Chuẩn kiến thức Địa lý 7 HKI

9 1.8K 47
Chuẩn kiến thức Địa lý 7 HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN MỘT: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MỘI TRƯỜNG Bài 1: DÂN SỐ I. Dân số, nguồn lao động : - Điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một nước. - Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi. - Tháp tuổi cho biết: độ tuổi, giới tính, số dân, nguồn lao động. II. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX : - Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh. - Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân: do có những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế. - Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao. III. Sự bùng nổ dân số : - Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,… Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI. I. Sự phân bố dân cư trên thế giới : 1. Mật độ dân số: bằng số dân 1 nơi chia cho diện tích. 2. Sự phân bố dân cư : - Dân cư phân bố không đồng đều. - Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc. - Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc…khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt. II. Các chủng tộc trên thế giới : Dân cư thế giới thuộc ba chủng tộc chính: - Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu – châu Mĩ. - Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi. - Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á. Bài 3: QUẦN CƯ ĐÔ THỊ HOÁ. I. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị: - Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. - Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt. II. Đô thị hoá các siêu đô thị : - Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới. - Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị. - Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành siêu đô thị. Bài 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐÔ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI. I. Mật độ dân số tỉnh Thái Bình: - Nơi có mật độ dân số cao nhất là thị xã Thái Bình mật độ trên 3.000 người/km 2 . - Nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Tiền Hải mật độ dưới 1.000 người/km 2 II. Tháp tuổi TP. Hồ Chí Minh sau 10 năm (1989 - 1999): - Hình dáng tháp tuổi 1999 thay đổi: + Chân Tháp hẹp. + Thân tháp phình ra. ⇒ Số người trong độ tuổi lao động nhiều ⇒ Dân số già. + Nhóm tuổi dưới tuổi lao động giảm về tỉ lệ . + Nhóm tuổi trong tuổi lao động tăng về tỉ lệ. III. Sự phân bố dân cư châu Á: - Những khu vực tập trung đông dân ở phía Đông, Nam và Đông Nam. - Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở ven biển, đồng bằng nơi có điều sinh sống, giao thông thuận tiện và có khí hậu ấm áp … PHẦN HAI: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ CHƯƠNG I MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.HOẠT ĐỘNG KINH TẾCỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG. Bài 5: ĐỚI NÓNG MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM. I. Đới nóng : 1. Vị trí : - Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. 2. Các kiểu khí hậu : - MT xích đạo ẩm - MT nhiệt đới - MT nhiệt đới gió mùa - MT hoang mạc II. Môi trường xích đạo ẩm: 1. Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong khoảng 5 0 B đến 5 0 N. 2. Đặc điểm: Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. - Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,… Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI. I. Khí hậu: 1. Vị trí địa lí: Khoảng 5 0 B và 5 0 N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. 2. Đặc điểm: - Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. - Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến. II. Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới: - Sông ngòi nhiệt đới có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn. - Đất feralit đỏ vàng của miền nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ, canh tác không hợp lí. - Cảnh quan rừng thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ cao (xa van) và cuối cùng là bán hoang mạc. Động vật ở đây khá phong phú gồm nhiều loài. - Vùng nbiệt đới có thể trồng được nhiều loại cây lươmg thực và cây công nghiệp, Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới. Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA. I. Khí hậu: 1. Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á. 2. Đặc điểm: - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. - Thảm thực vật phong phú và đa dạng. II. Các đặc điểm khác của mội trường: - Môi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú. - Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người. - Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt lúa nước ) và cây công nghiệp. Đây là những nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới. Bài 8: CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG. I. Làm nương rẫy: - Lạc hậu nhất, năng suất thấp, đất đai bị thoái hóa. II. Làm ruộng, thâm canh lúa: - Hiệu quả cao hơn, chủ yếu cung cấp lương thực ở trong nước. III. Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn: - Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị cao, nhằm mục đích xuất khẩu. Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG. I. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp đới nóng: - Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ. - Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ… II. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu: 1. Trổng trọt: - Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang… - Cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su , dừa, bông ,mía,… 2. Chăn nuôi:: trâu, bò, dê, lợn,… Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG. I. Dân số: - Dân số đông (chiếm gần một nửa dân số thế giới). II. Sức ép của dân số đến tài nguyên và môi trường: - Gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch… +Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải: - Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế. - Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường. Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ ĐỚI NÓNG. I. Sự di dân: - Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hoá cao. - Nguyên nhân di dân rất đa dạng: + Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm). + Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển). II. Đô thị hoá: - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị xuất hiện ngày càng nhiều. - Hậu qủa: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trương, phúc lợi xã hội ở các đô thị. Bài 12: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ. Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ. I. Khí hậu: 1. Vị trí: - Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. - Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc. 2. Khí hậu: - Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh. II. Sự phân hoá khí hậu của môi trường: Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian: - Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. - Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tâytheo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới. Bài 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP ĐỚI ÔN HOÀ. I. Nền nông nghiệp tiến tiến: - Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật. II. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu: Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường: - Vùng cận nhiệt đới gió mùa:lúa nước, đậu tương, bông, hoa qủa. - Vùng Địa trung hải: nho, cam, chanh, ôliu . . . - Vùng ôn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, rau, hoa qủa, chăn nuôi bò . . . - Vùng ôn đới lục địa: lúa mì, khoai tây, ngô, chăn nuôi bò, ngựa. - Vùng hoang mạc ôn đới: nuôi cừu. . . Bài 15: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP ĐỚI ÔN HOÀ. I. Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng: - Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước, phát triển rất đa dạng. - Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa. II. Cảnh quan công nghiệp: - Phổ biến khắp nơi với các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, nối với nhau bằng hệ thống giao thông chằng chịt. - Các cảnh quan công nghiệp phổ biến: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. - Các cảnh quan công nghiệp cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường. Bài 16: ĐÔ THỊ HOÁ ĐỚI ÔN HOÀ. I. Đô thị hoá ở mức độ cao: - Tỉ lệ đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. - Các đô thị phát triển theo quy hoạch. - Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư. II. Các vấn đề của đô thị: - Ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, . . . - Biện pháp: nhiều nước đang quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung để giảm áp lực cho các đô thị. Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ơ ĐỚI ÔN HOÀ. I. Ô nhiễm không khí: - Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. - Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thảy vào khí quyển. - Hậu quả: + Tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,… + Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn. II. Ô nhiễm nước: - Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm. - Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,… Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp… - Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. Bài 18: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ. CHƯƠNG III : MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC. Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. I. Đặc điểm chung của môi trường: - Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu. - Khí hậu: khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. - Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,… - Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. - Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh. II.Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường: Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. - Thực vật: một so lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng. - Động vật: ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống. Bài 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC. I. Hoạt động kinh tế: 1. Hoạt động kinh tế cổ truyền : chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo. Nguyên nhân: thiếu nước. 2. Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm. Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật. II. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng: - Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu. - Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng. CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH. Bài 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. I. Đặc điểm của của môi trường: 1. Vị trí: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực. 2. Đặc điểm: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm. - Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao. II. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường: - Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y. - Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh. Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH. I. Hoạt động kinh tế của các dân tộc phương Bắc: - Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da. - Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý. - Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. Khoa học – kĩ thuật phát triển. II. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường: - Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý. CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI. Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. I. Đặc điểm chung của môi trường: Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn. - Thay đổi theo độ cao: biểu hiện, nguyên nhân. - Thay đổi theo hướng sườn: biểu hiện, nguyên nhân. II. Cư trú của con người: - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi. - Ở vùng sừng châu Phi, nhười Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. Bài 24: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CON NGƯỜI Ở MIỀN NÚI. I. Hoạt động kinh tế: 1. Hoạt động kinhtế cổ truyền: - Chăn nuôi, trồng trọt (phát triển đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục, các địa phương) khai thác và chế biến lâm sản, làm các nghề thủ công. - Nguyên nhân: phù hợp với môi trường tự nhiên vùng núi. 2. Hoạt động kinh tế hiện đại: - Phát triển công nghiệp, du lịch, thể thao,… - Nguyên nhân: giao thông, thủy điện, đời sống,…phát triển. II. Sự thay đổi kinh tế xã hội: - Suy thoái tài nguyên: Nguyên nhân (phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm,…) - Ô nhiễm các nguồn nước. Nguyên nhân PHẦN BA: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG. I. Các lục địa và các châu lục: - Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. - Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtrây-li-a, lục địa Nam Cực. - Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. - Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á-, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương và châu Nam Cực. II. Các nhóm nước trên thế giới: - Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: thu nhập bình quân theo đầu người, tỉ lệt người biết chữ và được đi học, tuổi thọ trung bình…  Để phân loại các quốc gia phát triển hay nhóm nước đang phát triển. Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI. I. Vị trí địa lí: 1. Vị trí: - Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng 2 bên đường xích đạo. 2. Tiếp giáp: - Đại Tây dương ở phía Tây - Ấn Độ dương ở phía đông - Biển Địa Trung hải và Châu Á ở phía Đông bắc qua kênh đào Xuy-ê. II. Địa hình và khoáng sản: - Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo. - Địa hình: tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối sơn nguyên lớn. 2. Khoáng sản: phong phú , nhiều kim loại quý hiếm(vàng, uranium, kim cương. . .) Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (TIẾP THEO) I. Khí hậu: - Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu nóng, khô bậc nhất trên thế giới. Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi. II. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên: Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo nên các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo: - Môi trường xích đạo ẩm. - Môi trường nhiệt đới. - Môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi ( 40% diện tích châu lục). - Môi trường Địa trung hải. Bài 28: THỰC HÀNH TRÌNH BÀY VÀ GIẢI THÍCH SỰ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở CHÂU PHI. Bài 29: DÂN CƯ - XÃ HỘI CHÂU PHI. I. Lịch sử và dân cư: 1. Lịch sử: - Có nền văn minh rực rỡ trong thời kì cổ đại. - Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, 125 triệu người da đen ở châu Phi bị đưa sang châu Mĩ làm nô lệ. - Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, lần lượt các nước châu Phi giành được độc lập, chủ quyền. 2. Dân cư: - Dân cư châu Phi phân bố rất không đều.(đa số dân châu Phi sống ở nông thôn. Các thành phố có trên 1 triệu dân thường tập trung ven biển). II. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi: - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi vào loại cao nhất thế giới. - Sự xung đột các tộc người, đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Bài 30: KINH TẾ CHÂU PHI. I. Đặc điểm chung: - Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Nguyên nhân. - Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập. II. Các ngành kinh tế: 1. Nông nghiệp: a1. Trồng trọt: có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực. - Cây công nghiệp được chú trọng phát triển chuyên môn hoá trong các đồn điền. - Cây lương thực không được chú trọng, canh tác nương rẫy phổ biến, sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu. b. Chăn nuôi: kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến. 2. Công nghiệp: - Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển. - Nguyên nhân. - Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trò quan trọng. Bài 31: KINH TẾ CHÂU PHI (TIẾP THEO) III. Dịch vụ: - Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản. 1. Xuất khẩu: Sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản. 2. Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực. 3. Du lịch: Cũng là hoạt động đem lại nguồn lợi lớn cho 1 số nước châu Phi. IV. Đô thị hoá: - Tốc độ đô thị hóa khá nhanh, bùng nổ dân số đô thị. Đô thị hóa tự phát. - Nguyên nhân: gia tăng dân số tự nhiên cao, sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột biên giới… - Hậu quả: Đô thị hóa không tương xứng với trình độ công nghiệp hóa làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế- xã hội cần phải giải quyết. . có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtrây-li-a, lục địa Nam Cực. - Châu lục: bao gồm phần lục địa và các. Các lục địa và các châu lục: - Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang

Ngày đăng: 29/09/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan