1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đôi nét về Hiệp định thương mại tự do Nam Á - SAFTA

2 651 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 27,5 KB

Nội dung

NAM Á THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI TỰ DO (SAFTA) Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Nam Á (The South Asia Free Trade Area - SAFTA) với các nước thành viên Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Bhutan, Maldives và India đã có hiệu lực từ 1/1/2006. Hiệp định này được ký tại cuộc họp Cấp cao Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (South Asia Association for Regional Cooperation-SAARC) tại Islamabad, Pakistan tháng 1/2004. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2006 và có hiệu lực toàn diện vào năm 2016. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn độ Kamal Nath đánh giá Hiệp định này là một mốc lịch sử trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại của khu vực Nam Á. Khu vực Nam Á có 1.4 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới. Tổng GDP là 879 tỷ USD năm 2004. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của các nước trong khu vực chủ yếu nhầm tới các thị trường bên ngoài khối như Bắc Mỹ, EU, Nhật bản, Trung đông, Đông và Bắc Á. Mặc dù các nước thuộc khối này đã có nhượng bộ về thuế thông qua Hiệp định Ưu đãi Thương mại Nam Á (SAPTA), buôn bán trong nội bộ khối tăng trưởng không đáng kể, thậm chí có lúc giảm sút. Năm 2004, tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ so với GDP chỉ là 16,2%. Các nước thành viên hy vọng SAFTA sẽ khắc phục được những mặt chưa được của SAPTA và tăng cường thương mại trong nội bộ SAARC. Nam Á là một trong các khu vực có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, 2/3 số người nghèo trên thế giới sống tại đây. Cứ 3 người thì có 1 người hoặc trên 600 triệu người phải vất vả với cuộc sống có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày/người. Các nước thành viên đã qua nhiều vòng đàm phán và nhất trí về 4 diểm : Nguyên tắc xuất xứ, Danh mục hàng nhạy cảm, Cơ chế bù đắp thiếu hụt về thuế cho các nước kém phát triển nhất (The Least Developed Contracting States-LDCS), Trợ giúp về kỹ thuật cho các nước kém phát triển nhất. Theo Hiệp định này, các nước kém phất triển (LDCs) gồm Bangladesh, Butan, Maldives và Nepal sẽ giảm mức thuế hiện nay xuống mức 30% trong 1 thời hạn 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Nếu mức thuế nào thấp hơn 30% thì hàng năm sẽ giảm 5% trên cơ sở biên độ ưu đãi hàng năm trong vòng trong vòng 2 năm. Mức giảm thuế kế tiếp từ 30% hoặc từ 0-5% sẽ được thực hiện trong vòng 8 năm, bắt đầu từ năm thứ 3 kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Các nước không thuộc diện kém phát triển nhất (Non-LDCs), gồm Ấn độ, Pakistan và Bangladesh sẽ cắt giảm mức thuế hiện nay xuống 20% trong khoảng thời gian 2 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Nếu mức thuế hiện nay thấp hơn 20% thì mức cắt giảm hàng năm sẽ là 10% trên cơ sở biên độ ưu đãi trong vòng 2 năm. Mức giảm thuế kế tiếp 20% hoặc từ 0-5% sẽ được thực hiện trong thời hạn 5 năm (riêng với Sri Lanka là 6 năm), bắt đầu từ năm thứ 3 kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Về danh mục hàng nhậy cảm, mỗi nước sẽ duy trì Danh mục hàng nhậy cảm để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuât trong nước. Việc này tùy thuộc vào mức trần tối đa sau khi đạt được các thoả thuận linh hoạt trong các nước thành viên với các nước chậm phát triển nhất. Như vậy có nghĩa là danh mục nhậy cảm của các nước Non-LDCS sẽ ít hơn danh mục của các nước LDCS. Danh mục này sẽ được xem xét lại định kỳ sau 4 năm hoặc sớm hơn để việc cắt giảm thuế quan diễn ra nhanh hơn. Tổng kim ngạch buôn bán của Ấn độ với các nước Nam Á tăng từ 4,82 tỷ USD năm 2003-2004 lên 5,21 tỷ USD năm 2004-2005. Mức tăng là 8,07%. Thương vụ VN tại Ấn Độ NGUYỄN TUẤN QUANG 2 . NAM Á THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI TỰ DO (SAFTA) Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Nam Á (The South Asia Free Trade Area - SAFTA) với các nước thành viên Bangladesh,. 2016. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn độ Kamal Nath đánh giá Hiệp định này là một mốc lịch sử trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế -thương mại của khu vực Nam Á. Khu vực Nam Á có 1.4 tỷ người,. 1/1/2006. Hiệp định này được ký tại cuộc họp Cấp cao Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (South Asia Association for Regional Cooperation-SAARC) tại Islamabad, Pakistan tháng 1/2004. Hiệp định bắt

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w