Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
57,48 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀCÔNGTYTNHHDUYTHỊNH 1. Thông tin chung vềCôngtyTNHHDuy Thịnh. Tên công ty: CÔNGTYTNHHDUYTHỊNH Tên giao dịch: DUYTHINH COMPANY LIMITED Tên viết tắt: DT CO.,LTD Địa chỉ: - Trụ sở chính: Xã Bình phú – Huyện Thạch Thất – Tỉnh Hà Tây Điện thoại: 034.3674211 Fax: 034.3674749 - Văn phòng giao dịch: 135 Phố Bà Triệu – Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.9744546 Nghành nghề kinh doanh: Bảng 1: Nghành nghề kinh doanh của côngty STT Tên nghành 1 Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng 2 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa 3 Dịch vụ thương mại 4 Dệt may thông thường và công nghiệp 5 Sản xuất, gia công hàng thủ công mỹ nghệ 6 Sản xuất phụ tùng, sửa chữa, gia công, lắp ráp xe gắn máy hai bánh 7 Sản xuất, gia công hàng vật tư kim khí 8 Sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, máy kéo các loại 9 Tư vấn đẩu tư, môi giới bất động sản; cho thuê nhà kho nhà xưởng 10 Buôn bán, sản xuất, lắp ráp thiết bị, máy móc, hàng điện, điện tử, điện lạnh Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đ ( ba mươi tỷ đồng) Người đại diện theo pháp luật của công ty: Chức danh: Giám đốc Họ và tên: NGUYỄN THANH PHI (Nam) Sinh ngày: 24/3/1965 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh thư nhân dân số: 011214673 Ngày cấp: 11/10/2002 Cơ quan cấp: Công an thành phố hà Nội Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Số 109 – A2 Tập thể Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 2. Quá trình hình thành và phát triển của CôngtyTNHHDuy Thịnh. CôngtyTNHHDuyThịnh được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập ngày 07 tháng 11 năm 1998 theo số đăng kí kinh doanh 070257. Qua gần một thập kỉ xây dựng và phát triển CôngtyTNHHDuyThịnh đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm hoàn hảo về chất lượng, giá cả hợp lý được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Từ khi ra đời, đến nay, CôngtyTNHHDuyThịnh đã trải qua nhiều khó khăn thử thách và đã từng bước khẳng định được vị trí của mình. Từ ngày đầu thành lập côngty chỉ với tổng số vốn điều lệ 2.000.000.000 d ( hai tỷ đồng) và xuất phát từ việc làm Đại lý phân phối xe gắn máy với 8 nhân viên đến nay vốn điều lệ của DuyThịnh Đã lên đến 30.000.000.000 đ (ba mươi tỷ đồng) và có 657 nhân viên. Với quyết tâm xây dựng một nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy hàng đầu tại Việt Nam, cuối năm 2002 CôngtyTNHHDuyThịnh đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt chấp thuận "Nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp động cơ xe hai bánh gắn máy DuyThịnh " với diện tích là 50.000, tổng vốn đầu tư giai đoạn I là trên 74 tỉ đồng tại Cum công nghiệp Bình Phú - Thạch Thất - Hà Tây. Đến năm 2004 thì CôngtyTNHHDuyThịnh đã chuyển trụ sở hoạt động về Hà Tây làm trụ sở hoạt động chính. Ngày 7 tháng 6 năm 2005 thì Nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp động cơ xe hai bánh gắn máy DuyThịnh đã được cấp chứng nhận ISO 9001 – 2000. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của CôngtyTNHHDuyThịnh Cơ cấu tổ chức của Côngty được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mô hình này đã giúp Côngty đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh của mình. 3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của côngtyTổng Giám Đốc Phòng nhân sự, thư kí tổng hợp Phòng KT- TC Giám đốc ĐHSX Phòng Chất lượng Hệ thống kho Phòng KHVT Xưởng Cơ khí Xưởng lắp ráp xe Xưởng ĐC, đúc, sơn Phòng kinh doanh Ghi chú: Điều hành trực tiếp Điều hành gián tiếp Mối liên hệ qua lại Phòng Kỹ thuật Ưu điểm của mô hinh này - Mang lại hiêụ quả cao với các nghiệp vụ tác nghiệp lặp đi lặp lại hàng ngày, phát huy được ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề. Các hoạt động tác nghiệp được sử dụng một cách thành thạo sẽ giúp Côngty tiết kiệm đựơc chi phí đào tạo nguồn nhân lực do các hoạt động tác nghiệp ít thay đổi người lao động dễ nắm bắt được công việc và hạn chế được những sai sót - San bớt gánh nặng cho người lãnh đạo cấp cao, giúp những người lãnh đạo Côngty có thể tập trung trí tuệ và thời gian cho những vấn đề quan trọng của Côngty mà không cần lo lắng về cá nghiệp vụ đơn giản do đã có bộ phận chuyên môn đảm trách - Mô hình này tạo điều kiện cho Côngty trong hoạt động đào tạo các cán bộ chuyên môn, do từ khi làm việc trong Côngty họ đã làm việc trong bộ phận đó nên dễ dàng nắm bắt được công việc và không phải mất thời gian làm quen với hoạt động của Côngty - Mặt khác, mô hình này cũng giúp Côngty khai thác được ưu điểm của các cán bộ cấp dưới do khi có vấn đề về chuyên môn các cán bộ lãnh đạo cấp cao phải tham khảo ý kiến của cán bộ cấp dưới phụ trách vấn đề đó. Vì vậy, người cán bộ chuyên môn cảm thấy vai trò của họ trong hoạt động của Côngty là rất quan trọng, tạo động lực cho họ phấn đầu nhiều hơn - Đồng thời khi tham khảo ý kiến của các cán bộ cấp dưới khi ra các quyết định, người lãnh đạo Côngty đã tạo ra trong Côngty một môi trường làm việc thân thiện và dân chủ trong hoạt động quản lý Nhưng mô hình này cũng còn tồn tại một số nhược điểm: - Sử dụng mô hình này làm cho một số bộ phận chức năng trong Côngty cùng một lúc phải chịu sự lãnh đạo của hai nhà quản lý cấp trên, vi phạm chế độ một thủ trưởng đồng thời sẽ gây khó khăn cho hoạt động của cấp dưới nếu ý kiến chỉ đạo của hai người này không thống nhất - Khi có vấn đề xảy ra, người quản lý cấp cao phải tham khảo ý kiến của các cán bô chuyên môn, phải thảo luân để đưa ra cách giải quyết, điều đó làm cho thời gian ra một quyết định dài và đôi khi làm cho Côngty bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh do phải bàn bạc quá nhiều. - Công tác đào tạo cán bộ cấp cao, có khả năng bao quát hoạt động của toàn Côngty khó khăn do các cán bộ chuyên môn thường chỉ hoạt động tốt trong lĩnh vực hoạt động của minh chứ không nắm được hoạt động của các bộ phận khác Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt dộng của mình, Côngty đã có kế hoạch cơ cấu lại cơ cấu tổ chức của mình nhằm tận dụng các ưu điểm đồng thời hạn chế nhược điểm, đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển của Côngty trong giai đoạn tới 3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban phân xưởng 3.2.1 Phòng kinh doanh - Chức năng: + Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, theo sát yêu cầu nhiệm vụ của Côngty trong từng thời kỳ + Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ của Côngty ở từng đại lý, kịp thời phát hiện và báo cáo với Tổng Giám đốc về tình hình kinh doanh của các đại lý và các Côngty Đại diện ở từng khu vực thị trường của côngty + Tổ chức hướng dẫn và giúp các đại lý, các côngty đại diện thực hiện kế hoạch được giao. thường xuyên nắm chắc nguồn hàng và có kế hoạch phân phối, cung ứng cho các đơn vị kịp thời, chính xác. - Nhiệm vụ: + Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế và trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng đảm bảo chất lượng, kinh tế và hiệu quả. + Thực hiện khảo sát thị trường dự báo nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm của côngty trong từng thời kì xác định. + Xây dựng các chương trình marketing giúp các đại lý và các côngty đại diện đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. + Chủ động xây dựng và phối hợp với các Đại lý và các Côngty đại diện khai thác và phát triển thị trường tại các vùng, miền 3.2.2 Phòng kĩ thuật - Chức năng: + Thiết kế và xây dựng các bản vẽ tiêu chuẩn. + Xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất. + Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới và xây dựng các đề án cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. - Nhiệm vụ: + Lắp thử các sản phẩm mới và các sản phẩm chế thử của các khu vực sản xuất gia cong nghiên cứu. + Đề xuất các phương án thay đổi thiết kế sản phẩm nhằm phù hợp với thị trường (kết hợp với phòng kinh doanh và nhóm phát triển thị trường). + Giúp phòng kế hoạch tính toán và cân đối vật tư thiết bị để lập kế hoạch sản xuất. + Thiết kế và theo dõi quy trình công nghệ, quản lý và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị định kì, thiết kế các sản phẩm mẫu và các sản phẩm mới (nếu có kế hoạch) 3.2.3 Hệ thống kho - Chức năng: + Quản lý vật tư sản xuất , công cụ, dụng cụ… và các sản phẩm linh kiện của nhà máy. + Quản lý kho thành phẩm và cấp phát cho các kho hàng rời theo kế hoạch giao hàng của phòng kinh doanh - Nhiệm vụ: + Cung cấp các vật tư thiết bị của nhà máy, các công cụ, dụng cụ và các vật tư khác để phục vụ cho sản xuất . + Xuất nhập các vật tư cũng như hàng hóatheo các quy định của công ty. + Phối hợp với các đơn vị lắp ráp để cấp phát hoàng hóa vật tư theo đúng các quy định của công ty. + Quản lý vật tư hàng hóa cũng như các sản phẩm hoàn chỉnh một cách an toàn và đảm bảo chất lượng, khônglàm thất thoát, hư hỏng phối hợp với người giao vận tải, các xưởng gia công để vận chuyển hoặc nhận hàng hóa theo đúng quy trình. 3.2.4 Phòng kế hoạch - vật tư Xuất nhập khẩu - Chức năng: + Lập kế hoạch sản xuất và điều tiết sản xuất của nhà máy theo kế hoạch kinh doanh của công ty. + Chịu trách nhiệm mua hoặc đặt hàng cung cấp các vật tư và thuê các dịch vụ càn thiết để phục vụ cho kế hoạch sản xuất. - Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàmg tháng và cả năm cho nhà máy làm việc . + Chịu trách nhiệm tổ chức đôn đốc phối hợp các đơn vị liên quan trong nhà máy đẻ thực hiện việc triển khai sẳn xuất nhằm đảm bảo đúng tiến độ bán hàng cũng như chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn giao cho khách hàng, phối hợp với các đơn vị liên quan như hệ thống kho, bộ phận kĩ thuật …để có kế hoạch đặt hàng và đôn đốc hàng về nhằm bảo đảm tiến độ sản xuất của nhà máy . + Mua hoặc đặt hàng hóa vật tư thiết bị để cung ứng cho sản xuất theo đúng tiến độ của hợp đồng trên cơ sở yêu cầu sản xuất . + Lựa trọn các nhà cung cấp và lập hợp đồng thuê các nhà cung cấp và đôn đốc để nhà cung cấp thực hiện đúng hợp đồng đã kí 3.2.5 Phòng quản lý chất lượng - Chức năng: kiểm tra kiểm soát chất lượng vật tư, sản phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra theo tiêu chuẩn đã được phê duyệt. - Nhiệm vụ: + Quản lý chất lượng của vật tư thiết bị đầu vào . + Kiểm tra kiểm soát chất lượng của sản phẩm trước, trong và sau quá trình sản suất theo tiêu chuẩn chất lượng mà côngty quy định. + Phối hợp với phòng kỹ thuật để đề xuất các khắc phục các vấn đề về chất lượng nhằm giảm thiểu các khiếu lại của khách hàng về chất lượng sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy và nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất. 3.2.6 Xưởng sản xuất cơ khí - Chức năng: sản xuất và gia công chế tạo các chi tiết sản phẩm theo bản vẽ thiết kế hoặc theo mẫu theo đúng tiến độ. - Nhiệm vụ: + Tổ chức sản xuất và gia công các chi tiết theo đơn đặt hàng hoặc chi tiết mẫu. + Phối hợp với phòng kỹ thuật lắp thử mẫu (nếu cần). + Tổ chức các công đoạn hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết bị nhằm đạt được năng xuất chất lượng và hiệu quả cao nhất trong việc gia công sản xuất các sản phẩm cơ khí như: khung xe các loại, ghi đông các loại, bình xăng, chân chống đứng, chân chống nghiêng, dàn để chân các loại… + Xây dựng quy trình cụ thể cho tổng bộ phận làm việc như: khối văn phòng, bộ phận đột dập, bộ phận hàn, bộ phận ghi đông và các chi tiét phụ khác và bộ phận sửa chữa đò gá và khuôn cối. + Ngoài ra chế tạo các đồ gá kiểm tra cho các sản phẩm đẻ nâng cao hiệu quả rút ngắn thời gian trong quá trình kiểm tra. 3.2.7 Xưởng sơn - Chức năng: sơn bề mặt chi tiết theo tiêu chuẩn của côngty dựa trên cơ sở yêu cầu của phòng kinh doanh. - Nhiệm vụ: hoàn thiện các sản phẩm đã qua gia công bằng phương pháp sơn phủ bề mặt sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng cũng như hình thức cho sản phẩm (bao gồm các khu vực sơn như sau: bộ phận sơn nhựa, bộ phận sơn kim loại bao gồm các chi tiết của xưởng đúc và các chi tiết khung như gác chân, càng sau, hộp xích…, bộ phận sơn khung và các chi tiết khác. 3.2.8 Xưởng lắp ráp xe máy - Chức năng: lắp ráp các loai xe theo kế hoạch của nhà máy dựa trên yêu cầu của phòng kinh doanh. - Nhiệm vụ: + Nhận hàng linh kiện từ các kho (phối hợp với các thủ kho) về khu vực dây chuyền và tiến hành lắp ráp xe theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. + Hoàn thiện các sản phẩm sau lắp ráp để nhập kho thành phẩm. + sử lý và hoàn thiện các xe trả về theo đúng tiêu chẩn kỹ thuật và nhập kho thành phẩm. 3.2.9 Xưởng lắp động cơ - Chức năng: tổ chức lắp ráp động cơ để phục vụ cho xưởng lắp ráp xe. - Nhiện vụ: + Nhận hàng linh kiện từ các kho (phối hợp với các thủ kho) về khu vực dây chuyền và tiến hành lắp ráp theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. + Hoàn thiện các sản phẩm sau lắp ráp để nhập kho thành phẩm. + Xử lý và hoàn thiện các động cơ xe trả về theo đúng tiêu chẩn kỹ thuật và nhập kho thành phẩm. 3.2.10 Phòng kế toán - Chức năng: Tổng hợp chứng từ liên quan đến việc bán hàng phối hợp với các đơn vị liên quan thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng (các đại lý,công ty đại diện hoặc các nhà cung ứng) - Nhiệm vụ: + Cập nhập chứng từ xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa. + Quản lý báo cáo tồn kho. + Xây dựng giá thành cho các sản phẩm và phối hợp với các đơn vị liên quan để thanh quyết toán hợp đồng. 3.2.11 Xưởng đúc và gia công các sản phẩm từ đúc - Chức năng: sản xuất và gia công chế tạo các chi tiết sản phẩm theo bản vẽ thiết kế hoặc theo mẫu đúng tiến độ của phòng kế hoạch nhà máy. - Nhiệm vụ: sản xuất các chi tiết vỏ máy của các xe và các sản phẩm hợp kim nhôm khác theo yêu cầu của đơn đặt hàng trong côngty (quy trình chi tiết sẽ thực tế theo loại sản phẩm và năng lực thiết bị cũng như mặt bằng sản xuất tại các phân xưởng gia công) 4. Kết quả hoạt động kinh doanh Để có thể tồn tại và phát triển như ngày hôm nay thì côngty đã có những chiến lược phát triển phát triển đúng đắn trong từng giai đoạn khác nhau. Trong nhưng năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành xe máy Việt Nam thì CôngtyTNHHDuyThịnh cũng đạt được những thành tựu và sự yêu mến trong mắt người tiêu dùng, điều đó được thể hiện thông qua việc chất lượng sản phẩm của côngty không ngừng được nâng cao. 4.1 Tài chính Thông qua bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích cơ cấu vốn và tài sản của côngty như sau: ta có bảng 2: cơ cấu nguồn vốn của côngty và bảng 3 : cơ cấu tài sản của công ty. Qua hai bảng này ta có nhận xét như sau: - Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của côngty ta thấy nguồn vốn vay ngắn hạn của côngty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số của nguồn vốn của công ty, càng về những năm gần đây thì tỉ lệ nợ trong tổng số vốn tuy có giảm nhưng vẫn là rất cao. Tình trạng nợ ngắn hạn của côngty luôn chiếm tỷ trọng cao ta có thể thấy được là do nguyên nhân đặc thù của nghành đó là thường xuyên nhập nguyên vật liệu từ thị trường bên ngoài và chính các khoản phải trả người bán đã đẩy tỷ lệ nợ của côngty lên cao ( cụ thể các khoản phải trả người bán năm 2005 là 66.549.283.000 đ , năm 2006 là 62,924,207,000 đ và năm 2007 là 64,423,539,000 đ ). Tỷ lệ nợ cao tuy phù hợp với tình hình chung của ngành nhưng chính tỷ lệ này đôi khi cũng làm cho doanh nghiệp gặp một số khó khăn khi có sự cố bất thường về nợ Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của côngty [...]... của công ty Qua bảng báo cáo kinh doanh của côngty trong ba năm 2005, 2006 và 2007 ta có bảng các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của côngty như sau: Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả sản suất kinh doanh của côngty Đơn vị: nghìn đồng chỉ tiêu Doanh thu thuần lợi nhuận sau thuế Lao động bình quânTổng tài sản (tổng nguòn vốn) Vốn chủ sở hữu Doanh thu bình quân trên 1 lao động Tỉ xuất sinh lời trên tổng. .. nối giữa các đại lý và doanh nghiệp, họ là kênh thu thập thông tin chủ yếu của công tyvề nhu cầu sản phẩm và những đòi hỏi của người tiêu dùng do đó só lượng và chất lượng của đội ngũ này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hệ thống phân phối của côngty 5.3 Đặc điểm vềcông nghệ Công nghệ mà côngty đang sử dụng là công nghệ mang tính chất bán tự động nhưng nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất... các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam Đối với Công tyTNHHDuyThịnh cũng vậy trước cơ hội đó thì Côngty đã xác định thị trường mục tiêu của mình là khu vực nông thôn, nơi mà người dân có mức thu nhập trung bình và thấp.Chính đây cũng là khu vực thị trường năng và được đánh giá là chiếm tới 70% nhu cầu về xe máy tại Việt Nam Hiện tại, sản phẩm của côngty là sản xuất các loại xe máy có mức giá tương... nói chung và bản thân Công tyTNHHDuyThịnh nói riêng Do đó trong những năm gần đây thì Côngty đã không ngừng tiến hành các biện pháp tăng cường quản lý các đại lý và hỗ trợ cho các đại lý phát triển thị trường 5.5 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ Trong tổ chức kênh phân phối thì các đặc điểm thì trường là yếu tố cơ bản mang tính chất định hướng cho thiết kế kênh và các mối quan hệ trong kênh Cấu... truyền lắp ráp xe máy Sơ đồ 2: Quy trình Công nghệ cơ bản của xưởng sản xuất động cơ Và cũng xuất phát từ yếu tố công nghệ mà hiện nay côngty mới chỉ đạt được tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm khoảng 50% còn lại một số chi tiết và cụm chi tiết phức tạp thì côngty phải nhập khẩu từ nước ngoài Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống phân phối của côngty khi thị trường nước ngoài có sự biến động... thủ cạnh tranh của côngty hiện nay là tất cả các Doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy phục vụ cho nhóm người có thu nhập trung bình và thấp đang hoạt động hiện nay.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các côngty sản xuát và lắp ráp xe máy phục vụ cho đối tượng này Đối với thị trường trong nước đó là: Côngty DETECH, SUFAT VIỆT NAM, LISOHAKA, HOA LAM, TMT … và đặc biệt là 3 côngty xe máy hàng đầu... Cao đẳng 15 18 25 30 35 04 Trung cấp 10 15 20 64 99 05 Công nhân 270 323 421 439 439 06 Tổng lao động 318 385 507 592 657 (guồn: phòng tổ chức) Đến năm 2007 thì tỉ lệ lao động trực tiếp so với gián tiếp của côngty là: 439/218 = 2 014 Đội ngũ lao động trực tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất tại côngty và chất lượng sản phẩm mà côngty cung cấp ra thị trường qua đó ảnh hưởng đến chất lượng... trường nên côngty đã cân nhắc và lựa chọn các trung gian phân phối phù hợp Côngty đã xác định được các thị trường mục tiêu của mình đó là Thành phố Hồ Chí Minh, Miền tây, khu vực tây nguyên miền trung và đồng sông hồng Đối với thị truờng Thành phố Hồ Chí Minh, Miền tây và Tây nguyên đây là các thị trường ở xa thì Côngty thiết kế các kênh phân phối dài và chọn các trung gian là các côngty thương... 2,02 3,36 7,03 7,81 14,70 9,04 ( nguồn: phòng kinh doanh) 5.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực hiện tại của côngty gồm hai đội ngũ lao động đó là: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp dưới đây là bảng thống kê số lượng lao động và trình độ lao động của côngty qua các năm: Bảng 6: Cơ cấu trình độ lao động của côngty STT Trỉnh độ / Năm 2003 2004 2005 2006 2007 01 Chuyên gia Nhật bản và... quản lý vốn một cách hiệu quả hơn Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của côngty cũng tăng đầu qua các năm cho chúng ta thấy rằng côngty ngày càng tiến hành quản lý sản xuất hiệu quả hơn từ đó dẫn đến giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận 5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối của công ty 5.1 Đặc điểm về sản phẩm Mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau thì đòi hỏi một cách thức phân . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DUY THỊNH 1. Thông tin chung về Công ty TNHH Duy Thịnh. Tên công ty: CÔNG TY TNHH DUY THỊNH Tên giao dịch: DUY THINH. thành phố Hà Nội. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Duy Thịnh. Công ty TNHH Duy Thịnh được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy