Trêng THCS Giao An BÀICAHÓA TRỊ (I) Kali (K), iot (I), hiđro (H) Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài Là hóa trị một (I) hỡi ai Nhớghi cho kĩ khỏi hoài phân vân Magie (Mg), kẽm (Zn) với thủy ngân (Hg) Oxi (O), đồng (Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba) Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca) Hóa trị II nhớ có gì khó khăn ! Này nhôm (Al) hóa trị III lần In sâu trí nhớ khi cần có ngay Cacbon (C), silic (Si) này đây Có hóa trị IV không ngày nào quên Sắt (Fe) kia lắm lúc khi phiền ? II, III lên xuống nhớ liền nhau thôi Lại gặp nitơ (N) khổ rồi I, II, III, IV khi thời lên V Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Xuống II lên VI, khi nằm thứ IV Photpho (P) nói đến không dư Có ai hỏi đến thì, ừ rằng III, V Em ơi cố gắng học chăm Bàicahóa trị suốt năm cần dùng. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ Hiđro là một (1) Mười hai (12) cột Cacbon (C) Nitơ (N) mười bốn (14) tròn Oxi (O) trăng mười sáu (16) Natri (Na) hay láu táu Nhảy tót lên hai ba (23) Khiến Magie (Mg) gần nhà Ngậm ngùi nhận hai bốn (24) Hai bảy (27) nhôm (Al) la lớn Lưu huỳnh (S) giành ba hai (32) Khác người thật là tài Clo (Cl) ba nhăm rưỡi (35,5) Kali (K) thích ba chín (39) Canxi (Ca) tiếp bốn mươi (40) Năm nhăm (55) Mangan (Mn) cười Sắt (Fe) đây rồi : năm sáu (56) Sáu tư (64) Đồng (Cu) nổi cáu Bởi kém kẽm (Zn) sáu nhăm (65) Tám mươi (80) Brom (Br) nằm Xa Bạc (Ag) một linh tám (108) Bari (Ba) buồn chán ngán Một ba bảy (137) ích chi Kém người ta còn gì ! Thủy ngân (Hg) hai linh mốt (201) Còn tôi, đi sau rốt BÀICAHÓA TRỊ (II) Hiđro (H) cùng với liti (Li) Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm. Riêng đồng (Cu) cùng với thủy ngân (Hg) Thường II, ít I chớ phân vân gì Đổi thay II, IV là chì (Pb) Điển hình hóa trị của chì là II Bao giờ cũng hóa trị II Là oxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì Ngoài ra còn có canxi (Ca) Magie (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III Cacbon (C), silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi Thế nhưng phải nói thêm lời Hóa trị II vẫn là nơi đi về ! Sắt (Fe) II toan tính bộn bề Không bền nên dễ biến liền sắt III Photpho (P) III ít gặp mà Photpho V chính người ta gặp nhiều Nitơ (N) hóa trị bao nhiêu I, II, III, IV phần nhiều tới V Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng Clo (Cl), iot (I) lung tung II, III, V, VII thường thì I thôi Mangan (Mn) rắc rối nhất đời Đổi từ I đến VII thời mới yên Hóa trị II dùng rất nhiều Hóa trị VII cũng được yêu hay cần Bàicahóa trị thuộc lòng Viết thông công thức, đề phòng lãng quên Học hành cố gắng cần chuyên Siêng ôn, năng luyện tất nhiên nhớ nhiều. TÍNH TAN CỦA MUỐI Loại muối tan tất cả Là muối nitrat Và muối axetat Bất kể kim loại nào *** Những muối hầu hết tan Là clorua, sunfat Trừ bạc, chì clorua Bari, chì sunfat *** Những muối không hòa tan Cacbonat, photphat Sunfua và sunfit Trừ kiềm, amoni 1 Trêng THCS Giao An BÀICAHÓA HỮU CƠ Rủ nhau đi học hữu cơ Mấy năm công sức bây giờ thảnh thơi Thuyết cấu tạo đã thuộc rồi Đồng phân ta cứ mặc đời viết ra Mấy loại mạch có đâu xa Mạch nhánh, mạch thẳng, luồn qua mạch vòng Liên kết bội phóng long nhong Nhóm thế cũng chạy gắn trong, đính ngoài Đồng đẳng càng dễ hỡi ai Cấu tạo ấy -CH 2 -, thêm vào Phần gốc tính chất ra sao? Xét liên kết (có) phản ứng nào xảy ra. Phản ứng thế thật khéo là h ν - liên kết đơn ta mới “ừ” Đôi, ba liên kết thật hư Tác nhân cộng chẳng chần chừ cộng ngay. Xòe bàn tay, đếm ngón tay Vừa thế, vừa cộng đây này gốc thơm! Ăn quá cũng chẳng bằng cơm Thức ăn các món phải đơm đủ đầy Nhóm định chức thật lắm thay -OH là rượu , O 2- ete -COO- đúng este -COOH về phe chất nào? Axit dễ nhớ làm sao! Nhóm -CO- lại gắn vào xeton Đặc biệt hãy nhớ phenol Phenyl (C 6 H 5 -) gắn với gốc ol diệu kì Anđehit - cacbonyl | Amin chất ấy hãy nhìn – N – Nào tinh bột, nào xenlulozơ Protit, polime, béo, glucozơ, nào đường Mấy chất này cũng nhớ luôn Học thuộc xem kĩ chẳng buồn lúc thi Rủ nhau…hữu cơ học đi Có ôn luyện lĩ ắt thì nên câu: “Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”. DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN E-2, bu-4, pro-3 Pen-5, hex-6, bảy là heptan Thứ 8 tên gọi octan Nonan thứ 9, đecan thứ 10 DÃY ĐIỆN HÓA (I) K Na Li Ba Ca Mg Al Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb Mắt Dõi Phương Cũ Nhớ Thương Chờ H Cu Bi Hg Ag Pt Au Hỏi Có Biết Hay Ai Phố Vắng Chín nhớ mười thương vào tận mơ… DÃY ĐIỆN HÓA (II) K Na Ba Ca Mg Al Zn Khi Nào Bạn Cần May Áo Dài Fe Ni Sn Pb H Phái Người Sang Phố Hỏi Cu Hg Ag Pt Au Cửa Hàng Á Phi Âu. MẤY LỜI VỀ DÃY ĐIỆN HÓA Dãy điện hóa O sau khử trước (1) Phản ứng theo quy ước (2) anpha ( α ) Nhưng cần phải hiểu sâu xa Trước sau ý nghĩa mới là thành công Kali, Can, Nát tiên phong Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn Sắt rồi Cô đến Niken Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân, Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau. Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”. Khí bay, muối lại gặp kiềm, Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi. Các kim loại khác dễ rồi, Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau. Với axit, nhớ bảo nhau: Khử được hát cộng (H + ), phải đâu dễ dàng. Từ Đồng cho đến cuối hàng, Sau Hiđro đấy, chẳng tan chút nào. Vài lời bàn bạc, đổi trao, Vun cây “Vườn Hóa” vui nào vui hơn (1) Kim loại trước có tính khử mạnh hơn kim loại sau, cation sau có tính oxi hóa mạnh hơn cation trước. (2) Fe 2+ Cu 2+ Fe Cu 2 . (Ba) Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca) Hóa trị II nhớ có gì khó khăn ! Này nhôm (Al) hóa trị III lần In sâu trí nhớ khi cần có ngay Cacbon (C), silic (Si) này. chẳng sai chút gì Ngoài ra còn có canxi (Ca) Magie (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III Cacbon (C), silic (Si) thiếc (Sn)