Một số trò chơi dân gian

13 786 3
Một số trò chơi dân gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dân tộc Việt nam có truyền thống văn hóa lâu đời, trong đó các trò chơi văn hóa- thể thao dân gian là một hình thức không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, dễ chơi, không tốn kém lại phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa- thể thao dân gian trong đời sống sinh hoạt thường ngày, trong các lễ hội không những làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, việc đưa các hoạt động văn hóa- thể thao dân gian vào trong các trường học sẽ tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, nâng cao sức khỏe, thể chất cho các em học sinh, giảm bớt các tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên; giáo dục truyền thống quê hương, phẩm chất, ý thức, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh, hòa nhập với cộng đồng xã hội. xin giới thiệu cùng độc giả một số trò chơi văn hóa- thể thao dân gian phổ biến ở vùng quê của chúng ta. 1. BỊP MẮT BẮT DÊ: Luật chơi: Người làm dê phải kêu "be be be" để người bắt dê định hướng Cách chơi: Cho tất cả mọi người ngồi hoặc đứng thành vòng tròn. Mỗi lần chơi chọn hai người. Một người làm "dê", một người làm người bắt dê. Một người khác bịp mắt cả hai người lại. Khi chơi cả hai cùng bò trong một vòng tròn. Người làm "dê" vừa bò vừa kêu "be be be" còn người kia phải chú ý lắng nghe để tìm được "con dê". Nếu mọi người bắt được "dê" là thắng cuộc, trò chơi tiếp tục và chọn hai người khác lên chơi. 2. TRỐN TÌM: Khoảng 5 đến 6 người chơi. Các bạn "oẳn tù tì", ai thua thì làm người đi tìm và nhắm mắt lại và đếm từ 1 đến 10, trong khi đó các bạn khác tìm chỗ trốn. Người đi tìm đếm xong từ 1 đến 10 thì mở mắt ra và đi tìm người đi trốn. Nếu người đi tìm nhìn thấy người trốn thì chỉ tay về phía bạn đó và gọi tên bạn đó. Trò chơi tiếp tục, người vừa bị phát hiện và gọi tên sẽ trở thành người đi tìm của vòng tiếp theo. 3. CHI CHI CHÀNH CHÀNH: a. Cách chơi: khoảng từ 4 đến 5 người một nhóm. Một người làm "cái" xòe bàn tay ra, các bạn khác đặt ngón tay vào lòng bàn tay bạn làm "cái". Một người làm "cái" vừa gõ ngón tay vừa đọc theo nhịp bài hát: Chi chi chành chành Ba vương ngũ đế Cái đanh thổi lửa Bắt dế đi tìm Con ngựa đứt cương Ù à ù ập Đếm đến "ập" người làm "cái" nắm tay để bắt ngón tay của các bạn. Các bạn rút nhanh tay ra khỏi bàn tay bạn làm "cái". Ai bị bạn làm "cái" bắt được ngón tay thì phải xòe tay ra cho các bạn chơi tiếp. 4. DUNG DĂNG DUNG DẺ: a. Lời ca: Dung dăng dung dẻ Cho Dê đi học Dắt trẻ đi chơi Cho Cóc ở nhà Tới ngõ nhà trời Cho Gà bới bếp Lạy Cậu, lạy Mợ Xì xà, xì xụp Cho cháu về quê Ngồi thụp xuống đây. b. Cách chơi: Từ 5 đến 6 người chơi nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp lời ca. Khi hát đến "dung" thì tay vung về phía trước, "dăng" thì tay vung về phía sau hoặc ngược lại. Cứ như thể cho tới cuối cùng của lời ca thì tất cả ngồi xuống. Trò chơi lại tiếp tục theo vòng mới. 5. NU NA NU NỐNG: a. Lời ca: Nu na nu nống Cái cóng nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Ông già ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rụt Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối ) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ ) 6. THẢ ĐỈA BA BA: Trò chơi thể hiện việc qua sông, ruộng ngập nước mà ở dưới nước thường có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt được. Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay quy định khoảng trống nào đó) giả định là sông nước. Một bạn ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vai các bạn: Thả đỉa / ba ba Chớ bắt / đàn bà Tha tội / đàn ông Cơm trắng / gạo trắng Gạo thuyền như nước Ðổ mắm / đổ muối Ðổ chuối / hạt tiêu Ðổ niêu / nước chè Ðổ phải nhà nào Nhà ấy chịu Từ "chịu" trúng bạn nào thì bạn ấy xuống sông làm "đỉa". Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. "Ðỉa" rượt để bắt. Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹo Sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. "Ðỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông. "Ðỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réo lên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống. Chẳng may ai bị "đỉa" vớ được thì phải trở thành "đỉa" và cứ thế trò chơi lại tiếp tục. 7. ĐÁNH CHUYỀN: Đây là trò chơi của con gái. Số người chơi từ 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà). Cầm quả cà ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả cà rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung cà) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. 8. ĐÁNH KHĂNG: (nguồn: Internet) Một trò chơi của trẻ nhỏ. Hai bên đứng đối diện nhau. Một người cầm hai đoạn tre, một ngắn một dài. Đào một hố nhỏ, dài dưới đất, đặt đoạn tre ngắn lên miệng hố, lấy thanh tre dài hất đoạn tre ngắn lên cao đánh thật mạnh văng ra xa. Nếu người đứng đối diện bắt được thanh tre, người đó sẽ được vào chơi thay. 9. Ô ĂN QUAN: Trò chơi ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi. Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của . Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 25. Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quanbằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan. Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó Luật chơi: Bàn chơi Ô ăn quan cho 2 người (2 phe) Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường bao lại được lấy lên để rải tiếp Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn • Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân. • Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tìhay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: o Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. o Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú. o Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. • Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. • Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt. 10. ĐÁNH CÙ (ĐÁNH QUAY): (nguồn: Internet) • Con quay (cù): thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt sừng súc vật. Con quay có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây. o Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê. o Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay ở phía nhỏ hơn của nó, ở một số sắc tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. Ngoài ra bi sắt loại nhỏ cũng có thể dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi. Việc bổ, quật mạnh gụ xuống đất và quật vào gụ khác nhiều lần khi chơi có thể làm đinh gụ đóng lún sâu vào trong thân hơn mức đóng ban đầu, khiến gụ bị thấp đi. Những năm gần đây, đầu thoi dệt bằng sắt cũng được sử dụng và gọi là đinh thoi hay đinh mũ. Loại đinh này có chân đế hình nón, sau khi đóng vào gụ, chân đế tỏa rộng ra xung quanh như giá đỡ, vì vậy việc quật, bổ mạnh nhiều lần xuống đất không làm cho đinh gụ bị đóng sâu vào thân gụ. Đinh của cù dái dê dài hơn của cù chuối do vậy loại cù này không được đóng đinh bi hoặc đinh thoi. o Mấu để quấn dây của cù dái dê thường ở đầu có đinh còn của cù chuốilại ở đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy ý thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn có thể được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt. • Dây quay: dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp ) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay. • Luật chơi: • Chơi biểu diễn (còn gọi là đồng triệt): những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bổ con quay xuống mặt sân chơi, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc, âm thanh phát ra từ những con quay nghe rất vui tai. Chơi biểu diễn còn có thể vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi cho con quay quay trong đó. • Hầm (còn gọi là đồng hầm): những người chơi cùng thực hiện bổ con quay, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận) có con quay dừng sớm nhất sẽ bịhầm, nghĩa là phải để cho những người khác bổ con quay vào con quay của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị hầm. Hầm lại có hai thể thức chính là hầm động vàhầm tĩnh, trẻ em gọi là hầm sống và hầm chết. Nếu hầm sống thì những người bị hầm sẽ cho con quay của mình quay và những người được hầm tìm cách bổtrúng. Nếu hầm chết thì những người chơi sẽ vẽ một vòng tròn trên mặt sân chơi, những con quay bị hầm được cho vào đó để người được hầm bổ xuống. Trong thể thức hầm sống, con quay rất dễ bị đinh bổ trúng tu và nếu tu bị mất hẳn thì không thể quấn dây để chơi được nữa. Trong khi hầm, nếu con quay của người được hầm không, hay gần như không quay được trên mặt đất hoặc quay bằng tu chứ không phải bằng đinh thì con quay đó sẽ trở thành bị hầm. Ở thể thức hầm chết, ngoài trường hợp vừa nêu, nếu con quay của người đượchầm khi dừng quay nằm lại trong lò thì con quay đó cũng bị đưa vào hầm; ngược lại, con quay đang bị hầm mà sau khi bị va chạm văng ra khỏi lò thì coi như được cứu thoát và người chủ có quyền hầm những con quay còn lại. Để "cứu" một con quay đang bị hầm, người chơi hay áp dụng kỹ thuật bổ vát còn để gây thiệt hại thì dùng bổ thượng. Còn có một biến thể mà ít ai muốn con quay của mình bị hầm là chỉ chọn ra một con quay duy nhất cho vào lò, những người được hầm sẽ bổ con quay của mình nhằm đưa "nạn nhân" đến một vị trí bất lợi như vũng nước, hố vôi, cống nước thải thậm chí ao nước. Chỉ khi nào những người được hầm đạt mục đích thì vòng chơi mới bắt đầu lại bằng cách chọn ra một con quay khác để hầm. Tuy nhiên trong cách chơi này những người được hầm cũng rất dễ trở thành nạn nhân vì nếu không khéo léo chính con quay của họ cũng có thể rơi xuống vị trí không mong muốn ấy. • Ăn vố, trả vố: đây là thể thức thường dùng khi chỉ có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho con quay của mình quay để người còn lại bổ. 11. RỒNG RẮN LÊN MÂY: Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không? Người đóng vai thầy thuốc trả lời: - Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: - Có ! Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: - Rồng rắn đi đâu? Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: - Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. - Con lên mấy ? - Con lên một - Thuốc chẳng hay - Con lên hai. - Thuốc chẳng hay Cứ thế cho đến khi: - Con lên mười. - Thuốc hay vậy. Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: + Xin khúc đầu. - Những xương cùng xẩu. + Xin khúc giữa. - Những máu cùng me. + Xin khúc đuôi. - Tha hồ mà đuổi. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi. 12. BẮN BI: (nguồn: Internet) Công cụ để chơi bi rất đơn giản, chỉ là những viên bi. Bi là viên hình cầu có đường kính khoảng 0,5 cm đến hơn 1 cm nhưng cá biệt có thể lớn hơn. Bi có thể làm từ đất nung (có thể sơn các màu sặc sỡ), gạch, đá hoặc thủy tinh bằng phương pháp thủ công hay sản xuất công nghiệp. Bi đất nếu làm thủ công thường có chất lượng không cao: dễ vỡ, không tròn nên trẻ em thường chế tác một vài viên bi chất lượng tốt dùng làm bi cái khi chơi. Có hai cách phổ biến là: • Tìm hoặc đập một viên đá nhỏ rồi dùng dao đẽo gọt cho có dạng gần hình cầu. Sau đó dùng một vật có lỗ tròn, đường kính như đường kính của viên bi định làm và miệng lỗ cứng để mài viên đá đó thành bi, gọi là xoáy bi. Vật thường dùng để xoáy bi là vỏ đạn súng trường/tiểu liên, thậm chí vỏ trai, ốc nhồi mài đều xuống nền sân cứng cũng tạo thành lỗ xoáy bi. • Dùng một viên bi đất có sẵn rồi cũng xoáy cho thật tròn sau đó nung trong lửa thành sành. Với những cách như vậy, làm một viên bi cái mất khá nhiều thời gian nhưng thu được viên bi bền, cứng và tròn để chơi. Kỹ thuật chơi chính là động tác bắn bi, có các cách thường dùng sau đây: • Kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, móng của ngón giữa tiếp xúc với đốt ngón tay cái. Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. • Ngón tay trỏ cuộn viên bi vào giữa, gập ngón tay cái vào phía trong ở phía sau bi. Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay cái cho bi bắn ra. Kỹ thuật bắn bi đòi hỏi độ khéo léo, chính xác để trúng mục tiêu theo những cự ly khác nhau. Khi bắn có thể dùng tay kia làm bệ tỳ để viên bi ở độ cao thuận lợi hơn tùy từng tình huống. 13. ĐÁNH CHẮT: Trò chơi này dành cho các em gái đòi hỏi sự khéo léo, nhẹ nhàng biết tung, hứng nhịp nhàng để bắt được sỏi. Có thể chơi bốn năm em và các em thường chọn chơi trên sân hoặc trong nhà Trước khi chơi, mỗi em kiếm từ 5 đến 10 hòn sỏi, rồi ngồi quây vòng lại và oẳn tù tỳ để xếp thứ tự hoặc nhường nhịn nhau thứ tự đi trước, đi sau. Khi bắt đầu chơi, mỗi em sẽ góp 3 hòn sỏi để bạn được đi đầu tiên sẽ thu số sỏi đó, rồi khum bàn tay thuận của mình vào và đặt số sỏi đó trong lòng bàn tay, sau đó tung lên rồi lật úp bàn tay xuống để hứng lấy số sỏi tung lên ấy bằng mu bàn tay (nếu biết khéo giữ mu bàn tay thành một mặt phẳng thì số sỏi hứng được sẽ nằm lại nhiều trên mu bàn tay) xong cứ để số sỏi hứng được ấy nằm nguyên trên mu bàn tay mà hất tung lên, rồi nhanh chóng lật ngửa lòng bàn tay mà hứng lấy những hòn sỏi rơi xuống. Số sỏi hứng được trong lòng bàn tay lần này là số sỏi được ăn, nhưng cũng có khi không bắt được hòn nào. Các em cứ chơi lần lượt đến em cuối cùng thì bắt đầu chơi lại lượt hai, nếu trong khi chơi các em được hết số sỏi thì tất cả lại góp để chơi tiếp cho đến lúc mọi người ăn được hết số sỏi đóng góp chung thì hết ván. Các em còn có cách chơi khó hơn, khi hứng được số sỏi lần thứ hai thì chỉ được ăn nếu chúng là những số lẻ và không được ăn nếu chúng là những số chẵn, ví dụ: 1, 3, 5, 7, 9, 11 thì được ăn còn nếu là 2, 4, 6, 8, 10 thì hoà không được ăn. Bởi vậy, cách chơi này không chỉ biết tung, hứng mà còn phải biết cách lựa cho đúng số lẻ khi hứng lần cuối. Em nào được nhiều sỏi nhất là người thắng cuộc, em đó sẽ được búng tai hoặc được các bạn cõng chạy một vòng quanh sân./. 14. CHỒNG NỤ, CHỒNG HOA: Đây là trò chơi của con gái. Chọn hai người ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau. Chồng các bàn chân rồi đến các bàn tay, lần lượt nắm, rồi xoè ra, số người còn lại nhảy qua. Khi nào đủ bốn chân bốn tay xoè mà người nhảy không bị chạm thì người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi chạm chân thì mất lượt, phải ngồi vào thay thế. 15. KÉO CO: (Tranh dân gian Đông Hồ) Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được. 16. ĐÁNH ĐU: Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân. Hồ Xuân Hương đã miêu tả trò chơi đu rằng : "Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Đôi hàng chân ngọc duỗi song song” 17. CỜ NGƯỜI: (nguồn: Internet) Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ). Chơi cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi cờ người cũng vẫn là luật lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người. Cuộc đấu cờ người thường được tổ chức trong các hội hè. Ở các hội làng, bàn cờ là sân đình, sân chùa, hay bãi ruộng khô phẳng gần nơi đình chùa, tức là gần diễn chùa trường chính của hội. Cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Ðịnh được bàn cờ -sân bãi-chỉ mới là việc phụ. Ðầu tiên là việc tuyển tìm người. Những người được chọn làm quân cờ phải là những trai thanh gái lịch, con cái của những gia đình có nề nếp được dân làng quý trọng, đồng tình. Số lượng cần thiết là 16 nam,16 nữ. Trong số này phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ tướng Ông, tướng Bà. Ngoài ra, không thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo dõi cuộc đấu. Ba người này (tổng cờ và hai tướng) là thuộc loaị gia đình khá giả, phong lưu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi người tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi, bàn cờ được tạo ra một màu sắc rực rỡ nhiều màu dưới trời hội xuân. Mỗi "quân cờ" có ghế đẩu ngồi (hoặc đứng) có thể có đội nón nếu trời nắng to. Trước ngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ hán. Còn tướng, trang phục như hình vẽ, hoặc gần như thế, trong quân bài; đó là quân phục cấp tướng đời xưa, có lọng che. Hai đấu thủ có chỗ ngồi riêng Tại Giao Thủy, trò chơi cờ người trước đây khá phổ biến nhưng hiện nay chỉ còn lễ hội Đình Vuông xã Giao Phong là còn giữ được. 18. CHỌI GÀ: Chọi gà đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Vì vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong trò chơi ngày hội, mà còn là một thú vui chơi thông thường của nhiều người dân nông thôn. Trước cách mạng tháng 8-1945, nhiều "trường gà" đã được thiết lập ở khắp nơi, thu hút đông đảo khách có máu mê ăn thua cờ bạc. Sách vở xưa cũng từng bàn về chọi gà và gà chọi. Từ thế kỷ thứ 13, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, trong bài hịch tướng sĩ cũng đã từng cảnh tỉnh những ai đắm mình vào thú vui này trong lúc "quốc gia hữu sự":"Cựa gà sắc khôn đâm giáp giặc" Ðể có được con gà chọi hay đòi hỏi người phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập v.v Câu ngạn ngữ "Gà tại nó, chó tại ta " ý là gà trước hết phải là gà giống, rồi mới đến kết quả công rèn luyện. Hoặc "chó giống cha, gà giống mẹ" Chọi gà là thú vui dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng rất nhanh. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa. Ở Giao Thủy, chọi gà hiện còn được lưu truyền tại xã Giao Yến vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm. [...]... "Văn hóa- Du lịch Giao Thủy" đã giới thiệu một số trò chơi, môn thể thao dân gian khá phố biến và quen thuộc, chắc hẳn tuổi thơ của mỗi người ai cũng đã từng chơi, từng tham gia Theo dòng chảy của cuộc sống hiện đại, các trò chơi văn hóa- thể thao này đã và đang bị mai một dần Một thực trạng đáng buồn là ngày nay trò chơi của các em nhỏ chủ yếu là các trò chơi sử dụng các thiết bị máy móc, ít có tác... thống- đất sống của các môn thể thao dân gian- không được tổ chức thường xuyên mà nếu có tổ chức thì chỉ tập trung vào phần lễ còn phần hội chưa được quan tâm đúng mức theo đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông đang đứng trước nguy cơ thất truyền Việc bảo tồn các trò chơi văn hóa- thể thao dân gian cũng như việc giúp các bạn trẻ tiếp cận với các trò chơi văn hóa- thể thao dân gian là... lưới hay que tre quây xung quanh Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của ao rộng hay hẹp Người ta thả xuống ao 2 con vịt to khỏe và lần luợt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt Trò chơi này người chơi không bị bịt mắt nhưng đòi hỏi nhanh nhẹn và bơi giỏi Đây là trò chơi dân gian nhưng rất có tác dụng trong rèn luyện thể lực 23 THỔI CƠM THI: (Tranh dân gian) Cuộc thi thường được tổ chức trong... nền văn hóa mở đất, cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của nhân dân gắn liền với sông nước chính vì vậy bơi chải là môn thể thao dân gian thường có trong các lễ hội truyền thống Các cuộc thi bơi chải thường diễn ra ở sông hoặc hồ lớn, 1 thuyền bơi chải dài 11m40, số người bơi trên 1 chải gồm 15 người, trong đó có 12 người chèo, 1 lái trưởng, 1 mõ, 1 tát nước Căn cứ vào số đội tham gia, ban tổ... chải bị ụp thuyền có thể lật lại chơi tiếp Các đội chung kết được quyền thay đổi tối đa 3VĐV Trang phục từng đội: khăn, áo bơi chải dân tộc hoặc quần áo thể thao đồng màu Trước đây các đội bơi chải của Giao Thủy thường xuyên giành chiến thắng trong các giải thi đấu của tỉnh Tuy nhiên hiện nay nhiều lễ hội truyền thống bị mai một không còn đất sống cho môn thể thao dân gian được nhiều người ưa thích này... chải Giao Thủy đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần 21 LEO CẦU NGÔ: (nguồn: Internet) Trò chơi này thường được tổ chức vào các dịp hội làng Ba cây tre buộc chụm đầu vào nhau, phần gốc được đóng chặt dưới mặt ao Một cây tre khác được nối từ bờ và buộc vào đầu dây thừng buông xuống từ phần chụm đầu của ba cây tre Người chơi chân dò dẫm trên cây tre, hai tay giang rộng để giữ thăng bằng, phía dưới là mặt... LÂN: Múa lân là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì lân là con thú tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông Trong màn trình diễn múa lân, không thể thiếu ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe... nhất để người chơi có thể giành chiến thắng.Người chiến thắng phải leo được hết cây tre, bấu được tay vào sợi dây thừng phía ngoài và chân không chạm nước Phần thưởng lớn nhất của người chơi chính là sự động viên, tràng pháo tay không ngớt từ phía khán giả 22 BẮT VỊT DƯỚI AO: (nguồn: Internet) Xưa kia vào các dịp hội làng, một số vùng quê ở Giao Thủy tổ chức bắt vịt dưới ao Người ta chọn một khoảng ao... vật Một trận đấu có hai người vật nhau gọi là một keo vật, những thế vật gọi là "miếng" Một đô vật giỏi, không chỉ cần khỏe mà cần nhanh nhẹn để có thể thi thố những miếng vật bất ngờ mới đủ hạ được đối phương Theo lệ cũ, muốn thắng phải vật cho đối phương "ngã ngửa trắng bụng" hoặc nhấc bổng được đối phương lên Diễn biến chung của một keo vật: Đô vật khi dự vật mình trần trùng trục và chỉ đóng một. .. lịch Vật có nhiều giải phụ và ba giải chính Những giải phụ gọi là giải hàng dành cho ai thắng một keo vật bất kỳ Những giải chính hàng năm đều có người giữ với điều kiện người đó phải thắng trong suốt thời gian mở hội Người phá giải là người vật thắng người giữ giải năm trước, tuy nhiên phải vật ngã thêm một số đồ vật khác mới thắng giải Trước đây Giao Thủy nổi tiếng có nhiều đô vật giỏi giành nhiều . đó sẽ được vào chơi thay. 9. Ô ĂN QUAN: Trò chơi ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất. thiệu một số trò chơi, môn thể thao dân gian khá phố biến và quen thuộc, chắc hẳn tuổi thơ của mỗi người ai cũng đã từng chơi, từng tham gia. Theo dòng chảy của cuộc sống hiện đại, các trò chơi. Dân tộc Việt nam có truyền thống văn hóa lâu đời, trong đó các trò chơi văn hóa- thể thao dân gian là một hình thức không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, dễ chơi, không

Ngày đăng: 31/01/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan