Hai bài thuốcchữaloétdạdày - hành tá tràng Món ăn chế biến từ dạdày lợn có thể trở thành bàithuốc giúp làm giảm nỗi phiền toái mà người bệnh loétdạdày - hành tá tràng thường phải chịu đựng. Bàithuốc 1 Nguyên liệu: Bột sa nhân 10 g, dạdày lợn 1.000 g, các gia vị như bột tiêu, gừng tươi, hành hoa, mỡ lợn, muối, bột canh, rượu, bột đậu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Cách làm: Chà xát muối và giấm cho sạch dạdày lợn, rửa sạch, chần qua bằng nước sôi, vớt ra cạo sạch màng trong dạdày rồi rửa kỹ lần nữa. Sau đó, cho dạdày vào nồi cùng với bột tiêu, gừng thái lát, hành luộc chín rồi vớt ra để nguội, thái miếng. Cho dạdày lợn đã thái, bột sa nhân, mỡ lợn, mì chính, bột đậu vào nước luộc, khuấy đều là được. Thuốc có công dụng chỉ thống, hành khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, có thể áp dụng cả với người bị viêm dạdày mạn tính. Bàithuốc 2 Nguyên liệu: Bạch truật 250 g, bạch cập 120 g, gừng khô 10 g, dạdày lợn 1 cái, rượu, muối, gia vị lượng vừa đủ. Cách làm: Bạch truật rửa sạch, cho vài thìa con rượu vào trộn đều. Bạch cập rửa sạch, cạo vỏ; gừng khô rửa sạch, để ráo nước. Dạdày lợn đem chà xát muối và giấm thật kỹ, nhất là phía trong, sau đó chần qua nước sôi, cạo rửa sạch màng trong. Tiếp đến, khía to một miệng dạ dày, miệng kia khâu lại, nhồi bạch truật, bạch cập và gừng vào rồi khâu kín lại. Cho dạdày vào luộc trong nồi gốm, khi sôi thì cho một thìa rượu vào, đun nhỏ lửa cho đến lúc chín nhừ. Vớt dạdày ra, để nguội, bổ lấy các thứ ở trong ra, sấy khô, nghiền thành bột cho vào lọ dùng dần. Dạdày lợn đem ra thái ăn như thường. Nước luộc chia làm 4-6 lần uống. Bột thuốc mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 g với nước sôi để ấm. Thuốc có công hiệu kiện tỳ vị, bồi bổ hư tổn, ôn trung trừ hàn, thu liễu trừ thấp. BS Nông Thúy Ngọc, NNVN Các bàithuốc từ ớt Khi bị đau nhức nửa đầu, lấy dầu ớt hoặc quả ớt thật cay bẻ đôi chấm vào mũi bên nửa đầu bị đau, cơn đau nhức hết rất nhanh. Sau đó, để làm hết cay, lấy tóc chấm vào chỗ bị cay. Quả ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, dạdày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt. Các bàithuốc cụ thể: Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác) . Chữa trúng phong, răng cắn chặt: Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50 g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại. Chữa sốt rét: Lá ớt tươi 30 g giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền. Chữa phù thũng: Lá ớt tươi 30-40 g, sao vàng, sắc uống trong ngày. Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80 g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa. Chữa eczema: Lá ớt tươi 30 g, me chua 20 g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi. Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20 g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10 g, giã nát nhuyễn, đắp. Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10 g sao vàng, sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày. BS Hương Tú, Sức Khỏe & Đời Sống . Hai bài thuốc chữa loét dạ dày - hành tá tràng Món ăn chế biến từ dạ dày lợn có thể trở thành bài thuốc giúp làm giảm nỗi phiền toái mà người bệnh loét. phiền toái mà người bệnh loét dạ dày - hành tá tràng thường phải chịu đựng. Bài thuốc 1 Nguyên liệu: Bột sa nhân 10 g, dạ dày lợn 1.000 g, các gia vị như