Bài giảng môn tổ chức thực hiện công tác kế toán
Trang 1TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN.
(MÃ SỐ MÔN HỌC KT 383)
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
-I Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán.
1 Khái niệm đơn vị kế toán.
Đơn vị kế toán là đơn vị (bao gồm tổng công ty, công ty, doanh nghiệp và xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nhiệp nước ngoài,…) có thực hiện công việc kế toán như lập và xử lý chứng từ kế toán, mở tài khoản, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán và thực hiện các quy định khác về kế toán theo quy định của pháp luật
2 Khái niệm về tổ chức công tác kế toán.
Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực kế toán và chế độ
kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp tài liệu, thông tin kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán
3.Ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán.
Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân
Tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp đơn vị kế toán:
- Thu thập, hệ thống hoá thông tin kế toán một cách liên tục, đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ nhằm làm tăng ý nghĩa kiểm tra, giám sát, phát huy được vai trò, nhiệm vụ của kế toán đối với công tác quản lý doanh nghiệp
- Quản lý chặt chẽ tài sản doanh nghiệp, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật
về kế toán làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán; Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi
vi phạm pháp luật về kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán giúp đơn vị, người quản
lý điều hành đơn vị; Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
- Tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp đơn vị kế toán giảm bớt khối lượng công tác kế toán trùng lắp, tiết kiệm được chi phí, đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh tế, đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của Nhà nước, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường
Tóm lại: Tổ chức tốt công tác kế toán tại doanh nghiệp không những đảm bảo cho việc thu thập, hệ thống hoá thông tin kế toán một cách liên tục, đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính mà còn giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp
4.Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán.
- Đảm bảo thu nhận và hệ thống hoá thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 2- Phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
- Phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ kế toán viên của doanh nghiệp
- Phù hợp với khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán của doanh nghiệp
- Phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành
II NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.
Tổ chức công tác kế toán bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1.Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
2.Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán;
3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp;
4.Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán ở doanh nghiệp;
5.Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị;
6.Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán;
7.Tổ chức thực hiện chế độ kiểm kê tài sản;
8.Tổ chức thực hiện chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán;
9.Tổ chức công tác kế toán trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
III.CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.
1.Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán
2.Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật
3.Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán
4.Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định.5.Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.6.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán
7.Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể
8.Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định
9.Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm
Trang 3CHƯƠNG I : TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN.
I TỔ CHỨC HÌNH THỨC(MÔ HÌNH) TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.
1 Ý nghĩa và căn cứ chọn lựa hình thức tổ chức công tác kế toán
1.1.Ý nghĩa
Tổ chức tốt công tác kế toán giúp cho công tác kế toán doanh nghiệp:
- Thu nhận, xử lý thông tin kế toán một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán
- Giảm bớt khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.1.2.Cơ sở để lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán phù hợp
- Quy mô hoạt động, địa bàn hoạt động
- Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính hiện tại và sau này của doanh nghiệp
- Biên chế, trình độ nghề nghiệp của bộ máy kế toán
- Khả năng trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán
2 Các hình thức (mô hình) tổ chức công tác kế toán
2.1 Mô hình tổ chức kế toán tập trung
Theo hình thức này, toàn doanh nghiệp (công ty, tổng công ty,…) chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm (ở văn phòng công ty, tổng công ty,…) còn ở các đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng
Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Phòng kế toán trung tâm lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ
sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp
Phòng kế toán trung tâm thực hiện cả kế toán tài chính, cả kế toán quản trị đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh ở doanh nghiệp
Tại các đơn vị phụ thuộc (xí nghiệp, cửa hàng, tổ, đội,…), phòng kế toán trung tâm
bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm Ở đơn vị phụ thuộc hoạt động có quy mô lớn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh nhiều, phòng kế toán trung tâm có thể bố trí nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập báo cáo đơn giản (báo cáo nội bộ) kèm theo chứng từ gốc gửi về phòng kế toán trung tâm
Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung thường phù hợp với các đơn vị kế toán
có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp Hình thức này không phù hợp với đơn vị kế toán có quy mô lớn, địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa phương
Trang 42.2 Mô hình tổ chức kế toán phân tán.
Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán thường phù hợp với các doanh nghiệp (công ty, tổng công ty,…) có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc có trụ sở đóng trên nhiều địa phương khác nhau, địa bàn hoạt động rộng Hình thức này không phù hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh hẹp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán này thường là những doanh nghiệp đã phân cấp quản lý kinh tế, tài chính cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở ở mức độ cao hơn, tức
là đã phân phối nguồn vốn riêng, xác định lãi, lỗ riêng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị kế toán cấp cơ sở này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, doanh nghiệp (công ty, tổng công ty,
…) thành lập phòng kế toán trung tâm (đơn vị kế toán cấp trên) ở văn phòng của doanh nghiệp (công ty, tổng công ty,…); còn ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở đều có tổ chức kế toán riêng (đơn vị kế toán cấp cơ sở)
Trong trường hợp này, toàn bộ công việc kế toán của doanh nghiệp được phân công như sau:
* Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:
- Thực hiện các phần hành công tác kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và công tác tài chính của doanh nghiệp
- Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở
- Thu nhận, kiểm tra báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán cấp cơ sở gửi lên và cùng với báo cáo tài chính phần hành công việc kế toán ở đơn vị kế toán cấp trên để lập báo cáo tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp
* Ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở:
ĐƠN VỊ KẾ TOÁN CẤP TRÊN
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán hoạt động kinh
tế tài chính ở đơn vị kế toán cấp
trên
Bộ phận kế toán tổng hợp
Bộ phận kiểm tra
kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC ĐƠN VỊ KẾ TOÁN CẤP DƯỚI
Đơn vị 1 Đơn vị 2 Đơn vị 3 Đơn vị 4 ……
Trang 5- Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp cơ sở, tổ chức thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình để lập được các báo cáo tài chính định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm.
- Tại các đơn vị kế toán phụ thuộc, các bộ phận kế toán cũng thực hiện chức trách, nhiệm vụ như các bộ kế toán tương ứng ở phòng kế toán trung tâm, chỉ khác là chỉ phản ánh hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị kế toán cấp cơ sở
Từng đơn vị kế toán cấp cơ sở phải căn cứ vào khối lượng công việc kế toán ở đơn
vị mình để xây dựng bộ máy kế toán ở đơn vị cho phù hợp
2.3 Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán thường phù hợp với các doanh nghiệp (công ty, tổng công ty,…) có quy mô lớn, có nhiều đơn vị kế toán cấp cơ
sở mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính khác nhau, quy mô và trình độ cán bộ quản lý khác nhau, địa bàn hoạt động rộng vừa tập trung vừa phân tán
Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, ở đơn vị kế toán cấp trên vẫn thành lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tuỳ thuộc vào quy mô, yêu cầu quản lý và trình độ cán bộ quản lý mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức
kế toán riêng Đơn vị nào được tổ chức kế toán riêng thi được thành lập phòng kế toán để thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình để định kỳ lập báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm; còn đơn vị nào không được tổ chức kế toán riêng thi chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm
Trong trường hợp này, nhiệm vụ của phòng kế toán trung tâm như sau:
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của toàn doanh nghiệp
- Thực hiện các phần hành công tác kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở không có tổ chức kế toán riêng
- Thu nhận, kiểm tra báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán cấp cơ sở gửi lên và cùng với báo cáo tài chính phần hành công việc kế toán ở đơn vị kế toán cấp trên để lập báo cáo tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp
Đơn vị kế toán cấp trên
kế toán
Bộ phận kế toán hoạt động kinh tế tài chính
ở đơn vị kế toán cấp trên
Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận
kế toán… kế toán… kế toán… kế toán
Kế toán trưởng các đơn vị cấp cơ sở
Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận
kế toán… kế toán… kế toán… kế toán
Nhân viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc không
tổ chức kế toán riêng
Trang 6Mỗi hình thức tổ chức công tác kế toán đều có ưu, nhược điểm riêng, vì vậy cần phải lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình và thực trạng tổ chức hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp để xây dựng mô hình bộ máy kế toán thích hợp Có như vậy mới phát huy được đầy đủ khả năng, trình độ của nhân viên kế toán và sử dụng họ hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán ở doanh nghiệp.
II.TỔ CHỨC CÁC BỘ PHẬN KẾ TOÁN TRONG PHÒNG (BAN) KẾ TOÁN.
* Khi thành lập, doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán dưới hình thức phòng, ban kế toán và bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) Nếu doanh nghiệp không thành lập được bộ máy kế toán thì phải thuê làm kế toán, thuê làm Kế toán trưởng
* Để thực hiện được công việc thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán của toàn doanh nghiệp thì người tổ chức kế toán phải tiến hành phân chia công việc
kế toán trong phòng kế toán thành các phần hành công việc kế toán, mỗi phần hành giao cho một người hoặc một nhóm người chịu trách nhiệm thực hiện
Căn cứ để phân chia công việc kế toán trong một phòng (ban) kế toán thành các bộ phận kế toán là dựa vào các điều kiện cụ thể của mình như quy mô hoạt động; trình độ cán
bộ kế toán; đặc điểm sản xuất, kinh doanh; yêu cầu quản lý doanh nghiệp; phương tiện kỹ thuật trang bị phục vụ cho công tác kế toán; mà phân chia cho phù hợp
Cơ quan tài chính không bắt buộc doanh nghiệp phải phân chia công việc kế toán trong phòng kế toán thành bao nhiêu bộ phận kế toán và mỗi bộ phận đảm nhiệm công việc gì? Công việc này do người tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp thực hiện sao cho tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của doanh nghiệp
Các bộ phận kế toán trong một phòng kế toán doanh nghiệp thường bao gồm:
- Bộ phận kế toán Lao động, tiền lương: Bộ phận kế toán này làm công việc chủ yếu
là tổ chức chấm công, lập bảng tính lương, các khoản phụ cấp, cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
- Bộ phận kế toán hàng tồn kho: Bộ phận này thực hiện công việc ghi chép việc nhập, xuất, kiểm kê,… các kho vật tư, hàng hóa, thành phẩm
- Bộ phận kế toán tài sản cố định: Bộ phận này nhằm theo dõi tình hình tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp
- Bộ phận kế toán thanh toán-công nợ: Bộ phận này hằng ngày lập các chứng từ thu, chi và theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng thiếu doanh nghiệp cũng như những khoản nợ của doanh nghiệp còn thiếu ngân hàng, các tổ chức tài chính và của những người cung cấp
- Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Bộ phận này nhằm theo dõi và tập hợp các khoản chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Bộ phận kế toán tổng hợp: Đây là bộ phận kế toán tổng hợp của tất cả các bộ phận
kế toán trên Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi chung tất cả các số liệu trên các tài khoản kế toán trong sổ cái và lập các báo cáo tài chính
* Khi tổ chức các bộ phận kế toán, người tổ chức công tác kế toán cần phải tổ chức theo hướng kết hợp giữa công việc kế toán tài chính với công tác kế toán quản trị cho các
bộ phận kế toán
- Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo
từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán
Trang 7và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm.
- Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ
phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp Hình thức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,
- Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức trên như: Tổ chức bộ phận
kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp
III.TỔ CHỨC NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN.
Khi tổ chức bộ máy kế toán, doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán đúng theo tiêu chuẩn, điều kiện quy định, nếu không bố trí được thì phải thuê làm kế toán
1.Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán.
a.Tiêu chuẩn người làm kế toán:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán
b.Về quyền của người làm kế toán
Người làm kế toán có quyền độc lập thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ kế toán
c.Về trách nhiệm của người làm kế toán
- Tuân thủ quy định pháp luật về kế toán
- Thực hiện và chịu trách nhiệm công việc kế toán được phân công
- Có trách nhiệm bàn giao công việc, tài liệu kế toán và chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian đã làm khi bàn giao cho người kế toán mới
d.Những người không được làm kế toán
- Chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, đang đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh, bị quản chế hành chính
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đang điều hành đơn vị, kể cả
kế toán trưởng ở doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Hợp tác xã
- Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Hợp tác xã
2.Tổ chức trường hợp thay đổi người làm kế toán.
* Các trường hợp kế toán bị thay đổi:
- Vi phạm về tiêu chuẩn người làm kế toán, bị buộc thôi việc, chuyển công tác
- Có nhu cầu làm công việc khác và được chấp nhận
- Không thực hiện đúng hợp đồng thuê dịch vụ làm kế toán (làm thuê kế toán)
* Thủ tục thực hiện khi thay đổi người làm kế toán
- Bàn giao toàn bộ công việc, tài liệu kế toán cho người kế toán mới
- Lập Biên bản bàn giao có chữ ký xác nhận của Kế toán trưởng, kế toán cũ và kế toán mới
3.Tổ chức trường hợp thuê làm kế toán.
Các quy định trong việc thuê làm kế toán:
a.Bên đi thuê làm kế toán:
- Được thuê làm kế toán với các doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ thuê làm kế toán
- Thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế giữa 2 bên
- Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán
- Thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ làm kế toán theo hợp đồng
Trang 8b.Bên cung cấp dịch vụ làm kế toán: Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
IV.VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN KẾ TOÁN TRƯỞNG DOANH NGHIỆP 1.Bổ nhiệm Kế toán trưởng.
- Tất cả các đơn vị kế toán đều phải bố trí người làm kế toán trưởng, trừ Văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam, Hộ kinh doanh cá thể và Tổ hợp tác
- Khi thành lập doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng, nếu trường hợp chưa bố trí được thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp tác xã chỉ được cử người phụ trách kế toán không được quá 1 năm tài chính, sau đó phải bố trí kế toán trưởng
2.Chức danh Kế toán trưởng Là người đứng đầu bộ máy kế toán doanh nghiệp 3.Nhiệm vụ của Kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác kế toán cho doanh nghiệp
- Kiểm tra, giám sát tài chính, phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm tài chính, bảo vệ tài sản doanh nghiệp
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu, đề xuất giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định
4.Trách nhiệm và quyền hạn Kế toán trưởng doanh nghiệp.
4.1.Trách nhiệm kế toán trưởng
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán trong doanh nghiệp
- Tổ chức, điều hành bộ máy kế toán doanh nghiệp
- Lập Báo cáo tài chính
4.2 Quyền hạn kế toán trưởng
Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán Riêng đối với Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước ngoài quyền trên còn có quyền thêm:
+) Có ý kiến bằng văn bản về tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng,
kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ thuộc quyền quản lý của mình
+) Yêu cầu các bộ phận phòng, ban khác của đơn vị cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến kế toán, giám sát tài chính của doanh nghiệp khi KTT có yêu cầu
+) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định
+) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật đơn vị kế toán khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong đơn vị
Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó
5.Tiêu chuẩn và điều kiện của Kế toán trưởng doanh nghiệp.
5.1.Tiêu chuẩn kế toán trưởng
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành luật pháp
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định sau:
+) Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có trình độ từ đại học trở lên, thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất 2 năm; trường hợp nếu trình độ cao đẳng thì thời gian công tác thực tế kế toán ít nhất là 3 năm
Trang 9+) Kế toán trưởng Công ty hợp doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt nam, Hợp tác xã thì phải có trình độ trung cấp, cao đẳng, thời gian công tác thực tế kế toán ít nhất 3 năm.
+) Kế toán trưởng đơn vị có các đơn vị cấp cơ sở và kế toán trưởng Tổng công ty Nhà nước: trình độ từ đại học trở lên, thời gian công tác thực tế kế toán ít nhất 5 năm.5.2.Điều kiện để được bố trí làm Kế toán trưởng
* Không thuộc đối tượng sau:
- Chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, đang đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh, bị quản chế hành chính
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đang điều hành đơn vị, kể
cả kế toán trưởng ở doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách, tổ chức không có sử dụng kinh phí ngân sách
- Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng đơn vị là doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
có sử dụng kinh phí ngân sách, tổ chức không có sử dụng kinh phí ngân sách
* Đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định tại quyết định số 43/2004/QĐ-BTC ngày 26/04/2004 của BTC
6.Tổ chức thuê làm kế toán trưởng.
6.1.Đối với bên đi thuê Kế toán trưởng
- Được thuê làm kế toán với các doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ thuê làm kế toán
- Thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế giữa 2 bên
- Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán
- Thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ làm kế toán theo hợp đồng
6.2.Bên cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng:
- Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng
- Tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm và quyền của người được thuê làm KTT
+) Tiêu chuẩn: đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với KTT
+) Điều kiện: Có chứng chỉ hành nghề kế toán; Có chứng chỉ bồi dưỡng KTT; Có đăng ký kinh doanh dịch vụ hoặc đăng ký hành nghề kế toán;
- Người được thuê làm KTT có trách nhiệm, quyền hạn của KTT theo quy định
7.Chế độ đãi ngộ đối với Kế toán trưởng.
* Đối với các công ty nhà nước thì kế toán trưởng được xếp lương chức vụ theo hạng công ty quy định tại bảng lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
Trường hợp các công ty nhà nước nêu trên bổ nhiệm người làm phụ trách kế toán thì người phụ trách kế toán được xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp giữ chức vụ như Trưởng phòng doanh nghiệp cùng hạng quy định tại mục 6 Điều 3 Nghị định
số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
* Đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh ngoài doanh nghiệp Nhà nước thì tiền lương của kế toán trưởng, phụ trách kế toán được hai bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định
Trang 10CHƯƠNG II : TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN.
I Chứng từ kế toán.
1.Khái niệm.
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán
2.Nội dung của chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế - tài chính ghi bằng số; tổng
số tiền của chứng từ dùng để thu, chi tiền thì ghi cả bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ kế toán
II.Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chứng từ kế toán.
Khi tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán, doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc về lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế - tài chính trên chứng từ kế toán; Kiểm tra chứng từ kế toán; ghi sổ và lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán; Xử lý vi phạm đã được quy định trong luật kế toán về chế độ chứng từ kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam, cụ thể thực hiện các công việc sau:
1.Tổ chức việc lập, ký chứng từ kế toán.
1.1.Tổ chức việc lập chứng từ kế toán.
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho mỗi nghiệp vụ
- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ các chỉ tiêu, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì doanh nghiệp được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định trên một chứng từ
- Nội dung nghiệp vụ trên chứng từ phải trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, không được viết tắt, tẩy xoá, sửa chữa; số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số; khi viết phải dùng bút mực; số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không
có giá trị thanh toán và không được sử dụng ghi sổ kế toán Trường hợp viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ Đối với chứng từ lập nhiều liên phải lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ
Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của doanh nghiệp
Trang 111.2.Tổ chức ký duyệt chứng từ kế toán.
- Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó
Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ
ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng
Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng
từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng Chữ ký của
kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng
Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền kế toán trưởng) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp, người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác
Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền) Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn
vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần Mỗi người phải ký ba chữ
ký mẫu trong sổ đăng ký
- Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền được quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký
Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) đơn vị quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản
- Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện Chữ ký trên chứng từ
kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên
- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán
2.Tổ chức thực hiện chứng từ kế toán bắt buộc, chứng từ kế toán hướng dẫn
và xây dựng hệ thống chứng từ kế toán doanh nghiệp.
Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn
- Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc gồm những mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tài Chính) quy định nội dung, kết cấu của mẫu mà doanh nghiệp phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp cụ thể
- Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn gồm những mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tài Chính) quy định nhưng doanh nghiệp có thể sửa chữa,
bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định của chứng
từ kế toán
- Căn cứ vào danh mục chứng từ kế toán quy định trong chế độ chứng từ kế toán
áp dụng, doanh nghiệp lựa chọn loại chứng từ phù hợp với hoạt động của đơn vị
Trang 12hoặc dựa vào mẫu biểu của hệ thống chứng từ ban hành của Bộ Tài Chính để có
sự bổ sung, sửa đổi phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị mà xây dựng hệ thống chứng từ kế toán cho doanh nghiệp mình Những sửa đổi, bổ sung các mẫu chứng từ doanh nghiệp phải tôn trọng các nội dung kinh tế cần phản ánh trên chứng từ, chữ ký người chịu trách nhiệm phê duyệt và những người chịu trách nhiệm vật chất liên quan đến nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.Tổ chức thực hiện hoá đơn bán hàng.
3.1.Hóa đơn bán hàng
Hoá đơn bán hàng là gì?
Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sau đây:
Hóa đơn theo mẫu in sẵn;
Hóa đơn in từ máy;
Hóa đơn điện tử;
Tem, vé, thẻ in sẵn giá thanh toán
Bộ Tài chính quy định mẫu hóa đơn, tổ chức in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng Trường hợp tổ chức, cá nhân tự in hóa đơn bán hàng thì phải được cơ quan tài chính
có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện
3.2.Tổ chức thực hiện hoá đơn bán hàng
- Doanh nghiệp khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hoá đơn bán hàng giao cho khách hàng Doanh nghiệp có sử dụng hoá đơn bán hàng khi bán lẻ hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ một lần có giá trị dưới mức quy định của Bộ Tài Chính (100.000 đồng) thì không bắt buộc phải lập Hoá đơn bán hàng, trừ khi người mua hàng yêu cầu giao hoá đơn thì người bán hàng phải lập và giao hoá đơn theo đúng quy định Hàng hoá bán lẻ hoặc cung cấp dịch vụ một lần có giá trị dưới mức quy định tuy không bắt buộc phải lập hoá đơn nhưng vẫn phải lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể lập hoá đơn bán hàng theo quy định để làm chứng từ kế toán Trường hợp lập bảng kê bán lẽ hàng hoá, dịch vụ thì cuối mỗi ngày phải căn cứ vào số liệu tổng hợp của bảng kê để lập hoá đơn bán hàng trong ngày theo quy định
- Doanh nghiệp khi mua sản phẩm, hàng hoá hoặc nhận dịch vụ cung cấp có quyền yêu cầu người bán, người cung cấp dịch vụ lập và giao liên 2 hoá đơn bán hàng cho mình
để sử dụng và lưu trữ theo quy định; đồng thời có trách nhiệm kiểm tra nội dung các chỉ tiêu ghi trên hoá đơn và từ chối không nhận hoá đơn ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với liên hoá đơn lưu (liên 1, liên 3) của bên bán
- Doanh nghiệp tự in hoá đơn bán hàng thì phải có sự chấp thuận của Bộ Tài Chính bằng văn bản trước khi thực hiện Doanh nghiệp được tự in hoá đơn phải có hợp đồng in hoá đơn với tổ chức nhận in, trong đó ghi rõ ký hiệu, số lượng, số thứ tự hoá đơn Sau mỗi lần in hoá đơn hoặc kết thúc hợp đồng in phải thực hiện thanh lý hợp đồng in
- Doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn bán hàng theo đúng quy định; không được mua, bán, trao đổi, cho hoá đơn hoặc sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác; không được sử dụng hoá đơn để kê khai trốn lậu thuế
Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nếu không lập, không giao hóa đơn bán hàng hoặc lập hóa đơn bán hàng không đúng quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi, có nội dung quản lý, phương tiện bảo quản và lưu giữ hoá đơn theo quy định pháp luật; không được để hư hỏng, mất hoá đơn Trường hợp hoá đơn bị hư hỏng, bị mất phải thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế cùng cấp
4.Tổ chức thực hiện chứng từ điện tử.
Chứng từ điện tử phải có đầy đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán và phải được mã hoá đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ
Trang 13Chứng từ điện tử dùng trong kế toán được chứa trong các vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán, mạng truyền tin,….
Chứng từ điện tử phải đảm bảo được tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải có biện pháp quản lý, kiểm tra chống các hình thức khai thác, thâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định Chứng từ điện tử được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản
mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đầy đủ thiết bị phù hợp sử dụng khi cần thiết
III.Tổ chức thu nhận thông tin kế toán phản ánh trên chứng từ kế toán.
- Thông tin kế toán là những thông tin về sự vận động của đối tượng kế toán Để thu nhận được đầy đủ, kịp thời nội dung thông tin kế toán phát sinh ở doanh nghiệp, kế toán trưởng cần phải xác định rõ việc lựa chọn sử dụng các mẫu chứng
từ kế toán thích hợp đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở tất
cả các bộ phận trong doanh nghiệp, xác định rõ những người chịu trách nhiệm đến việc ghi nhận nội dung thông tin phản ánh trên chứng từ kế toán
- Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán Tính trung thực, chính xác của thông tin phản ánh trên chứng từ kế toán quyết định tính trung thực, chính xác của số liệu kế toán Vì vậy, tổ chức tốt việc thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh vào chứng từ kế toán có
ý nghĩa quyết định đối với chất lượng công tác kế toán tại doanh nghiệp
IV.Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo tính trung thực, tính hợp pháp và hợp lý của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ, chỉnh lý những sai sót (nếu có) trong chứng từ nhằm đảm bảo ghi nhận đầy đủ các yếu tố cần thiết của chứng từ và tiến hành các công việc cần thiết để ghi sổ kế toán Kiểm tra chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán, vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chứng từ kế toán trước khi tiến hành ghi sổ kế toán
Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm:
- Kiểm tra tính rõ ràng, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi trên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính trung thực và chính xác của nghiệp vụ phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của thông tin kế toán;
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phản ánh trên chứng từ kế toán nhằm đảm bảo không vi phạm các chế độ chính sách về quản lý kinh tế - tài chính;
- Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế - tài chính phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu dự toán hoặc các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành, phù hợp với giá cả thị trường, với điều kiện hợp đồng đã ký kết….;
- Kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu số lượng và giá trị nghiệp vụ ghi trên chứng từ và các yếu tố khác của chứng từ
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để
xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không
rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh
Trang 14Sau khi kiểm tra chứng từ kế toán đảm bảo các yêu cầu nói trên mới dùng để ghi sổ
kế toán như lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, lập bảng tính toán phân bổ chi phí (nếu cần), lập định khoản kế toán, ghi sổ kế toán,…
V Tổ chức thực hiện luân chuyển chứng từ kế toán.
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng
từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán
Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán là nhằm xây dựng con đường đi của chứng từ
kế toán cho từng nghiệp vụ cụ thể từ khâu lập chứng từ đến ghi sổ và lưu trữ Chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế - tài chính từ khi phát sinh đến khi ghi sổ kế toán và bảo quản, lưu trữ có liên quan đến nhiều người ở các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp
và liên quan đến nhiều bộ phận kế toán khác nhau trong phòng kế toán, vì vậy kế toán trưởng cần phải xây dựng các quy trình luân chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ kinh
tế - tài chính phát sinh để đảm bảo cho các bộ phận quản lý, các bộ phận kế toán có liên quan có thể thực hiện việc kiểm tra nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phản ánh trong chứng từ và thực hiện việc ghi chép hạch toán, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục
vụ lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Để đảm bảo việc luân chuyển chứng từ kế toán nhanh và phù hợp, cần xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nhằm giảm bớt những thủ tục, những chứng từ kế toán không cần thiết và tiết kiệm thời gian
VI.Tổ chức thực hiện dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt.
Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn
bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và
cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh người
ký trên chứng từ Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch
ra tiếng Việt Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm bản chính bằng tiếng nước ngoài
VII.Tổ chức sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán.
Tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán ban hành Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc
Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền
Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính
uỷ quyền in và phát hành Đơn vị được uỷ quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ
và phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính
Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, doanh nghiệp có thể mua hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán
Trang 15VIII.Tổ chức quản lý, sử dụng chứng từ kế toán.
- Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán
- Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian
và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật
- Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu
- Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý
do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu
IX.Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán sao chụp.
Căn cứ Luật Kế toán, chứng từ kế toán sao chụp được quy định như sau:
* Chứng từ kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính và phải có chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán lưu bản chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán trên chứng từ sao chụp
* Chứng từ kế toán sao chụp chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đơn vị kế toán có dự án vay nợ, viện trợ của nước ngoài theo cam kết phải nộp bản chứng từ chính cho nhà tài trợ nước ngoài Trường hợp này chứng từ sao chụp phải có chữ
ký và dấu xác nhận của người đại diện theo pháp luật nhà tài trợ hoặc của đơn vị kế toán;
- Đơn vị kế toán bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu bản chính chứng từ kế toán Trường hợp này chứng từ sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán trên chứng từ kế toán sao chụp;
- Chứng từ kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn Trường hợp này, đơn vị kế toán phải đến đơn vị mua hoặc đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ và các đơn vị khác có liên quan để xin sao chụp chứng từ kế toán bị mất Trên chứng từ kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của người đại diện theo pháp luật của đơn vị mua, đơn vị bán hoặc của đơn vị kế toán khác;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP.
(Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của BTC ngày 20/3/2006) Số
TT TÊN CHỨNG TỪ chứng từSố hiệu BB (*)Tính chấtHD (*)
A Chứng từ kế toán ban hành theo quyết định này.
I Lao động tiền lương.
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05 - LĐTL X
7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06 - LĐTL X
10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09 - LĐTL X
11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10 – LĐTL X
12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11 - LĐTL X
II Hàng tồn kho
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa 03 – VT X
Trang 164 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04 – VT X
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa 05 – VT X
7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07 – VT X III Bán hàng.
1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01 – BH X
7 Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 07 – TT X
9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng bạc,….) 08b – TT X
V Tài sản cố định.
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03 – TSCĐ X
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06 – TSCĐ X
B Chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác
2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản X
4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL X
5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 PXK – 3LL X
6 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04 HDL - 3LL X
7 Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính 05 TTC – LL X
8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn 04 / GTGT X
Ghi chú: BB: Bắt buộc HD: Hướng dẫn
DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
(Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày14 tháng 9 năm 2006).
BB (*) HD (*) A- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY
I- Lao động tiền lương
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL X
10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL X
Trang 1712 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL X
II- Hàng tồn kho
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 03-VT X
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT X
9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ X
B- CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 PXK-3LL X
8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn 04/GTGT X
Trang 189
Ghi chú: (*) BB: Mẫu bắt buộc (*) HD: Mẫu hướng dẫn
Trang 19CHƯƠNG III : TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH HẠCH TOÁN
I.Tổ chức lựa chọn, áp dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định
để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về hệ thống tài khoản kế toán, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán của từng tài khoản kế toán Cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng:
+) Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành;
+) Dựa vào loại hình sở hữu của doanh nghiệp (Doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Doanh nghiệp có quy mô lớn, hay vừa và nhỏ);
+) Dựa vào quy mô hoạt động; chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp;
+) Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của đơn vị
Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản sử dụng tiến hành chắc lọc, lựa chọn các tài khoản kế toán phù hợp, cần thiết để xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán cho doanh nghiệp mình
(Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006).
1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
1131 Tiền Việt Nam
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
1368 Phải thu nội bộ khác
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
Trang 201385 Phải thu về cổ phần hoá
1388 Phải thu khác
1561 Giá mua hàng hóa
1562 Chi phí thu mua hàng hóa
1567 Hàng hóa bất động sản
được lập kho bảo thuế
1611 Chi sự nghiệp năm trước
1612 Chi sự nghiệp năm nay
2281 Cổ phiếu2282
2288
Trái phiếuĐầu tư dài hạn khác
Trang 2135 241 Xây dựng cơ bản dở dang
2411 Mua sắm TSCĐ
2412 Xây dựng cơ bản
2413 Sửa chữa lớn TSCĐ
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Thuế thu nhập cá nhân
3336 Thuế tài nguyên
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất3338
3339 Các loại thuế khácPhí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
3341 Phải trả công nhân viên
3348 Phải trả người lao động khác
46 337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Doanh nghiệp xây lắp có thanh toán
theo tiến độ kế hoạch
3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3431 Mệnh giá trái phiếu
3432 Chiết khấu trái phiếu
3433 Phụ trội trái phiếu
4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Trang 224112 Thặng dư vốn cổ phần
4118 Vốn khác
4131 Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính
4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB
4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
4311 Quỹ khen thưởng
4312 Quỹ phúc lợi
4313 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
Dùng cho các công ty, Tổng công ty có nguồn kinh phí
5111 Doanh thu bán hàng hóa
5112 Doanh thu bán các thành phẩm
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
5121 Doanh thu bán hàng hóa
5122 Doanh thu bán các thành phẩm
5123 Doanh thu cung cấp dịch vụ
Áp dụng khi có bán hàng nội bộ
6231 Chi phí nhân công
6232 Chi phí vật liệu
6233 Chi phí dụng cụ sản xuất
6234 Chi phí khấu hao máy thi công
6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6238 Chi phí bằng tiền khác
Áp dụng cho đơn vị xây lắp
6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
Trang 236272 Chi phí vật liệu
6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí vật liệu, bao bì
6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
LOẠI TÀI KHOẢN 8 - CHI PHÍ KHÁC
8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành
8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
LOẠI TÀI KHOẢN 9 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
LOẠI TÀI KHOẢN 0 - TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
002 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Chi tiết theo yêu cầu QL
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
(Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày14 tháng 9 năm 2006).
Trang 241112 Ngoại tệ
1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
hàng
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
1591 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn
1592 Dự phòng phải thu khó đòi
1593 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
LOẠI TÀI KHOẢN 2 - TÀI SẢN DÀI HẠN
Trang 252218 Đầu tư tài chính dài hạn khác
LOẠI TÀI KHOẢN 3
NỢ PHẢI TRẢ
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
34131 Mệnh giá trái phiếu
34132 Chiết khấu trái phiếu
Trang 2634133 Phụ trội trái phiếu
3414 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
LOẠI TÀI KHOẢN 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU
4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
LOẠI TÀI KHOẢN 5 DOANH THU
5112 Doanh thu bán các thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản
lý
Trang 27LOẠI TÀI KHOẢN 7 THU NHẬP KHÁC
LOẠI TÀI KHOẢN 8 CHI PHÍ KHÁC
LOẠI TÀI KHOẢN 9 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
LOẠI TÀI KHOẢN 0 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
II.Tổ chức cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị, doanh nghiệp được cụ thể hoá, bổ sung thêm tài khoản cấp 3, 4,… nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của tài khoản cấp trên tương ứng
Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 đối với các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp chưa có để phản ánh nội dung kinh tế riêng
có phát sinh của doanh nghiệp và chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản
Việc cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phải đảm bảo phản ánh, hệ thống hoá đầy đủ, cụ thể mọi nội dung đối tượng hạch toán, mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính – phát sinh trong doanh nghiệp, phù hợp với những quy định thống nhất của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý cấp trên, phù hợp với đặc điểm tính chất sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính và thoả mãn nhu cầu thông tin cho các đối tượng
sử dụng
Mục đích của việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán là người tổ chức công tác kế toán cần phải xây dựng cho được một hệ thống tài khoản kế toán cụ thể sử dụng cho doanh nghiệp mình theo sự gắn kết giữa công tác kế toán tài chính và công tác
kế toán quản trị của doanh nghiệp
III.Tổ chức xây dựng quy trình hạch toán.
Sau khi thiết lập được hệ thống tài khoản kế toán sử dụng cho đơn vị mình, trên cơ
sở đó người tổ chức công tác kế toán tiến hành xây dựng các quy trình hạch toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Quy trình hạch toán được xây dựng dựa trên các cơ sở sau: (1) Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp đã được kế toán xây dựng; (2) Dựa vào hướng dẫn của BTC về hạch toán các nghiệp vụ trong từng tài khoản; (3) Dựa vào các
cơ chế tài chính quy định hiện hành; (4) Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh; (5) Dựa vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;
Ví dụ:
Trang 28(1) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho nói chung, trong đó có nhập, xuất kho nguyên vật liệu nói riêng thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ như thế nào? ghi chép sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết nào? sổ chi tiết mở cho từng loại vật liệu ra sao? Tổ chức đối chiếu số liệu kế toán giữa Phòng kế toán với Thẻ kho ở các Thủ kho của kho hàng ra sao?;
(2) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt tại quỹ thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ như thế nào,? ghi chép sổ sách kế toán tổng hợp,
sổ kế toán chi tiết nào vừa phản ánh các loại tiền VNĐ, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý đá quý vừa phục vụ cho công tác lập Báo cáo tài chính trong đó có bảng Lưu chuyển tiền tệ? Mối quan hệ đối chiếu số liệu giữa bộ phận kế toán tiền mặt với bộ phận thủ quỹ như thế nào?;
(3) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ chi phí bị cơ quan thuế xuất toán, truy thu thuế, thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận
kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ như thế nào,? Các nghiệp vụ điều chỉnh, hạch toán bổ sung thực hiện trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính ra sao?
(4) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa thì phải thiết kế: Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Phát hành hóa đơn tài chính như thế nào? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ ra sao? ghi chép
sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết nào? Tổ chức đối chiếu số liệu kế toán giữa Phòng kế toán với Thẻ kho ở các Thủ kho của kho hàng ra sao?;
(5) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ tăng TSCĐ thì phải thiết kế: Thủ tục, giấy tờ giao nhận TSCĐ? Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ ra sao? Phản ánh nghiệp vụ lên sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, thẻ TSCĐ như thế nào?;
(6) Xây dựng quy trình kế toán cho các nghiệp vụ giảm TSCĐ thì phải thiết kế: Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ được thành lập như thế nào? Thành phần tham gia là ai? Thủ tục, giấy tờ giao nhận TSCĐ? Chứng từ kế toán hạch toán là chứng từ gì? Do bộ phận
kế toán nào lập chứng từ? trình tự luân chuyển chứng từ ra sao? Phản ánh nghiệp vụ lên sổ sách kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, thẻ TSCĐ như thế nào?;
Trang 29
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN I.Sổ kế toán
1 Khái niệm sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp
Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
(2) Sổ Cái: Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản
2.2 Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết nhằm thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán Sổ kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán
Trang 30Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp (xem danh mục
sổ kế toán)
II Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về sổ kế toán.
Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung về sổ kế toán được quy định tại Luật
kế toán về mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, sửa chữa sai sót sổ kế toán, khoá sổ kế toán, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán, xử lý vi phạm
Sổ kế toán phải ghi rõ tên doanh nghiệp; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khoá sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; số trang; đóng dấu giáp lai
Sổ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng ghi sổ; số hiệu
và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; tóm tắt nội dung của nghiệp
vụ kinh tế - chính phát sinh; số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo hình thức đã chọn, đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu
kế toán theo quy định Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Chế độ kế toán hiện hành
- Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do
Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian sử dụng sổ Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi
sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận
1 Tổ chức việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán.
1.1 Mở sổ kế toán
Sổ kế toán phải mở vào đầu ngày của ngày đầu kỳ kế toán năm và chuyển số dư cuối
kỳ trước sang số dư đầu kỳ cho kỳ kế toán tiếp theo (đối với các sổ kế toán có số dư) Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy
vi tính
Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ
Trang 31Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
Đối với sổ kế toán dạng quyể n :
Trang đầu sổ phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác
Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán
Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm
1.2 Ghi sổ kế toán
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh
Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với nội dung của chứng từ kế toán Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ
kế toán của năm trước liền kề Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khoá sổ Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng đè lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang sau
1.3 Khoá sổ kế toán
Doanh nghiệp phải khoá sổ kế toán vào cuối ngày của ngày cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính và các trường hợp khoá sổ kế toán khác theo quy định pháp luật như trong trường hợp doanh nghiệp bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản,…
Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Luật kế toán và chế độ sổ kế toán hiện hành Sau khi khoá sổ trên máy vi tính phải in sổ ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm
2.Tổ chức việc sửa chữa sổ kế toán.
2.1 Trường hợp sửa sai sổ kế toán ghi bằng tay
Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải tiến hành sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau: Phương pháp cải chính; Phương pháp ghi số âm và Phương pháp ghi bổ sung
(1)- Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng của sổ
(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
Trang 32- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Số tiền ghi trên sổ kế toán lớn hơn số tiền của nghiệp vụ trên chứng từ;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền trùng nhiều lần
Cách sửa sai: Lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” kế toán trưởng (hoặc phụ trách
kế toán) ký xác nhận Dựa vào chứng từ đính chính kế toán ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế
(3)–Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi
bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ
Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán, sau đó lập báo cáo tài chính nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra
2.2 Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán năm đó trên máy vi tính;
- Trường hợp khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra
Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”
3.Tổ chức điều chỉnh sổ kế toán.
Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì
kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan
III.Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán áp dụng.
Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán Thực chất hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ về trình tự và phương pháp ghi chép, kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán cũng
Trang 33như việc tổng hợp, hệ thống hóa số liệu kế toán từ các chứng từ gốc để lập các báo cáo tài chính.
Kế toán trưởng căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán viên và trang thiết bị phục
vụ cho công tác kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp mà chọn hình thức kế toán thích hợp
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một
kỳ kế toán năm Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết Vấn đề cần đặc biệt tôn trọng ở đây là khi đã chọn sử dụng hình thức sổ kế toán nào thì nhất thiết phải tuân theo mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó về các mặt: Số lượng và kết cấu các loại sổ; mối quan hệ và sự kết hợp giữa các sổ; trình tự và kỹ thuật ghi chép các sổ, tuyệt đối tránh tình trạng chấp vá các loại tùy tiện làm theo kiểu riêng mình
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng một trong các hình thức kế toán sau:
* Đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì áp dụng một trong 5 hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
* Đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì áp dụng một trong 4 hình thức kế toán sau:
Hình thức kế toán Nhật ký chung được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy
mô lớn, trang bị phần mềm kế toán
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp
vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.1.2 Các sổ kế toán chủ yếu:
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
* Sổ tổng hợp:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
* Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở
Trang 34sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng
từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi
đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
(2) Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng số liệu Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các
sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái
- Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 với việc ghi chép kế toán ở các tài khoản chi tiết (tài khoản cấp 2, 3, ) và ghi ở hai loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán tổng hợp (Sổ Nhật Ký - Sổ Cái) và sổ kế toán chi tiết
- Không cần lập bảng đối chiếu số phát sinh (bảng cân đối tài khoản) của các tài khoản cấp 1 vì có thể kiểm tra được tính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản kế
Trang 35toán cấp 1 ngay ở dòng tổng cộng số phát sinh trong tháng của Sổ Nhật Ký - Sổ Cái.
- Căn cứ để ghi vào sổ kế toán tổng hợp (sổ Nhật ký - Sổ Cái) là các chứng từ kế toán (chứng từ gốc) hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán (chứng từ gốc) cùng loại; còn căn cứ để ghi vào sổ kế toán chi tiết cũng là chứng từ kế toán (chứng từ gốc)
2.2.Các loại sổ kế toán chủ yếu:
*Sổ tổng hợp: Nhật ký - Sổ Cái;
* Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
2.3.Trình tự ghi sổ kế toán
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng
từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 ngày đến 3 ngày
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký-Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào
số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên sổ Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
Chứng từ gốc
từ gốc cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
NHẬT KÝ - SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 36BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
- Căn cứ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp là Chứng Từ Ghi Sổ, còn căn cứ để ghi vào các sổ chi tiết là chứng từ gốc đính kèm theo các Chứng Từ Ghi Sổ đã lập; cho nên việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán chi tiết tách rời nhau
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
- Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 được ghi ở một tờ sổ riêng (Sổ Cái) nên cuối tháng phải lập Bảng đối chiếu số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) để kiểm tra tính chính xác của việc ghi Sổ Cái
3.2.Các loại sổ kế toán chủ yếu
sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng
để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng
số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; và số dư của từng tài khoản trên
Trang 37Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
từ ghi sổ để ghi Sổ Cái
- Có thể kết hợp một phần ghi chép kế toán chi tiết ngay trong các Nhật ký - Chứng
từ Tuy nhiên, không nên kết hợp ghi chép kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp vì sẽ làm cho kết cấu mẫu sổ phức tạp
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính
- Không cần lập bảng đối chiếu số phát sinh (bảng cân đối tài khoản) của các tài
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 38khoản tổng hợp (tài khoản cấp 1) vì số cộng ở các Nhật ký - Chứng từ là các định khoản
kế toán ghi Nợ, ghi Có vào các tài khoản phải cân bằng nhau
Dựa vào bên Có của các tài khoản để ghi sổ Nhật ký - Chứng từ nên căn cứ chứng từ
kế toán để ghi sổ rõ ràng, không bị trùng lắp trong ghi sổ kế toán Đây cũng là đặc điểm thể hiện tính ưu việt của hình thức kế toán này
4.2.Các loại sổ kế toán chủ yếu
Đối với các Nhật ký-Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn
cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật Chứng từ
ký-(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký-Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu
số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết
có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký-Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn
cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký-Chứng từ, Bảng
kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 39Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
5 Hình thức kế toán trên máy vi tính.
5.1 Đặc trưng cơ bản:
Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
5.2 Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
5.3.Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin
đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁNTHEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng thích hợp Trong mỗi hình thức kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán Trình tự ghi sổ theo mỗi hình thức có thể khái quát như sau:
- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Trang 40- Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ;
- Ghi sổ kế toán chi tiết;
- Ghi sổ kế toán tổng hợp;
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu;
- Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính
Do vậy, doanh nghiệp có thể chọn lựa một trong các hình thức kế toán nêu trên để ghi sổ kế toán Từ hình thức kế toán đã được lựa chọn, doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài Chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất áp dụng phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin ở doanh nghiệp để phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp theo hệ thống các tài khoản mà doanh nghiệp đã lựa chọn và theo phương pháp kế toán được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam
Hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh và cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính để lập báo cáo tài chính và đáp ứng các nhu cầu khác về quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp bao gồm: Hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết
- Hệ thống sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Cái; Sổ Nhật Ký hoặc sổ Đăng Ký Chứng
Từ Ghi Sổ tuỳ theo từng trường hợp Sổ kế toán tổng hợp dùng để phân loại, tổng hợp thông tin kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế
- Hệ thống sổ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý kinh doanh và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính để lập các báo cáo kế toán mà doanh nghiệp mở đủ các sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán chi tiết dùng để phân loại, tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo từng nội dung kinh tế
Doanh nghiệp được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu quản lý
DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP
(Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của BTC ngày 20/3/2006)
Số
Hình thức kế toán
Nhật ký chung Nhật ký - Sổ Cái Chứng từ ghi sổ Chứng từNhật ký-
- -
- -
- -
-X x X
12 Số Cái (dùng cho hình thức Nhật ký-Chứng từ) S05-DN - - - X