1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay

176 35 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 5Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về trường chất lượng cao 13 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về xây dựng trường 1.3

Trang 1

của riêng tác giả Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học khác

đã công bố.

Tác giả luận án

Lê Xuân Trung

Trang 2

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về trường chất lượng cao 13 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về xây dựng trường

1.3 Khái quát các công trình khoa học có liên quan đến đề tài và

những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 28

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO

2.1 Những vấn đề lý luận về trường trung học phổ thông chất lượng cao 32 2.2 Những vấn đề lý luận về xây dựng trường trung học phổ thông

2.3 Những yếu tố tác động đến xây dựng trường trung học phổ

thông chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay 59

Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH

3.1 Khái quát tình hình giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội 68 3.2 Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng 72 3.3 Thực trạng số lượng, chất lượng các trường trung học phổ

3.4 Thực trạng xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng

3.5 Đánh giá chung ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng 99

Chương 4 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO

4.1 Yêu cầu xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng cao

trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 108 4.2 Các biện pháp xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng cao

trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 109

Chương 5 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP 144

5.1 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

8 Tổ chức Thương mại Thế giới - World Trade

Organization

WTO

Trang 4

Bảng số Tên bảng Trang

3.2 Hệ thống nhà trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội 68 3.3 Hệ thống nhà trường chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội 71 3.4 Cơ cấu hệ thống giáo dục cấp THPT thành phố Hà Nội 74 3.5 Thực trạng học lực, hạnh kiểm học sinh THPT TP Hà Nội 77

3.7 Kết quả kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia các môn văn hóa

và các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực qua 2 năm học 78 3.8 Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng xây dựng, ban hành

các văn bản quản lý xây dựng trường THPT chất lượng cao 81 3.9 Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng xây dựng kế hoạch

phát triển trường trung học phổ thông chất lượng cao 83 3.10 Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng mô hình, nội dung,

phương pháp và quy trình tổ chức xây dựng trường THPT

3.11 Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng tổ chức xây dựng

trường THPT chất lượng cao theo các tiêu chí 89 3.12 Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng chỉ đạo khai thác

các nguồn lực đảm bảo cho xây dựng trường THPT chất

3.13 Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng tổ chức kiểm tra,

đánh giá chất lượng và kết quả xây dựng trường THPT chất

3.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng những yếu tố tác động

ảnh hưởng đến xây dựng trường THPT chất lượng cao 98 3.15 Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng xây dựng trường THPT

chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội 100 5.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp 145 5.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 147 5.3 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 149 5.4 Phiếu điều tra thực trạng năng lực và mức độ phấn đấu nâng

cao năng lực sư phạm của giáo viên trước thử nghiệm 153 5.5 Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng năng lực và mức độ

phấn đấu nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên trước

5.6 Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng năng lực và mức độ

phấn đấu nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên sau khi

5.7 So sánh kết quả điều tra thực trạng trạng năng lực và mức

độ phấn đấu nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên trước

Trang 5

3.2 So sánh mức độ đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch

3.3 So sánh mức độ đánh giá về thực trạng mô hình, nội dung,

phương pháp và quy trình tổ chức xây dựng trường THPT

3.4 So sánh mức độ đánh giá chung về thực trạng tổ chức xây

3.7 So sánh mức độ đánh giá chung về thực trạng tổ chức kiểm

tra, đánh giá chất lượng và kết quả xây dựng trường THPT

3.8 So sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động 98

5.3 So sánh tương quan mức độ giữa tính cấp thiết và tính khả

5.4 So sánh mức độ phát triển nhận thức về năng lực sư phạm

5.5 So sánh mức độ mong muốn phát triển năng lực sư phạm

5.6 So sánh mức độ quyết tâm phát triển năng lực sư phạm của

5.7 So sánh mức độ phát triển năng lực sư phạm của giáo viên

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Xây dựng trường THPT chất lượng cao vừa là yêu cầu vừa là hệ quảcủa quá trình đổi mới giáo dục hiện nay Trước sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật và công nghệ, sự phát triển của kinh tế - xã hội, cùng với

xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cho giáo dục ViệtNam nhiều vấn đề cần phải giải quyết Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã chủtrương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạocần phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề; trong đó, hoàn thiện hệ thống giáodục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng

xã hội học tập là một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng Thực hiện hoàn thiện hệthống giáo dục quốc dân theo hướng trên đã và đang xuất hiện nhiều mô hìnhnhà trường mới như: trường chuyên, lớp chuyên; trường chuẩn quốc gia;trường quốc tế; trường chất lượng cao, v.v… Những mô hình nhà trường mớixuất hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập ngàycàng cao và đa dạng của xã hội và học sinh

Xây dựng trường THPT chất lượng cao là một trong những giải phápquan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của họcsinh và xã hội Trường chất lượng cao là những nhà trường vượt trội về chấtlượng giáo dục do thế mạnh riêng của nhà trường tạo ra, phù hợp với mục tiêuquy định của Luật giáo dục, thỏa mãn nhu cầu của học sinh và phụ huynh họcsinh, đáp ứng nhu cầu của xã hội Xây dựng và phát triển trường chất lượng cao

là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đápứng nhu cầu học tập của học sinh và xã hội Chiến lược phát triển giáo dục 2011-

2020 đã xác định: “Chú trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọngđiểm, chất lượng cao để đào tạo bồi dưỡng các tài năng, nhân lực chất lượng

Trang 7

cao cho các ngành kinh tế - xã hội”[16] Nghị quyết số 29 của Hội nghị Banchấp hành Trung ương lần thứ 8, Khóa XI cũng đã chỉ rõ: “Khuyến khích xãhội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cảcác cấp học và trình độ đào tạo”[24].

Xây dựng trường THPT chất lượng cao là thực hiện chủ trương phát triểngiáo dục của Thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh

tế, xã hội, văn hóa và giáo dục của cả nước Nhận thức được vai trò của trườngchất lượng cao và xây dựng trường chất lượng cao trong thực hiện đổi mới, nângcao chất lượng giáo dục; Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố HàNội luôn quan tâm đến xây dựng trường chất lượng cao và xem đây như là mộtvấn đề cần thiết phải tổ chức thực hiện Tại khoản 3, điều 12 của Luật Thủ đô đãxác định: “Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chấtlượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáoviên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục” Cùng với đó,ngày 24 tháng 06 năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết địnhsố: 20/2013/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy định cụ thể tiêu chí về cơ sở vậtchất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáodục chất lượng cao áp dụng tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông chất lượng cao Các văn bản trên đã khẳng định xây dựng trường chấtlượng cao là một yêu cầu, nhiệm vụ phải tổ chức nghiên cứu và triển khai thựchiện; đồng thời các văn bản đó cũng chỉ ra nguyên tắc, phương thức tổ chức xâydựng trường chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Thực tiễn xây dựng trường THPT chất lượng cao ở Thành phố Hà Nộiđang gặp những khó khăn, bất cập cả về lý luận và thực tiễn Thực hiện chủtrương của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố Hà Nội, nhữngnăm qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai xây dựng trường chất lượng cao ởbậc học mầm non, ở cấp tiểu học, THCS và THPT Đối với cấp THPT có nhiềunhà trường đã và đang triển khai xây dựng theo các tiêu chí trường THPT chất

Trang 8

lượng cao và đã đi vào hoạt động Trường THPT chất lượng cao ra đời cùng với

hệ thống trường chuyên, trường quốc tế gánh vai trò mũi nhọn trong đào tạonhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội Trường THPTchất lượng cao là mô hình nhà trường mới; mặc dù Thành ủy, Hội đồng nhândân, UBND, Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo xâydựng trường chất lượng cao nhưng trong thực tiễn triển khai thực hiện đang gặpnhiều khó khăn bất cập Mặt khác, trước sự phát triển của thực tiễn giáo dục, củathực tiễn đổi mới giáo dục đang đặt ra nhiều vấn đề về trường THPT chất lượngcao và xây dựng trường THPT chất lượng cao Do vậy, để xây dựng trườngTHPT chất lượng cao, cần phải có những nghiên cứu làm rõ những vấn đề lýluận về trường THPT chất lượng cao; đặc biệt, cần phải có những nghiên cứulàm rõ cơ sở khoa học ở góc độ quản lý giáo dục, từ đó đề xuất những biện phápcủa các chủ thể quản lý trong xây dựng trường THPT chất lượng cao trên địabàn Thành phố Hà Nội Trên thực tế, đã có một số công trình của một số tác giảtrong và ngoài nước nghiên cứu đến những vấn đề liên quan đến trường chấtlượng cao và xây dựng trường chất lượng cao; tuy nhiên, vấn đề xây dựngtrường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu có tính chất hệ thống

Từ những lý do cơ bản trên đây, NCS chọn vấn đề:“Xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về xây dựng trường THPT chấtlượng cao, đề xuất các biện pháp xây dựng trường THPT chất lượng cao trên địa bànThành phố Hà Nội nhằm tạo cơ sở khoa học đảm bảo cho các hoạt động quản lý quátrình xây dựng trường THPT chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcTHPT của Thành phố Hà Nội cảnh hiện nay

Trang 9

Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận xây dựng trường THPT chất lượng cao trong bốicảnh hiện nay

Khảo sát thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng, rút ra nguyên nhâncủa ưu điểm, hạn chế trong xây dựng trường THPT chất lượng cao trên địabàn Thành phố Hà Nội

Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường THPT chất lượng caotrên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Tiến hành khảo nghiệm, thử nghiệm kiểm chứng các biện pháp đã được

đề xuất trong luận án

3 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Quản lý quá trình phát triển nhà trường THPT trong bối cảnh đổi mớigiáo dục hiện nay

Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng trường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nộitrong bối cảnh hiện nay

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề xây

dựng trường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bốicảnh hiện nay dưới góc độ của khoa học quản lý giáo dục Giới hạn trongphạm vi các trường THPT công lập

Phạm vi về khách thể khảo sát, tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến các cán

bộ quản lý giáo dục thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hà Nội; các cán bộquản lý và giáo viên; học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Phạm vi về thời gian, các số liệu sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của

luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp được giới hạn từ năm 2013 đến nay

Trang 10

4 Giả thuyết khoa học

Xây dựng trường THPT chất lượng cao là yêu cầu tất yếu khách quan củaquá trình đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay Nếu quá trình xây dựngtrường THPT dưạ trên lý thuyết khoa học về chất lượng giáo dục hiện đại, đềxuất được hệ thống tiêu chí đánh giá và các biện pháp tổ chức xây dựng nhàtrường chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển của lý luận và thực tiễn giáodục thì sẽ xây dựng được trường THPT chất lượng cao, góp phần hoàn thiện môhình nhà trường THPT mới, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và quy môphát triển giáo dục của Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin Quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm, chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo của Đảng; đặc biệt làquan điểm đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Luận án được sử dụng quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc để phântích cấu trúc mô hình trường THPT chất lượng cao trong mối quan hệ với bốicảnh quốc tế, trong nước và địa phương

Luận án được sử dụng quan điểm tiếp cận thực tiễn để phân tích cơ sởthực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chỉ ra nguồn gốc thực tiễn và những mâuthuẫn trong thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó định hướng nộidung nghiên cứu hướng vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễnxây dựng trường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội trongbối cảnh hiện nay

Luận án được sử dụng quan điểm tiếp cận lịch sử - lôgíc để phân tíchtìm ra nguồn gốc, quy luật hình thành các quan điểm khác nhau về lý luận, vềthực tiễn xây dựng nhà trường chất lượng cao Xem xét các mô hình trường

Trang 11

chất lượng cao trong các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể Trên cơ sở đó xácđịnh mô hình và các tiêu chí xây dựng trường THPT chất lượng cao trên địabàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh lịch sử hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phântích, tổng hợp, khái quát, hóa, hệ thống hóa, mô hình hóa … Nghiên cứu,

hệ thống, khái quát hóa các nguồn tài liệu nhằm khai thác có hiệu quả cácthông tin để xây dựng cơ sở lý luận của luận án Các nguồn tài liệu đượckhai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác - Lê nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản ViệtNam, các Nghị quyết của Thành ủy, Thành phố Hà Nội; các văn bản giáodục, đào tạo của Nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các côngtrình nghiên cứu khoa học giáo dục; các luận án, báo cáo khoa học, các bàibáo khoa học và tác phẩm chuyên khảo về giáo dục và quản lý giáo dục

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động xây dựng

trường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiệnnay; quan sát các hoạt động giáo dục ở các trường THPT và các trường THPTchất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Để điều tra, đánh giá thực

trạng chất lượng trường THPT và thực trạng xây dựng trường THPT chấtlượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội, NCS tiến hành xây dựng bộphiếu hỏi Sử dụng bộ phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của 534 cán bộ quản

lý và giáo viên huộc 10 trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội Trong

đó, cán bộ quản lý giáo dục 134 người (gồm 42 cán bộ của Sở GD&ĐT; 92Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng các trường THPT); 400 giáo viên

Trang 12

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Tổ chức trao đổi, xin ý kiến cán bộ

quản lý và giáo viên có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý giáo dục và giáodục Nội dung xin ý kiến chuyên gia tập trung vào thực trạng chất lượng giáodục và thực trạng xây dựng trường chất lượng cao hiện nay

Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu một số nhà khoa học và

chuyên gia về lĩnh vực xây dựng nhà trường chất lượng cao Mục đích, nộidung phỏng vấn tập trung làm rõ những khó khăn, bất cập trong xây dựngtrường chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay

Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm để

khẳng định sự cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong thực tiễn.Tiến hành thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu, báo cáo tổng kết thực tiễn liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ CBQL, từ đó rút ra những kết luận cấp thiết.

Nhóm phương pháp hỗ trợ:

Thu thập và xử lý số liệu thực trạng và thực nghiệm bằng phương phápthống kê toán học; phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh Sử dụngphần mềm excel để thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câuhỏi và từng đối tượng khảo sát Sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỷ

lệ phần trăm Sử dụng công nghệ thông tin để vẽ biểu đồ minh họa

6 Những đóng góp mới của luận án

Trang 13

điểm hiện đại; xác định được các nội dung quản lý, phương thức quản lý xâydựng trường THPT chất lượng cao theo hướng gắn chất lượng xây dựng nhàtrường với chất lượng sản phẩm học sinh tốt nghiệp.

Về thực tiễn:

Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng đã cung cấp thông tin, số liệu thựctiễn đán tin cậy về trường THPT chất lượng cao và thực trạng xây dựngtrường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội Đồng thời đãkhái quát các ưu điểm, hạn chế, rút ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó

Luận án đã đề xuất được hệ thống các biện pháp xây dựng trườngTHPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội phù hợp với thực tiễn,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường, đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp các luận cứ khoa học choquá trình xây dựng trường THPT chất lượng cao Đảm bảo cho quá trình xâydựng trường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội được thựchiện trên cơ sở khoa học vững chắc

Các kết quả khảo sát, điều tra cung cấp những số liệu trung thực giúpcác chủ thể quản lý nhận rõ, đánh giá đúng tình hình hoạt động xây dựngtrường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội Những biệnpháp được đề xuất trong luận án là những gợi ý, giúp các nhà lãnh đạo, cáccấp quản lý tham khảo áp dụng trong thực tiễn xây dựng trường THPT chấtlượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội Luận án là tài liệu tham khảo chonghiên cứu, học tập giảng dạy trong các nhà trường

8 Kết cấu của luận án

Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 5 chương nội dung; kết luận, kiếnnghị; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tàiluận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về trường chất lượng cao

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về trường chất lượng cao của các tác giả nước ngoài

Trong cuốn sách “International developments in upper secondaryeducation: context, provision and issues” (Phát triển quốc tế trong giáo dục

THPT: bối cảnh, điều kiện và các vấn đề) , Joanna Le Métais đã giới thiệu về

sự ra đời của các mô hình nhà trường và sự phát triển của các phương thứcgiáo dục ở các nước trên thế giới Tác giả cho rằng, sự kết thúc của thế kỷ 20

đã chứng kiến một nền giáo dục phát triển mạnh ở các nước phát triển vàđang phát triển Đó là sự gia tăng về tỷ lệ và quy mô của cải cách đã hoặcđang được giới thiệu để giúp các quốc gia đáp ứng những thách thức của thế

kỷ 21 Trong bối cảnh này, đã có nhiều thay đổi trong tổ chức cấu trúc và tínhchất, nội dung, và đánh giá học tập tại cấp THPT ở hầu hết các quốc gia

Trong tài liệu "Building a Grad Nation: Progress and Challenge inRaising High School Graduation Rates Annual Update 2016" (Xây dựng mộtquốc gia tốt nghiệp: Tiến bộ và thách thức trong việc tăng tỷ lệ tốt nghiệp

trung học Cập nhật hàng năm 2016) [97], các tác giả đã giới thiệu các loại

hình trường phổ thông của một số quốc gia Theo đó, thời gian học THPT thayđổi theo loại chương trình và cơ sở giáo dục Các chương trình giáo dục THPT

có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm Chương trình 2 năm: Tây Ban Nha, Ireland, Anh,Québec, Singapore, Đức (một phần); Chương trình 3 năm: Phần Lan, Na Uy,Thu Sweden Điển, Đan Mạch, Đức (phần lớn); Chương trình 4 năm: Thụy Sĩ,Áo; Chương trình 5 năm: Ý Giáo dục THPT ở (1) trường cao đẳng cung cấpchương trình giáo dục phổ thông THPT (ví dụ, một số tiểu bang ở Úc,

Trang 15

Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thụy Điển), và (2) caođẳng phối hợp giáo dục phổ thông cơ sở và THPT trong cùng một cơ sở giáodục (ví dụ, Anh, Đức, Hungary, Ireland, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha,Thụy Sĩ, Hoa Kỳ).

Với tình trạng giáo dục THPT tại các nước khác nhau thì khác nhaunhư vậy, việc nghiên cứu hệ thống giáo dục là rất cần thiết Thông qua cácnghiên cứu các nhà khoa học mong muốn cung cấp kiến thức và kết quảnghiên cứu quan trọng góp phần cho sự phát triển tiếp theo của nền giáo dục

cơ bản nói chung và nền giáo dục THPT nói riêng

Trong một báo cáo OECD năm 2012 về “Chuẩn bị giảng viên và phát

triển lãnh đạo nhà trường cho thế kỷ 21”, các tác giả đã chỉ rõ tầm quan trọng

của giảng viên và lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới, phát triển các trườnghọc trên toàn thế giới Theo đó, rất nhiều trường học hay ngành giáo dục của cácquốc gia trên thế giới đang trong giai đoạn đổi mới chương trình đào tạo,phương pháp đào tạo và công tác đánh giá, khảo thí để đạt được mục tiêu chấtlượng đào tạo cao đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho xã hội trong thế kỷ 21

Bài báo khoa học của Ng Pak Tee (2003) “Trường học ở Singapore và

mô hình trường học xuất sắc” [102] đã cho thấy trước tầm nhìn quốc gia vềgiáo dục của Singapore là “Các trường học sáng tạo, Quốc gia học tập” thìcác trường học ở Singapore cần có các thay đổi mạnh mẽ để trở thành cáctrường xuất sắc Theo đó, hệ thống đánh giá các trường học ở Singapore từnăm 2000 có những thay đổi lớn theo cách tự đánh giá sử dụng mô hìnhtrường học xuất sắc (SEM) Mô hình này dựa trên mô hình đánh giá hoạtđộng kinh doanh xuất sắc như các doanh nghiệp Nội dung bài báo đã làm rõ vaitrò của lãnh đạo và công tác quản lý trường học của Singapore và các nội dungkhác theo đánh giá của mô hình SEM Trong mô hình SEM này, nhiều thànhphần khác nhau được đề cập hướng tới mục tiêu phát triển trường học xuất sắc,

Trang 16

trong đó vai trò lãnh đạo nhà trường được đặt trọng số cao, bên cạnh các yếu tốkhác Nghiên cứu này cũng kết luận rằng mô hình SEM không chỉ giúp pháttriển nhà trường nói chung mà nhấn mạnh vai trò lãnh đạo và phát triển văn hóacủa trường học giúp phát triển bền vững.

Năm 2012, Peter M Senge và các cộng sự trong cuốn sách “Schoolsthat learn (updated and revised): A fifth discipline fieldbook for educators,parents, and everyone who cares about education”, (Các trường học: Một cuốnsách kỷ luận thứ năm dành cho các nhà giáo dục, phụ huynh và mọi người

quan tâm đến giáo dục) [106] ông đã bàn đến xây dựng nhà trường như là một

tổ chức học tập Trong đó ông đã phát triển khái niệm về một tổ chức họctập Ông quan niệm nhà trường như một tổ chức học tập bao gồm các hệ thốngđộng trong trạng thái thích ứng và cải tiến liên tục Nhà trường là những tổchức “nơi mọi người liên tục mở rộng khả năng của họ để tạo ra kết quả mà họthực sự mong muốn, nơi các kiểu tư duy mới và mở rộng được nuôi dưỡng, nơi

mà khát vọng tập thể được giải phóng và nơi mọi người tiếp tục học hỏi để thấytoàn bộ cùng nhau” Ông lập luận rằng chỉ những tổ chức có khả năng thíchứng nhanh và hiệu quả mới có thể vượt trội trong lĩnh vực hoạt động của mình

Để nhà trường trở thành một tổ chức học tập, phải có hai điều kiện bắt buộc

“Đầu tiên là khả năng thiết kế tổ chức để phù hợp với kết quả mong muốn hoặcmong muốn, và thứ hai, khả năng nhận ra khi hướng ban đầu của tổ chức khácvới kết quả mong muốn và làm theo các bước cần thiết để sửa lỗi không phùhợp này” Senge cũng tin vào lý thuyết về tư duy hệ thống mà đôi khi được gọi

là “Nền tảng” của tổ chức học tập Tư duy hệ thống tập trung vào cách cá nhânđang được nghiên cứu tương tác với các thành phần khác của hệ thống Thay vìtập trung vào các cá nhân trong một tổ chức, họ thích xem xét số lượng tươngtác lớn hơn trong tổ chức và giữa các tổ chức nói chung

Ông đã xây dựng tiêu chuẩn năng lực cán bộ quản lý trường THPTthành 3 nhóm: năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và năng lực cá nhân và

Trang 17

chia thành các mức độ thành thạo năng lực khác nhau để thuận lợi cho côngtác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý đạt chuẩn Peter M Senge còn nhấnmạnh tác động của năng lực lãnh đạo nhà trường tới kết quả hoạt động mộtcách trực tiếp và gián tiếp khác nhau Bên cạnh việc tham gia tác động vàokết quả hoạt động chuyên môn, những người lãnh đạo nhà trường còn có đónggóp thông qua việc động viên, khuyến khích các giáo viên và học sinh họctập Qua đó, kết quả học tập của học sinh và kết quả hoạt động của nhà trườngđược cải thiện nhờ vào vai trò lãnh đạo nhà trường.

Ở Châu Á, trong bài báo của Shyr, W (2017), “Developing thePrincipal Technology Leadership Competency Indicators for Technical High

Schools in K-12 in Taiwan - Phát triển các chỉ số năng lực lãnh đạo của hiệu

trưởng trường phổ thông” đăng trên Tạp chí Toán học, khoa học và công nghệEurasia [109] đã công bố kết quả nghiên cứu về phát triển các chỉ báo về nănglực lãnh đạo dành cho hiệu trưởng các trường phổ thông ở Đài Loan Theo đó,tác giả bài báo nhấn mạnh việc phát triển năng lực lãnh đạo này sẽ giúp chohiệu quả hoạt động giảng dạy và quản lý của các hiệu trưởng được tốt hơn đápứng yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật trong thời đại mới

Schratz, M (2014), đã công bố một nghiên cứu “The European teacher:Transnational perspectives in teacher education policy and practice - Giáo viênchâu Âu: Quan điểm xuyên quốc gia trong chính sách và thực hành giáo dụccủa giáo viên”[108] Tác giả đã phân tích các năng lực lãnh đạo và quản lý quátrình học tập và giảng dạy ở nhà trường, năng lực quản lý sự thay đổi của tổchức, năng lực lãnh đạo cá nhân và nhân viên cũng như năng lực phát triển nhàtrường Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn áp dụng tiếp cận năng lực cho pháttriển đội ngũ cán bộ quản lý trường học phổ thông trên thế giới là rất phổ biến

và đúng xu hướng phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực Tùy thuộc vàothực tiễn mỗi quốc gia và mục tiêu phát triển của các trường phổ thông mà tiêuchuẩn năng lực được thiết lập phù hợp

Trang 18

1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về trường chất lượng cao của các tác giả trong nước

Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”[81], tác giả TrầnĐình Tuấn đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quan trọng của giáo dụctrong phát triển đất nước ở các giai đoạn khác nhau Theo đó, sự phát triển của giáodục phải tương thích với sự phát triển của đất nước Mỗi giai đoạn lịch sử khácnhau, bối cảnh xã hội khác nhau có các yêu cầu khác nhau về chất lượng giáo dục.Giáo dục chất lượng cao là cao so với điều kiện xã hội trong bối cảnh lịch sử cụ thể.Các nội dung luận giải trong cuốn sách giúp định hướng về mặt lý luận phát triểngiáo dục tại Việt Nam theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện và định hướngcho xây dựng trường THPT chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay

Theo cuốn “Quản lý giáo dục” [38] do Bùi Minh Hiền chủ biên đã đềcập, trong quá trình phát triển lịch sử giáo dục ở Việt Nam cũng như các nướctrong khu vực và trên thế giới thời cận và hiện đại, có thể thấy có bốn mô hìnhphát triển giáo dục: Mô hình giáo dục tượng trưng, hay còn gọi là mô hình giáodục tinh hoa (education for elite), mô hình giáo dục cạnh tranh hay còn có thểgọi là mô hình giáo dục vì nhân lực (education for manpower), mô hình giáodục phục vụ hay còn gọi là mô hình giáo dục đại chúng (education for mass) vàcuối cùng là mô hình giáo dục dịch vụ, hay còn có thể gọi là mô hình giáo dụctrong xã hội học tập (education in learning society) Mỗi mô hình giáo dục đềumang trong mình những điểm mạnh, điểm vượt trội nhưng vẫn còn tồn tại mộtvài yếu tố bất cập Mô hình giáo dục tượng trưng đúng như tên gọi của nó đượchình thành trong các xã hội tiền công nghiệp và nông nghiệp khi mà giáo dụcvẫn chưa được coi trọng và đề cao Quan hệ thầy trò là quan hệ một chiều; thầygiáo truyền đạt, học sinh tiếp thu, “học vấn” đôi khi chỉ là một dạng đối tượng

để thưởng thức, hoặc chỉ là một thứ trang trí cho những người ở tầng lớp trênkhoe mẽ địa vị của mình trong giao tiếp xã hội

Trang 19

Sau khi phân tích bốn mô hình giáo dục, các tác giả khẳng định ở Việtnam hiện nay xu hướng tất yếu là lựa chọn mô hình giáo dục dịch vụ địnhhướng xã hội chủ nghĩa Mô hình giáo dục dịch vụ, hay còn gọi là mô hìnhgiáo dục trong xã hội học tập (education in learning society) Mô hình nàyđược xây dựng trên cơ sở của quan điểm học tập suốt đời Đồng thời mô hìnhnày được xây dựng dựa trên cơ sở bốn trụ cột của giáo dục đã được UNESCO

đề xuất là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng địnhmình Xây dựng mô hình giáo dục dịch vụ có nghĩa là xây dựng một nền giáodục của một xã hội học tập suốt đời toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong

đó tất cả các yêu cầu học tập của mọi người ở mọi lúc, mọi nơi đều được đápứng

Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi [48], mỗi mô hình giáo dục ra đời theotừng giai đoạn phát triển của xã hội đồng nghĩa với việc mỗi mô hình sẽ phảnánh và mang tính khách quan phù hợp với sự đòi hỏi của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của từng giai đoạn Mỗi mô hình giáo dục chỉ có thể phù hợp

và có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ trong từng giai đoạn Việclựa chọn mô hình giáo dục phù hợp với quy luật phát triển và sự vận động củathực tiễn thể hiện sự nhận thức và hành động hợp quy luật của các quốc giarong đó có Việt Nam Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ sựchuyển đổi từ nên kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có

sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng môĐào Trọng Thi trong đề tài khoa học “Nghiên cứu mô hình đại học tự chủ vàcác giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đạihọc ở Việt Nam giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030” [74], tác giả đã tiếp cậnvấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường từ góc độ tự chủ Theotác giả, tự chủ vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để xây dựng nhà trường chấtlượng cao Tác giả đã khái quát lịch sử vấn đề tự chủ của nhà trường Đồngthời giới thiệu các mô hình thực chủ Báo cáo tổng quan về xu thế quản trị đạihọc trên thế giới của World Bank (2008) khái quát bốn mô hình quản trị đại

Trang 20

học với các mức độ tự chủ khác nhau: i) mô hình Nhà nước kiểm soát hoàntoàn (state control) như ở Malaysia; ii) mô hình bán tự chủ (semi -autonomous) như ở Pháp và New Zealand; iii) mô hình bán độc lập (semi -independent) ở Singapore, và iv) mô hình độc lập (independent) ở Anh, Úc.Trong mô hình Nhà nước kiểm soát thì cơ sở GDĐH vẫn được hưởng một mức

độ tự chủ nhất định vì những lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước không thểkiểm soát được tất cả các hoạt động của cơ sở GDĐH; và ngay trong mô hìnhđộc lập thì vẫn có những mặc định ngầm về quyền của Nhà nước nắm giữ một

số kiểm soát về mặt chiến lược và có quyền yêu cầu tính giải trình cao ở các cơ

sở GDĐH hình giáo dục theo cơ chế thị trường – Mô hình giáo dục định hướng

xã hội chủ nghĩa là một xu hướng tất yếu

Về nội dung tự chủ, tác giả đã giới thiệu nội dung tự chủ của các nhàtrường khác nhau trên thế giới Trong đó tự chủ tập trung trên các nội dungnhư: tự chủ về cơ cấu, tổ chức, quy trình ra quyết định lựa chọn Hiệutrưởng/người đứng đầu, Hội đồng quản trị/Hội đồng trường; tự chủ tài chính;

tự chủ về học thuật (đào tạo và khoa học công nghệ); tự chủ về nguồn nhânlực là việc tự quyết định tuyển dụng và điều hành nguồn nhân lực sao cho phùhợp với lợi ích của trường

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp tự chủ của nhà trường ởViệt Nam Tác giả nhấn mạnh rằng, tự chủ là yêu cầu tiên quyết để nâng caochất lượng giáo dục của các nhà trường trong bối cảnh hiện nay Trong đó, tácgiả nhấn mạnh về vấn đề hoàn thiện các văn bản quản lý tạo cơ sở pháp lýcho hoạt động tự chủ của các nhà trường

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng cao

Trang 21

1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng cao của các tác giả nước ngoài

Nghiên cứu của học giả Chris Lehmann và Zac Chase (Building School2.0 – Xây dựng trường học 2.0) [95], nêu ra những luận điểm và đề xuất vềviệc xây dựng trường học chất lượng cao, hướng đến mục đích đào tạo ranguồn nhân lực phù hợp với xã hội hiện đại Trong đó, một số quan niệm mấuchốt bao gồm: sự có mặt “vô hình” nhưng đồng đều, cấp thiết của công nghệ

kỹ thuật ứng dụng trong môi trường học tập, các mô hình lớp học tập trungvào người học mà hai học giả nói trên gọi là “thiết kế ngược” truyền thống,ứng dụng những công nghệ kỹ thuật nào sao cho tốt, không nhất thiết phảiluôn là công nghệ mới nhất và cuối cùng là việc các giáo viên phải đóng vaitrò làm những người dẫn lối, mang những trải nghiệm thế giới thực (thay vì lýthuyết suông) đến cho người học

Một nghiên cứu khác của học giả Peter Senge, viết trong cuốn sách nổitiếng “Schools that learn” (Các trường biết học) [105] chỉ ra những khía cạnh

và tính cần thiết trong việc đổi mới giáo dục, xây dựng các trường chất lượngcao cho phù hợp với tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới, nơi những giảipháp giáo dục cũ không còn hiệu quả nữa Cuốn sách nêu ra các phương pháp

tổ chức dạy và học hiện đại, những hướng dẫn mang tính bản lề cho việc ứngdụng, phát huy sự sáng tạo trên các mô hình trường lớp; đồng thời cũng cungcấp những minh họa, ví dụ thực tế, những nghiên cứu quan sát về các trườnghọc chất lượng cao đã và đang hoạt động trên thế giới

Ở những góc nhìn khác về giáo dục chất lượng cao như trong cuốn

“Shaping School Culture: Pitfalls, Paradoxes, and Promises” (Hình thành vănhóa trường học: những cạm bẫy, nghịch lý và hứa hẹn) của học giả Terrence

Deal và Kent Peterson (2010) [110] hay cuốn “Introduction to Educational

Leadership and Organizational Behavior: Theory Into Practice” (Giới thiệu vềlãnh đạo giáo dục và hành vi tổ chức: từ lý thuyết tới thực hành) của Patti

Trang 22

Chance (2009) [103] lại tập trung khai thác khía cạnh văn hóa, hành vi tổchức của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà trường mang tính quốc tế.Theo các tác giả, một nhà trường được xem là có chất lượng cao thì phải hìnhthành cho mình một nét văn hóa tổ chức riêng.

Jones, G.A., (1996), Conceptions of Quality and the Challenges ofQuality Improvement in Higher Education: Ontario Institute for studies inEducation of the University of Toronta, Toronto, Canada [99] (Quan niệm vềchất lượng và những thách thức của cải tiến chất lượng trong giáo dục đại học:Ontario Viện nghiên cứu Giáo dục thuộc Đại học Toronto, Toronto, Canada).Tác giả đã giới thiệu các quan niệm khác nhau về chất lượng giáo dục Theoông, các chuyên gia về quản lý chất lượng giáo dục có những cách hiểu khácnhau về chất lượng cao Theo William Edwards Deming (1900 –1993) vàJoseph Moses Juran (1904 – 2008) thì " Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu".Theo Kaoru Ishikawa (1915 – 1989) thì “Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầuthị trường với chi phí thấp nhất” Theo Philip Bayard Crosby (1926 – 2001) thì "Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Tổ chứcTiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO)tại điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa: “Chất lượng là mức độđáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có” Trong kinh tế thịtrường, chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu củakhách hàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra cóhiện đại đến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quanđiểm người tiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoảmãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn

Trong Báo cáo của UNESCO, với tiêu đề “Giáo dục cho mọi người,yêu cầu khẩn thiết về chất lượng” [91] đã tổng kết: “Có hai nguyên tắc đặc

trưng cho hầu hết những cố gắng để định nghĩa chất lượng giáo dục Nguyên

Trang 23

tắc thứ nhất xác định sự phát triển về mặt nhận thức của người học như là

mục tiêu chính, rõ ràng của tất cả các hệ thống giáo dục, xem thành công ở

lĩnh vực này như là một chỉ số về chất lượng Nguyên tắc thứ hai nhấn mạnh

đến vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy những giá trị chung và sự pháttriển tính sáng tạo và cảm xúc Đây là những mục tiêu mà kết quả đạt đượckhó đánh giá hơn nhiều” UNESCO lấy hai chỉ số cốt lõi để đánh giá chấtlượng giáo dục mà mỗi cơ sở giáo dục phải thực hiện được Đó là: Sự pháttriển nhận thức của người học Thúc đẩy những giá trị chung và sự phát triểntính sáng tạo và cảm xúc của người học Chất lượng giáo dục của mỗi cơ sởđều được đánh giá đồng bộ từ “Đầu vào – Quá trình – Đầu ra”

1.2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về xây dựng trường trung học phổ thông chất lượng cao của các tác giả trong nước

Tác giả Vũ Trong Rỹ, trong bài viết với tiêu đề “Phác thảo mô hìnhtrường phổ thông Việt Nam sau 10-15 năm tới” [65], đã phân tích triết lý pháttriển nhà trường phổ thông trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc

tế Theo đó, giáo dục vì sự phát triển của mỗi người học và đáp ứng nhu cầu của

xã hội là triết lý phát triển nhà trường phổ thông Tác giả luận giải: Nhà trườngphải thực hiện sứ mệnh của giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới; Nhà trườngphổ thông phải đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ em lứa tuổi thiếu niên và vịthành niên; Sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải chuyển trường học truyềnthống sang nhà trường kiểu mới Trên cơ sở trục lý luận đã nêu, tác giả đã phácthảo mô hình trường phổ thông sau 10 – 15 năm tới Tác giả quan niệm, nhàtrường phổ thông mới phải là nhà trường mở, gắn kết chặt chẽ với gia đình họcsinh và cộng đồng; thực hiện giáo dục toàn diện và có đủ điều kiện thực hiệnhiệu quả giáo dục toàn diện; đảm bảo dân chủ, hợp tác là nguyên tắc chi phối tất

cả các hoạt động trong nhà trường Tác giả đã phác thảo mô hình nhà trường phổthông mới chất lượng cao trên các thành tố cơ bản như sau:

Trang 24

Mục tiêu phát triển của nhà trường phải hướng vào phát triển năng lực

cá nhân của học sinh và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Trên cơ sởmục tiêu của giáo dục phổ thông, nhà trường phải có mục tiêu cụ thể thể hiện

rõ triết lý phát triển của nhà trường có sức hấp dẫn với học sinh, cha mẹ, các

em và cộng đồng xã hội

Về cơ chế quản lý, nhà trường được quyền tự chủ về nhân sự, tài chính

và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trên cơ sở đảm bảo dân chủ, côngkhai, minh bạch với sự giám sát của tập thể giáo viên và cộng đồng Tập trungvào quản lý chất lượng, xây dựng văn hóa nhà trường, duy trì quan hệ nhàtrường với cộng đồng

Về nội dung, chương trình giáo dục phải được xây dựng theo hướngphát triển năng lực học sinh Nội dung giáo dục được cấu trúc thành các mônhọc bắt buộc và tự chọn, coi trọng các hoạt động xã hội và hướng nghiệp

Về phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phải loại bỏ các phươngpháp dạy học nhồi nhét, áp đặt; áp dụng các phương pháp dạy học phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh; dạy cách học, cách tự lực chiếmlĩnh tri thức Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy học Kiểm tra, đánh giá hướng vào năng lực học sinh Hình thức tổ chứcgiáo dục đa dạng, kết hợp cá nhân và hợp tác nhóm; trong lớp, ngoài lớp; trongtrường, ngoài trường; chính khóa, ngoại khóa; thực tập, thực hành, tham quan,câu lạc bộ,… Thời gian học tập tại trường được kéo dài cả ngày, từ 6 đến 7 giờtrong ngày Phân bổ hợp lý các tiết học và các hoạt động giáo dục khác phùhợp với tính chất môn học, thực tiễn nhà trường và học sinh

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được đào tạo về quản lý giáo dục Tácgiả đã chỉ ra các phẩm chất và năng lực cơ bản cần có của cán bộ quản lý vàcủa người giáo viên

Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhà trường phải có đủ không gian

sư phạm với cơ sở hạ tầng phù hợp cho các hoạt động giáo dục toàn diện Có

Trang 25

đủ thiết bị dạy học và phương tiện kỹ thuật để thực hiện chương trình giáodục phát triển năng lực học sinh Nhà trường kết hợp với địa phương xâydựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp Xây dựng bầu không khí tâm lýthân thiện, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, xây dựng các nối quan hệ lành mạnhgiữa các lực lượng trong nhà trường.

Trong bài viết: “Năng lực cán bộ quản lý giáo dục - chìa khoá quan trọng

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”, tác giả Trần Mai Ước [92] đã phân tích bối

cảnh hiện nay ở trong nước và thế giới để khẳng định tính cấp thiết của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh thế giới phẳng như hiện nayđòi hỏi giáo dục phải đáp ứng những tiêu chuẩn do xã hội đặt ra và do những nhucầu đổi mới tự thân của GD&ĐT Tác giả khẳng định so với giai đoạn trước đây,vai trò của giáo dục có những sự thay đổi nhất định Theo đó, cán bộ quản lý giáodục phải có năng lực quản lý chất lượng giáo dục Bài viết đã định hướng cho xâydựng trường THPT chất lượng cao cần phải bắt đầu từ năng lực và ý chí quyết tâmcủa cán bộ quản lý giáo dục nói chung, của Hiệu trưởng nhà trường nói riêng

Trong hội thảo khoa học về xây dựng phát triển trường chất lượng caotrên địa bàn Hà Nội, đã có nhiều ý kiến tham luận với các góc tiếp cận khácnhau Tác giả Nguyễn Phú Cường, Trường THPT Dân lập M.V.Lômônôxốp,nhận định, việc trở thành trường chất lượng cao là rất khó, cần có quyết tâmsắt đá mới có kết quả Báo cáo tham luận của lãnh đạo nhiều trường đều chorằng, thu không đủ chi và khó thu hút học sinh vì mức học phí cao; từ đó đềxuất nhà nước cấp kinh phí chi trả lương cơ bản cho giáo viên… Trước thực

tế này, hiệu trưởng một trường đã chuyển đổi thành công sang mô hình chấtlượng cao khẳng định: thành công hay không, vai trò của người đứng đầu nhàtrường mang tính quyết định và Hội thảo đã nhất trí cao với nhận định rằng:Không thể thành công nếu Hiệu trưởng "không muốn khó vào thân"

Tháng 9 năm 2017, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên

và nhi đồng, Quốc hội khóa XIV đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Về

Trang 26

chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam”[89] Hội thảo tập hợp các nhà xây

dựng chính sách, quản lý nhà nước, các chuyên gia, các nhà khoa học trong

và ngoài nước, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhằm trao đổi, chia sẻnhững quan điểm, kiến giải khoa học, đề xuất những ý tưởng và giải pháp gópphần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam Hội thảo bao gồmcác báo cáo của các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới, Bộ Giáo dục vàĐào tạo, các đại học lớn về những vấn đề chung của giáo dục phổ thông Tiếptheo là phần thảo luận chuyên đề tập trung vào ba nội dung trọng tâm liênquan tới chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam: Một là, chương trình vàphương pháp dạy học phổ thông Hai là, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục phổ thông Ba là, công tác quản lý giáo dục phổ thông Hộithảo cho rằng, để xây dựng trường phổ thông chất lượng cao trong bối cảnhhiện nay phải tập trung giải quyết 3 vấn đề trên

Ngày 26/3/2017, Trường THPT Khoa học Giáo dục, thuộc Trường Đạihọc Giáo dục, ĐHQG Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học về tư vấn tuyểnsinh vào trường THPT [79] Trong bài phát biểu khai mạc của Ông Lê KimLong, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục đã giới thiệu về triết lý củatrường THPT chất lượng cao Ông đã chỉ ra sự khác biệt, tính ưu việt của triết

lý giáo dục, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên gia, đội ngũgiáo viên và phương pháp giảng dạy tại Trường THPT Khoa học Giáo dục.Theo ông, Trường THPT Khoa học Giáo dục (HES) trực thuộc Trường Đạihọc Giáo dục – ĐHQGHN là mô hình trường THPT thực hành giáo dục tiêntiến, chất lượng cao của Việt Nam, được thành lập vào năm 2016 HES làtrường THPT chất lượng cao đứng trong hàng ngũ 03 đơn vị đào tạo cấpTHPT chất lượng cao của ĐHQGHN, cùng với trường THPT Chuyên Khoahọc Tự nhiên – ĐH Khoa học Tự nhiên và Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

- ĐH Ngoại ngữ “Tại HES, dựa trên việc thụ hưởng và triển khai có hiệu quảcác thành tựu khoa học giáo dục trong nhà trường, học sinh sẽ có một môhình học tập, sinh hoạt toàn diện và tiên tiến nhất hiện nay”[79]

Trang 27

Ngày 26/11/2018, Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục thuộcHọc viện Quản lý giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học thường niên với chủ đề:

“Quản trị trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục”

[41] Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm tham dự của nhiều Chuyên gia

trong lĩnh vực quản lý giáo dục Hội thảo đã nhận được nhiều bài viết của củacác chuyên gia, các nhà khoa học, các cộng tác viên, các thầy/cô bên trong vàbên ngoài Học viện, từ: Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT, PhòngGD&ĐT Tp Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình, Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục Phổthông Việt Nam, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Trường Cao đẳng sư phạmTrung ương, Trường THPT Phan Huy Chú, Trường THCS VinSchool,…Cácbài tham luận đã trình bày, chia sẻ nhiều ý kiến về quản trị trường phổ thôngtrong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục, trong đó tập trung vào một sốnội dung chính: Quản trị trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay - cơ hội vàthách thức; Quản lý hoạt động dạy và học hướng tới thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông mới; Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý giáo dục phổ thông trước yêu cầu của chương trình giáo dụcphổ thông mới; Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trước yêu cầuđổi mới chương trình giáo dục phổ thông Nhìn chung, các báo cáo tham luậnđều hướng vào xây dựng các tiêu chí trường phổ thông chất lượng cao

Hoàng Quốc Vinh (2018), “Quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT

Hà Nội theo hướng chuẩn hóa”, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo

dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam [93] Luận án đã phát triển lý luận

về quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT theo hướng chuẩn hóa trongbối cảnh hiện nay Tác giả luận án đã phân tích làm rõ vai trò của Hiệutrưởng đối với nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Theo đó muốnxây dựng nhà trường THPT chất lượng cao, trước hết phải nâng cao nănglực của Hiệu trưởng, phải cụ thể chuẩn hiệu trưởng theo từng trường Luận

án đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng

Trang 28

trường THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay cũng như phân tích các yếu tốảnh hưởng, nguyên nhân của thực trạng Luận án đã đề xuất 5 giải pháp vềquản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.

Lê Trung Chính (2015), Phát triển đội ngũ giáo viên THPT Thành phố

Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lýgiáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam [17] Trương Đình Chiến(2013), Quản lý Nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lậpvùng Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công,Học viện Hành chính, Hà Nội [15]

Theo Nguyễn Hữu Châu trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục – Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn” , chất lượng giáo dục trong nhà trường phụ thuộcchủ yếu vào năng lực của đội ngũ giáo viên Để nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường phải nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên Tác giả chorằng, ngoài các yêu cầu về tư tưởng, đạo đức của người giáo viên, ngày nay đểthực hiện sứ mệnh của mình, người giáo viên cần có những năng lực cơ bản sau:Năng lực chuẩn đoán; Năng lực đáp ứng; Năng lực đánh giá; Năng lực thiết lậpmối quan hệ thuận lợi với người khác, nhất là học sinh; Năng lực triển khaichương trình giáo dục; Năng lực đáp ứng trách nhiệm với xã hội

Trong tác phẩm “Phát triển chương trình giáo dục” [48] của Nguyễn VănKhôi, tác giả quan niệm chương trình giáo dục là cái gốc để tạo nên chất lượng củanhà trường Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường phải phát triển nộidung, chương trình giao dục Tác giả đưa ra quan niệm về phát triển chương trìnhgiáo dục, đồng thời chỉ ra các bước để xây dựng chương trình giáo dục từ khâu xâydựng ý tưởng, chương trình cho đến khi áp dụng vào thực tiễn và đánh giá kết quả

Nghiên cứu của Đỗ Kiều Tâm [70] đã nêu ra một số các luận điểm và đềxuất 7 biện pháp quản lý phát triển trường THPT chất lượng cao trong bối cảnhhiện nay bao gồm (1) nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể quản lý nhà

Trang 29

nước và cơ sở giáo dục về phát triển trường THPT chất lượng cao; (2) xâydựng kế hoạch chiến lược phát triển trường THPT chất lượng cao phù hợp vớiđiều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục trên địa bàn; (3) phát triểnđội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển trường THPT chất lượng cao; (4)phát triển đội ngũ quản lý giáo dục và nhân viên đáp ứng nhu cầu phát triểntrường THPT chất lượng cao; (5) chỉ đạo đổi mới có hiệu quả chương trình, nộidung và phương pháp dạy học, theo xu thế dạy học hiện đại; (6) hiện đại hóa cơ

sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại theo mô hình trường chất lượngcao; và (7) tổ chức phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục của nhà trường,gia đình và xã hội trong phát triển trường THPT chất lượng cao

Cho tới nay, đây là công trình nghiên cứu duy nhất trong nước lấy chủ

đề là nhà trường chất lượng cao, trọng tâm là vấn đề quản lý phát triển trườngTHPT chất lượng cao Hầu hết các nghiên cứu khác chỉ ra các khía cạnh khácnhau của giáo dục chất lượng cao, bối cảnh hiện nay và những vấn đề trongcông cuộc đổi mới căn bản và toàn diện cho nền giáo dục Tuy nhiên, chưatừng có nghiên cứu cụ thể nào được công bố về việc xây dựng nhà trườngchất lượng cao và xây dựng trường THPT chất lượng cao

1.3 Khái quát các công trình khoa học có liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu về nhà trường chất lượng cao và xây dựngnhà trường chất lượng cao đã được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau.Thông thường, khi luận giải về nhà trường chất lượng cao thì các tác giả đều

đi đến giải pháp xây dựng trường chất lượng cao Hoặc là, khi bàn về xâydựng trường chất lượng cao, các tác giả đều chỉ ra mô hình trường chất lượngcao Tuy nhiên, quan niệm về trường chất lượng cao và xây dựng trường chấtlượng cao còn những khuynh hướng quan điểm khác nhau Mỗi giai đoạn lịch

sử phát triển khác nhau của thời đại, mỗi quốc gia ở mỗi nền giáo dục có

Trang 30

những tiêu chuẩn khác nhau về trường chất lượng cao Có thể khái quát thànhcác nhóm ý kiến khác nhau như sau:

Một là, nhóm ý kiến cho rằng trường chất lượng cao được đo bằng chất

lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Các ý kiến của các tác giả theohướng này cho rằng, cán bộ quản lý, giáo viên là những chủ thể xây dựng nhàtrường, tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường Nếu cán bộ quản lý vàgiáo viên không có năng lực, không có ý chí quyết tâm thì không thể xâydựng được trường chất lượng cao Xuất phát từ quan điểm đó, các tác giả đềxuất giải pháp xây dựng trường chất lượng cao là phải tuyển chọn, quy hoạch,xây dựng nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên trong nhà trường

Hai là, nhóm ý kiến cho rằng trường chất lượng cao được đo bằng

chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy Theo đó, một nhà trườngđược đánh giá là chất lượng cao phải có chương trình nội dung tiên tiến, cóphương pháp giảng dạy phát huy được tính tích cực hoạt động học tập củahọc sinh Vì vậy, xây dựng trường chất lượng cao là phải tập trung xâydựng chương trình, nội dung các môn học sao cho phù hợp với sự pháttriển của thời đại Đồng thời phải tập trung đổi mới phương pháp quản lýcủa cán bộ, phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng phát triểnnăng lực của học sinh

Ba là, nhóm ý kiến cho rằng, trường chất lượng cao phải được đo bằng cơ

sở vật chất, tài chính và phương tiện dạy học hiện đại Quan điểm này cho rằng,

cơ sở vật chất khang trang, phòng học, phòng chức năng đầy đủ, nguồn tài chínhdồi dào là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng trường chất lượng cao Thời đạingày nay do sự phát triển của khoa học và công nghệ, phương tiện dạy học phảihiện đại mới bắt kịp được sự phát triển toàn diện của học sinh Vì vậy, các tácgiả đi vào nghiên cứu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhàtrường phải hiện đại, tiên tiến, đi trước, đón đầu sự phát triển

Trang 31

Bốn là, nhóm ý kiến cho rằng, đặc trưng của nhà trường chất lượng cao

trong thời đại ngày nay là thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của học sinh, củaphụ huynh và của xã hội Một nhà trường chất lượng cao là phải nhận được sựhài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ giáo dục Vì vậy, xây dựng trườngchất lượng cao là phải khai thác, sử dụng tốt các dịch vụ giáo dục Nhà trườngphải xây dựng được các gói dịch vụ giáo dục phù hợp với nhu cầu và khảnăng chi trả của từng nhóm đối tượng sử dụng

Các khuynh hướng quan điểm trên đây đã đặt ra nhiều vấn đề gợi mởcho việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề xây dựng trường THPT chất lượng caotrên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Một là, nghiên cứu làm sáng rõ lý luận về xây dựng trường THPT chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay Trong đó, cần phải làm rõ mô hình trường

THPT chất lượng cao, các tiêu chí đánh giá trường THPT chất lượng cao Đồngthời phải làm rõ các phạm trù khoa học về xây dựng trường THPT chất lượngcao; xác định nội dung, phương pháp, nguyên tác xây dựng trường THPT chấtlượng cao trong bối cảnh hiện nay Nghiên cứu giải quyết mâu thuẫn giữa lýluận với thực tiễn xây dựng mô hình trường THPT chất lượng cao Chỉ ra sựkhác nhau giữa mô hình trường THPT chất lượng cao với trường chuẩn quốcgia và trường chuyên hiện nay

Hai là, nghiên cứu thực tiễn, đánh giá chính xác, khách quan thực trạng

trường THPT chất lượng cao và thực trạng xây dựng trường THPT chất lượng

cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nghiên cứu vấn đề này nhằm phát hiện ra

những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức xây dựng trường THPT chất lượngcao trên địa bàn Thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp vàđưa ra kiến nghị với các cấp có thẩm quyền cùng giải quyết các mâu thẫnđang đặt ra trong thực tiễn

Trang 32

Ba là, nghiên cứu đề xuất hệ thống biện pháp xây dựng trường THPT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay Hà Nội

là Thủ đô của cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức xây dựngtrường THPT chất lượng cao Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức xây dựngtrường THPT chất lượng cao trong những năm qua đang gặp không ít khó khăn,bất cập Nghiên cứu về vấn đề này nhằm khai thác các điều kiện thuận lợi, khắcphục những khó khăn, xây dựng hệ thống biện pháp vừa mang tính khoa học,vừa phù hợp với thực tiễn phát triển của Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Kết luận chương 1

Nghiên cứu về chất lượng giáo dục ở các nhà trường phổ thông và xâydựng nhà trường phổ thông chất lượng cao đã được nhiều nhà khoa học trên thếgiới và trong nước quan tâm Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề nàydưới những góc độ khác nhau Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứunêu ra các luận điểm và đề xuất về việc xây dựng trường chất lượng cao nói chung

và trường THPT chất lượng cao nói riêng Tuy nhiên các nghiên cứu này tập trungđặt giáo dục và giáo dục phổ thông vào trong bối cảnh xã hội Mỹ và Tây Âu Một

số nghiên cứu cố gắng khái quát hóa hơn, hướng tới khả năng ứng dụng đồng nhấtphương pháp xây dựng trường chất lượng cao trên toàn thế giới (như nghiên cứucủa Peter Senge), song khi đặt vào xã hội châu Á cũng như xã hội Việt Nam cònnhiều điểm bất cập, cần có sự thay đổi, linh hoạt trong ứng dụng

Ở Việt Nam, những nghiên cứu của các tác giả trong nước chủ yếu tậptrung khai thác những vấn đề tồn đọng trong đổi mới giáo dục và phươnghướng giải quyết, tính cấp thiết nhìn từ nhiều khía cạnh của đổi mới giáo dục.Những nghiên cứu này cũng cho thấy sự lạc hậu, không còn phù hợp với xãhội hiện đại của chương trình và mô hình giáo dục cũ, đòi hỏi sự ra đời củanhững tổ chức, những mô hình giáo dục mới phù hợp hơn

Trang 33

Các công trình của các tác giả trên thế giới và trong nước đã giải quyếtnhiều vấn đề có liên quan đến đề tài luận án Tuy nhiên, cho tới nay chưa cónghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề xây dựng trường THPT chất lượng caotrong bối cảnh hiện nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 2.1 Những vấn đề lý luận về trường trung học phổ thông chất lượng cao

2.1.1 Khái niệm trường trung học phổ thông chất lượng cao

Trường THPT là một cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông ở ViệtNam hiện nay, cao hơn tiểu học và trung học cơ sở THPT kéo dài 3 năm (từlớp 10 đến lớp 12) Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vượt qua kỳ thitốt nghiệp THPT vào cuối năm học lớp 12 Trường THPT “là cơ sở giáo dụcphổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân, cótài khoản và con dấu riêng” Trường trung học có những nhiệm vụ và quyềnhạn sau đây [7]

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mụctiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THPT do Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt độnggiáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

2 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật

Trang 34

3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường;quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước

7 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội

8 Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục

9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.Trường THPT được tổ chức theo hai loại hình: Công lập và dân lập(tư thục) Trong đó, trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lý Nguồn đầu tư xâydựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên chủ yếu do ngânsách nhà nước bảo đảm

Trường THPT chất lượng cao là thuật ngữ mới được xuất hiện gắn liềnvới phạm trù chất lượng trong lĩnh vực giáo dục Trong lĩnh vực giáo dục, kháiniệm chất lượng thường liên quan đến thành tích học tập, sự đáp ứng các chuẩnmực và giá trị, sự phát triển cá nhân người học; lợi ích của những đầu tư và sựphù hợp những mục tiêu đề ra UNESCO đã tổng kết: “Có hai nguyên tắc đặctrưng cho hầu hết những định nghĩa chất lượng giáo dục Nguyên tắc thứ nhấtxác định sự phát triển về mặt nhận thức của người học như là mục tiêu chính, rõràng của tất cả các hệ thống giáo dục, xem thành công ở lĩnh vực này như là mộtchỉ số về chất lượng Nguyên tắc thứ hai nhấn mạnh đến vai trò của giáo dụctrong việc thúc đẩy những giá trị chung và sự phát triển tính sáng tạo và cảmxúc Đây là những mục tiêu mà kết quả đạt được khó đánh giá hơn nhiều” [91]

Trang 35

Tác giả G.A Jones, trong cuốn sách “Conceptions of Quality and the Challenges of Quality Improvement in Higher Education”[99] đã khái quát 6

quan điểm khác nhau về chất lượng giáo dục Theo các tài liệu về quản lýgiáo dục đã được tổng quan ở chương 1, khi luận giải về chất lượng và đánhgiá chất lượng giáo dục của nhà trường thường dựa theo quan điểm quản lýchất lượng tổng thể TQM, hoặc theo tiếp cận CIPO Chất lượng giáo dục nhàtrường được đánh giá bằng tổng thể chất lượng của đầu vào với chất lượngquá trình, chất lượng đầu ra và chất lượng của môi trường giáo dục Đó lànhững tài liệu cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các khái niệm “Chấtlượng giáo dục”; “Trường THPT chất lượng cao” và xây dựng tiêu chí trườngTHPT chất lượng cao

Mặc dù khái niệm chất lượng trong lĩnh vực giáo dục còn nhiều quanđiểm khác nhau, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đã thống nhấtđưa ra một quan điểm khoa học mang tính pháp lý để định hướng cho các hoạtđộng đánh giá chất lượng Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã ký ban hành Quyết định số 76/2007/QĐ –BGDĐT, Quy định vềquy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường Trong đó, khái niệm

chất lượng giáo dục trường được viết như sau: “Chất lượng giáo dục trường là

sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước” [6]

Như vậy, trường chất lượng cao là mức độ đạt được về chất lượng giáodục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường THPT chất lượng cao

là nhà trường THPT đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng ở mức độ cao nhấttheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mức độ đạt chuẩn chất lượng caophải được nhà trường và cơ quan chuyên trách kiểm định chất lượng giáo dụcđánh giá theo bộ tiêu chuẩn quy định, đồng thời phải được phụ huynh học

Trang 36

sinh và xã hội công nhận Dựa theo lý luận về chất lượng giáo dục, có thểphát biểu khái niệm trường THPT chất lượng cao như sau:

Trường THPT chất lượng cao là trường THPT đạt chuẩn quốc gia, đồng thời đạt được các mục tiêu vượt trội về chất lượng giáo dục do thế mạnh riêng của nhà trường tạo ra, phù hợp với mục tiêu quy định của Luật giáo dục, thỏa mãn nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trước hết, trường THPT chất lượng cao là phải là trường đạt chuẩnquốc gia theo các tiêu chí quy định Đồng thời, trường THPT chất lượng caophải đạt được các mục tiêu vượt trội về chất lượng giáo dục do thế mạnh riêngcủa nhà trường tạo ra Mỗi nhà trường THPT phải căn cứ vào tiềm năng, thếmạnh của nhà trường mình để xác định các mục tiêu vượt trội về chất lượnggiáo dục của nhà trường Mỗi nhà trường THPT chất lượng cao đều có thếmạnh riêng về một mặt hoạt động nào đấy, một môn học nào đấy tạo ra nétđộc đáo riêng về chất lượng Nét độc đáo đó phát triển cao, bền vững sẽ trởthành thương hiệu mang bản sắc văn hóa chất lượng riêng của nhà trường.Mỗi nhà trường THPT chất lượng cao có các mục tiêu vượt trội khác nhau, do

đó chất lượng cao của các nhà trường không giống nhau Mục tiêu vượt trộicủa nhà trường phải được đánh giá bằng mức độ phát triển phẩm chất, nănglực của học sinh Đó có thể là sự phát triển cao vượt trội toàn diện cả về phẩmchất và năng lực, cũng có thể là sự phát triển cao vượt trội về trình độ nănglực của học sinh trong nhà trường về một môn học cụ thể nào đó

Mục tiêu vượt trội của nhà trường về mức độ phát triển phẩm chất, nănglực của học sinh do nhà trường THPT đặt ra phải phù hợp với mục tiêu giáo dụcđược quy định trong Luật giáo dục Kể cả các nhà trường THPT chất lượng caocông lập và các trường THPT chất lượng cao ngoài công lập, các trường có yếu

tố nước ngoài đều phải xác định mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của họcsinh phù hợp với mục tiêu chung được quy định trong Luật Giáo dục Điều đó cónghĩa rằng, mục tiêu phát triển vượt trội về một mặt nào đấy phải dựa trên cơ sở

Trang 37

mục tiêu giáo dục toàn diện theo quy định của Luật Giáo dục

Một tiêu chí quan trọng của trường THPT chất lượng cao là phải thỏamãn được nhu cầu của học sinh, của gia đình học sinh và của xã hội Đó là sựhài lòng của học sinh, của phụ huynh học sinh và của xã hội, của địa phương

về môi trường học tập, về các điều kiện học tập, về chất lượng các dịch vụhọc tập và về chất lượng giáo dục Nhà trường không chỉ phát triển phẩmchất, năng lực của học sinh mà còn lan tỏa các giá trị văn hóa, đạo đức, lốisống tích cực tới gia đình, địa phương và toàn xã hội

2.1.2 Tiêu chí đánh giá trường trung học phổ thông chất lượng cao

Ngày 24 tháng 06 năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hànhquyết định số 20/2013/QĐ-UBND, về việc quy định tiêu chí nhà trường chấtlượng cao [87] Trong đó, tiêu chí trường trung học chất lượng cao được xácđịnh phải đáp ứng đầy đủ, đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềtrường trung học chuẩn quốc gia; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường trung học và các chuẩn khác về đội ngũ, chương trình; đồng thời bổsung một số tiêu chí Dựa trên Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội vàLuật Thủ đô, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai xây dựng 5 tiêu chí cho trườngtrung học chất lượng cao của Thành phố Hà Nội (xem phụ lục 7) Tuy nhiên,

bộ tiêu chí này chưa chia ra tiêu chí cụ thể cho trường trường THCS vàTHPT Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 đang bắtđầu triển khai trong thực tiễn đã có nhiều vấn đề đặt ra về chất lượng giáo dụcnhà trường Vì vậy, tiêu chí trường THPT chất lượng cao cần phải bổ sung,cập nhật yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Đặc biệt là yêucầu về phẩm chất, năng lực và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của từngmôn học cụ thể Theo đó, tiêu chí trường THPT chất lượng cao trên địa bànThành phố Hà Nội được xác định phải đáp ứng đầy đủ, đúng các quy định của

Bộ GD&ĐT về trường trung học chuẩn quốc gia; tiêu chí về trường trung học

Trang 38

chất lượng cao của UBND Thành phố Hà Nội; đồng thời bổ sung một số tiêuchí cụ thể như sau [11]:

* Tiêu chí về cơ sở vật chất của trường THPT chất lượng cao

Nhà trường có sân chơi, khung cảnh, khuôn viên, cảnh quan trường lớpxanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện với học sinh Sân chơi và bãi tập chiếmdiện tích chủ yếu trong trường, đủ không gian cho học sinh vui chơi, luyệntập các bộ môn giáo dục thể chất và tổ chức các hoạt động tập thể cho họcsinh toàn trường Hệ thống cây xanh, vườn hoa, cỏ… cần được quan tâm,chăm sóc tạo khung cảnh luôn xanh, sạch, đẹp và thân thiện

Các phòng học của học sinh cần phải được đảm bảo các điều kiện nhiệt

độ, ánh sáng phù hợp, đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường,các phòng học của trường đều phải được trang bị các thiết bị trợ giảng hiệnđại như màn chiếu, máy chiếu; hệ thống bàn ghế được thiết kế phù hợp, tiệndụng cho học sinh Các phòng học đều trang trí đẹp, thân thiện, có đầy đủ hệthống khẩu hiệu, ảnh Bác, nội quy…

Nhà trường THPT chất lượng cao phải có đủ các phòng chức năng,phòng bộ môn, khu giáo dục thể chất, nhà thể chất đảm bảo cơ bản các hoạtđộng giáo dục toàn diện cho học sinh

Mỗi bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ đều có phòngthực hành và phòng chuẩn bị Các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ

để phục vụ thực hành theo chương trình của Bộ, bàn thí nghiệm, hệ thốngđiện, nước…

Nhà Thể chất có sân tập đáp ứng được nhu cầu học tập và rèn luyện thểchất; nhà thể chất còn có thể được sử dụng làm nơi sinh hoạt các câu lạc bộvăn hóa, văn nghệ, nơi thi đấu các bộ môn thể dục, thể thao

Trang 39

Mỗi trường THPT chất lượng cao đều có thư viện đạt chuẩn quốc giavới lượng sách và tài liệu tham khảo phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập,nghiên cứu của học sinh và giáo viên.

Các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, trang thiết bị đồng bộ đượctrang bị đáp ứng các hoạt động dạy và học; các trang thiết bị văn phòng phục

vụ tốt cho công tác quản lý dạy và học

Hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet trong trường đáp ứng yêucầu quản lý dạy và học; có Website thông tin trên mạng Internet hoạt độngthường xuyên, hỗ trợ hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường

Nhà trường được trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ, cócổng thoát hiểm đủ chiều cao cho xe cứu hỏa vào, ra, các phương án phòngchống cháy nổ được tập huấn, triển khai và được Công an phòng cháy chữacháy phê duyệt và kiểm tra hàng năm, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn chogiáo viên và học sinh

Có các phòng Tin học, phòng Ngoại ngữ với các trang thiết bị hiện đại,phù hợp để phục vụ cho công tác giảng dạy chuyên nghiệp ở hai bộ môn này

Phòng Hội thảo, nhà ăn, sân chơi, bãi tập phải đảm bảo đạt tiêu chuẩntrường chất lượng cao được quy định tại Quyết định số 20/2013/QĐ-UBNDngày 24 tháng 06 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

Cách đánh giá theo các dấu hiệu như sau: Nhà trường CLC phải có đủcác dấu hiệu về cơ sở vật chất theo các chỉ số đã xác định trong tiêu chí Nhàtrường có quy chế quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phù hợp với thực tiễn.100% cơ sở vật chất của nhà trường đang được sử dụng trong giáo dục

* Tiêu chí về đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

Đội ngũ giáo viên đảm bảo việc giảng dạy chương trình dạy học tiếpcận với năng lực học sinh; trong đó: ít nhất trên 50% giáo viên đạt trình độtrên chuẩn; 100% giáo viên có kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin,

Trang 40

50% giáo viên có trình độ tin học B, số còn lại có trình độ tin học A, có khảnăng giáo tiếp một ngoại ngữ; 100% giáo viên xếp loại khá trở lên về chuẩnnghề nghiệp giáo viên trung học, trong đó 80% xếp loại xuất sắc; 100% giáoviên được công nhận dạy giỏi cấp trường; 40% giáo viên được công nhận dạygiỏi cấp Thành phố

Về đội ngũ quản lý, 80% đội ngũ cán bộ quản lý phải có bằng Thạc sỹtrở lên Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm theo Quy địnhChuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học đạt loại xuất sắc;

Có đủ số lượng nhân viên, kế toán, thủ quỹ, thư viện, văn thư, y tế đượcđào tạo theo từng vị trí quy định và 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Trong đó, nhân viên kế toán, thủ quỹ, thư viện, văn thư, y tế có trình độ trungcấp trở lên; viên chức làm công tác thiết bị dạy học có trình độ đại học theođúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vịtrí công việc đảm bảo quy định

Cách đánh giá theo tỷ lệ phần trăm Trường CLC phải đạt được các chỉ

số đánh giá theo tỷ lệ phần trăm đã quy định trong tiêu chí Nhà trường cóquy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% thành viênBan Giám hiệu nhà trường phải đạt chuẩn quy định của cán bộ quản lý Tỷ lệgiáo viên dạy giỏi, cán bộ quản lý giỏi phải đạt tỷ lệ theo quy định

* Tiêu chí về chương trình giảng dạy

Trên cơ sở chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trườngxây dựng chương trình bổ sung nâng cao theo hướng tiếp cận năng lực và phùhợp với khả năng phát triển của học sinh ở các môn: Toán học, Ngữ văn,Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học để học sinh lựa chọn Trong đó chú trọng mônNgoại ngữ, Tin học cho cả học sinh và giáo viên

Chương trình dạy Tiếng Anh có sự tham gia của giáo viên, chuyên viênngười bản ngữ Trong đó, cả giáo viên và đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng

Ngày đăng: 26/05/2020, 06:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w