1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đề án kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất

35 4,8K 158
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 239 KB

Nội dung

kế toán nguyên vạt liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất

Trang 1

Lời mở đầu

Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơchế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độclập đã được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.Hạch toán kế toán là một phần khôngthể tách rời trong hệ thống quản lý của mỗi doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin kinh tế vàgiữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định của lãnh đạo doanhnghiệp

Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố cơ bản không thể thiếu của mọi quá trìnhsản xuất và thường chiếm một tỷ trọng đáng kế trong cơ cấu chi phí sản xuất Mặt khác,nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ rất phức tạp vàthường xuyên thay đổi nên chi phí về vật liệu nếu không được quản lý và hạch toán chặtchẽ sẽ gây ra các tổn thất về kinh tế Một trong những yếu tố nhằm đạt lợi nhuận cao làtính đúng, tính đủ tránh lãng phí, mất mát vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, gópphần giảm bớt chi phí nâng cao hiệu quả quản lý , hạ gía thành sản phẩm

Tổ chức công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là điều kiện để nâng caochất lượng sản phẩm , tiết kiệm chi phí tăng năng suất lao động, giúp các doanh nghiệphoàn thành kế hoạch sản xuất đúng tiến độ Do vậy, việc nghiên cứu cải tiến hoàn thiệncông tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp là một vấn đề hết sứccần thiết

Nhận thấy vai trò quan trọng của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong doanh

nghiệp sản xuất, em đã chọn nghiên cứu đề tài Bàn về kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất

Bài viết gồm ba phần:

- Phần 1: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đề tài kế toán nguyên vật liệu, công cụ,dụng cụ

- Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

- Phần 3: Một số ý kiến hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam về kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ

Trang 2

Phần 1: HỆ THỐNG HÓA NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI KẾ TOÁN

NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ 1.1 Lý luận chung về đối tượng nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm và phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, chỉ tham gia

vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hếtmột lần vào chi phí kinh doanh trong kì Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất,dưới tác động của lao động, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất banđầu

Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoàihoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên liệu,vật liệu được phân loại như sau:

- Nguyên liệu, vật liệu chính: là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá

trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm Vì vậy kháiniệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng dịch vụ…không đặt ra khái niệm vậtliệu chính, vật liệu phụ Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm muangoài mới mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm

- Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành

thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc,mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện choquá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu côngnghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ cho quá trình lao động

- Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh

doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường Nhiên liệu có thểtồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí

- Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất…

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho

công nghệ xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp,không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơbản

Trang 3

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời

gian sử dụng quy định để xếp vào tài sản cố định hữu hình (giá trị < 10.000.000 đồng; thờigian sử dụng < 1 năm) Bởi vậy, công cụ, dụng cụ nhỏ mang đầy đủ đặc điểm như tài sản

cố định hữu hình (tham gia nhiều chu kì sản xuất kinh doanh, giá trị bị hao mòn dần trongquá trình sử dụng, giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng) Tuy nhiên,

do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động, những tư liệulao động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ,dụng cụ:

- Các loại bao bì dùng để chứa đựng vật liệu, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản

và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa

- Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, quần áo, giầy dép chuyên dụng để làmviệc,

- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính giá riêng nhưng vẫn tính giá trị hao mòn

để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ, bảo quản hay vận chuyển hàng hóa;

- Các dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất;

- Các lán trại tạm thời, đà giáo, giàn giáo, côg cụ…trong ngành xây dựng cơ bản

1.1.2 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiệntheo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho” Nội dung giágốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được xác định tùy theo từng nguồn nhập

- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ mua ngoài bao gồm: giá mua ghi trên hóa đơn,thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp ( nếu có), chi phívận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,…nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng

cụ từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của

bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyênliệu ,vậ liệu, công cụ, dụng cụ và số hao hụt trong tự nhiên định mức (nếu có):

+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ vào sản xuất kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị củanguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuếGTGT Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thuế GTGT củadịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công…được khấu trừ và hạch toán vàotài khoản 113 “Thuế GTGT được khấu trừ”

Trang 4

+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng vào sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc khôngthuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thìgiá trị của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào được phản ánh theo tổng giá thanhtoán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ( nếu có).

+ Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi rađồng việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinhnghiệp vụ để ghi tăng giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho

- Giá gốc của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tự chế biến bao gồm giá thực tế củanguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất chế biến và chi phí chế biến

- Giá gốc của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến bao gồm: giáthực tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phívận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn

vị, tiền thuê ngoài gia công chế biến

- Giá gốc của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: là giátrị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận

Việc tính trị giá của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được thực hiện theomột trong bốn phương pháp quy định trong chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”:+ Phương pháp giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặcmặt hàng ổn định và nhận diện được

+ Phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giátrung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn khođược mua hoặc sản xuất trong kì Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kì hoặc vàomỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

+ Phương pháp nhập trước xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được muatrước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kì là hàng tồnkho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kì Theo phương pháp này thì giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kì hoặc gần đầu kì, giátrị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kì hoặc gầncuối kì còn tồn kho

+ Phương pháp nhập sau xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được muasau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kì là hàng tồn khođược mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này giá trị hàng xuất kho được tính

Trang 5

theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theogiá của hàng nhập kho đầu kì hoặc gần đầu kì còn tồn kho.

1.1.3 Nhiệm vụ, yêu cầu

- Phải theo dõi nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và phân loại theo yêu cầu tình hình đặcđiểm cụ thể của doanh nghiệp và các nguyên tắc chung do nhà nước quy định

- Với mỗi doanh nghiệp cụ thể tùy thuộc về lĩnh vực hoạt động, ngành nghề quy mô mà lựachọn phương pháp kế toán hàng tồn kho Công tác ghi sổ sách, chứng từ sử dụng các tàikhoản… phải phù hợp với phương pháp ấy

- Phản ánh chính xác, trung thực sự biến động nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong kìhạch toán và vật liệu tồn kho và cung cấp số liệu chính xác để tổng hợp chi phí sản xuất,xác định giá thành sản phẩm

- Đánh giá, phân tích những thành tích và yếu kém trong khâu mua, xuất sử dụng cácnguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để rút kinh nghiệm cho những kì sau

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên kiểm toán hoàn thành công việc khi có các đợtkiểm toán

1.2 Chế độ kế toán tài chính hiện hành của Việt nam về kế toán nguyên vật liệu, công

cụ, dụng cụ

1.2.1 Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán sử dụng được quy định theo chứng từ kế toán ban hành của bộtrưởng bộ tài chính và các quyết định khác có liên quan bao gồm:

- Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01- VT)

- Phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 – VT)

- Biên bản kiểm kê vât tư sản phẩm hàng hóa ( Mẫu số 08 – VT)

- Hóa đơn kiểm phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 – BH)

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn giá trị gia tăng

1.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đòi hỏi phản ánh cả về giá trị, sốlượng, chất lượng từng thứ (từng danh điểm) vật tư theo từng kho và từng người phụ tráchvật chất Trong thực tế hiện nay có 3 phương pháp kế toán chi tiết vật tư sau đây:

1.2.2.1Phương pháp thẻ song song

Trang 6

Phương pháp thẻ song song là phương pháp kế toán chi tiết vật tư mà ở kho vật tư

và bộ phận kế toán vật tư (thuộc phòng kế toán) đều sử dụng thẻ, ở kho sử dụng thẻ kho,còn ở bộ phận kế toán vật tư sử dụng thẻ kế toán chi tiết vật tư Vì thế, phương pháp nàyđược gọi là phương pháp thẻ song song Công việc cụ thể của từng bộ phận như sau:

- Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt sốlượng Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho Thẻ được mở cho từng danh điểm vật tư

- Ở phòng kế toán: Phòng kế toán mở thẻ kế toán chi tiết từng danh điểm vật tư tương ứngvới thẻ kho mở ở kho Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả vềmặt giá trị Hàng ngày hoặc định kì, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ khochuyển tới, nhân viên kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vàothẻ kho và tính ra số tiền Sau đó, lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toánchi tiết vật tư có liên quan Cuối tháng tiến hành cộng thẻ kế toán chi tiết vật tư theo từngdanh điểm và đối chiếu với thẻ kho

Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán vật tư phải căn cứ vào cácthẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật

tư Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp

Ngoài ra để quản lý chặt chẽ thẻ kho, nhân viên kế toán vật tư còn mở sổ đăng ký thẻ kho,khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ

* Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu

- Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng.Ngoài ra việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế khả năngkiểm tra kịp thời của kế toán

- Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp cho doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, khối lượngnghiệp vụ nhập xuất ít, không thường xuyên và trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạnchế

1.2.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, tại kho, thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho

và ghi chép giống như phương pháp thẻ song song nói trên Tại phòng kế toán, kế toán bộphận vật tư không mở thẻ kế toán chi tiết vật ư mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để phảnánh số lượng và số tiền của từng thứ (danh điểm) vật tư theo từng kho Sổ này ghi mỗitháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trongtháng của từng vật tư, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ Cuối tháng, đối chiếu số lượngvật tư trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp

Trang 7

* Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng

- Ưu điểm: khối lượng phạm vi ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vàocuối tháng

- Nhược điểm: việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật vàphòng kế toán cũng chỉ tiến hành kiểm tra đối chiếu vào cuối tháng do đó hạn chế tác dụngcủa kiểm tra

- Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp cho các Doanh nghiệp có không nhiều nghiệp vụnhập xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán vật liệu do đó không có điều kiện ghi chéptheo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày

1.2.2.3 Phương pháp sổ số dư

Trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp sổ số dư, tại kho thủ kho sử dụngthẻ kho để phản ánh tình hình biến động vật tư giống như các phương pháp trên Định kì,sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinhtheo từng danh điểm vật tư quy định Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kếtoán kèm theo các chứng từ nhập, xuất vật tư

Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật tư tồn kho cuối tháng theo từng danhđiểm vật tư vào sổ số dư Sổ số dư được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm,trước ngày cuối tháng, kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ Ghi xong thủ kho phải gửiphòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền

Tại phòng kế toán, định kì, nhân viên kế toán vật tư phải xuống kho để hướng dẫn

và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Khi nhận được chứng

từ, kế toán kiểm tra và tính giá chứng từ ( theo giá hạch toán), tổng cộng số tiền và ghi vàocột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Đồng thời, ghi số tiền vừa tính được của từngnhóm vật tư (nhập riêng, xuất riêng) vào bảo lũy kế nhập, xuất, tồn kho vật tư Bảng nàyđược mở cho từng kho, mỗi kho một tờ, được ghi trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từnhập, xuất vật tư

Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra

số dư cuối tháng của từng nhóm vật tư để ghi vào bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho vật tư

Số dư trên bảng này được dùng để đối chiếu với số dư trên sổ số dư ( sổ số dư tính bằngcách lấy số lượng vật tư từng loại tồn kho nhân với giá hạch toán)

* Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:

- Ưu điểm: tránh được ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượngghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng

Trang 8

- Nhược điểm: do kế toán chỉ ghi theo mặt giá trị nên muốn biết được số hiện có và tìnhhình tăng giảm về mặt hiện vật thì nhiều khi phải xem sổ của thủ kho mất nhiều thời gian.Hơn nữa việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp khó khăn.

- Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, khốilượng nghiệp vụ nhập xuất nhiều, thường xuyên, có nhiều chủng loại vật tư và áp dụng vớidoanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của kếtoán đã vững vàng

1.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

1.2.3.1 Tài khoản sử dụng

1.2.3.1.1 Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Tài khoản 152 dùng theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm, tồn kho của cácloại nguyên vật liệu của doanh nghiệp tại kho theo giá thực tế ( giá gốc) Tài khoản 152 cóthể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ vật tư tùy theo yêu cầu quản lý và phương tiệntính toán

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoàigia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kì ( trường hợpdoanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì)

Bên Có:

- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, đểbán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kì ( Trường hợpdoanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì)

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kì

1.2.3.1.2 Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ

Tài khoản 153 dùng để phản ánh toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ nhập, xuất,tồn kho trong kì Tài khoản này được ghi chép theo giá thực tế của công cụ, dụng cụ tăng

Trang 9

giảm, tồn kho cà có thể mở chi tiets theo từng loại, nhóm, thứ…tùy theo yêu cầu quản lý

và phương tiện tính toán

Bên Nợ:

- Giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài giacông chế biến, nhận góp vốn;

- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê lại nhập kho;

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kì (trường hợp doanhnghiệp kế toán bán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì)

Bên Có:

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh,cho thuê hoặc góp vốn;

- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng;

- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;

- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực thế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kì (Trường hợp doanhnghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì)

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho

Tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1531: Công cụ, dụng cụ : Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến độngcác loại công cụ, dụng cụ

- Tài khoản 1532 – Bao bì luân chuyển: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biếnđộng các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp

Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều chu kì sản xuất,kinh doanh Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sảnxuất, kinh doanh của nhiều kì hạch toán

- Tài khoản 1533 – đồ dùng cho thuê: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động cácloại công cụ, dụng cụ doanh nghiệp chuyên dùng cho thuê

Chỉ hạch toán vào tài khoản này với mục đích cho thuê, trường hợp không phân biệt đượcthì hạch toán vào tài khoản 1531 Trường hợp cho thuê công cụ, dụng cụ dùng trong sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp thì ngoài việc hạch toán trên tài khoản cấp 1 còn phảihoạch toán chuyển công cụ, dụng cụ vào tài khoản cấp 2

Trang 10

1.2.3.2 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Để hạch toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ kế toán có thể áp dụng phươngpháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kì Việc sử dụng phương phápnào là tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, vào yêu cầu của công tác quản lý vàvào trình độ của kế toán

1.2.3.2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tìnhhình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên cáctài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho Phương pháp này sử dụng phổ biến ở nước tahiện nay vì những tiện ích của nó Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có nhiều chủng loạivật tư, hàng hóa có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phươngpháp này sẽ tốn rất nhiều công sức Dù vậy, phương pháp này có độ chính xác cao và cungcấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhất

(1), Khi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ về nhập kho của đơn vị, căn cứ hóa đơn,phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ,dụng cụ nhập kho:

- Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hànghóa dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Giá mua chưa thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111, 112, 141, 331,…(Tổng giá thanh toán)

- Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào dùng để sản xuất kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng để sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạtđộng sự nghiệp, phúc lợi, dự án, ghi:

TK 111, 112, 331…

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Trang 11

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 133(1) – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)(3), Trường hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua về nhập kho nhưng đơn vị pháthiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặcđược giảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá, ghi:

Nợ TK 111, 112, 331…

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Giá mua chưa thuế GTGT)

Có TK 133(1) – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)(4), Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng

“Hàng mua đang đi đường”

(4.1) Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào tài khoản

152 – Nguyên liệu, vật liệu; TK 153 - Công cụ, dụng cụ

(4.2.) Nếu đến cuối tháng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ vẫn chưa về thì căn cứ vào hoáđơn (Trường hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:

Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc

Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường

(5) Khi trả tiền kho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiếtkhấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chiết khấu thanh toán)

(6) Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập khẩu:

Trang 12

- Nếu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toánphản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập khẩu theo giá có thể nhậpkhẩu, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu)

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu)

- Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập khẩu về để dùng cho hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếphoặc dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùngcho hoạt động sự nghiệp, dự án (kế toán phản ánh giá gốc nguyên vật liệu, công cụ, dụng

cụ nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàngnhập khẩu)

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhậpkhẩu)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)

- Nếu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệtthì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, công cụ,dụng cụ nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu)

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Trang 13

(7) Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ từ nơimua về kho doanh nghiệp, trường hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua về dùng vàosản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331,

(8) Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến:

- Khi xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đưa đi gia công, chế biến, ghi:

TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

- Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

(9) Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho do tự chế:

Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để tự chế, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

- Khi nhập kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã tự chế, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Trang 14

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

(10) Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyênnhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn

cứ vào giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thừa, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết)

- Khi có quyết định xử lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thừa phát hiện trong kiểm kê,căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có các TK liên quan

- Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khinhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338 (3381) mà ghivào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” Khi trả lạinguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tàikhoản ngoài Bảng Cân đối kế toán)

(11) Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh,ghi

(11.1) Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

(11.2) Nếu giá trị công cụ, dụng cụ không lớn, tính vào sản xuất, kinh doanh một lần, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412, 6413)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1531, 1532)

Trang 15

(11.3) Nếu giá trị công cụ, dụng cụ lớn, sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh hoặcxuất dùng bao bì luân chuyển, phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, khi xuấtkho công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và có thờigian sử dụng dưới một năm)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trênmột năm và có giá trị lớn)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1531, 1532)

- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng cho từng kỳ kế toán, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

(12) Xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản hoặcsửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ(13) Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồngkiểm soát:

a Khi xuất đưa đi góp vốn liên doanh, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá trị ghi sổ)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ ( Theo giá trị ghi sổ)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giátrị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợi ích của các bên kháctrong liên doanh)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá đánh giá lạilớn hơn giá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợi ích của mìnhtrong liên doanh)

Trang 16

b Khi cở sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ nhận góp vốn, hoặc bán số nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đó cho bênthứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào thu nhậpkhác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 711 - Thu nhập khác

(14) Khi xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:

Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 711 - Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giátrị ghi sổ)

(15) Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:

Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong kho hoặc tại nơiquản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xácđịnh người phạm lỗi Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩmquyền để ghi sổ kế toán:

- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặc điều chỉnh lại sốliệu trên sổ kế toán;

- Nếu giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt chophép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụKhi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:

Trang 17

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệucòn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

1.2.3.2.2 Phương pháp kiểm kê định kì

Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp không theo dõi một cách thườngxuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm trên các tàikhoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kì và cuối kìcủa chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kì, xác định lượng tồn kho thực tế, chưa xuất dùng chosản xuất kinh doanh và các mục đích khác Độ chính xác của phương pháp này không caomặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanhnhững chủng loại hàng hóa, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuấtbán

1 Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:

- Trường hợp hàng tồn kho tăng: Các xác định tương tự như kế toán Việt Nam

Vật liệu nhập, xuất tồn kho được ghi sổ theo giá thực tế Giá thực tế của nguyên vậtliệu, công cụ dụng cụ bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn của người bán cộng với các chiphí thu mua phát sinh trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá được hưởng (nếu có)

Ngày đăng: 29/09/2013, 19:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w