Đào tạo thương mại điện tử.doc

3 324 0
Đào tạo thương mại điện tử.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đào tạo thương mại điện tử Cập nhật lúc 11h16" , ngày 18/10/2006 Nguồn nhân lực về TMĐT tại VN vẫn đang còn thiếu hụt, nếu không muốn nói là gần như chưa có. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo (ĐT) đã xây dựng nhiều chương trình ĐT phong phú dành cho mọi đối tượng . Đa dạng hình thức ĐT Đầu tiên có thể kể đến các khoá ĐT ngắn hạn cho DN và các cơ quan quản lý. Các khóa học này được tổ chức bởi Viện Tin Học DN - ITB (trực thuộc VCCI), Vụ TMĐT, Trung Tâm Thông Tin thuộc Bộ Thương Mại (BTM), ĐH Ngoại Thương (ĐHNT), ban quản lý cổng TMĐT quốc gia (ECVN), công ty GOL .Bên cạnh các chương trình ngắn hạn dành cho DN và các nhà quản lý thì một số ĐH cũng có các khoá dài hạn, có thể kể đến chương trình thạc sỹ TMĐT của ĐH Bách Khoa, chuyên ngành TMĐT của ĐH Thương Mại, bộ môn TMĐT của ĐH Ngoại thương . Các cơ sở ĐT đều có giáo trình và chứng chỉ cấp cho học viên khi hoàn thành khoá học. Tuy vậy, các cơ sở ĐT thường phối hợp với nhau mỗi khi thực hiện một khoá giảng dạy, bởi mỗi bên có thế mạnh riêng. Đơn cử như bộ ba: Vụ TMĐT (BTM), ITB (VCCI) và bộ môn TMĐT của ĐHNT, trong đó Vụ TMĐT sẽ ĐT về các chính sách, định hướng chung trong TMĐT, bộ môn TMĐT ĐT các kiến thức cơ bản, kiến thức chung về TMĐT, còn VCCI thì mạnh về ĐT kỹ năng. Chính vì thế các khoá ĐT của 1 trong 3 cơ sở này sẽ có giảng viên là các chuyên gia đến từ cả 3 đơn vị và có thể có thêm một số chuyên gia của các tổ chức nước ngoài. Đối tượng giảng dạy cũng khác nhau. Vụ TMĐT chỉ chuyên giảng dạy cho các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu địa phương nào có yêu cầu giảng dạy về TMĐT cho cán bộ tại cơ sở mình thì Vụ TMĐT sẽ tổ chức các khoá học tại địa phương đó. Đây là những khóa học miễn phí nhằm nâng cao kiến thức TMĐT cho các nhà quản lý. Khác với đối tượng của Vụ TMĐT, ITB lại tập trung vào các DN. Đây cũng là những khóa học miễn phí (hoặc gần như miễn phí) vì VCCI được Chính Phủ giao thực hiện đề án 191 (Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010), trong đó ĐT TMĐT là một trong những lĩnh vực quan trọng của đề án. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, trưởng phòng Tư Vấn và Đào Tạo (ITB) cho biết, với những khoá học kéo dài từ 3-5 ngày (bao gồm ĐT kiến thức cơ bản và kỹ năng), có thể ITB sẽ thu phí học viên từ 50.000 - 100.000 đồng, việc làm này nhằm mục đích nâng cao hơn nữa ý thức của học viên khi tham gia khóa học. Cũng là một trong những đơn vị ĐT miễn phí cho DN nhưng ECVN chỉ ĐT cho thành viên tham gia ECVN. ĐHNT được đánh giá là có chương trình giảng dạy bao trùm và quy mô hơn cả, bởi không chỉ có các khoá ĐT sinh viên, ĐT sau ĐH mà còn có các khóa cho cán bộ quản lý, DN. Là một trong những ĐH đầu tiên ở Việt Nam ĐT về TMĐT, hàng năm có hơn 800 sinh viên chính quy ra trường và hàng trăm cán bộ, nhân viên các DN được ĐT qua các khóa học ngắn hạn tổ chức tại trường hoặc phối hợp với các tổ chức khác trên khắp cả nước. Cùng hình thức ĐT thu phí như ĐHNT, công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ CNTT (GOL) cũng có chương trình ĐT TMĐT đa dạng thông qua hợp tác với nhiều ĐH, trung tâm trong cả nước. Tùy theo đối tượng, nhu cầu và trình độ CNTT của học viên mà GOL đưa ra 3 chương trình ĐT về TMĐT: Giảng dạy về kiến thức TMĐT nâng cao (1), thực hành KD TMĐT (2) và thực hành triển khai KD dự án TMĐT (3). Trong đó, (1) và (2) là các chương trình ngắn hạn còn (3) là chương trình dài hạn, thời gian 6 tháng. Mỗi cấp độ đều có giáo trình lý thuyết chung và phần thực hành đi kèm. Đặc biệt, giáo trình thực hành TMĐT của công ty GOL đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả tháng 09/2005. Ngoài hình thức ĐT truyền thống, các cơ sở còn tổ chức các khóa học trực tuyến thường chỉ trong 1 ngày và tập trung vào học kỹ năng. Tài liệu được gửi để học viên xem trước khi tham gia. Về hình thức ĐT này, bà Hằng cho biết "Chúng tôi đánh giá cao chương trình ĐT trực tuyến hơn vì việc học và giảng dạy tiện lợi hơn. Các chuyên gia giảng dạy cũng như học viên có thể tham gia khóa học trong khi ngồi tại văn phòng của mình. Chính vì yếu tố này mà chúng tôi có thể mời được những chuyên gia giỏi tham gia giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, ban tổ chức chương trình sẽ vất vả hơn trong việc yêu cầu học viên xem trước tài liệu, tham gia khóa học đúng giờ. Nhiều khi học viên bận việc có thể bỏ ngang buổi học trực tuyến". Không chỉ mới, TMĐT còn là một lĩnh vực rộng, cần sự kế thừa kiến thức kinh tế, thương mại truyền thống và sự sáng tạo trong áp dụng kiến thức, kỹ năng mới và thành tựu CNTT - TT. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức chung về kinh tế, quản trị KD cho người học, TMĐT bao gồm thêm các kiến thức chuyên ngành như: chiến lược TMĐT, các mô hình KD TMĐT, marketing điện tử, tài chính, ngân hàng điện tử, luật về TMĐT, giao dịch điện tử, chính phủ điện tử . cùng những kiến thức CNTT về TMĐT như lập trình xây dựng các ứng dụng và website, quản trị mạng, quản trị hệ thống thông tin, quản trị dự án. Sự cần thiết của TMĐT và thực trạng Sự bùng nổ của CNTT-TT đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động KD, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Theo nhận định của ThS. Nguyễn Văn Thoan, trưởng bộ môn TMĐT (ĐHNT), "Môi trường KD quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu nghiệp vụ, nắm vững luật pháp KD quốc tế mà còn phải biết tận dụng thành tựu của CNTT - TT để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh của DN". Ông khẳng định, TMĐT là cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nền kinh tế vừa và nhỏ, cũng như đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia thị trường chung. Thực tế tại VN cho thấy DN khi xây dựng trang web riêng hoặc tham gia vào các sàn giao dịch điện tử chưa khai thác cũng như tận dụng được những khả năng mà Internet có thể mang đến. DN không hiểu một cách đầy đủ về TMĐT nên thường "lãng quên" Internet. Họ chỉ chú trọng đến phương thức KD truyền thống mà bỏ qua rất nhiều các cơ hội KD trực tuyến. Nhiều lớp học miễn phí được mở ra để hỗ trợ DN tiếp cận nhanh chóng với phương thức KD này, nhưng nhận thức về lợi ích của TMĐT không rõ ràng nên DN đã không tận dụng được những kiến thức được ĐT. Theo điều tra về hiện trạng TMĐT của Vụ TMĐT (BTM), hiện nay đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT tại các tổ chức, DN hoàn toàn chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ KD, hoặc cán bộ tin học được ĐT ngắn hạn về TMĐT. Trong khi đó, các khóa ngắn hạn lại không thể đem lại kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết bởi đặc thù của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi người tham gia phải có cả ba khối kiến thức về: thương mại, CNTT và ngoại ngữ. Do đó, nguồn nhân lực về TMĐT trong các tổ chức, DN VN đang được coi là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Theo báo cáo về hiện trạng TMĐT VN 2005, tại VN có những hình thức ĐT TMĐT sau: Theo số liệu trên, tỷ lệ DN trả lời có nhân viên tham gia ĐT TMĐT chính quy ít hơn so với ĐT tập trung ngắn hạn và CẦN KIẾN THỨC KD TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ SÁNG TẠO ThS. Nguyễn Văn Thoan, trưởng bộ môn TMĐT, ĐH Ngoại Thương TMĐT là một lĩnh vực mới, gồm nhiều mảng kiến thức và kỹ năng về KD, CNTT - TT, luật, tài chính, ngân hàng, marketing . Do đó, sự hiểu biết về TMĐT ở tất cả các khía cạnh trên giữa các DN còn khác nhau, thậm chí giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN cũng không thống nhất. Giữa các DN ở các nước khác nhau sự khác biệt này càng rõ rệt, đặc biệt là chưa có hoạt động ĐT chuyên gia và cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này một cách chính quy. Chính quy dài hạn 16 % Tập trung ngắn hạn 33 % Theo đơn đặt hàng 37 % Trực tuyến 9 % Các hình thức khác 5 % ĐT theo đơn đặt hàng, nguyên nhân một phần là do các chương trình ĐT chính quy về TMĐT mới chỉ bắt đầu khởi động từ năm 2003-2004, do đó đến thời điểm điều tra (2005) số lượng học viên được ĐT chính quy đã tốt nghiệp còn ít. (Theo PCWORLDVN) . TMĐT, các mô hình KD TMĐT, marketing điện tử, tài chính, ngân hàng điện tử, luật về TMĐT, giao dịch điện tử, chính phủ điện tử. cùng những kiến thức CNTT. Đào tạo thương mại điện tử Cập nhật lúc 11h16" , ngày 18/10/2006 Nguồn nhân lực về

Ngày đăng: 29/09/2013, 10:10

Hình ảnh liên quan

Ngoài hình thức ĐT truyền thống, các cơ sở còn tổ chức các khóa học trực tuyến thường chỉ trong 1 ngày và tập trung vào học kỹ năng - Đào tạo thương mại điện tử.doc

go.

ài hình thức ĐT truyền thống, các cơ sở còn tổ chức các khóa học trực tuyến thường chỉ trong 1 ngày và tập trung vào học kỹ năng Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan