1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN DÃ.doc

18 1,7K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 166 KB

Nội dung

Trò chơi, trò diễn dân gianmột bộ phận quan trọng không thể thiếu trong lễ hội truyền thống, một mảng của kho tàng văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Vùng Hà Nội giữ vai trò trung tâm đất nước, với Thăng Long đang vào tuổi nghìn năm, là nơi hội tụ tinh hoa của mọi miền tổ quốc, của các dân tộc anh em sống trong cộng đồng Việt Nam. Cho nên, trong các hội làng, ngoài phần vui chơi, trình diễn những trò đặc thù, riêng biệt, gắn liền với tục thờ thành hoàng của làng, còn có những trò chung tiếp thụ từ bốn phương. Cái làm nổi đình đám của hội làng chính là các trò chơi, trò diễn. Vui chơi, múa hát, thi tài là những sinh hoạt văn hóa đại chúng có sức hút mạnh mẽ đông đảo mọi người cả ở hai phía: tham gia và tham dự, nhập cuộc và hưởng thụ. Bởi nội dung và hình thức phong phú của các trò chơi, trò diễn dân gian đã khơi gợi hứng thú không chỉ giải trí, mà còn đáp ứng nhu cầu về rèn luyện tinh thần và thể lực của con người. Những trò chơi, trò diễn “trai thi mạnh, gái thi mềm” đã góp phần vào việc hoàn thiện tính cách “chân, thiện, mỹ” và xã hội hóa cá nhân, gắn bó họ mật thiết với nhau trong tình đoàn kết, sự kỷ luật và ý chí chiến đấu chung. Trò chơi, trò diễn dân gian nào cũng mang dấu ấn sâu sắc của lịch sử, của thời đại và xuất phát từ thực tiễn lao động sản xuất và bảo vệ giang sơn. Lễ hội chính là miếng đất để con người bộc lộ tài năng và giao lưu tình cảm. Sự được thua trong các cuộc thi đấu không đem lại lòng ghen tị, đố kỵ và hận thù; chỉ có ganh đua lành mạnh, vì giải thưởng rất nhỏ, mang ý nghĩa tượng trưng hơn là vật chất. Nói đến trò chơi, trò diễn dân gian vùng Hà Nội cũng là nói đến nhiều trò chơi, trò diễn chung của cả nước. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ ta vẫn thấy có những chỗ cải biên, ứng dụng sáng tạo cả trong nội dung và hình thức cho phù hợp với chất thanh lịch của người Thăng Long - Hà Nội. ở trò chơi “bắt chạch trong chum” mang ý nghĩa tín ngưỡng phồn thực, người kinh kỳ đã thay vì động tác bóp ngực, xoa lưng bằng cách bạn nam nắm cổ tay bạn nữ không để cho giằng ra, nhưng lại phải nắm nhẹ nhàng, mềm mại không được làm hằn đỏ cổ tay nhau. Ném còn đâu chỉ là trò chơi của các dân tộc miền núi. Thăng Long bảy, tám thế kỷ trước đã có hội tung còn. Họ đứng thành vòng tròn hoặc hai hàng nam nữ cách nhau một dải nước. Quả còn là vật giao duyên giữa đôi lứa có tình ý với nhau. Họ tìm cách ném cho nhau và bắt còn của nhau. Không cần có cột còn với chiếc vòng âm dương treo trên đỉnh cao. RỒNG RẮN LÊN MÂY 1 Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không? Người đóng vai thầy thuốc trả lời: - Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà . tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: - Có ! Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: - Rồng rắn đi đâu? Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: - Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. - Con lên mấy ? - Con lên một - Thuốc chẳng hay - Con lên hai. - Thuốc chẳng hay Cứ thế cho đến khi: - Con lên mười. - Thuốc hay vậy. Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: + Xin khúc đầu. - Những xương cùng xẩu. + Xin khúc giữa. - Những máu cùng me. + Xin khúc đuôi. - Tha hồ mà đuổi. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người 2 thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi. (sưu tầm) NU NA NU NỐNG Nu na nu nống Cái cóng nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Ông già ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rụt Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối .) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ .) (sưu tầm) THẢ ĐỈA BA BA Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng .ngập nước. Ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt chước. Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay qui định khoảng trống nào đó) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vai các bạn: Thả đỉa / ba ba Chớ bắt / đàn bà Tha tội / đàn ông 3 Cơm trắng / gạo trắng Gạo thuyền như nước Ðổ mắm / đổ muối Ðổ chuối / hạt tiêu Ðổ niêu / nước chè Ðổ phải nhà nào Nhà ấy chịu Từ "chịu" trúng em nào thì em ấy xuống sông làm "đỉa". Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. "Ðỉa" rượt để bắt. Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹo. Sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. "Ðỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông. "Ðỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réo lên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống. Chẳng may ai bị "đỉa" vớ phải thì trở thành "đỉa". (sưu tầm) CHƠI CHUYỀN Trò chơi của con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà). Cầm quả cà ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả cà rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung cà) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. KÉO CO Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. 4 Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được. MÈO ĐUỔI CHUỘT Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. BỊT MẮT BẮT DÊ Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng. KÉO CƯA LỪA XẺ Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là: Kéo cưa lừa xẻ 5 Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ Hoặc: Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất của Lấy gì mà kéo. (sưu tầm) Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. . Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan. Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi. Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi . Nguồn: Tổng cục du lịch Là trò chơi luyện tập sự nhịp nhàng. Giống như trò tập tầm vông, song bài ca lại là bài vè Con gái hư - chê tật xấu của các cô gái lười. . 6 Thìa la thìa lảy, Con gái bảy "tài" Ngồi lê là một, Dựa cột là hai. Thày lay là ba Ăn quả là bốn Trốn việc là năm Hay nằm là sáu Láu táu là bảy Ném giỏ Giỏ tre đan mắt cáo, đường kính hai - ba gang tay, buộc vào đầu cây tre cao cỡ 3m, chôn chặt ở sân đình làm cột. Trồng một hoặc hai cột cùng chơi. Quả ném bằng bưởi. Người chơi đứng xếp hàng dọc trước cột. Từng người ném tung quả bưởi vào giỏ. Mỗi người được ném ba đến năm lần theo quy định. Rơi xuống đất được nhặt ném tiếp cho đến hết số lượt. Khi quả bưởi lọt vào giỏ là thắng. Không vào giỏ, hết lượt ra cho người đứng sau lên chơi. Nếu chơi hai cột, lập hai đội số người ngang nhau. Đội nào ném bưởi vào giỏ trước là được cuộc. Trò chơi ném giỏ xưa tổ chức ở hội làng Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp) huyện Gia Lâm. Đấu gậy bảy Gọi gậy bảy vì độ dài của cây gậy trong trò chơi bằng tre hoặc bằng gỗ bào tròn sơn son, đều có độ dài bảy thước ta, tương đương 2,8m. Cứ hai người đương sức nhau thành một cặp chơi. Một người dùng gậy đánh, một người tay không đỡ. Cả hai mặc áo võ sĩ, thắt lưng gọn ghẽ, đầu chít khăn buộc múi phía sau. Vạch vôi một vòng tròn đường kính 5 - 6m làm sàn đấu. Vào cuộc, võ sĩ cầm gậy bằng hai tay, nhúng 2 đầu gậy vào vôi bột, để nếu đánh trúng đối phương còn dấu tích trên áo họ, rồi múa gậy vài lượt giống như xe đài khi đấu vật. Trống ngũ liên nổi lên. Võ sĩ cầm gậy lúc đánh dứ, lúc tạt ngang gậy, tìm cách đưa đầu gậy chạm vào mình võ sĩ đỡ. Người đỡ có thể túm lấy gậy, đẩy lùi đối phương ra ngoài vòng. Người đánh tìm cách không để bị túm gậy, lừa đánh trúng hoặc tạt gậy làm đối phương phải nhảy tránh bắn ra ngoài vòng. Ai bị gậy đánh trúng người để lại vết vôi hoặc ra ngoài vòng là thua. Trọng tài gõ một tiếng cắc vào tang trống báo hết hiệp. Cuộc chơi có thể nhiêuù hiệp do từng nơi quy định. Hiệp sau đổi lại vị trí người chơi. Đấu gậy có ở nhiều hội làng như Đại Lan (Thanh Trì), Lệ Chi (Gia Lâm). 7 Đi cầu tre Một cây tre bương to, dài 5m, phạt hết cành, đánh sạch mấu, chôn gốc sâu vào bờ, lèn chặt, để thân cây tre nhô ra ao, nằm trên mặt nước một hai gang tay. Gần đầu ngọn tre cắm một cây cọc, trên buộc một quả pháo. Người dự thi nam nữ đều được, ăn mặc gọn gàng, thắt lưng buông múi, tay cầm một nén hương cháy. Nghe trống hiệu, người dự thi từ bờ bước xuống cầu tre đi dần ra phía ngọn ở giữa ao. Cây tre tròn, bập bềnh, càng đi ra xa càng bị chìm xuống dưới mặt nước, thân tre tròn, trơn nước dễ ngã. Có ngã cũng phải cố giơ cao nén hương để không bị tắt mới có thể lội vào bờ đi lại. Ra đến múp đầu cây tre, người đã ngập nước đến đầu gối, phải dang tay giữ thăng bằng, một tay níu lấy chiếc cọc, một tay châm ngòi pháo. Có khi đi được đến đích không sao, khi châm pháo nổ, lại giật mình ngã tòm xuống nước. Tuy bị ướt hết, nhưng vẫn đoạt giải, có điều nếu ai châm pháo xong, người vẫn khô được giải cao h Đáo mẹt - Đáo đĩa Đặt vài ba chiếc mẹt tre đan, cạp tròn, đường kính khoảng hai gang, thẳng hàng nhau. Mỗi mẹt giữa để một đĩa gốm to 1 gang. Vạch gốc cho người chơi đứng thả cái vào đĩa, xa hay gần tùy theo tuổi và độ cao của người chơi mà quyết định. Hòn cái thả làm bằng tiền xu đồng, mảnh gốm, mảnh chum vại hoặc mảnh ngói ta vỡ, ghè mài có hình tròn bằng miệng chén. Người chơi đồng loạt theo trống mõ làm lệnh, tung, ném, thả lia hòn cái làm sao nằm trong đĩa càng nhiều là thắng. Mỗi keo chơi định lệ 5 hay 10 hòn cái. Nếu hòn cái văng ra mẹt là thua. Còn nếu bắn ra ngoài mẹt thì phải phạt. Đáo mẹt, có người gọi đáo đĩa, được tổ chức trong lễ hội Cổ Loa (Đông Anh). Nặn con giống Cuộc thi dành cho cả làng, mỗi nhà là một đơn vị thi do người cao tuổi nhất đứng đầu, bàn định xem tạo hình con giống gì, cây cảnh hay loài vật. Vùng Bưởi có trò chơi nặn con giống bằng sáp. Sáp ong nấu chảy nhuộm với các màu thiên nhiên như lá diễn, lá sấu, nghệ, hoa hiên . Đổ sáp màu ra khuôn để nguội. Lúc nặn hơ sáp lên than hoa lấy vừa độ dẻo. Tác phẩm là trí tuệ và tài hoa của tập thể gia đình. Phải giữ bí mật con giống dự thi cho đến khi đưa ra bày chấm giải. Sân đình được kê các dãy bàn dài. Nghe trống dóng lên, các nhà đưa sản vật ra thi. Nào chậu quất trĩu quả vàng ươm, nào cây mai cổ thụ gốc sù sì hoa nở trắng muốt, nào sư tử vờn cầu, đại bàng độc lập, công múa xòe đuôi đủ màu sắc, lợn đàn, . gà mẹ gà con . Lại có cả Tề thiên đại thánh, Thạch Sanh . Nặn con giống là cuộc thi mỹ thuật quần chúng. 8 Trò chơi của các em thiếu niên. Tùy số người chơi, ít người ngồi thành hàng ngang, nhiều người ngồi quanh vòng tròn, duỗi dài hai chân. Tất cả cùng đọc bài đồng dao, một người ngồi giữa cầm chịch lấy tay đập vào mỗi chân ứng với một từ, đến câu cuối cùng của bài có từ “rụt” người có chân ấy phải co nhanh chân vào, nếu để đập tay vào là bị phạt, phải ra nhảy lò cò một vòng quanh đám chơi. Người cuối cùng còn cả hai chân là thắng cuộc. Bài hát như sau: Nu na nu nống Cái cống nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Phật ngồi Phật khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Nhà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Cá bống cá mè Tè he cống rụt! Bài khác: Nu na nu nống Thằng cống, cái cạc Chân vàng, chân bạc Đá xỉa, đá xoi Đá đầu con voi Đá lên đá xuống Đá ruộng bồ câu Đá râu ông già Đá ra đường cái Gặp gái đi đường Có phường trống quân Có chân thì rụt! Bài nữa: Chồng muống, chồng cà Mày xòa hoa khế Khế ngâm, khế chua Cột đình, cột chùa Nhà vua mới làm Cây cam, cây quít Cây mít, cây hồng Cành thông, lá nhãn Ai có chân thì rụt! Thả đỉa ba ba Đứng hoặc ngồi, quây thành vòng tròn, số người không hạn chế. Một người làm cái ở giữa đọc đồng dao, cả tốp đọc cùng, mỗi từ ứng với một đầu người. Đến cuối bài, ai trúng từ chịu, phải rời chỗ, chạy một vòng trở về làm cái, thay cho người làm cái trước để người ấy ngồi vào chỗ của mình. Bài hát: Thả đỉa ba ba 9 Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo bồng như nước Đổ mắm, đổ muối Đổ chuối hạt tiêu Đổ niêu cứt gà Đổ phải nhà nào Nhà ấy phải chịu Bài khác: Nam mô bồ tát Chẻ lạt đứt tay Đi cày trâu húc Đi xúc phải cọc Đi học thày đánh Đi gánh đau vai Nằm dài nhịn đói. Nếu đọc bài dưới, trò chơi thêm một nắm ngô rang hoặc ít lạc luộc, quả táo. Ai trúng từ đói thì không được chia quà, ngồi nhìn các bạn ăn. Rồng rắn Khoảng mươi em ôm lưng nhau, lớn đứng trước, bé đứng sau, kết chặt thành chuỗi rồng rắn, một người đứng ngoài làm thày thuốc. Hai bên đối đáp nhau bằng bài đồng dao xin thuốc, đến lúc ngã giá đòi khúc đầu thì thày cố lôi một em ra, rồng rắn ghì nhau lượn luồn để tránh, “xin khúc giữa” rồi đến “xin khúc đuôi” cũng vậy. Ai bị thày lôi ra khỏi chuỗi người là thua, phải ra làm thày thuốc cho người thày vào thay chỗ. Trò chơi cứ thế tiếp tục. Bài đối đáp: Thày thuốc: - Rồng rắn đi đâu? Rồng rắn (đồng thanh) - Rồng rắn đi lấy thuốc cho con. Thày thuốc - Con lên mấy? Rồng rắn - Con lên một. Thày thuốc - Thuốc chẳng ngon. Rồng rắn - Con lên hai. Thày thuốc - Thuốc chẳng ngon. Rồng rắn - Con lên ba. Thày thuốc - Thuốc chẳng ngon. Rồng rắn - Con lên bốn. Tháy thuốc - Thuốc chẳng ngon. (Đối đáp tiếp: Con lên năm, lên sáu, lên bảy, lên tám, lên chín, thày đều đáp: Thuốc chẳng ngon, cho đến) Rồng rắn - Con lên mười. Thày thuốc - Thuốc thày ngon vậy! (Rồng rắn uốn lượn quanh thày) Thày thuốc - Xin khúc đầu? (lôi) Rồng rắn - Toàn xương với xẩu. Thày thuốc - Xin khúc giữa? Rồng rắn - Những máu cùng me. Thày thuốc - Xin khúc đuôi? 10 [...]... giữa Dùng giấy bản tốt, cắt một dải ngang 6cm, dài 15cm Đặt đồng xu vào giữa, gập hai mép ngang, vê tròn hai đầu giấy, dùi thủng qua lỗ xu cho hai đầu giấy chui qua Kéo hai đầu giấy ôm chặt lấy đồng xu, rồi tỏa giấy ra, lấy kéo cắt một nửa phía trên thành các tua nhỏ, thế là thành quả cầu đá chân theo kiểu dân gian Bịt mắt bắt dê Người chơi đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng Hai người ở giữa... Chị ở Lò Gốm, Em ở Bến Thành Chị trồng hành, Em trồng hẹ Chi nuôi mẹ Em nuôi cha Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hoẹp nhiều cách khác nhau Nói chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây Tập tầm vông Câu hát : Tập tầm vông Chị có chồng, Em ở vá... Ông mua con gà Về cho ăn thóc Ông mua con cóc Về thả gầm giường Ông mua thẻ hương Về ông cúng cụ! Chơi trăng Ngồi quây tròn giữa sân cùng ngắm trăng cùng hát đồng dao, tất cả vỗ tay làm nhịp Có thể mỗi người theo thứ tự đọc một câu, hoặc đồng thanh đọc Hết bài cùng vỗ tay một tràng dài, chơi lại Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật Mồng sáu thật... vào ngồi thay cho người khác ra nhảy 16 Chơi ô đầm Vẽ trên sân hai hàng dọc liền nhau, mỗi hàng có 5 ô to ở chỗ tiếp góc 4 ô trên cùng, khoanh một vòng tròn nhỏ làm rốn Đứng ở vạch cuối hai người chơi tung hòn cái bằng viên cuội bẹt hoặc mảnh sành vào rốn, người nào hòn cái gần rốn nhất đi trước Mỗi người nhận một hàng Đặt cái vào ô đầu tiên giáp vạch cuối, người chơi nhảy lò cò vào ô lấy chân đứng hất... không trăng Hát đi hát lại Hai tốp các em hát đấu, bên nào tìm được nhiều bài hát láy lại liên tục không có chấm hết là thắng cuộc Giao ước với nhau hát điệp 3 hay 5 lần một bài, rồi đến lượt tốp khác Mỗi bài là một điểm Dưới đây là một số bài: Bài 1 Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cộc leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cộc leo vào leo ra (Hát lại) Con kiến mà leo cành đa Bài... Tao làm vậy Tao đi buôn hồng Tao đi lấy vợ Tao về nhà quê Chồng nụ chồng hoa Bốn người chơi Hai người ngồi đối mặt nhau duỗi thẳng chân, bàn chân dựng lên, chồng lên nhau cứ một chân người này đến một chân người kia Hai người phải nhảy qua cái cột cao do 4 bàn chân dựng lên Nhảy được rồi, mỗi người ngồi chồng thêm một nắm tay tiếp lên, gọi là chồng nụ Lại nhảy qua được Người ngồi chồng tiếp lên trên... chạy vừa đọc: - Đứa nào ti hí Chuột chí cắn mày! Khi thấy không ai nói nữa, mới được mở mắt ra đi tìm, không tìm được người nào là thua Xỉa cá mè đi buôn men Một nhóm các em ngồi quây tròn, mỗi người duỗi một chân ra để “xỉa cá mè”, mỗi chân ứng vào một từ theo câu hát: Xỉa cá mè Đè cá chép Chân nào đẹp Thì đi buôn men Chân nào đen ở nhà làm mèo, làm chó Chân ai trúng vào từ “men” phải ra đóng làm người... giăng giung giẻ Một tốp nắm tay nhau dàn hàng ngang vừa đi vừa hát, hết bài cùng ngồi cả xuống rồi lại đứng lên đi vào hát tiếp Chơi vào đêm trăng Bài hát 1: Giung giăng giung giẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cửa nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ngồi xệp xuống đây! Bài hát 2: Ông giẳng ông giăng Ông giằng búi tóc Ông khóc, ông cười Mười ông một cỗ Đánh nhau... miếng vải, một làm dê vừa chạy vừa kêu be be, một người săn, nghe tiếng dê mà định hướng tìm bắt Người làm vòng rào reo hò mách nước cho người bắt, nhưng là mách sai, để gây cười Người săn bắt được dê, thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, luân phiên nhau, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào Có nơi bắt dê thật như ở hội Phù Đổng ngày xưa Nhảy dây Một sợi dây... lên qua đầu, khi dây chạm đất, chân nhảy lên để dây vượt qua, như vậy là một vòng, vừa nhảy vừa đếm xem đến vòng bao nhiêu thì vướng chân vào dây phải ngừng để người khác nhảy Ai đạt nhiều vòng là thắng Chơi giỏi, hai tay cầm dây vắt chéo ngang ngực Nhảy tập thể: Hai người cầm hai đầu dây bằng một tay, quay nhanh dây chạy vòng tròn cho vài người nhảy Ai chạm dây phải ra thay làm người cầm dây cho người . Trò chơi, trò diễn dân gian là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong lễ hội truyền thống, một mảng của kho tàng văn hóa dân tộc cần. nghĩa tượng trưng hơn là vật chất. Nói đến trò chơi, trò diễn dân gian vùng Hà Nội cũng là nói đến nhiều trò chơi, trò diễn chung của cả nước. Tuy nhiên, tìm

Ngày đăng: 29/09/2013, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w