Quy chế quản sinh

6 263 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quy chế quản sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI ––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– QUY CHẾ Quản lí học sinh THPT trong trường học (Ban hành kèm theoĐiều lệ phổ thông Số: 07/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2007) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi Nhà trường quản lí, các hình thức giáo dục, xử lí các hành vi học sinh THPT vi phạm trong thời gian theo học tại trường. 2. Quy chế này áp dụng đối với toàn bộ học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi hiện đang theo học tại trường trong thời gian hành chính theo quy định của nhà nước (kể cả thời gian học thêm tự nguyện) Điều 2. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc quản lí, đánh giá, xử lí. 1. Quản lí chặt chẽ học sinh về việc thực hiện Điều lệ trường phổ thông, các nội quy, quy định của Nhà trường, của Đoàn thanh niên nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ. 2. Căn cứ quản lí, đánh giá, xử lí học sinh: a) Điều lệ trường phổ thông do Bộ GD & ĐT ban hành. b) Chương trình, kế hoạch giáo dục của Nhà trường. c) Nội quy nhà trường; d) Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. 3. Việc quản lí, đánh giá, xử lí phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác, công bằng, công khai, đúng tính chất sự việc. 1 Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN LỢI VÀ TÁC PHONG CỦA HỌC SINH Điều 3. Nhiệm vụ của học sinh Học sinh có những nhiệm vụ sau đây: 1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước; 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; 3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường; 4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giúp đỡ gia đình và tham gia công tác xã hội. 5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 6. Chấp hành vô điều kiện khi được các thầy cô giáo yêu cầu thực hiện một việc nào đó với mục đích đảm bảo quyền lợi cho tập thể đúng với điều lệ, nội quy, quy định của Nhà trường. Điều 4. Quyền lợi của học sinh Học sinh có những quyền sau đây: 1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao, thể dục của nhà trường theo quy định; 2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định nói tại Điều 37 của Điều lệ này; 3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể dục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; 4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt; 5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2 Điều 5. Tác phong của học sinh 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải có văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học. 2. Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. 3. Khi đi học, không được tô son, đánh phấn, sơn móng tay, móng chân, nhuộm tóc để trang điểm; không mang điện thoại đến trường. 4. Mặc đồng phục các buổi học chính khóa trong tuần. Trường hợp bất khả kháng có thể thay thế bằng áo sơ mi trắng nhưng không quá 02 buổi/tuần. Trong các buổi học thêm, học sinh nam vẫn phải sơ vin khi vào trường, tuy nhiên không nhất thiết phải mặc áo đồng phục. 5. Thực hiện nghiêm túc, đúng giờ thời gian quy định của Nhà trường trong tất cả các buổi học; các buổi sinh hoạt tập thể. Chương III NHỮNG ĐIỀU CẤM HỌC SINH Điều 6. Các hành vi học sinh không được làm Học sinh không được có các hành vi sau đây: 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; tự ý bỏ tiết, bỏ buổi học không lí do. 3. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. Không tụ tập hay cản trở giao thông trước cổng trường. 4. Làm việc khác; nghe, trả lời bằng điện thoại di động; ăn quà; hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. 5. Đánh bạc; vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma tuý, hung khí, vũ khí, chất nổ, chất độc; lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ; tham gia tệ nạn xã hội. 6. Trộm cắp, làm hư hại tài sản vật chất của cá nhân khác, của Nhà trường hoặc có hành vi khuyến khích, xúi giục, bao che người khác thực hiện việc làm trên. 7. Có thái độ, cử chỉ chống đối, không thực hiện ngay những yêu cầu từ các thầy cô giáo bộ môn, đặc biệt là từ Ban giám hiệu, Quản sinh, Giáo viên chủ nhiệm, Bảo vệ. 3 Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ KỈ LUẬT HỌC SINH Điều 7. Khen thưởng Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây: - Khen trước lớp, trước trường; - Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi; - Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các hình thức khen thưởng khác. Điều 8. Kỉ luật Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây: - Phê bình trước lớp, trước trường; - Khiển trách và thông báo với gia đình; - Cảnh cáo ghi học bạ; - Buộc thôi học có thời hạn. Chương V QUAN HỆ GIỮA BAN QUẢN SINH, NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Điều 9. Trách nhiệm của Ban quản sinh Ban quản sinh phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với Nhà trường, các Đoàn thể, gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Có trách nhiệm thống kê, báo cáo, lập biên bản đề nghị Hội đồng kỉ luật Nhà trường xử lí những trường hợp học sinh vi phạm; tùy theo mức độ, tính chất sự việc kiến nghị hình thức kỉ luật thích đáng. Trong trường hợp học sinh vi phạm chưa đến mức đề nghị kỉ luật cần thông báo trực tiếp cho Giáo viên chủ nhiệm để có hình thức giáo dục hợp lí. Điều 10. Trách nhiệm của Nhà trường, các Đoàn thể. Nhà trường, Đoàn thể phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với Ban quản sinh, gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện đồng bộ giúp cho nền nếp của trường, lớp, cá nhân học sinh ngày một tiến bộ. 4 Có trách nhiệm tham gia xây dựng, góp ý, sửa đổi những bất cập trong quá trình thực thi trách nhiệm. Có tính chất liên đới trong các vấn đề liên quan đến quyết định khen thưởng, kỉ luật học sinh. Điều 11. Ban đại diện cha mẹ học sinh 1. Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức theo từng năm học gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh. 2. Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp bầu ra để phối hợp với nhà trường thực hiện quy chế này. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, từng trường trung học thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Điều 12. Quan hệ giữa Ban quản sinh, nhà trường, gia đình và xã hội Ban quản sinh phối hượp với Nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân nhằm: 1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 2. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. 3. Tham tra vào việc đánh giá, xếp loại học sinh mỗi tháng, kì, năm học. Chương VI TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN Điều 13. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn 1. Thực hiện đầy đủ việc kiểm diện theo tiết dạy, ghi nhận xét trung thực vào sổ đầu bài từng buổi dạy. 2. Có tinh thần trách nhiệm giáo dục học sinh tích hợp trong mỗi tiết giảng khi thấy có dấu hiệu học sinh vi phạm nội quy, quy định của trường, lớp. 3. Phản ánh những hành vi, cử chỉ, việc làm sai trái của học sinh. 5 Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Thường xuyên kiểm tra những vi phạm của học sinh lớp chủ nhiệm thể hiện trên sổ đầu bài giữa các buổi dạy (kể cả các buổi học thêm), trên sổ theo dõi của Đoàn thanh niên, Quản sinh. 2. Có biện pháp xử lí ngay những tình huống, sự việc học sinh vi phạm đột xuất nghiêm trọng. Báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu, Ban quản sinh để có biện pháp xử lí thỏa đáng. 3. Nghiêm túc tiếp nhận những kiến nghị từ Ban giám hiệu, Ban quản sinh khi có đề nghị. Trường hợp Ban quản sinh lập biên bản các hành vi sai phạm kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm cần phúc đáp bằng văn bản sau khi đã giải quyết. 4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng hoặc kỉ luật cuối học kỳ, cuối năm học. 5. Tham khảo ý kiến nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh với Ban quản sinh cuối mỗi kì, năm học. 6. Phối hợp với Ban quản sinh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Chương VII KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 20. Khen thưởng Cá nhân và các tổ chức thực hiện tốt Quy chế này thì được khen thưởng theo quy định về thi đua, khen thưởng. Điều 21. Xử lý vi phạm 1. Học sinh vi phạm Quy chế này thì bị xử lý vi phạm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và các tổ chức vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) 6 . mục đích đảm bảo quy n lợi cho tập thể đúng với điều lệ, nội quy, quy định của Nhà trường. Điều 4. Quy n lợi của học sinh Học sinh có những quy n sau đây:. hạn. Chương V QUAN HỆ GIỮA BAN QUẢN SINH, NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Điều 9. Trách nhiệm của Ban quản sinh Ban quản sinh phải chủ động phối hợp thường

Ngày đăng: 29/09/2013, 02:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan