1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LỊCH SỬ THĂNG LONG HÀ NỘI

14 637 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Lịch sử Thǎng Long - Nội Khu vực kinh đô nằm giáp sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và có chu vi hơn 30 km. Hệ thống thành luỹ, cùng với 3 con sông và các con đê của chúng như là hào bao bọc quanh kinh đô. Kinh đô Thǎng Long gồm có Hoàng Thành được bao quanh bằng bức tường thành, bên trong là hệ thống cung điện và sân điện, Kinh Thành là nơi cư trú của các quan lại, tướng lĩnh, binh lính và nhân dân. Thǎng Long thời Lý (1009 - 1225): Cuối nǎm 1009, tại Hoa Lư (Ninh Bình) Lý Công Uẩn được lập làm vua, sáng lập vương triều Lý, nǎm sau ông rời đô ra thành Đại La, đổi tên là Thǎng Long. Trên cơ sở thành Đại La, Lý Công Uẩn xây dựng một kinh thành mới, về đại thể được giới hạn bằng ba con sông, phía đông là sông Hồng, phía bắc và phía tây là sông Tô, phía nam là sông Kim Ngưu. Khu hoàng thành ở gần hồ Tây là nơi có các cung điện hoàng gia và nơi thiết triều, tất cả được bao bọc bằng một toà thành xây gạch. Phần còn lại là khu dân sự, chia ra làm các phường, trong đó có phường nông nghiệp, phường thủ công nghiệp và phường thương nghiệp, tách biệt hoặc đan xen. Cả hai khu (hoàng thành và dân sự) được gọi là kinh thành, bao bọc bởi toà thành, phát triển từ đê của 3 sông nói trên. Như vậy đê cũng là tường thành, và do đó sông là hào nước che chở. Trong khu dân sự có những kiến trúc tôn giáo: Nǎm 1028 đền Đồng Cổ được xây trên bờ sông Tô, nǎm 1049 chùa Diên Hựu (Một Cột) được xây ở phía tây hoàng thành, nǎm 1057 xây tháp chùa Báo Thiên, nǎm 1070 xây Vǎn Miếu và nhà học cho thái tử sau phát triển thành Quốc Tử Giám, trung tâm giáo dục đào tạo. Từ điện Giảng Võ trong hoàng thành, nǎm 1170, phát triển thành Xạ Đình (sân bắn) đặt ở phía nam kinh thành . Như vậy, chỉ trong khoảng trên một trǎm nǎm, sau khi trở thành kinh đô, Thǎng Long đã được xây dựng trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - vǎn hoá lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước. Thành lũy, đê điều, các loại kiến trúc cung điện, chùa chiền, công trình vǎn hoá . tất cả hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của kinh thành. Thǎng Long thời Trần (1226 - 1400): Nhà Lý sau hai thế kỷ cầm quyền đã đến lúc suy thoái. Nhà Trần thay thế, chấm dứt tình trạng loạn ly, thiết lập lại trật tự chính trị - xã hội. Nền vǎn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh. Nhà Trần củng cố lại hoàng thành, xây thêm cung điện. Kinh thành vẫn giữ gianh giới cũ nhưng đông đúc hơn. Nǎm 1230 hoạch định các đơn vị hành chính, kinh đô chia làm 61 phường. Khu vực này còn tiếp nhận nhiều khách buôn và cư dân nước ngoài đến sinh sống làm ǎn. Nǎm 1274 có 30 thuyền Trung Quốc xin cư trú, được cho ở tại phường Nhai Tuân (khu vực Hoè Nhai, Hàng Than ngày nay) lập phố, mở chợ. Ngoài thương nhân người Hoa có cả người Hồi hột (Ouigour), Chà Và (Java), người Hồ (ấn Độ) . Thǎng Long còn tụ hội nhiều nhà vǎn hoá lớn: Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) đặt cơ sở cho sự ra đời của nền vǎn hoá tiếng Việt; Lê Vǎn Hưu, nhà sử học uyên bác; Các ông Vua anh hùng kiêm thi sĩ tài hoa Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông; Các vị tướng kiêm nhà vǎn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật. Và cũng sáng ngời thay tấm gương một nhà trí thức mô phạm cương trực, tiết tháo, Chu Vǎn An . Thǎng Long đời Trần không chỉ có xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn phải đánh giặc và đánh giỏi: trong vòng 30 nǎm (1258 - 1288) ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược, ba lần chúng vào được Thǎng Long nhưng đều phải chuốc lấy sự thất bại. Qua ba lần thử lửa, Thǎng Long vẫn đứng vững, xứng đáng là một đô thành anh hùng. Thǎng Long dưới Triều Hồ (1400 - 1407): Kinh đô mới được xây dựng ở tỉnh Thanh Hoá có tên là Tây Đô. Thǎng Long khi đó gọi là Đông Đô Đến thời thuộc Minh (1407 - 1428): Đông Đô đổi tên gọi là Đông Quan Thǎng Long dưới triều Lê (1428 - 1527): Tháng 4/1428 Lê Lợi từ dinh Bồ Đề chuyển vào thành Đông Đô. Ngày 29 tháng tư ông lên ngôi Hoàng Đế. Nǎm 1430 đổi Đông Đô thành Đông Kinh, nǎm 1466 đổi gọi là phủ Trung Đô, Thành cũ vẫn được dùng, có mở thêm về phía Đông. Theo bản đồ vẽ nǎm 1490 thì trong cùng là một toà thành hình chữ nhật xây gạch đó là Cấm thành, cửa chính là Đoan Môn. Bên trong có các cung điện mà thâm nghiêm nhất là điện Kính Thiên. Nǎm 1467 có việc làm hai lan can bằng đá ở thềm điện (có thể đó là hai trong số bốn lan can đá trạm rồng hiện còn ở trong khu thành cổ). Thǎng Long thời Mạc - Lê Trung Hưng - Lê Mạt (1527 - 1788): Nǎm 1527 triều Mạc (1527 - 1592) lên thay nhà Lê. Chính sách được nới rộng, trong thời gian đầu đã tạo ra được tình trạng xã hội ổn định, công thương nghiệp nǎng động, Phật giáo và Đạo giáo phục hưng. Đông Kinh trở lại tên gọi Thǎng Long, vẫn là kinh đô. Chỉ đổi tên huyện Vĩnh Xương thành Thọ Xương. Một nét mới trong kiến trúc Thǎng Long là bên cạnh hoàng thành của vua Lê, xuất hiện phủ chúa Trịnh, cơ quan đầu não đích thực của chính quyền trung ương bấy giờ. Đó là một toà thành hình chữ nhật mà hai cạnh dài có thể là các đoạn đầu phố Quang Trung và phố Bà Triệu, hai cạnh ngang là phố Tràng Thi và phố Trần Hưng Đạo. Hồ Gươm lúc này còn rộng, gồm hai phần là Tả Vọng (khu vực hồ hiện nay) và Hữu Vọng (ngày nay là khu vực từ Bách Hoá tổng hợp chạy xuống đầu phố Lò Đúc). Hồ rộng đến mức có thể thao diễn thuỷ chiến nên còn có tên là hồ Thuỷ Quân. Nhiều công trình được xây quanh hồ và trên hồ: cung Tây Long (chỗ khách sạn Sofitel), cung Khánh Thụy (đền Ngọc Sơn), đền Bà Kiệu . và Thǎng Long với tư cách một thành thị vẫn có bộ mặt phát triển của kinh tế hàng hoá và sự mở rộng quan hệ ngoại thương, thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn hưng thịnh của các thành thị trên qui mô cả nước. Nhiều thành thị cũ trở nên thịnh vượng và một loạt thành thị thương cảng mới ra đời trong đó đứng đầu vẫn là Thǎng Long. Thǎng Long là một trung tâm vǎn hoá lớn. Người Thǎng Long tự hào về nếp sống thanh lịch với những công trình nghệ thuật và kiến trúc: chùa, đền, đình, am, miếu với những tượng, hương án, y môn, cửa võng chạm khắc tinh tế, có cả một dòng tranh Tự Tháp (một làng ven Hồ Gươm), sau đó là dòng tranh Hàng Trống đặc sắc. Tên tuổi những danh nhân gốc Thǎng Long: Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Ngô Thì Sĩ, Bùi Huy Bích . và các vị lập nghiệp ở đây như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều đã làm cho vǎn hoá Thǎng Long thêm sáng giá. Thǎng Long thời Tây Sơn (1788 -1802): Mùa hè nǎm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chế độ chúa Trịnh. Ngày 21/7/1786 quân Tây Sơn đã làm chủ Thǎng Long. Nền thống trị của họ Trịnh tồn tại 241 nǎm (1545 - 1786), trong đó có 194 nǎm ở Thǎng Long, bị lật nhào bằng chiến công này. Phong trào Tây Sơn đã kiểm soát cả nước, xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài kéo dài trên hai thế kỷ. Cuối nǎm 1788 Thǎng Long và đất nước Đại Việt phải đương đầu với một cuộc xâm lược quy mô lớn của đế chế Mãn Thanh. Lúc này nhà Thanh đang cường thịnh muốn bành trướng xuống phía nam, đã phái 29 vạn quân xâm lược Đại Việt. Quân Tây Sơn theo kế của Ngô Thì Nhậm bỏ Thǎng Long rút về giữ phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn chờ lệnh Nguyễn Huệ. Ngày 16-12-1788 quân Thanh vào Thǎng Long. Tin đó bay về Phú Xuân (Huế), ngày 22-12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu Quang Trung rồi lập tức lên đường ra Bắc đuổi giặc. Ngày 15-1-1789 tập kết tại Tam Điệp. Đúng đêm giao thừa tết Kỷ Dậu (25- 1-1789) đại quân Tây Sơn vượt Tam Điệp và cuộc tấn công bắt đầu. Sáng mùng 5 Tết (30/1/1789) cùng một lúc đánh đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa. Trưa hôm đó đại thắng, quân Thanh tháo chạy, tướng chỉ huy bỏ rơi cả ấn tín! Cho đến nay, ở gò Đống Đa hàng nǎm vẫn mở hội để kỷ niệm chiến thắng rực rỡ này. Quang Trung đóng đô ở Huế, Thǎng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay). Tuy vậy hoàng thành vẫn được chính quyền Tây Sơn tu sửa. Những chính sách khuyến nông, phát triển công thương của Quang Trung đã tác động đến kinh tế vùng Thǎng Long. Diện mạo của Kim Liên đẹp và thanh nhã bên hồ Tây như hiện còn là có từ thời Tây Sơn. Kiệt tác Phú Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng được viết trong thời này. Nhiều chuông to, đẹp cũng được đúc vào thời này. Tác phẩm Ai Tư Vãn của bà Ngọc Hân, vǎn thơ của Phan Huy ích, Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyên Tuấn . đều mang nhịp đập của một thời Tây Sơn hào hùng. Lịch sử Tây Sơn ngắn ngủi nhưng đã để lại những dấu ấn đậm đà trên trang sử Thǎng Long - Nội. Thǎng Long - Nội dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) Nǎm 1802 Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân, Thǎng Long vẫn là thủ phủ của Bắc Thành (có 11 trấn). Nǎm 1805, Gia Long ra lệnh phá thành cũ xây trên đó một toà thành mới mà nay vẫn còn nhận diện: tường bắc giáp phố Phan Đình Phùng; tường tây giáp đường Hoàng Diệu; tường Nam giáp đường Trần Phú và tường đông là đường Phùng Hưng. Như vậy thành mới tương đương với Cấm Thành đời Lê. Nǎm 1831, Minh Mạng cải cách bộ máy hành chính, bỏ các trấn chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Nội gồm thành Thǎng Long, huyện Từ Liêm của trấn Tây Sơn và ba phủ ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Các công trình vǎn hoá và sinh hoạt vǎn hoá cũng có những biến đổi. Quốc Tử Giám dời vào Huế, Vǎn Miếu thuộc tỉnh Nội quản lý. Trường thi Hương ở chỗ nay là phố Tràng Thi. Phường Hoè Nhai và sau đó là phố Hàng Giấy là nơi vui chơi giải trí, đàn ca. Một số cửa ô được xây dựng lại, trong đó có ô Quan Chưởng (1817). Cửa Ô Nội với bao nhiêu cửa ô, chúng ta được biết qua bài hát của Vǎn Cao có câu: "Nǎm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về .", và cũng chỉ biết hiện nay còn một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành. Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Nội nǎm Minh Mạng 12 (1831) thì Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngǎn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn. Người Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn) Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh- Thuỵ Khuê) Đông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè) Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc) Trừng Thanh (Hàng Mắm) Phúc Lâm (Hàng Đậu) Thạch Khối (Hàng Than) Yên Tỉnh (dốc Hàng Than) Nhân Hoà (Hàn Thuyên) rồi chỉ còn mang máng như những hoài niệm đẹp, đó là những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đống Mác, Cầu Giấy . và cửa ô còn lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng. Ô Đồng Lầm: Chỗ ngã tư Đại Cồ Việt - Kim Liên Ô Chợ Dừa: Về phía tây, Nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhãn . xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành. Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai Ô Đông Mác: ở tận cùng phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc Đông nam của toà thành đất vòng giữa bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thǎng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đông Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này. Ô Cầu Giấy: Ô Quan Chưởng: Ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựngnǎm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng nǎm 1749, hơn hai trǎm nǎm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trǎm nǎm chưa mòn Ô Yên Hoa: Nay là Yên Phụ, ô Yên phụ là nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống . phải vượt qua mà vào Nội BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ Do đặc điểm của địa hình và một quá trình phát triển lâu dài, thủ Đô Nội được thừa hưởng một quỹ vǎn hoá rất phong phú, đó là các thắng cảnh và di tích lịch sử. Hiếm có đô thị nào mà số lượng các di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng lên đến con số 246, riêng các quận nội thành có 86 di tích và các huyện ngoại thành có 160 di tích (bình quân mỗi quận, huyện có 20-30 di tích). Đây là những dấu tích của một quá trình phát triển vǎn hoá lâu dài mà Nội là một điểm hội tụ quan trọng. Những di tích ấy rải ra theo chiều thời gian và cũng được phân bố rộng rãi trong không gian. Các di tích rất cổ thì cũng bị mất mát đi nhiều do khắc nghiệt của thời gian, của khí hậu và của chiến tranh, nhưng lác đác cũng còn nhiều dấu tích từ đời Lý, Trần, Lê Nhưng dù cổ xưa hay gần đây, đều là những di vật Photo: Lê Vượng quý giá của quá khứ, đó là những trang sách để thế hệ sau hiểu thêm về thế hệ trước và để có thêm lòng tự hào và một nền vǎn hoá dân tộc. Sự phân bố trong không gian của những di tích giúp chúng ta hiểu thêm về sự di động, chuyển hoá cũng như cấu trúc của những khu dân cư cũ, điều rất cần thiết khi nghiên cứu về lịch sử phát triển các khu dân cư và lịch sử đô thị nói chung. Trong số các di sản có giá trị phải kể đến trước tiên là những kiến trúc ở ngay trung tâm đô thị và lại ngay trên mặt nước hồ, đó là đền Ngọc Sơn cùng với kiến trúc phù trợ ở xung quanh là Cầu Thê Húc và đình Trấn Ba. Giá trị lịch sử và kiến trúc của đền không hẳn thuộc loại cao nhất, nhưng trong đô thị Nội khó có di tích nào sánh nổi về lượng người đến thǎm cũng như "tần suất" xuất hiện của di tích trong các tác phẩm nghệ thuật, nhất là nhiếp ảnh, hội hoạ, đặc biệt trên các bưu ảnh. Chính là nhờ nằm trong một không gian đô thị đặc biệt mà giá trị của di tích đã tǎng lên bội phần khiến cho bất cứ ai đến thủ đô đều không bỏ qua. Cũng thuộc loại di sản có giá trị còn phải kể đến nhiều di tích khác như khu Vǎn Miếu Quốc Tử Giám đứng một mình trên cả một ô phố. Chùa Một cột nằm trên cả một khu cảnh quan đô thị được bảo vệ cẩn mật, đền Quán Thánh trên góc phố thoáng đãng gần hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc trên mỏm đất nhô ra Hồ Tây và cũng gần như vậy là chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ . Trong khi phố cổ và khu phố cũ của Nội còn rất nhiều đình, chùa được nhân dân thường xuyên đến bày tỏ lòng thành kính. Tuy về cảnh quan có bị hạn chế do tình trạng bị nhà cửa vây quanh dày đặc nhưng nhiều công trình vẫn được giữ gìn tốt như chùa Bà Đá (phố Nhà Thờ) đền Lý Quốc (Phố Lý Quốc Sư) chùa Cầu Đông (phố Hàng Đường) chùa Chân Tiên (phố Bà Triệu) . Nhiều di tích ở vùng ven nội có không gian thoáng đãng nên có điều kiện để bảo vệ tốt như đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) ở quận Hai Bà, đền Voi Phục ở công viên Thủ Lệ, chùa Láng (phường Láng Thượng quận Đống Đa) . Một đặc điểm của cấu trúc không gian đô thị Nội là có nhiều mặt nước và cây xanh. Người ta thường ví Nội là thành phố của sông hồ và cây cối. Mặt nước, sông, hồ đã trở thành thân quen với người Nội và gây ấn tượng tốt đẹp với du khách. Gắn bó với khu phố cũ Hồ Gươm, xa hơn có các hồ Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Thanh Nhàn, Linh Đàm với diện tích trên 1000ha tạo nên một hệ thống hồ. Phía Đông Bắc Nội có Đông Anh, Cổ Loa vùng đất lịch sử có gần 300ha thành luỹ xưa cùng với gần 5000ha của các hồ Vân Trì ở Bắc cầu Thǎng Long sẽ dễ dàng tạo các mặt nước thoáng và vườn cây, vườn rừng phục vụ cho cải tạo môi trường cảnh quan và du lịch, thể thao. Phía Tây bắc Nội dự kiến có các cụm đô thị Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây - Miếu Môn. Vùng này có nhiều khu đồi thoải, dễ dàng xây dựng đô thị và nhiều cây xanh mặt nước như hồ Đồng Mô-Ngải Sơn-núi Ba Vì, Suối Hai . đất đai có tới hàng chục ngàn ha cho phát triển công nghiệp, dân cư. Photo: Lê Vượng Theo dự án, trong tương lai sẽ phát triển thành phố Nội trở nên trong sạch môi trường . Chỉ tiêu cây xanh đầu người từ 1,4m2 /người hiện naylên 12-15m2 người vào nǎm 2010-2020. Ngoài ra còn có các khu nghỉ ngơi giải trí, du lịch cuối tuần tại các vùng có mặt thoáng và phong cảnh đồi núi đẹp như vùng Hồ Tây - Mễ Trì, Linh Đàm, Yên Sở khu vực bãi sông Hồng (ngoài đê), ven sông Nhuệ, vùng núi Ba Vì - Suối Hai, Đồng Mô, Ngải Sơn, Sài Sơn-vùng chùa Tây Phương, chùa Trǎm Gian, Cổ Loa . Những danh lam thắng cảnh nơi đây sẽ cho người dân thủ đô tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, cải thiện điều kiện sống. Việc bảo tồn các di tích lịch sử, vǎn hoá và danh lam thắng cảnh là nhiệm vụ trước tiên của ngành vǎn hoá đồng thời là của ngành quy hoạch và xây dựng đô thị. Bảo tồn di tích không chỉ là giữ lại kỷ vật của quá khứ mà chính là để thoả mãn những nhu cầu của cuộc sống tinh thần của người dân đô thị đồng thời được cân đối hài hoà cho cảnh quan đô thị. Vì vậy trong quy hoạch tổng thể của đô thị cũng như trong quy hoạch chi tiết của từng khu vực đều có phần quy hoạch chuyên ngành đối với không gian vǎn hoá lịch sử và cảnh quan đô thị. Điều 15 của Pháp lệnh Bảo vệ, sử dụng các di tích lịch sử, vǎn hoá và danh lam thắng cảnh đã ghi rõ: mỗi di tích lịch sử vǎn hoá là bất động sản và danh lam thắng cảnh có thể có từ một đến ba khu vực bảo vệ: Khu I để bảo vệ nguyên trạng. Khu vực II cho những công trình có mục đích tôn tạo di tích và khu vực ba là khung cảnh thiên nhiên của di tích . Việc xác định ranh giới các khu bảo vệ này sẽ được nghiên cứu tuỳ theo tình hình cụ thể của từng khu vực, tuỳ theo đặc điểm, quy mô và gí trị của di tích cũng như khả nǎng đóng góp của di tích trong sinh hoạt chung của đô thị Phó giáo sư-Kiến trúc sư: Trần Hùng Ý NGHĨA TÊN GỌI NỘI Sau khi diệt triều Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên ( vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành ( gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Tây Sơn, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. - phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm - phủ Thường Tín gồm 3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên - phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện : Sơn Minh ( nay là Ứng Hòa ), Hoài An ( nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức ), Chương Đức ( Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai ) - phủ Lý Nhân gồm 5 huyện : Nam Xang ( nay là Lý Nhân ), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục Danh từ Nội bắt đầu có từ bấy giờ ( 1831 ). Nội có nghĩa là phía trong các con sông, vì tỉnh mới Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Nội lúc đó gồm thành phố Nội, nửa chính đông tỉnh Tây ( chính là tỉnh Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy. Có người cho rằng chữ Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Đông, chuyển kỳ tức ư Nội" ( nghĩa là : Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Đông, đưa thóc từ Đông về Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Nội, phía Nam là Ngoại. Vùng đất Nội ấy nay ứng với tỉnh Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Đông, còn Thiểm Tây là Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Đông ( dựa vào tên Nội đã có từ trước ) ( Theo "Hỏi Đáp - 1000 năm Thăng Long - Nội" - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc ) NHỮNG TÊN GỌI CỦA NỘI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ THĂNG LONG - NỘI là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành kinh đô của nước Ðại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tuỳ (581 - 618), Ðường (618 - 907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Nội có nhiều tên gọi, được chia thành hai loại: chính quy và không chính quy, theo thứ tự thời gian như sau: Tên chính quy: Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra: Long Ðỗ: Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Ðường, vào năm 866 mới đắp thành Ðại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Ðỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Ðỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hoá. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Ðỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi". Ðiều đó cho thấy, Long Ðỗ đã từng là tên gọi đất Nội thời cổ. Tống Bình: Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tuỳ (581-618), Ðường (618 - 907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tuỳ chúng mới chuyển đến Tống Bình. Ðại La: Ðại La hay Ðại La thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh Ðô. Theo kiến trúc xưa, Kinh Ðô thường có "Tam trùng thành quách": Trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Ðại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Ðại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Ðại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: " . Huống chi thành Ðại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất ." (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr 241). Thăng Long (Rồng bay lên). Ðây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Nội. Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Ðại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long" (Toàn thư, Tập I, H, tr 241). Ðông Ðô: Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mùa hạ tháng 4 năm Ðinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương - TM) coi phủ đô hộ là Ðông Ðô" (Toàn thư Sđd - tr 192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: "Ðông Ðô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Ðô, Thăng Long là Ðông Ðô" (Cương mục - Tập 2, H 1998, tr 700). Ðông Quan: Ðây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của Việt Nam, chỉ được ví là "cửa quan phía Ðông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết, năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Ðông Ðô, đổi tên thành Ðông Quan. Sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 12 năm Mậu Tý (1408), Giản Ðịnh đế bảo các quân "Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh thành Ðông Quan thì chắc phá được chúng" (Toàn thư Sđd - Tập 2, tr224). Ðông Kinh: Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: "Mùa hạ, tháng 4 năm Ðinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi - TM) từ điện tranh ở Bồ Ðề, vào đóng ở thành Ðông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Ðại Việt đóng đô ở Ðông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Ðông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hoá có Tây Ðô, cho nên gọi thành Thăng Long là Ðông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr 293). Bắc Thành: Ðời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802 - TM). Vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế - TM) nên gọi Thăng Long là Bắc thành"(Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Ðường phố Nội - H. 1979, tr 12). Thăng Long: (Thịnh vượng lên). Sách Lịch sử thủ đô Nội cho biết: "Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế - TM), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyến làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là Rồng thành chữ "Long" là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Nội, H. 1960, tr 81). Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá. Nội: Sách Lịch sử thủ đô Nội cho biết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân VÀ phủ Thường Tín lập thành tỉnh Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Nội". (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô NỘI. H. 1960, TR 82). Tên không chính quy: Là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ . dùng để chỉ thành Thăng Long - Nội: Trường An (Tràng An): Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN - 8 sau CN) và Ðường (618 - 907). Do đó, được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thăng Long. Thí dụ: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An Rõ ràng chữ Tràng An ở đây là để chỉ kinh đô Thăng Long. Phượng Thành (Phụng Thành): Vào đầu thế kỷ XVI, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú nôm rất nổi tiếng: Phượng Thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng). Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long. Long Biên: Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ III, IV, V và VI) đóng trị sở của Giao Châu (tên nước Việt Nam thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn để chỉ Thăng Long - Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 - 1877); ghi lại bài thơ của vua Tự Ðức viếng ông, có hai câu đầu như sau: Long Biên tài hướng Phượng thành hồi Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi! Dịch nghĩa: Nhớ người vừa từ thành Long Biên về tới Phượng Thành. Trẫm còn đang hy vọng triệu ngươi và triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay. Thành Long Biên ở đây, vua Tự Ðức dùng để chỉ Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Nội. Năm 1877 vua Tự Ðức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất. Long Thành: Là tên viết tắt của Kinh thành Thăng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Ðống Ða - Ngọc Hồi của vua Quang Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành). Thành: Là tên viết tắt của thành phố Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Nội. Thí dụ như bài Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, bài Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Thành hiểu vọng của Ba Giai? . Hoàng Diệu: Ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Nội. Ngoài ra, trong cách nói dân gian, còn nhiều từ được dùng để chỉ Thăng Long - Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ - Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ), Thượng Kinh, tên này để nói đất kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thăng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh). Kinh Kỳ, tên này nói đất có kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến). Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "¡n Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ kinh đô Thăng Long. Loại tên "không chính quy" của Thăng Long - Nội còn nhiều được sử dụng khá linh hoạt trong văn học, ca dao . kể ra đây không hết được Tường Minh (Tạp chí Xưa và Nay) THẾ NÀO LÀ "HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG" Nội thành Nội hiện nay có 7 quận gồm 102 phường, tức 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở với trên 400 phố và ngõ. Nhưng đó là phường và phố Nội hiện nay. Còn ca dao cổ có câu: Nội băm sáu phố phường Hàng Gạo, Hàng Ðường, Hàng Muối trắng tinh . Câu ca dao đó nay ai cũng thuộc nhưng không chính xác! Thực ra, phố và phường là hai phạm trù khác nhau. Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Ðức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó. Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi gọi Thăng Long là phủ Hoài Ðức và chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại. Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại; huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường, thôn, trại. Tổng cộng phủ Hoài Ðức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239 phường, thôn, trại. Ðến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Ðó là một việc làm của chủ trương "hạ cấp" Thăng Long. Như thế, không làm gì có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Nội thời Tự Ðức với 153 phường, thôn, trại. Do tình hình chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đã phân ra làm nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn. Bây giờ sang vấn đề "phố". Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thì phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thể là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hoá để buôn bán. Cho nên ví dụ như cụm từ phố Hàng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng có bán mặt hàng là trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà có bán mặt hàng chiếu . Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy (dài hoặc ngắn là tuỳ) nên cái dãy gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. Và dần dần cái từ phố với biến nghĩa là một dãy các cửa hàng cửa hiệu đã lấn át cái từ phố có nguyên nghĩa là một ngôi nhà bày bán hàng. Và thế là thay vì nói dãy phố Hàng Chiếu, người ta nói phố Hàng Chiếu, phố Hàng Bạc . để chỉ những con đường mà hai bên là những ngôi nhà bày bán chiếu, bán vàng bạc . Hiện nay trong ngôn ngữ miền Bắc, từ phố với nguyên nghĩa là ngôi nhà, cửa hàng đã phai mờ hoàn toàn, song miền Trung, miền Nam thì lớp trung niên trở lên vẫn sử dụng. Do sự hình thành như vậy mà trong một phường cổ có nhiều phố. Như cùng trong phường Ðông Các có phố Hàng Bạc, phố Hàng Mắm, phố Hàng Giày . Cho nên phường không bao giờ lại ngang hàng với phố mà là trùm lên các phố. Và cũng vì thế, 36 phường thời Lê không thể là 36 phố + phường được. ( Theo "Hỏi Đáp 1000 năm Thăng Long - Nội" - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc ) KHÉO TAY NGHỀ, ĐẤT LỀ KẺ CHỢ Người Nội đang tìm về điểm xuất phát của mình ở chính cái tên "Hà Nội ba mươi sáu phố phường". Buôn có bạn, bán có phường. Ba mươi sáu phố phường xưa chính là nơi tụ hội của người Kẻ Chợ có cùng [...]... cuộc sống no đủ của người Hà Nội, hình thành nếp sống người Hà Nội thanh lịch trong cách ăn chơi, giao tiếp Các món ăn Kẻ Chợ cũng trở thành những nghề truyền thống với những cái tên chẳng phai mờ: bún sen Tứ Kỳ, bún Phú Ðô, bánh cuốn Thanh Trì, gạo dự Mễ Trì, giò chả Ước Lễ, cốm Vòng, bánh cốm Hàng Than THÀNH CỔ NỘI Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà Hoàng thành hoa lệ, trải suốt các... Tổ cho xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh Vậy là, qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long - Nội gần như mất hết dấu vết, chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của bao thế hệ người Nội Thành cổ Nội do nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1803 theo kiến trúc châu Âu nhưng có tầm vóc nhỏ hơn thành của những vương... trải suốt các triều Lý - Trần - Lê và được xây dựng lại thành toà trấn thành thời Nguyễn Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Ðại La và đổi tên là Thăng Long Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt Cuối triều Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại bị lũ xâm lược Nguyên... muốn tu bổ hoàng thành đã tuyển mộ những người thợ tài hoa khắp đất nước về Thăng Long, họ ở lại sinh sống và hành nghề trên các phường phố: thợ kim hoàn phố Hàng Bạc, thợ Khảm phố Hàng Khay, thợ thêu phố Hàng Trống Cùng với những phường thợ là sự ra đời của các sản phẩm, có những phố bán riêng từng thứ: Hàng Ðào bán tơ lụa Bát Sứ bán đồ sành sứ làm cho Nội sáng rực trăm màu: phố Hàng Ðồng lấp lánh... kỷ, nay một phần thành cổ Nội lại được "hồi sinh", mở cửa đón nhân dân thủ đô và cả nước vào thăm, đưa họ tìm lại về cội nguồn mảnh đất rồng bay qua bóng dáng của kinh thành cổ Thành cổ là một trong mười công trình đầu tiên gắn biển Công trình trọng điểm kỷ niệm 990 năm Thăng Long Nội THÀNH ĐẠI LA Thành Ðại La là một kiến trúc vĩ đại, có đầu tiên ở trên đất này La thành không phải là một tên... nhằm phục vụ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 990 và 1000 năm Công tác khai quật khảo cổ học đã được khẩn trương tiến hành tại cả 3 nơi và đã cho nhiều kết quả bất ngờ, trả lời được nhiều vấn đề sau bao năm tranh luận nghiên cứu Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn Nơi đây được xem xét từng lớp dấu vết để phá dỡ những gì được vá víu từ thời Pháp thuộc, sửa sang tu bổ lại những... trên đất này La thành không phải là một tên riêng, chỉ có nghĩa là một bức thành lớn bao quanh một bức thành nhỏ ở bên trong La thành có từ đời nhà Ðường bên Trung Quốc, những căn cứ của những đất đã chiếm được đều đắp hai lần thành, thành ngoài gọi là La thành Suốt cả thời kỳ Bắc thuộc (111 trước Công lịch đến 939 sau Công lịch) , bọn vua quan phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta, đều đóng căn... Hồng Ðê Ðại La thành này khi còn độc lực giữ việc chống nước lụt cho nội thành, thường bị sạt lở Năm 1243, đời vua Thái Tôn nhà Trần, nước sông Hồng lên to quá, phá vỡ một đoạn thân thành, làm cho nội thành bị ngập lụt Cũng từ đó, các đời vua Trần mới nghĩ đến việc đắp đê quai vạc suốt từ đầu nguồn trở xuống cho đến miền bể, dọc hai bên bờ sông Hồng Bài thơ "Ðiếu cổ La thành" của nhà thơ Tế Xuyên,... được vá víu từ thời Pháp thuộc, sửa sang tu bổ lại những gì vốn có của toà thành thời Nguyễn, xây lại vọng lâu trên cửa thành Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc Lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc chính là Hành cung của Thành cổ Nội Tuy ở sau Hành cung nhưng lại là phía Bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía Bắc Hành cung nên mới có tên là Tĩnh Bắc Lâu Nơi đây còn có tên là Hậu Lâu (lầu phía... thành khác nhỏ hẹp hơn gọi là thành Thăng Long Nền cũ của thành Ðại La, phần lớn không còn lại dấu vết, chỉ còn nhận thấy những khoảng từ Thanh Nhàn (giáp Thanh Trì) đi lên cửa ô Cầu Dền sang ô Chợ Dưà, rồi thẳng đến ô Cầu Giấy, ngược lên đến làng Bưởi Năm kia, ta đã cho theo dấu cũ ấy, sửa chữa lại nhiều nơi, đắp cao lên làm thành thân đê, đề phòng nạn lụt Còn phần đê La Thành về phía sông Hồng, từ đời . Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá. Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội. CỦA HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ THĂNG LONG - HÀ NỘI là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành

Ngày đăng: 29/09/2013, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w