1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác kế toán chi ngân sách nhà nước tại Kho Bạc Nhà Nước Hà Nội

118 121 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

1 Tính cấp thiết của đề tài: Ngày 1/4/1990”hệ thống Kho Bạc Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài Chính chính thức được thành lập và đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước”. Suốt chặng đường 27 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Ban ngành Trung ương, địa phương, Kho Bạc Nhà Nước đã phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Cùng với sự phát triển đó, vai trò và phạm vi hoạt động của Kho Bạc Nhà Nước cũng không ngừng được nâng cao và mở rộng.”Trong chiến lược phát triển Kho bạc Nhà Nước đến năm 2030,”mục tiêu xây dựng Kho bạc Nhà Nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định vững chắc,”hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn lực”. Với chức năng tổng kế toán nhà nước của Kho bạc Nhà Nước, công tác kế toán ngân sách Nhà Nước tại Kho Bạc Nhà Nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của đất nước. Như ta đã biết, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.Trong đó,”chi NSNN là công cụ chủ yếu của Đảng, nhà nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Vì vậy, ổn định chi NSNN là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Để góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN, đảm bảo chi một cách tiết kiệm, chống lãng phí cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp quan trọng là, hoàn thiện”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN nói chung và KBNN Hà Nội nói riêng”. Với”việc xây dựng một hệ thống kế toán” khoa học, hợp lý từ trung ương đến địa phương hoạt động hiệu quả, công tác kế toán chi NSNN sẽ góp phần to lớn vào việc thực hiện”chức năng, nhiệm vụ của ngành Kho Bạc”. “Thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi NSNN tại KBNN và những”tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác kế toán”chi NSNN nói chung và công tác kế toán chi NSNN tại”KBHN nói riêng nên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội”. Với kiến thức thực tế trong thời gian làm việc tại Kho bạc và các tài liệu nghiên cứu được, tôi hy vọng những ý kiến của mình sẽ góp phần hoàn thiện phần nào công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho KBNN hiện nay”. 1.2 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách Nhà nước được thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia, Ngân sách nhà nước có vai trò như: huy động các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước, là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát, định hướng phát triển sản xuất, điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Chính vì những vai trò quan trọng như vậy nên việc quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng luôn được đặt lên hàng đầu. Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán chi ngân sách nhà nước cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng”. Do vậy, đã có rất nhiều các học giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tại một số kho bạc nhà nước như đề tài: Đề tài 1: “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Đà Nẵng trong điều kiện Tabmis” của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh, đại học Đà nẵng năm 2014. Đề tài 2: “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Hoà Vang trong điều kiện TABMIS” của tác giả Đinh Thị Thuý Minh, đại học Đà Nẵng năm 2013. Đề tài 3:”“Thực trạng công tác kế toán thu, chi ngân sách tại kho bạc nhà nước huyện Bố Trạch” của tác giả Lê Thị Liễu, đại học Nha Trang năm 2014”. “Các đề tài này về cơ bản đã đạt được những kết quả thành công nhất định, đã phân tích và làm rõ được những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, tổ chức công tác kế toán ngân sách Nhà nước”tại một số Kho bạc, chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và đưa ra”các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại” đơn vị chọn nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về công tác kế toán ngân sách nhà nước nói chung (chưa có công trình nghiên cứu về công tác kế toán chi ngân sách nhà nước nói riêng) đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng”đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước”theo định hướng chế độ kế toán hiện hành, mới dừng lại ở mức độ tiếp cận nhiều hơn là áp dụng vào thực tế. “Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Hà Nội trong những năm gần đây”. “Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội” là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi ngân sách Nhà nước cũng như để tác giả hoàn thiện thêm kiến thức”. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về lý luận”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”. - Phân tích thực trạng, từ đó đánh giá và”đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu - “Kế toán chi NSNN tại KBNN”dựa trên cơ sở lý luận gì? - Thực trạng”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội hiện nay như thế nào? - Cần có những”giải pháp gì để hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội - Phạm vi: Nghiên cứu tổng quát về”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội trong khoảng thời gian năm 2014-2016

Trang 1

BẠC THỊ VÂN DUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KIM NGỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cưú này do tôi tự thực hiện và không

vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật”

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

“ Tác giả luận văn ”

Bạc Thị Vân Dung

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô PGS.TS Lê Kim Ngọc đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn ”

“ Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Kế toán, kiểm toán cùng tất cả các giảng viên của trường Đại học Kinh

tế quốc dân đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua ”

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Hà Nội

đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong việc học tập và cung cấp dữ liệu cần thiết phục vụ cho luận văn.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng như tập thể lớp CH24L trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã động viên, cổ vũ tinh thần, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Bạc Thị Vân Dung

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN I

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI 5

KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5

2.1 Đặc điểm hoạt động của Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kế toán NSNN 5

2.1.1 Khái niệm cơ bản vê Kho bạc Nhà nước, Ngân sách Nhà nước và Chi ngân sách Nhà nước 5

2.1.2 Đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý tài chính của KBNN 13

2.1.3 Nhiệm vụ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN 14

2.2 Nguyên tắc kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi NSNN tại KBNN 15

2.2.1 Vai trò và nguyên tắc của kế toán NSNN tại KBNN 15

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi NSNN tại KBNN 18

Trang 5

2.3.2 Thủ tục chứng từ kế toán chi NSNN 20

2.3.3 Tài khoản kế toán chi NSNN 26

2.3.4 Sổ kế toán chi NSNN 28

2.3.5 Báo cáo kế toán chi NSNN 28

2.3.6 Kiểm tra kế toán chi NSNN 30

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI 35

3.1 Tổng quan về Kho bạc nhà nước Hà Nội 35

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước Hà Nội 35

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của KBNN Hà Nội 35

3.2 Tổng quan về chương trình TABMIS 39

3.3.1 Sự hình thành và cần thiết hình thành TABMIS 39

3.2.1 Tổng quan về TABMIS 40

3.3 Thực trạng công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội 41

3.3.1 Thực trạng về bộ máy kế toán chi NSNN 41

3.3.2 Thực trạng về thủ tục chứng từ kế toán chi NSNN 46

3.3.3 Thực trạng về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán chi NSNN 54

3.3.4 Thực trạng về vận dụng hệ thống sổ kế toán chi NSNN 57

3.3.5 Thực trạng về Hệ thống báo cáo kế toán chi NSNN 57

3.3.6 Thực trạng về công tác kiểm tra kế toán chi NSNN 58

3.4 Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội 59

3.4.1 Ưu điểm 59

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 62

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI KBNN HÀ NỘI 68

4.1 Định hướng phát triển của KBNN Hà Nội đến năm 2030 68

Trang 6

4.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán 70

4.2.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán 71

4.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội .71

4.3.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán chi NSNN 71

4.3.2 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán chi NSNN 72

4.3.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi NSNN 77

4.3.4 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán chi NSNN 78

4.3.5 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán chi NSNN 81

4.3.6 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán chi NSNN 81

4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 84

4.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng: 84

4.4.2 Về phía Kho bạc Nhà nước 87

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 91

Trang 7

STT Ký hiệu Diễn giải

Trang 8

Bảng 2.1: Hình thức kiểm tra kế toán 32

Bảng 2.2: Nội dung kiểm tra công tác kế toán trong KBNN 33

Bảng 3.1: Quy trình chính của TABMIS 41

Bảng 3.2: Bảng báo cáo tóm tắt số liệu chi NSNN qua KBNN Hà Nội Năm 2016 .60

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Ngân sách Nhà nước 6

Sơ đồ 2.2: Phân bổ, giao dự toán và thanh toán 8

Sơ đồ 2.3 Quy trình chi bằng lệnh chi tiền 9

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy KBNN Hà Nội 37

Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán NSNN tại KBNN Hà Nội 42

Trang 9

BẠC THỊ VÂN DUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích

Hà Nội - 2017

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

-Để góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN, đảm bảo chi một cách tiết kiệm,chống lãng phí cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp Một trong những biện phápquan trọng là, hoàn thiện”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN nói chung vàKBNN Hà Nội nói riêng”

-Thấy được tầm quan trọng”của công tác kế toán chi NSNN tại KBNN

và”những”tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác kế toán chi NSNN nói chung vàcông tác kế toán chi NSNN tại KBHN nói riêng nên tôi đã chọn đề tài”: “Hoàn thiệncông tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội”

Các công trình nghiên cứu về”công tác kế toán ngân sách nhà nước”nóichung (chưa có công trình nghiên cứu về công tác kế toán chi ngân sách nhà nướcnói riêng) đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng”đề xuất các giải pháp hoànthiện công tác kế toán ngân sách nhà nước theo định hướng chế độ kế toán hiệnhành”, mới dừng lại ở mức độ tiếp cận nhiều hơn là áp dụng vào thực tế

Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện”công tác kế toánchi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước”Hà Nội trong những năm gần đây

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về lý luận công tác kếtoán chi NSNN tại KBNN

- Phân tích thực trạng, từ đó đánh giá và đưa ra những”giải pháp hoàn thiệncông tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội

- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về”công tác kế toán chi NSNN tạiKBNN Hà Nội”

- Phạm vi: Nghiên cứu tổng quát về”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN

Hà Nội”trong khoảng thời gian năm 2014-2016

Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập dữliệu thứ cấp, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, phương pháp xử lý dữ liệu

Trang 11

CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI KHO

BẠC NHÀ NƯỚC

“Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính, thực hiện chức năngtham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách, cácquỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý; quản lýngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhànước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủtheo quy định của pháp luật”

“Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương”Chi ngân sách nhà nước là”quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhànướ” theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước

Đặc thù của KBNN là cơ quan quản lý tài chính công của nhà nước,”thựchiện các chức năng cơ bản: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quản lý các quỹ tàichính Nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhànước”

KBNN có vai trò xuyên suốt trong các quá trình lập, phân bổ, chấp hành vàquyết toán NSNN Thông qua hoạt động của mình, KBNN cung cấp dữ liệu, thôngtin phục vụ cho việc lập dự toán, phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và địaphương; đồng thời lưu giữ chứng từ tài liệu phục vụ kiểm tra, kiểm soát, quyết toánNSNN

Nhiệm vụ kế toán NSNN:”thu thập, xử lý tình hình thu, chi NSNN cáccấp,”các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, kiểmsoát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quiđịnh khác của nhà nước”, chấp hành chế độ báo cáo kế toán theo quy định”

Nguyên tắc của kế toán KBNN:”luật Kế toán số 88/2015/QH13, nguyên tắc

kế toán chung, ngoài ra phải tuân thủ”theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc KBNN”

“Nội dung công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”:

-Bộ máy kế toán chi NSNN: “KBNN là một hệ thống thống nhất được chỉđạo xuyên suốt từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện Mỗi KBNN là một đơn

Trang 12

vị kế toán hạch toán riêng Do đó,”phải tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị theo quy định của nhà nước Tổ chức bộmáy kế toán”bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và bố trí nhân sự bộ máy kếtoán”.

-“Thủ tục chứng từ kế toán chi NSNN:Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụthể việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện

tử trong hệ thống KBNN; quy định chế độ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc

sử dụng và bảo quản chứng từ điện tử, chữ ký điện tử theo đúng các quy định củaChính phủ và của Bộ Tài chính”

- “Tài khoản kế toán chi NSNN”: “Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán trong

kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS là tổ hợp tài khoản kế toán gồm 12 phânđoạn mã do Bộ Tài chính quy định phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý, điều hành NSNN và hoạt độngnghiệp vụ KBNN”

- “Sổ kế toán chi NSNN: Mẫu sổ kế toán được thiết lập và in từ TABMISphải có các nội dung chủ yếu sau đây”:

+” Ngày, tháng ghi sổ;

+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ;

+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kếtoán;

+ Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ”

- “Báo cáo kế toán chi NSNN: gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toánquản trị”

“”Báo cáo tài chính quy định trong kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS

là phương pháp kế toán dùng để tổng hợp, hệ thống hoá và thuyết minh các chỉ tiêukinh tế tài chính nhà nước, phản ánh tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN và hoạtđộng nghiệp vụ KBNN trong một kỳ kế toán hoặc một niên độ ngân sách Báo cáotài chính NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm 2 loại: Báo cáo tài chính định

Trang 13

kỳ (ngày, tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm”.

“Báo cáo kế toán quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo chi tiết phụcvụcho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp và điều hành hoạt động

nghiệp vụ của KBNN trên phạm vi từng đơn vị và toàn hệ thống Báo cáo kếtoán quản trị có thể được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán của TABMIS””

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

“Ngày 01/04/1990, KBNN Hà Nội được ra đời cùng với sự ra đời của hệthống Kho bạc trong cả nước với tên gọi là: Chi nhánh KBNN Hà Nội Sau Nghịđịnh số 25/CP ngày 05/4/1995 của Chính phủ, chi nhánh KBNN Hà Nội được đổitên thành KBNN Hà Nội”

KBNN Hà Nội là tổ chức thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụKBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Về cơ cấu tổ chức KBNN Hà Nội gồm có 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc và 11phòng chuyên môn nghiệp vụ: phòng kế toán nhà nước, phòng kiểm soát chi TW1,TW2 và kiểm soát chi địa phương, phòng tin học, phòng thanh tra- kiểm tra,”phòng

tổ chức cán bộ, phòng tài vụ, văn phòng, phòng quản trị, phòng kho quỹ”

“TABMIS là hệ thống thông tin kế toán máy tính, được triển khai thống nhấttrong toàn hệ thống KBNN, các cơ quan Tài chính từ trung ương đến địa phương,

có kết nối với một số Bộ, ngành chủ quản

Bộ phận kế toán ngân sách nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung,thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước Mỗi đơn vị Kho bạcnhà nước là một đơn vị kế toán độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện kế toán Ngân sách

và nghiệp vụ Kho bạc tại đơn vị mình; Đơn vị kế toán Kho bạc nhà nước cấp dưới chịu

sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán Kho bạc nhà nước cấp trên.”

“Các mẫu biểu chứng từ sử dụng trong công tác kế toán chi NSNN tại Khobạc Hà Nội được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BTV ngày

Trang 14

10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệthống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS).

Như vậy”trình tự luân chuyển chứng từ kế toán phù hợp với quy trìnhTABMIS theo từng phân hệ”

KBNN Hà Nội đã”vận dụng hệ thống tài khoản vào kế toán”chi NSNN đúngnhư quy định

KBNN Hà Nội đều tổ chức ghi sổ và sử dụng sổ giống nhau và theo đúngquy định Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại là liệt kế chứng từ phân hệ AP(S2-06/KB/Tabmis) không hiển thị mã kế toán viên nhập bút toán nên khi KTV chấm sổvẫn còn khó khăn trong việc phát hiện sai sót trong việc hạch toán

“Hệ thống báo cáo trong công tác kế toán NSNN tại KBNN Hà Nội hiệnđang áp dụng theo”thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ trưởng BộTài chính” Các”báo cáo được tự động lập trên hệ thống TABMIS trên cơ sở các dữliệu đã được nhập vào hệ thống

“Công tác kế toán tại KBNN Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định củaluật kế toán, chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc, chế độ kếtoán nội bộ KBNN”

“Công tác kế toán tại KBNN Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định củaluật kế toán, chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc, chế độ kếtoán nội bộ KBNN

Nội dung kiểm tra”về kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN”gồm có: Nội dungthu chi, số liệu, chứng từ, tài liệu lưu trữ; các loại báo cáo, sổ sách; tổ chức bộ máyhoạt động và nghiệp vụ liên quan đến hệ thống thông tin: người sử dụng, bảo mậtthông tin, tiếp nhận và phản hồi thông tin

Với những khó khăn và phức tạp do điều kiện kinh tế- xã hội mang đặc thùcủa Thủ đô nên KBNN Hà Nội cũng còn gặp nhiều hạn chế trong công tác kế toán

Trang 15

CHƯƠNG 4: “ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI

- Hoàn thiện phần mềm, ứng dụng TABMIS: để đảm bảo hiệu quả vàgiảm tải khối lượng việc cho kế toán KBNN cần có các phần mềm hỗ trợ khaithác số liệu, lập mẫu biểu báo cáo song phương với TABMIS để đáp ứng trongtình huống này

-“Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán NSNN nói chung cũngnhư kế toán tại KBNN Hà Nội nói riêng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giảipháp”:

+”Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng: Việc phân chia các nguồnthu và các nhiệm vụ chi phải rõ ràng, cụ thể, xây dựng chế độ kế toán Nhà nướctheo hướng dồn tích trình Quốc hội ban hành dưới hình thức văn bản Luật, Bộ Tàichính và Chính phủ nên xem xét, sửa đổi, bổ sung luật NSNN, luật kế toán và cácquy định hướng dẫn luật cho phù hợp với điều kiện thực tiễn”

+ Về phía Kho bạc Nhà nước: Tăng cường quản lý trang bị cơ sở vật chất

kỹ thuật, phối kết hợp với nhà thầu IBM sớm nâng cấp, điều chỉnh hệ thống TABMIS đáp ứng tối đa nhu cầu khai thác của người sử dụng,

Trang 17

BẠC THỊ VÂN DUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KIM NGỌC

Hà Nội - 2017

Trang 18

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày 1/4/1990”hệ thống Kho Bạc Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài Chính chínhthức được thành lập và đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước” Suốt chặng đường

27 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước, sự phối hợpchặt chẽ của các cơ quan Ban ngành Trung ương, địa phương, Kho Bạc Nhà Nước

đã phát triển nhanh, toàn diện và bền vững Cùng với sự phát triển đó, vai trò vàphạm vi hoạt động của Kho Bạc Nhà Nước cũng không ngừng được nâng cao và

mở rộng.”Trong chiến lược phát triển Kho bạc Nhà Nước đến năm 2030,”mục tiêuxây dựng Kho bạc Nhà Nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổnđịnh vững chắc,”hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn lực” Với chức năngtổng kế toán nhà nước của Kho bạc Nhà Nước, công tác kế toán ngân sách NhàNước tại Kho Bạc Nhà Nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý vàđiều hành nền kinh tế xã hội của đất nước

Như ta đã biết, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhànước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước.Trong đó,”chi NSNN là công cụ chủ yếu của Đảng, nhà nước và cấp

uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, đảmbảo an ninh, quốc phòng góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước” Vì vậy, ổn định chi NSNN là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọiquốc gia trên thế giới Để góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN, đảm bảo chi mộtcách tiết kiệm, chống lãng phí cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp Một trongnhững biện pháp quan trọng là, hoàn thiện”công tác kế toán chi NSNN tại KBNNnói chung và KBNN Hà Nội nói riêng” Với”việc xây dựng một hệ thống kế toán”khoa học, hợp lý từ trung ương đến địa phương hoạt động hiệu quả, công tác kế

Trang 19

toán chi NSNN sẽ góp phần to lớn vào việc thực hiện”chức năng, nhiệm vụ củangành Kho Bạc”.

“Thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi NSNN tại KBNN vànhững”tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác kế toán”chi NSNN nói chung vàcông tác kế toán chi NSNN tại”KBHN nói riêng nên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội” Với kiến thức thực tế trong thời gian

làm việc tại Kho bạc và các tài liệu nghiên cứu được, tôi hy vọng những ý kiến củamình sẽ góp phần hoàn thiện phần nào công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nộinhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho KBNN hiện nay”

1.2 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

“Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách Nhà nước được thay đổi

và trở nên hết sức quan trọng Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia, Ngân sáchnhà nước có vai trò như: huy động các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêucủa nhà nước, là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát, địnhhướng phát triển sản xuất, điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Chính vìnhững vai trò quan trọng như vậy nên việc quản lý ngân sách nhà nước nói chung

và quản lý chi ngân sách nói riêng luôn được đặt lên hàng đầu Vấn đề hoàn thiệncông tác kế toán chi ngân sách nhà nước cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng” Dovậy, đã có rất nhiều các học giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tạimột số kho bạc nhà nước như đề tài:

Đề tài 1: “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà

nước Đà Nẵng trong điều kiện Tabmis” của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh, đại học Đànẵng năm 2014

Đề tài 2: “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà

nước Hoà Vang trong điều kiện TABMIS” của tác giả Đinh Thị Thuý Minh, đại học

Đà Nẵng năm 2013

Đề tài 3: ”“Thực trạng công tác kế toán thu, chi ngân sách tại kho bạc nhànước huyện Bố Trạch” của tác giả Lê Thị Liễu, đại học Nha Trang năm 2014”

Trang 20

“Các đề tài này về cơ bản đã đạt được những kết quả thành công nhất định,

đã phân tích và làm rõ được những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, tổ chứccông tác kế toán ngân sách Nhà nước”tại một số Kho bạc, chỉ ra được những ưuđiểm, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và đưa ra”các giảipháp để hoàn thiện công tác kế toán tại” đơn vị chọn nghiên cứu

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về công tác kế toán ngân sách nhànước nói chung (chưa có công trình nghiên cứu về công tác kế toán chi ngân sáchnhà nước nói riêng) đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng”đề xuất các giảipháp hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước”theo định hướng chế độ kếtoán hiện hành, mới dừng lại ở mức độ tiếp cận nhiều hơn là áp dụng vào thực tế

“Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toánchi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Hà Nội trong những năm gần đây”

“Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kếtoán chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội” là cần thiết nhằm nângcao hiệu quả công tác kế toán chi ngân sách Nhà nước cũng như để tác giả hoànthiện thêm kiến thức”

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về lý luận”công tác kếtoán chi NSNN tại KBNN”

- Phân tích thực trạng, từ đó đánh giá và”đưa ra những giải pháp hoàn thiệncông tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

- “Kế toán chi NSNN tại KBNN”dựa trên cơ sở lý luận gì?

- Thực trạng”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội hiện nay như thế nào?

- Cần có những”giải pháp gì để hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tạiKBNN”Hà Nội?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán chi NSNN tại

KBNN Hà Nội

Trang 21

- Phạm vi: Nghiên cứu tổng quát về”công tác kế toán chi NSNN tạiKBNN”Hà Nội trong khoảng thời gian năm 2014-2016

Trang 22

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế quá trình hoạt động của bộ máy kếtoán, các quy trình nghiệp vụ để nắm bắt, hiểu rõ được công tác kế toán chi NSNNtại KBNN Hà Nội

+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập số liệu về chi”ngân sáchnhà nước, các văn bản, chế độ liên quan đến công tác kế toán” Ngoài ra còn sửdụng các”phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu…giúp cho quátrình trình bày luận văn”được rõ ràng và thuận lợi

+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn cán bộ kế toán chi ngânsách thuộc 3 bộ phận:”chi thường xuyên, chi đầu tư và chi khác”

+ Phương pháp xử lý dữ liệu: dữ liệu sau khi thu thập được mã hoá, nhậpliệu, hiệu chỉnh và phân tích giúp cho việc thu thập số liệu được rõ ràng và chínhxác hơn

1.7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề chung về kế toán chi NSNN tại KBNN

- Luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tạiKBNN Hà Nội

Trang 23

CHƯƠNG 2

2.1 Đặc điểm hoạt động của Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kế toán NSNN

2.1.1 Khái niệm cơ bản về Kho bạc Nhà nước, Ngân sách Nhà nước và Chi ngân sách Nhà nước

a) Kho bạc Nhà nước:

Theo”quyết định 108/2009 QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chínhphủ”: “Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính, thực hiện chức năngtham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách, cácquỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý; quản lýngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhànước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủtheo quy định của pháp luật”

“Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện hạch toán kế toánthu, chi ngân sách Nhà nước, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách theo

dự toán đã giao và theo mục lục ngân sách Nhà nước cho cơ quan Tài chính đồng cấp, Khobạc Nhà nước cấp trên và các đơn vị có liên quan”

b) Ngân sách Nhà Nước (NSNN)

Tại Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015:” Ngân sách nhà nước

là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong mộtkhoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảođảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

Ngân sách Nhà nước gồm”ngân sách trung ương và ngân sách địa phương,ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.”Ngân sách”trung ương đóng vai trò chủ đạođảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia và hỗ trợ cho địa phươngchưa cân đối được ngân sách.Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theonguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản

lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm”

Trang 24

“Quỹ ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiềnvay, có trên tài khoản của ngân sách Nhà nước các cấp.

Quỹ ngân sách Nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước

Ngân sách Nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí,

lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng caovào chi đầu tư phát triển, trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chiđầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách”

Sơ đồ 2.1: Ngân sách Nhà nước

“ Đặc điểm của NSNN ”

 “Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước”luôn gắn chặt với quyền lựckinh tế- chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, đượcnhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;”

 Hoạt”động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tàichính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;”

 Ngân”sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựngnhững lợi ích chung, lợi ích công cộng;”

 Ngân”sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác.Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung củanhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi

Trang 25

 NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.

 Ngân sách là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vựcthu nhập, thực hiện công bằng xã hội

 “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trungdân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn vớitrách nhiệm Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sáchtrung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước”

Phân cấp quản lý ngân sách

 Nội dung cơ bản của“phân cấp quản lý NSNN: Phân cấp quản lý ngânsách nhà nước là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyềncác cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phùhợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội”

 “Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là tổng hợp cácqui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân định trách nhiệm, quyền hạn củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và cácquan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân giao nguồn thu và chicủa ngân sách các cấp”

Các phương thức phân cấp quản lý NSNN, ” phân cấp nhiệm vụ chi ” :

- “Nhiệm vụ chi NSTW như: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội do Trung ương quản lý, chi các hoạt động sự nghiệp giáo d ục,đào tạo, y tế

Trang 26

- Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương (NSĐP) như: Thực hiện nhiệm vụ chiđầu tư đối với cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý, chi thường xuyên cho cácnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng”.

Về ” phương thức cấp phát ngân sách ” có 2 phương thức:

 Phương thức cấp phát theo dự toán

Căn cứ vào dự toán chi đã gửi KBNN và yêu cầu chi cụ thể, thủ tướng củađơn vị lập "Giấy rút dự toán ngân sách"”kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN đểđược kiểm soát và thanh toán Phương thức này áp dụng cho các khoản chi thườngxuyên của các đơn vị”sau:

- Cơ quan”hành chính sự nghiệp”

-“Các tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội và nghề nghiệpđược”NSNN hỗ trợ kinh phí

- Các tổng công ty nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nghiệp vụ “thườngxuyên theo quy định của pháp luật”

Quy trình ” phân bổ, giao dự toán ” và thanh toán

Sơ đồ 2.2: Phân bổ, giao dự toán và thanh toán

 “Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền”

Trang 27

-“Căn cứ dự toán NSNN được giao và các thủ tục chi tiêu có liên quan theoluật ngân sách nhà nước và quy định tài chính hiện hành, cơ quan tài chính”pháthành "lệnh chi tiền" để chi trả trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng ngân sách.

- “Phương thức này được áp dụng cho các khoản chi không thường xuyên vàthường là những khoản chi cho những nhiệm vụ mục tiêu cụ thể, riêng biệt theotừng đối tượng chi đã được xác định trong dự toán ngân sách như: chi trả nợ, việntrợ, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới hoặc những khoản chi đột xuất theo quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền”

Quy trình chi NSNN bằng "lệnh chi tiền".

Sơ đồ 2.3 Quy trình chi bằng lệnh chi tiền

 “Quyết toán ngân sách ” nhà nước:

“Quyết toán ngân sách nhà nước là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiệnngân sách và chính sách tài chính ngân sách của quốc gia cũng như xem xét tráchnhiệm pháp lý của”các cơ quan nhà nước khi sử dụng nguồn lực”tài chính quốc gia

để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước”trong một thời gian nhất định,được cơ quan cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn

Trang 28

b) ” Chi ngân sách nhà nước ”

“ Khái niệm:Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ

ngân sách Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm

vụ của Nhà nước”

“Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đãđược tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó,Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các địnhhướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộcchức năng của nhà nước”

Đặc điểm chi ngân sách nhà nước:

Chi NSNN có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

 Chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội màchính phủ”đảm nhận trước mỗi quốc gia”

 “Tính hiệu quả của chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tínhtoàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội, chính trị ngoạigiao”

-“Phần lớn các khoản chi NSNN đều là khoản cấp phát không hoàn trả trựctiếp và mang tính bao cấp”

Phân ” loại chi ngân sách nhà nước: ”

“Cơ cấu chi ngân sách được hiểu là hệ thống các khoản chi ngân sách, bao gồmcác khoản chi và tỷ trọng của nó Hệ thống chi NSNN rất đa dạng , phong phú và luônbiến động theo tình hình Nhằm phân tích, đánh giá quản lý và định hướng các khoảnchi, người ta tiến hành các khoản chi NSNN theo những tiêu thức khác nhau Phân loạicác khoản chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN có cùng tính chất, cùng mụcđích thành các loại chi Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi NSNN theonhững mục tiêu quản lý nhất định Ở đây chỉ nêu một số tiêu thức chủ yếu:”

 “Căn cứ vào mục đích kinh tế của các xã hội của các khoản chi: Người ta

có thể phân chia các khoản chi thành 2 loại :”

Trang 29

“ - Chi cho đầu tư phát triển sản xuất: là những khoản chi nhằm đào tạo ra cơ

sở sản xuất vật chất và làm tăng sản phẩm quốc nội (GDP) Các khoản chi này cótác dụng góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng Trên ý nghĩa đó , người ta gọicác khoản chi này là chi tích lũy ”

“- Chi cho tiêu dùng: là các khoản chi không chỉ tạo ra sản phẩm vật chất để tiêudùng trong tương lai, mà còn dùng cho tiêu dùng hiện tại đối với cá thể từng bộ phận.”

“Việc phân loại này có ưu điểm là tạo điều kiện cho việc phân tích đánh giá kết quả chi NSNN với quá trình phân phối GDP Tuy nhiên, việc phân loại này có 2 nhược điểm:”

“Một là, không thể hiện giữa mối quan hệ chi tài chính của nhà nước và việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước , từ đó tìm ra ra phương án phân phối phù hợp cho từng thời kỳ ”

“Hai là , một số khoản chi không xá định rõ tính chất để xếp vào chi tích lũyhay chi tiêu dùng , ví dụ như các khoản chi cho dáo dục , y tế , chi dữ trữ , bù lỗ , bùgiá ,…”

 “Căn cứ vào lĩnh vực chi: Người ta chia khoản chi theo các loại :

- Chi cho y tế

- Chi cho giáo dục

- Chi cho phúc lợi

- Chi quản lý nhà nước

- Chi đầu tư kinh tế

Cách phân chia này có tác dụng phân tích, đánh giá các mặt hoạt động của nhà nước Thông qua tỷ trọng các loại chi , thông qua thực trạng của từng lĩnh vực

để có thể đánh giá tính đúng đắn của việc bỏ vốn từ NSNN.”

 “Căn cứ theo yếu tố: Có thể phân loại các khoản chi thành :

- Chi thường xuyên : là các khoản chi cho tiêu dùng hiện tại gồm tiêu dùng các nhân và tiêu dùng của các tổ chức sự nghiệp Các khoản chi này ở mỗi nước có thể bao gồm các khoản chi chủ yếu sau : chi lương và chi tiền công , chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ, chi chuyển giao thường xuyên

Trang 30

- Chi đầu tư là các khoản chi cho tiêu dùng trong tương lai Các khoản chi này có tác dụng làm tăng cơ sở vật chất của quốc gia và góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Thông thường , các khoản chi này bao gồm : chi trả tiền bất động sản, tài sản tài chính, đầu tư cơ bản, chuyển giao vốn đầu tư.

- Chi trả khác : gồm các khoản chi có tính chất là các chi tín dụng nhà nước bao gồm cho vay và trả nợ gốc ”

 “Căn cứ theo chức năng của nhà nước : Các khoản chi của NSNN có thể phân thành 2 loại:

- Chi nghiệp vụ : thường bao gồm các khoản chi lương, tiền công, trả nợ ,

hỗ trợ và chuyển giao, hưu trí và thâm niên, cung cấp và dịch vụ, trợ cấp và trợ giá, chi khác

- Chi phát triển : bao gồm chi dịch vụ kinh tế, chi an ninh quốc phòng, chi các dịch vụ xã hội, chi quản lý hành chính

Mục đích phân loại này để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chúcnăng của nhà nước thông qua việc thực hiện các khoản chi.”

Điều kiện chi và ” thanh toán các khoản chi NSNN ”

 Điều kiện chi NSNN

“Chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các đều kiện sau:

- Đã có trong dự toán ngân sách được giao; trừ trường hợp vào đầu năm ngânsách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ chưa được cơ quan có thẩm quyềnquyết định; cơ quan tài chính được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu bắt buộctrước khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định

- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyềnquyết định chi

Ngoài các điều kiện quy định trên, đối với những khoản chi”về”đầu tư xâydựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các khoản chi khácphải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá.”

Trang 31

 Điều kiện thanh toán các khoản chi NSNN

Trên cơ sở các điều kiện chi NSNN đã nêu ở trên, Bộ Tài Chính thể chế hoáđiều kiện chi trả (thanh toán) như sau:

- Các khoản chi NSNN phải đúng và hội đủ các điều kiện chi NSNN theo luậtNSNN

- Hồ sơ, chứng từ thanh toán chứng minh việc chi tiêu là có thật (đã thanhtoán) và người được trả tiền (người thụ hưởng) đích thực là chủ nợ của quốc gia

2.1.2 Đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý tài chính của KBNN

“Kho bạc nhà nước là tổ chức chuyên ngành trực thuộc Bô tài chính, cónhiệm vụ giúp Bô tài chính, cơ quan hành chính các cấp thực hiện chức năng quản

lý nhà nưởc về quỹ ngân sách nhả nước Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệthống dọc từ Trung ương đến địa phương bảo đảm nguyên tác tập trung, thốngnhất.”Mặt khác, mỗi đơn vị KBNN là một tổ chức quản lý quỹ ngân sách, đơn vịhành chính sự nghiệp riêng và có tính độc lập nhất định trong quá trình hoạt động

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của KBNN nên quản lý tài chính của tổchức này có những đậc điểm sau:

“KBNN là một đơn vị công Vì vậy, quản lý tài chính nội bộ KBNN có đặcđiểm chung của công tác quản lý tài chính áp dụng đổi với đơn vỉ hành chỉnh sựnghiệp Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán và quyết toán phải tuân thủpháp luật, việc sử dụng kỉnh phỉ phải đúng mục đích, trong phạm vi dự toán đượcduyệt; tuân thủ định mức, tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước; thực hiện chế độ

kế toán hành chính sự nghiệp Vậy nên công tác quản lý tài chính được thực hiệnthống nhất về cơ chế quản lý, điều hành, cấp phát, chi tiêu, hạch toán và quyết toánkinh phí theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chỉnh

Đặc thù của KBNN là cơ quan quản lý tài chính công của nhà nước, thựchiện các chức năng cơ bản: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quản lý các quỹ tàichính Nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước

Do đó, KBNN kiểm soát, thanh toán, chỉ trả các khoản chi của ngân sách nhà nước

và các nguồn vổn khác được giao theo quy định của pháp luật; quản lý quỹ ngoại tệ

Trang 32

tập trung của ngân sách nhà nước, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ chòviệc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ Và định kỳquyết toán ngân sách nhà nước bảo cáo lên Bộ tải chính.

Công tác quản lý và điều hành quỹ Ngân sách Nhà nước có liên quan mậtthiết đến việc thực hiện thắng lợi các chỉnh sách tài chính - tiền tệ quốc gia Việckhai thác các nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng có hiệu quả vào các mụcđích phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm chủ yếu của ngành Tài chính Thực tếcho thấy, khi hệ thống Kho bạc Nhà nước nằm dưới quyền quản lý và điều hànhtrực tiếp của Bộ Tài chính thì việc điều hành ngân sách Nhà nước sẽ rất thuận lợỉ.Các nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế sẽ được Bộ Tài chính chủ động tạo nguồn và

có thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ”

Tóm lại, KBNN có vai trò xuyên suốt trong các”quá trình lập, phân bổ, chấphành và quyết toán”NSNN Thông qua hoạt động của mình, KBNN cung cấp dữliệu, thông tin phục vụ cho việc lập dự toán, phân bổ ngân sách cho các cơ quan,đơn vị và địa phương; đồng thời lưu giữ chứng từ tài liệu phục vụ kiểm tra, kiểmsoát, quyết toán NSNN

2.1.3 Nhiệm vụ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN

“Một là, thu thập, xử lý tình hình thu, chi NSNN các cấp, các loại tài sản

do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:”

“- Các khoản thu, chi NSNN các cấp;

- Dự toán kinh phí ngân sách của các đơn vị sử dụng NSNN;

- Các khoản vay, trả nợ vay trong nước và nước ngoài của nhà nước và củacác đối tượng khác theo qui định của pháp luật;

- Các quĩ tài chính, nguồn vốn có mục đích;

-Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);

- Các loại vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng;

- Các khoản tạm ứng, cho vay, chi hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;

- Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc tráchnhiệm quản lý của KBNN;

Trang 33

- Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

- Các hoạt động nghiệp vụ khác.”

“Hai là, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanhtoán và các chế độ, qui định khác của nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN vàhoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.”

“Ba là, chấp hành chế độ báo cáo kế toán theo quy định; Cung cấp đầy đủ,kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo quy chế trao đổi dữliệu và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và với các đơn vịliên quan theo quy định; Phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN và điềuhành các hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN.””

2.2 Nguyên tắc kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi NSNN tại KBNN ”

2.2.1 Vai trò và nguyên tắc của kế toán NSNN tại KBNN

a) Vai trò của kế toán KBNN

“NSNN có vai trò đảm bảo tài chính trong toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội,

an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước NSNN là công cụ thúc đẩy sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và bền vững.NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát Ngânsách là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, thựchiện công bằng xã hội Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyêntắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắnquyền hạn với trách nhiệm Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân

bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước”

“Kế toán thu chi NSNN đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý NSNNđược thể hiện cụ thể là:

 Đối với nhà nước: thông qua số liệu của kế toán thu chi để điều hành quỹNSNN, kiểm tra, kiểm soát tình hình thu chi, tồn quỹ NSNN các cấp

 Đối với các đơn vị: KBNN thông qua thông tin do kế toán thu, chi NSNNcung cấp để điều hành hoạt động của từng đơn vị KBNN Quá trình thu, chi và quản

Trang 34

lý quỹ NSNN nếu thực hiện tốt sẽ kích thích sản xuất phát triển, mở rộng các ngànhnghề kinh doanh dịch vụ”.

b) Nguyên tắc của kế toán KBNN

“Theo luật Kế toán số 88/2015/QH13, nguyên tắc kế toán chung là:

 Một là, giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biếnđộng thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một -cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báocáo tài chính

 Hai là, các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụngnhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp

kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính

 Ba là, đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúngthực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

 Bốn là, báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy

đủ, chính xác và kịp thời Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kếtoán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này

 Năm là, đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân

bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạtđộng kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

 Sáu là, việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúngbản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch

 Bảy là, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sáchnhà nước ngoài việc thực hiện 6 quy định trên, còn phải thực hiện kế toán theo mụclục ngân sách nhà nước

Bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN được tổ chức theonguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc KBNN Mỗiđơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập; đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sựchỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán KBNN cấp trên Các đơn vị kế

Trang 35

toán phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về kế toán và chế độ

kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN do Bộ Tài chính ban hành

Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là một bộphận trong cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Các đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy

kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo qui định của Chínhphủ, Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng Giám đốc KBNN

Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán:

Các KBNN phải chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc phân công, bố trí cán

bộ kế toán theo quy định của Luật kế toán và các quy định của chế độ này:

 Mỗi nhân viên kế toán giao dịch được giao giữ tài khoản của một số đơn

vị, cá nhân (gọi chung là khách hàng), có trách nhiệm bảo quản bản đăng ký mẫuchữ ký và mẫu dấu của khách hàng; các kế toán viên phải đăng ký mẫu chữ ký với

Kế toán trưởng;

 Kế toán trưởng không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụthể, giao dịch với khách hàng, công tác tài vụ nội bộ;

 Không được bố trí cán bộ làm kế toán đối với các trường hợp sau:

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột của Giám đốc, Phó Giám đốc phụtrách Kế toán;

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột của Kế toán trưởng (hoặc Trưởngphòng, Phụ trách kế toán);

- Thủ kho, thủ quỹ;

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột của thủ kho, thủ quỹ

 Giám đốc KBNN căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao và điều kiện thực

tế tại đơn vị để bố trí cán bộ kế toán cho phù hợp, có sự kiểm soát lẫn nhau, đảmbảo an toàn tiền và tài sản

 Việc phân công, bố trí cán bộ kế toán trong các quy trình giao dịch mộtcửa thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính và KBNN”

Trang 36

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi NSNN tại KBNN

Nhân tố chủ quan

 Các chính sách, quy định, chế độ, pháp luật của nhà nước, Bộ Tài chính vàcủa ngành kho bạc đặt ra đối với công tác kế toán tại các đơn vị KBNN, những quyđịnh thường có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội

 Địa bàn hành chính nơi các KBNN đặt có nhiều hay ít các tổ chức, doanhnghiệp nên việc phát sinh nghiệp vụ kế toán nhiều hay ít, nên công tác kế toáncũng phải được tổ chức để phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý của kho bạc nhànước đó.”

2.3 Nội dung công tác kế toán chi NSNN tại KBNN

2.3.1 Bộ máy kế toán chi NSNN

“KBNN là một hệ thống thống nhất được chỉ đạo xuyên suốt từ cấp trungương đến cấp tỉnh, cấp huyện Mỗi KBNN là một đơn vị kế toán hạch toán riêng

Do đó, phải tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổchức của đơn vị theo quy định của nhà nước Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm cơcấu tổ chức bộ máy kế toán và bố trí nhân sự bộ máy kế toán

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán chi ngân sách

Bộ máy kế toán chi ngân sách nhà nước của một KBNN là tập hợp nhữngngười làm kế toán chi tại đơn vị cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghichép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán chi tại KBNN

từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin về

Trang 37

hoạt động chi NSNN thông qua KBNN Hoạt động của hệ thống KBNN vừa mangtính chất đơn vị hành chính sự nghiệp vì sử dụng NSNN để phục vụ cho hoạt độngcủa đơn vị, đồng thời mang tính chất như một ngân hàng thực hiện việc quản lýNSNN, do đó bộ máy kế toán cũng có sự khác biệt Bộ máy kế toán chi NSNN baogồm: Kế toán chi ngân sách Trung ương; Kế toán chi ngân sách địa phương; Kếtoán chi đầu tư XDCB; Kế toán chi khác.

Bộ phận kế toán NSNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.Mỗi đơn vị KBNN đều có một bộ phận kế toán chi NSNN độc lập, chịu trách nhiệmthực hiện kế toán chi ngân sách; bộ phận kế toán chi của Kho bạc Nhà nước cấpdưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ của bộ phận kế toán chicủa Kho bạc Nhà nước cấp trên

có trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ công tác hạch toán trong KBNN, là ngườitham mưu cho giám đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của đơn vị, chịutrách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc nhà nước và Kế toán trưởng Kho bạc nhànước cấp trên về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao;

kế toán trưởng đơn vị cấp dưới chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt chuyên môn,nghiệp vụ của Kế toán trưởng đơn vị cấp trên

- Về bố trí cán bộ kế toán chi ngân sách nhà nước

Việc bố trí cán bộ kế toán chi ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu công việc,trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ, tình hình thực tế của đơn vị và tuân theonguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán; Giám đốc các đơn vị KBNN phải bố trí

Trang 38

cán bộ kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, có đủ chức danh theo quyđịnh, đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán, đồngthời phải chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định của Luật kế toán.

Kế toán trưởng không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụ thể,giao dịch với khách hàng, công tác tài vụ nội bộ

Giám đốc KBNN căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao và điều kiện thực tếtại đơn vị để bố trí cán bộ kế toán cho phù hợp, có sự kiểm soát lẫn nhau, đảm bảo

an toàn tiền và tài sản”

2.3.2 Thủ tục chứng từ kế toán chi NSNN

Chứng từ kế toán và yêu cầu ” chứng từ kế toán ” :

“Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán

Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:

 Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

 Ngày, tháng, năm lập và xử lý chứng từ kế toán;

 Các mã hiệu quản lý NSNN và mã hiệu nghiệp vụ KBNN ;

 Tên, địa chỉ, mã hiệu (nếu có) của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

 Tên, địa chỉ, mã hiệu (nếu có) của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ

kế toán;

 Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

 Các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chínhghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số vàbằng chữ;

 Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liênquan đến chứng từ kế toán; dấu của các đơn vị có liên quan theo qui định đối vớitừng lo ại chứng từ

 Ngoài những nội dung chủ yếu quy định trên đây, chứng từ kế toán có thể

bổ sung thêm những nội dung khác theo quy định của Tổng Giám đốc KBNN”

“ Chứng từ điện tử và chữ kỷ điện tử ” :

Trang 39

 ““KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử dongân hàng chuyển đến, chứng từ điện tử của KBNN) để thực hiện thanh toán vàhạch toán kế toán theo các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và của TổngGiám đốc KBNN.”

 “”Chứng từ điện tử được dùng làm chứng từ kế toán khi có đủ các nộidung quy định cho chứng từ kế toán và đã được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệuđiện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ Chứng từ điện tử được chứatrong các vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ điện tử, các loại thẻ thanhtoán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản và phải có đủthiết bị để sử dụng khi cần thiết.”

 “Chữ ký điện tử là khóa bảo mật được xác định riêng cho từng cá nhân đểchứng thực nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người lập và những người liênquan chịu trách nhiệm về tính an toàn và chính xác của chứng từ điện tử; chữ kýđiện tử trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký tay trên chứng từ giấy; các cánhân được cấp chữ ký điện tử có trách nhiệm bảo đảm bí mật các thông tin về chữ

ký điện tử của mình, chịu trách nhiệm về việc làm lộ chữ ký điện tử của mình.”

 “Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ thể việc lập, mã hóa, luân chuyển,lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử trong hệ thống KBNN; quyđịnh chế độ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản chứng từđiện tử, chữ ký điện tử theo đúng các quy định của Chính phủ và của Bộ Tài chính.”

“ Lập chứng từ kế toán ”

 “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thu,chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ

kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;”

 “Chứng từ kế toán phải lập theo đúng mẫu in sẵn qui định cho từng loạinghiệp vụ; các đơn vị, cá nhân được phép lập chứng từ kế toán bằng máy vi tínhnếu được sự chấp thuận của KBNN nơi giao dịch và phải đảm bảo theo đúng mẫuqui định;”

 “Trên chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy

Trang 40

 “Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, thể hiện đầy đủ,đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng loại mựckhông phai; không viết bằng mực đỏ;”

 “Vềghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằngchữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; chữ cái đầu tiên phải viết hoa, nhữngchữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng,chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuốngdòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạchchéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữađều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Khi viết sai vào mẫu chứng từ insẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai;”

 “Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số Riêng các tờséc thì ngày, tháng viết bằng chữ, năm viết bằng số;”

 “Chứng từ lập theo bộ có nhiều liên phải được lập mộtlần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viếtlồng bằng giấy than Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viếtmột lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thốngnhất mọi nội dung trên tất cả các liên chứng từ;”

 “Kế toán viên không được nhận các chứng từ do khách hàng lập khôngđúng qui định, không hợp pháp, hợp lệ; đồng thời phải hướng dẫn khách hàng lậplại bộ chứng từ khác theo đúng quy định; kế toán không được ghi các yếu tố thuộctrách nhiệm ghi của khách hàng trên chứng từ;”

 “Việc lập chứng từ điện tử và chuyển từ chứng từ giấy thành chứng từđiện tử được thực hiện theo các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và của TổngGiám đốc KBNN.”

* “Qui định về ký chứng từ kế toán”

 “Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh qui định trênchứng từ mới có giá trị thực hiện; riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo

Ngày đăng: 26/05/2020, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w