Tăng cường công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, gồm: 1. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các trường ngoài công lập về nội dung 3 công khai (công khai về chất lượng giáo dục; công khai về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; công khai về tài chính). 2. Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp ’’ , “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; 3. Thanh tra, kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính, nhân sự và mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, thực hiện kiên cố hoá phòng học và xây nhà công vụ giáo viên; 4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục, chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo ; 5. Thanh tra hoạt động dạy và học, thi cử, xét lên lớp, tuyển sinh, cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ trong các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. 6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo (KNTC). 1 B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. CỦNG CỐ TỔ CHỨC THANH TRA : 1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo : Củng cố, bổ sung, ổn định biên chế hiện có, tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra Sở, nâng cao trình độ năng lực nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tiếp tục kiện toàn lực lượng cộng tác viên thanh tra (CTVTT) của Thanh tra Sở nhiệm kỳ 2008-2010. Bổ nhiệm CTVTT phải đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thanh tra giáo dục. Tích cực đào tạo bồi dưỡng cho CTVTT để nắm vững pháp luật, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường trách nhiệm trong công tác thanh tra, hoàn thành tốt nhiệm vụ thanh tra trong năm học. 2. Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo : Công tác thanh tra của các Phòng GD&ĐT do Trưởng phòng trực tiếp phụ trách. Mỗi Phòng GD&ĐT cần sắp xếp nhân sự, bố trí 01 cán bộ để thường trực công tác thanh tra, giúp Trưởng Phòng giải quyết khiếu nại – tố cáo, tiếp công dân và quản lý hồ sơ thanh tra vụ việc của Phòng GD&ĐT. Nếu quá khó khăn về biên chế thì có thể kiêm nhiệm thêm việc khác, nhưng nhiệm vụ chủ yếu vẫn là làm công tác thanh tra. 3. Đối với các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác : 3.1. Hiệu trưởng các đơn vị trường học từ mầm non đến trung học phổ thông, Giám đốc các Trung tâm GDTX-HN phải trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị mình, trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền đã được quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo. Để giúp cho Hiệu trưởng (Giám đốc) các đơn vị thực hiện chức năng kiểm tra nội bộ, ở mỗi đơn vị có một Ban kiểm tra nội bộ do Hiệu trưởng (Giám đốc) thành lập và phụ trách. 3.2. Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của Luật Thanh tra và Nghị định 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 09/8/1998 của Chính phủ và “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường” ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ GD&ĐT. II. CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TRA : 1. Thanh tra chuyên ngành : 1.1. Thanh tra nhà trường, cơ sở giáo dục, gồm các nội dung : 1.1.1. Đội ngũ : gồm số lượng, chất lượng so với chuẩn quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006. 1.1.2. Việc thực hiện kế hoạch phát triển quy mô trường, lớp; công tác tuyển sinh; việc thực hiện các nhiệm vụ của các hội đồng chức năng, tổ, khối chuyên môn; các đoàn thể trong nhà trường 2 1.1.3. Thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá : Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại, kết quả lên lớp, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi… 1.1.4. Thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao động hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định bao gồm cả họat động theo kế họach trên lớp, hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại đạo đức, phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội khác. 1.1.5. Công tác quản lý của hiệu trưởng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục gồm : Việc đổi mới công tác quản lý nhà trường, công tác đánh giá hiệu trưởng, đánh giá giáo viên; Thực hiện công khai: Công khai chất lượng giáo dục; công khai đội ngũ và cơ sở vật chất; công khai tài chính; Xây dựng kế họach giáo dục (kế họach đào tạo); công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết KNTC; thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; Công tác kiểm tra nội bộ, quản lý chuyên môn, tài chính tài sản; Công tác xã hội hoá giáo dục và việc thực hiện các nhiệm vụ khác. 1.1.6. Thanh tra, kiểm tra thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất; cơ sở vật chất kỷ thuật, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật tự vệ sinh, cảnh quan môi trường sư phạm; thiết bị dạy học, phương tiện làm việc; phòng thí nghiệm, thực hành, phòng bộ môn, thư viện, sân chơi, bãi tập. 1.1.7. Thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện chủ đề của năm học 2009- 2010 “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” 1.1.8. Thanh tra, kiểm tra việc “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gồm : Đổi mới quản lý tài chính: Thực hiện hướng dẫn tại mục 2.3 sau đây; Ứng dụng CNTT: Việc hình thành tổ chức và nguồn nhân lực CNTT, kế họach triển khai ứng dụng CNTT, kinh phí đầu tư mua sắm, chất lượng thiết bị, hiệu quả sử dụng. Triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Theo nội dung Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT, các văn bản chỉ đạo của chính quyền địa phương và của Sở Giáo dục và Đào tạo. 1.1.8. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về liên kết đào tạo : Cơ sở pháp lý; thực hiện các quy định về chuyên môn; điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng; trách nhiệm của các bên tham gia liên kết; hiệu quả đào tạo… Để nâng cao chất lượng thanh tra, đánh giá đúng thực trạng trường học, tránh chạy theo thành tích ảo, Thanh tra Sở và các Phòng GD&ĐT căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cho phù hợp với khả năng của đơn vị. 3 1.2. Thanh tra hoạt động sư phạm (HĐSP) của giáo viên (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp), gồm các nội dung : 1.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị; chấp hành pháp luật, quy chế của ngành, nội quy của cơ quan; ý thức đấu tranh chống tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dânhọc sinh; không có hành động bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh. 1.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao : Thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế kiểm tra, thi cử; thực hiện quy định về dạy thêm; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ được giao; không áp đặt kế hoạch bài dạy (giáo án) theo một mẫu thống nhất. Thanh tra HĐSP của giáo viên được tiến hành trong các cuộc thanh tra chuyên đề và thanh tra toàn diện nhà trường. Thanh tra Sở và các Phòng GD&ĐT căn cứ vào thực tế của ngành, địa phương và năng lực cán bộ để quyết định số giáo viên được thanh tra (từ 15 – 20% số giáo viên hiện có của đơn vị). Nâng cao chất lượng thanh tra HĐSP của giáo viên, vận dụng tiêu chuẩn để đánh giá, tránh chạy theo thành tích, nương nhẹ khuyết điểm, đánh giá không thực chất chất lượng HĐSP của giáo viên. 1.3. Thanh tra các kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi tuyển sinh và thực hiện chế độ cử tuyển theo tinh thần Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT : 1.4.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo : Kiểm tra hoàn thành chương trình, đánh giá xếp loại học sinh cuối cấp. Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp quản lý lỏng lẻo, cắt xén chương trình, tự ý sửa điểm làm thay đổi kết quả xếp loại học tập cho học sinh Kiên quyết ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm quy chế thi. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra thi. Chủ động tham mưu với lãnh đạo đề ra các giải pháp tích cực để chấn chỉnh kỷ cương, chống gian lận trong các kỳ thi. Giải quyết dứt điểm mọi khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến kỳ thi. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ cử tuyển của địa phương vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giải quyết kịp thời, minh bạch các khiếu kiện của công dân về thực hiện chế độ cử tuyển, xử lý nghiêm túc những vi phạm. 1.4.2. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo : Các Phòng GD&ĐT tổ chức thanh tra việc xét tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở theo Quyết định 11/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT, kiên quyết xử lý các trường hợp cho học sinh không đạt chuẩn tốt nghiệp. Giải quyết các khiếu kiện về công tác thi thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ đạo của các Phòng GD&ĐT. 2. Thanh tra hành chính : 2.1. Thanh tra công tác quản lý hành chính : Thanh tra, kiểm tra việc việc quản lý và sử dụng đội ngũ, việc thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật cho cán bộ, công chức, viên chức; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đầu năm học; 4 Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các Trung tâm GDTX, Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ. 2.2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” : Thanh tra Sở, Phòng GD&ĐT và các đơn vị trường học cần xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện cuộc vận động kết hợp với kiểm tra thực trạng chất lượng học sinh yếu kém, học sinh bỏ học. Xác định đúng trọng tâm, trọng điểm cần giải quyết. Báo cáo kết quả đúng thời gian quy định về Sở, về Bộ. 2.3. Thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản : Các đơn vị trường học đẩy mạnh công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”. Thanh tra giáo dục chú trọng thanh tra các nguồn kinh phí ngoài ngân sách, nguồn huy động từ nhân dân, kinh phí chương trình mục tiêu và nguồn viện trợ. Thanh tra việc đổi mới công tác quản lý tài chính: Chi từ ngân sách, việc sử dụng học phí, chi tiêu các khỏan đóng góp của xã hội, vốn kiên cố hóa trường học. Chấn chỉnh tình trạng huy động sự đóng góp của nhân dân vượt thẩm quyền, kể cả việc huy động đóng góp trái quy định thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh. Chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý tài chính, tài sản, không công khai việc thu chi các khoản thu ngoài ngân sách. Hiệu trưởng các trường học, các cơ sở giáo dục khác tổ chức tốt công tác tự kiểm tra tài sản, quản lý đất đai trong đơn vị, giải quyết và kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, lấn chiếm đất đai của trường học. 2.4. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ (VBCC) : Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ (VBCC) của hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện việc tự kiểm tra việc sử dụng VBCC của người học tại đơn vị mình. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm theo Thông tư 03/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ Nội vụ và Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ GD&ĐT. 2.5. Thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm (DTHT) : Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý DTHT theo Quyết định số 03/2007/QĐ- BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về DTHT và Quyết định số 75/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận quy định về quản lý DTHT trên địa bàn tỉnh . Kết hợp giữa công tác quản lý giáo viên với giáo dục ý thức chấp hành của cha mẹ học sinh và học sinh. Kết hợp giữa công tác thanh tra với công tác kiểm tra của các 5 nhà trường. Thực hiện Nghị định 49/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. 2.6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở : Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT phối hợp với Công đòan giáo dục các cấp kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 09/8/1998 của Chính phủ và “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường” ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ GD&ĐT. 3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí : Kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng và Ban chỉ đạo Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cấp quản lý và các đơn vị trường học. Thanh tra Sở, các Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường học và các cơ sở giáo dục khác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phù hợp với thực tế hoạt động của từng đơn vị. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tập trung kiểm tra việc thực hiện công khai trong đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm thiết bị; sử dụng kinh phí, phương tiện, văn phòng phẩm; chế độ học tập, nghiên cứu… 4. Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và tiếp công dân : Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân đối với các phòng chuyên môn trong cơ quan Sở và các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở; nhất là đối với các cơ sở giáo dục đang có vụ việc phức tạp, kéo dài, có biểu hiện mất đoàn kết, thiếu dân chủ hoặc có đơn thư KNTC Quán triệt và thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về giải quyết KNTC : Luật KNTC; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KNTC; Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Giải quyết dứt điểm, kịp thời những vụ việc KNTC; phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh công tác hoà giải, hoá giải những tranh chấp, bất đồng, mâu thuẩn nội bộ ở cơ sở, xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh, tiến bộ. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thanh tra Sở, các phòng ban Sở, các Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường, Giám đốc các trung tâm trực thuộc Sở căn cứ nội dung trên đây để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong đơn vị mình. 2. Trưởng Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng các trường, Giám đốc các Trung tâm trực thuộc Sở thực hiện chế độ báo cáo như sau : 2.1. Báo cáo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học: Trước ngày 30/9/2009. 2.2. Báo cáo sơ kết thanh tra, kiểm tra học kỳ I: Trước 10/01/2010. 6 2.3. Báo cáo tổng kết thanh tra, kiểm tra năm học: Trước 05/6/2010. Trên đây là những nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2009-2010, Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng (Giám đốc) các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học./. GIÁM ĐỐC Nơi nhận : -Như trên; -Thanh tra Bộ GD&ĐT ; -VP2-TTr Bộ GD&ĐT ; -Thanh tra tỉnh; - Ban Giám đốc Sở; - Các Phòng, Ban Sở, Công đoàn ngành; Nguyễn Văn Hiến - Lưu VT, TTr (Trinh 66) 7 HƯỚNG DẪN /SGDĐT-TTr, PHO TO VÀ GỞI ĐI _______________ TT GỞI ĐI SỐ LƯỢNG 1 Các Phòng GD&ĐT 10 2 Các Trường THPT 26 3 Các Trung tâm GDTX-HN 04 4 Thanh tra Bộ GD&ĐT 01 5 Văn phòng phía Nam, Thanh tra Bộ 01 6 Thanh tra tỉnh 01 7 Ban giám đốc 04 8 Trưởng các Phòng chuyên môn (Trang – Lài – Thái – Sơn – Cường - Phiệt - Thiện – Dung – Nam) 09 9 Công đoàn ngành (Thịnh) 01 10 Can bộ, chuyên viên Thanh tra Sở 03 Cộng 60 bản CHÁNH THANH TRA 8 . 2196 / SGD&ÐT - TTr Phan Thiết , ngày 20 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 200 9- 2010. Kính gởi: - Trưởng phòng GD&ĐT. hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 200 9- 2010 . Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 200 9- 2010 như sau : A. NHIỆM

Ngày đăng: 16/09/2013, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w