Tình huống trong giao dịch LC Up một vài tình huống cho anh em tham khảo, cùng giải quyết để áp dụng được triệt để lý thuyết đã học vào thực tiễn hoạt động TTQT.
Trang 1Tình huống trong giao dịch LC
Up một vài tình huống cho anh em tham khảo, cùng giải quyết để áp dụng được triệt để lý thuyết đã học vào thực tiễn hoạt động TTQT
Khuyến khích các bạn up bài tập tình huống lên cho mọi người đưa ý kiến những người học sau sẽ có cơ hội tiếp cận với các tình huống để định hướng học cho dễ dàng )
Tình huống 1
Một L/C được VCB mở theo yêu cầu của khách hàng X (Hà Nội) của mình cho công ty Y (Nhật Bản) hưởng lợi có nội dung ghi như sau “Available with Mitsuibank by payment ”
Công ty xuất khẩu Y Nhật Bản sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình cho khách hàng X tại Việt Nam xuất trình bộ chứng từ cho Mitsuibank để yêu cầu thanh toán
Ngân hàng này đã kiểm tra bộ chứng từ và xác định bộ chứng từ thanh toán hợp lệ và tiến hành thanh toán toàn bộ trị giá L/C cho công ty Y
Sau đó ngân hàng chuyển giao chứng từ đến VCB thông qua công ty chuyển phát nhanh DHL Trong quá trình vận chuyển DHL làm thất lạc chứng từ thanh toán
Hỏi VCB có thanh toán lại tiền cho Mitsuibank hay không? Tại sao?
Tình huống 2
Tập đoàn J.Corp của Nhật ký hợp đồng nhập khẩu giầy đông của công ty G của Việt Nam Ngân hàng phát hành L/C là NH Tokyo Người xin mở L/C là J.Corp yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Yokohama
Một tháng sau khi mở tín dụng, chuyến hàng đã cập cảng Yokohama đúng thời hạn giao hàng quy định của HĐ, nhưng cty G không thể lấy được Giấy chứng nhận trên của người mua
Ngân hàng mở L/C phía Nhật đã từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền đó Mặc dù đã nhiều lần cty G gửi văn bản sang cho J.Corp và NH Tokyo yêu cầu được thanh toán nhưng đêu bị NH từ chối thanh toán
Sau hơn 1 năm thương lượng, cuối cùng cty G mới nhận được thanh toán nhưng đã phải chịu những tổn thất nặng nề
Trong trường hợp này L/C có thực là phương thức thanh toán đảm bảo an toàn nhất cho người XK không?
Bài học kinh nghiêm cần rút ra cho người XK là gì?
?? THuống 1: Chiếu theo điều 35 của UCP600 thì VCB vẫn phải trả tiền cho Mitsuibank Bởi vì DHL làm thất lạc chứng từ nghĩa là Mitsuibank đã có bằng chứng là mình đã gửi bộ chứng từ đi rồi, và theo điều 35 thì được miễn trách nhiệm Để hiểu rõ hơn, mọi ng đọc điều 35 của UCP600 ấy ạ
Đúng như em nói, theo điều 35 của UCP 600 NHPH vẫn phải trả tiền cho Mitsuibank Tuy nhiên anh
nói thêm 1 chút rủi ro chuyển từ người hưởng sang NHPH khi chứng từ hợp lệ đã được NHđCĐ chấp nhận, và NH này có quyền được hoàn tiền vào thời điểm mà nó chấp nhận thanh toán nếu chứng từ không
bị thất lạc Tuy nhiên sau đó nếu chứng từ được tìm thấy, NHPH phát hiện ra lỗi của chứng từ thì NHđCĐ phải hoàn trả lại tiền (gốc và lãi ) cho NHPH Lưu ý, NHđCĐ phải thực hiện đúng quy định của LC trong việc chuyển giao chứng từ, nếu làm sai NH này phải chịu hậu quả VD: LC quy định chuyển giao chứng từ
Trang 2thành 2 lần, mà NHđCĐ chuyển 1 lần và bị mất Trường hợp này NHPH có quyền từ chối thanh toán do NHđCĐ không làm đúng theo quy định của LC, do vậy nó phải chịu rủi ro hoàn toàn.
??? ah tình huống 2 ấy! công ty G việt nam dở hơi khi chấp nhận một LC mở bất lợi như thế: + trường hợp thằng mua có chấp nhận cấp cái giấy chứng nhận đã nhận hàng thì có thể rủi ro cho công ty G mất thời gian thu thập chứng từ( phải đợi hàng đến mới có giấy) như vậy sẽ có thể vi phạm thời hạn xuất trình
+ người mua nhận hàng rồi chứng tỏ công ty G phải gửi cho nó trực tiếp một B/L mục consignee ghi tên nó hoặc theo lệnh của ngân hàng Tokyo, mà ngân hàng tokyo phục vụ người nhập khẩu đến ký hậu phát là xong
Từ 2 điều trên cho thấy mình chấp nhận điều khoản ấy trong LC mà không có biện pháp kiểm soát vận đơn coi như là cấp cái giấy chứng nhận nhận hàng và trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu trong trường hợp này ko thể hiện LC rủi ro,mà do nhà xuất khẩu của mình ko hiểu kỹ
về phuơng thức thanh toán LC và ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu cũng chẳng tư vấn gì cả
đồng ý, ở đây là do lỗi của nhà XK không hiểu rõ về thanh toán = LC, chứ bản thân phương thức thanh
toán bằng LC không có rủi ro
??? Tình huống 1 Bộ chứng từ có bất hợp lệ được ngân hàng xác nhận chấp nhận chiết khấu
Ngân hàng thông báo cũng chính là ngân hàng xác nhận thông báo từ chối bất hợp lệ Sau đó, ngân hàng này hỏi ý kiến ngân hàng phát hành được biết ngân hàng này sẵn sàng chấp nhận bất hợp lệ Ngân hàng xác nhận chấp nhận chiết khấu và sau đó đòi tiền lại ngân hàng phát hành nhưng ngân hàng này đã phá sản Ngân hàng xác nhận quay trở lại truy đòi người bán ( đã được chiết khấu)
Lý lẽ của người bán là : trách nhiệm của ngân hàng xác nhận là chiết khấu miễn truy đòi, nếu chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ xem như đã đồng ý sửa đổi L/C
Bình luận về lý lẽ của người bán Kinh nghiệm gì có thể rút ra từ tình huống
Tình huống 2 (Tình huống Santandor versus Paripas)
Ngân hàng phát hành P phát hành một L/C trả chậm chỉ định ngân hàng S là ngân hàng thanh toán sau ( deferred payment) Người hưởng lợi xuất trình chứng từ cho ngân hàng S, ngân hàng S kiểm tra chứng từ thấy hoàn toàn hợp lệ và đưa ra cam kết trả chậm đối với người hưởng lợi Bộ chứng
từ được chuyển đến ngân hàng P
Bình luận về nghĩa vụ của các ngân hàng ( ngân hàng P và S) trong các trường hợp sau:
- Giả sử bộ chứng từ trên thực tế có bất hợp lệ nhưng ngân hàng S vẫn cam kết thanh toán trả sau ( do không phát hiện được bất hợp lệ)
- Giả sử bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ Nhưng sau khi ngân hàng P chuyển cho người mua, người mua nhận chứng từ và đi nhận hàng thì phát hiện bộ chứng từ giả, chẳng có lô hàng nào được gửi theo B/L của bộ chứng từ
Các bạn giải quyết giùm mình với!!!