1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

100 94 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Dù được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhóm tác giả đi vào khái quát tự chủ ĐH là sự chủ động, tự quyết định của các cơ sở GDĐH về một số lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Theo cách tiếp cận của công trình nghiên cứu thì nội dung tự chủ ĐH được nhóm tác giả cụ thể hóa trong các hoạt động bao gồm: Trong hoạt động tổ chức và nhân sự: Các cơ sở GDĐH được chủ động về cách thức quản lý nguồn lực bên trong của nhà trường nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển. Các trường ĐH được tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, phân tách, thành lập các đơn vị trực thuộc, tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ nhân tài đồng thời xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực có định hướng rõ ràng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học giáo dục

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”

NĂM 2019

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ,

TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học giáo dục

Nhóm sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thanh Nam Lớp: K52T3

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT v

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tóm lược 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

1.3.1 Những nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

1.3.2 Những giá trị của các công trình liên quan 7

1.3.3 Những tồn tại, hạn chế của các công trình nghiên cứu có liên quan 8

1.4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu 8

1.4.3 Giả thuyết nghiên cứu 9

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

1.6 Bố cục của đề tài 9

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM 11

2.1 Tóm lược 11

2.2 Một số khái niệm cơ bản 11

2.2.1 Khái niệm về tự chủ đại học 11

2.2.2 Khái niệm về thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học 12

2.2.3 Khái niệm về sinh viên 13

2.3 Nội dung của tự chủ đại học và thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học ……… 13

2.3.1 Nội dung của tự chủ đại học 13

2.3.2 Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội đối với sinh viên của trường đại học………… 15

2.4 Mối quan hệ giữa tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học và sự hài lòng của sinh viên 19

Trang 4

2.4.1 Tự chủ và trách nhiệm xã hội 19

2.4.2 Trách nhiệm xã hội và sự hài lòng của sinh viên 20

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với sinh viên của các trường đại học 20

2.5.1 Chủ trương chính sách của Nhà nước 21

2.5.2 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tự chủ và trách nhiệm xã hội ……… 22

2.5.3 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Tóm lược 24

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 24

3.2.1 Mục đích 24

3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu định tính 24

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 26

3.3.1 Mục đích 26

3.3.2 Cơ sở ứng dụng mô hình nghiên cứu 26

3.3.3 Quy trình ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính 30

3.3.4 Thang đo trong nghiên cứu 31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM 34

4.1 Tóm lược 34

4.2 Giới thiệu về các trường đại học công lập thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 35

4.3 Mô tả mẫu 35

4.4 Kết quả phân dữ liệu định tính 37

4.4.1 Về đội ngũ giảng viên 37

4.4.2 Về cơ sở vật chất 39

4.4.3 Về chương trình đào tạo 42

4.4.4 Về dịch vụ phi học thuật 44

4.4.5 Về các yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường 46

Trang 5

4.5 Kết quả phân tích dữ liệu định lượng 48

4.5.1 Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy tuyến tính 48

4.5.2 Kết quả nghiên cứu từ mô hình tích hợp KANO- IPA 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 58

5.1 Tóm lược 58

5.2 Kết quả sau nghiên cứu 58

5.3 Định hướng hoạt động cho các trường ĐH công lập thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 59

5.4 Một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học 60

5.4.1 Hàm ý với đội ngũ giảng viên 60

5.4.2 Hàm ý với cơ sở vật chất 62

5.4.3 Hàm ý về chương trình đào tạo 64

5.4.4 Hàm ý về dịch vụ phi học thuật 66

5.4.5 Hàm ý về vấn đề khác 69

5.5 Một số kiến nghị của nhóm tác giả 70

5.5.1 Đối với Bộ, ngành 70

5.5.2 Đối với Nhà nước 71

5.6 Mô hình đại học tự chủ của Singapore và một số bài học kinh nghiệm 73

5.6.1 Thực trạng nền giáo dục đại học tại Singapore 73

5.6.2 Một số bài học kinh nghiệm cho các trường đại học tự chủ ở Việt Nam 74

5.7 Những đóng góp mới của đề tài 75

5.7.1 Hạn chế của đề tài 75

5.7.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ hình vẽ

Bảng 1.1: Các giả thuyết nghiên cứu 9

Bảng 3.1: Ma trận Tầm quan trọng - Mức độ thể hiện (Importance Performance Analysis) với các chiến lược tương ứng 29

Bảng 4.1: Giới thiệu các trường đại học 35

Bảng 4.2: Bảng thống kê giới tính trong tổng phiếu khảo sát 36

Bảng 4.3: Thống kê tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 36

Bảng 4.4: Thống kê tỷ lệ mẫu tại các trường 37

Bảng 4.5: Ma trận xoay các nhân tố 49

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo 51

Bảng 4.7: Trọng số hồi qui chuẩn hóa 52

Bảng 4.8: Phân tích tương quan giữa các biến 53

Bảng 4.9: Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa 54

Bảng 4.10: Trọng số hồi quy đã chuẩn hóa 54

Bảng 4.11: Hệ số tương quan bình phương 55

Bảng 4.12: So sánh giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến 55

Bảng 4.13: Thống kê mức độ quan trọng các yêu cầu thực hiện TNXH 56

Bảng 4.14: Thống kê mức độ hài lòng về các yêu cầu thực hiện TNXH 57

Hình 4.2: Đồ thị Scatter plot phân bố các nhóm đặc tính theo mức độ quan trọng (Importance) và mức độ thể hiện (Performance) 57

Bảng 5.1: Thống kê kết quả kiểm định giả thuyết 58

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ Quy trình nghiên cứu 30

Hình 3.1: Mô hình đề xuất 27

Hình 4.1: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (chuẩn hóa) 50

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

Bộ Giáo dục và Đào tạo BGD&ĐT

Chương trình đào tạo CTĐT

Khoa học và công nghệ KH&CN

Khoa học và đào tạo KH&ĐT

Nghiên cứu khoa học NCKH

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tóm lược

Trong chương đầu tiên, nhóm tác giả đi vào việc hình thành đề tài nghiên cứu.Hay nói cách khác là đặt ra mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu này Trước hết là tínhcấp thiết của đề tài được thể hiện như thế nào? Thứ hai, tác giả tổng hợp một số côngtrình nghiên cứu có liên quan trong nước và nước ngoài nhằm tổng hợp kết quả nghiêncứu trước đó cũng như tìm ra những giá trị, hạn chế của nghiên cứu, từ đó bổ sung đểhoàn thiện đề tài Thứ ba, nhóm tác giả đưa ra mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu và cáccâu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, nó cho biết đề tài bắt nguồn từ đâu vàhướng đến trả lời cho những câu hỏi nào Cuối cùng là phạm vi, đối tượng và kháchthể nghiên cứu Nội dung chi tiết sẽ được cụ thể hóa trong từng phần dưới đây

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục

và đào tạo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo làquốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội bền vững”

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cơchế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa các cơ sở giáo dục, đào tạo Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáodục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch,

kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo Phát triển hệ thốngkiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổchức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắcphục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo Hoàn thiện cơ chế, chính sách xãhội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xãhội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học,khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời.Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo”

Trong gần một thập kỷ qua, vấn đề tự chủ trong GDĐH Việt Nam đã có nhiềuchuyển biến tích cực Từ chỗ toàn thể hệ thống GDĐH Việt Nam như một trường ĐH

Trang 9

lớn, chịu sự QLNN chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ GD& ĐT, các trường ĐH đãdần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước.

Theo Điều 32 Luật giáo dục ĐH ban hành năm 2012 (số 08/2012/QH13) quyđịnh về quyền tự chủ của các cơ sở GDDH như sau: “Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ chủyếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợptác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH Cở sở giáo dục ĐH thực hiện quyền tựchủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm địnhchất lượng giáo dục”

Tại Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáodục ĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giaiđoạn 2014-2017 đã diễn ra tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Tự chủ ĐHgần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi Không có tự chủ ĐH sẽkhông có những trường ĐH mạnh, không có ĐH mạnh thì không có lực lượng nhânlực tốt, đất nước sẽ không phát triển được” Như vậy nghĩa là xu hướng tự chủ của các

cơ sở GDĐH là bắt buộc, không còn đường lùi nữa và chỉ có thế GDĐH nước ta mớitheo kịp các nước phát triển Chính các trường ĐH, cụ thể là các hiệu trưởng phảitruyền được trách nhiệm xuống tất cả giảng viên, bộ môn, khoa, phòng Tinh thần tựchủ nói từ đầu đến giờ mới chỉ nhằm vào tháo sự can thiệp hành chính không cần thiếtcủa Bộ chủ quản và một phần của Bộ GD&ĐT với trường Nhưng tự chủ thực sự phảixuống đến tận giảng viên”

Tuy Nhà nước và Bộ GD & ĐT đã hết sức chú trọng vấn đề tự chủ và đã cố gắngtạo ra hành lang pháp lý cho quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH, nhưng các quyền tựchủ đó vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếunhất quán, đồng bộ trong các chủ trương chính sách của Nhà nước Các cơ sở GDĐHdường như vẫn hết sức mong muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong cáclĩnh vực quản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, CSVC, v.v.Các trường ĐH phải được tự chủ vì phải đáp ứng các quy luật giá trị và quy luậtcạnh tranh của nền kinh tế thị trường Phải được tự chủ để có được sản phẩm giáo dục

đa dạng, có chất lượng phù hợp, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường lao độngtrong và ngoài nước

Các trường ĐH phải thực hiện TNXH vì yêu cầu dân chủ hóa, xã hội hóa đã vàođến trường học Phải thực hiện TNXH vì yêu cầu của các nhà tài trợ nguồn lực như:

Trang 10

Nhà nước, doanh nghiệp, doanh nhân, phụ huynh sinh viên… Phải thực hiện TNXH vìnền kinh tế thị trường đòi hỏi “nhà sản xuất” phải chịu trách nhiệm về “sản phẩm” đàotạo của mình để đáp ứng các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu.Trên thế giới, tự chủ ĐH là yếu tố cơ bản trong quản trị ĐH Các nghiên cứu vềcác mô hình quản trị ĐH trên thế giới thường tập trung vào mối quan hệ giữa Nhànước và cơ sở GDĐH cho thấy mức độ tự chủ - thể hiện ở mức độ kiểm soát của Nhànước đối với cơ sở GDĐH - ở các quốc gia rất khác nhau, chịu ảnh hưởng của thể chếchính trị, hình thái lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau Mặc dù vậy, trong mô hình Nhànước kiểm soát thì cơ sở GDĐH vẫn được hưởng một mức độ tự chủ nhất định vìnhững lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước không thể kiểm soát được tất cả các hoạtđộng của cơ sở GDĐH; bên cạnh đó, ngay trong mô hình độc lập thì vẫn có nhữngmặc định ngầm về quyền của Nhà nước nắm giữ một số kiểm soát về mặt chiến lược

và có quyền yêu cầu tính giải trình cao ở các cơ sở GDĐH

Một nguyên lý cơ bản đằng sau tự chủ ĐH là các cơ sở GDĐH sẽ vận hành tốthơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình, tự chủ sẽ tạo động lực để họ đổi mớinhằm đạt hiệu quả cao hơn trong các hoạt động Vì vậy, xu hướng chung trên toàn cầuhiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức

độ tự chủ cao hơn, từ Nhà nước kiểm soát (state control) sang Nhà nước giám sát(state supervison) Ví dụ như Nhật Bản thông qua Đạo luật Hiệp hội ĐH Quốc gia năm

2003 trao quyền tự chủ về mặt pháp lý cho tất cả các trường ĐH với quyền lực nhiềuhơn cho Giám đốc/Hiệu trưởng và Ban quản trị trường Gần đây, bang Nord Rhein-Westfalia, Đức cũng trao quyền tự quyết định cho 33 trường ĐH trong việc tuyển dụngcác GS và các khóa đào tạo của trường

Sau nhiều năm triển khai, đến nay Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phêduyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Nghị quyết

77 cho 23 cơ sở GDĐH công lập, gồm 12 cơ sở có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm, trong đó có 4 trường mới được giao quyết định

tự chủ từ tháng 7/2017 (xem phụ lục 1) Vấn đề tự chủ ĐH được đưa ra bàn luận trongnhiều hội thảo, hội nghị trong suốt những năm gần đây, có nhiều ý kiến cùng chiều,trái chiều trên nhiều góc độ và các quan điểm về vấn đề tăng tính tự chủ gắn với tăngcường thực hiện TNXH của nhà trường vẫn chưa đi đến hồi kết Vì vậy, nhóm tác giả

Trang 11

xem vấn đề tự chủ ĐH và việc thực hiện TNXH của các cơ sở GDĐH là một nghiêncứu có tính thực tiễn và tính “nóng” cao.

Trong các trường ĐH thuộc khối ngành kinh tế có ba trường được Chính phủgiao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Trường ĐHNT, Trường ĐHKTQD, TrườngĐHTM Để có được bức tranh tổng thể về quá trình thực hiện tự chủ ĐH, cũng nhưđánh giá việc thực hiện TNXH đối với sinh viên kể từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu

thực hiện TNXH đối với sinh viên của các trường ĐH công lập thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm”.

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3.1 Những nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.1.1 Những nghiên cứu về tự chủ ĐH

Ở Việt Nam, vấn đề tự chủ ĐH đã được Chính phủ đặt ra từ năm 2005 với việcban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diệnGDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 Có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các trường ĐH ở Việt Nam như một xu hướngmang tính toàn cầu trong quản trị giáo dục ĐH

Một trong số các công trình nghiên cứu đó là “Quản lý tài chính tại các

trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ” (2017) của tác giả Trương Thị Hiền Công trình

đã chỉ ra cở sở khoa học về quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện tựchủ; thực trạng quản lý và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cáctrường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn thành phố HCM trong điều kiện tựchủ Bên cạnh công trình của Trương Thị Hiền thì Nguyễn Chí Hướng với công trình

“Tự chủ tài chính ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” (2017) đã nêu cơ sở lý

luận và thực tiễn về tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập Thực trạng và giảipháp nâng cao tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia HCM Tác giả Trần Văn

Tùng trong nghiên cứu: “Đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối

với các tổ chức khoa học và công nghệ độc lập ở Việt Nam” (2016) đã chỉ ra hạn chế

cơ bản và đưa ra giải pháp của vấn đề đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tàichính đối với các tổ chức KH&CN công lập ở Việt Nam xuất phát từ phân tích thực

Trang 12

trạng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các tổ chức KH&CN cônglập ở Việt Nam hiện nay.

1.3.1.2 Những nghiên cứu về trách nhiệm xã hội

TNXH của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR), theo

chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp

cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng.… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc thực hiện TNXH của

DN, điển hình là công trình “An Evaluation of factors Influencing Corporate Social

Responsibility in Nigerian Manufacturing Companies”(2013) của Adeyemo S.A,

Oyebamiji F.F, Alimi K.O Các tác giả đã chỉ ra bốn nhân tố và mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đó tới việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp sản xuất ở Ibanda(Nigeria) Các nhân tố đó là: yêu cầu, đòi hỏi của nhân viên; chính sách của nhà nước;văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng Đồng thời, công trình đềxuất một số giải pháp giúp các nâng cao TNXH của các doanh nghiệp sản xuất ởIbanda (Nigeria)

Njoroge Jane Gakenia cũng nghiên cứu về TNXH với đề tài: “Factors

influencing corporate social responsibility programmes among the commercial banks

in Kenya” Công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới việc

thực hiện TNXH của các ngân hàng thương mại ở Kenya và Bảo tồn môi trường làchương trình được các ngân hàng thương mại ở Kenya thực hiện nhiều nhất để thểhiện TNXH của mình Đồng thời, đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao việc thực hiệnTNXH ở các ngân hàng thương mại tại Kenya

Bên cạnh những công trình NCKH nước ngoài thì ở Việt Nam tác giả Nguyễn

Phương Mai với đề tài “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất và chế

biến thực phẩm tại Việt Nam- Tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng” (2015) đã phân tích

bối cảnh của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam, tính tất yếu của việcthực thi TNXH của doanh nghiệp Đánh giá mức độ nhận thức của người tiêu dùng vềTNXH của doanh nghiệp…Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thiTNXH doanh nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm

Trang 13

Tác động TNXH của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngânhàng thương mại Việt Nam được Trần Thị Hoàng Yến nghiên cứu trong công trình

“Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2016) Công trình đã đưa ra các cơ sở

lý luận về TNXH của doanh nghiệp với kết quả tài chính của các ngân hàng thươngmại Thực trạng thực hiện TNXH của doanh nghiệp và kiểm định kết quả đánh giá tácđộng của TNXH doanh nghiệp đến kết quả tài chính tại các ngân hàng trên

1.3.1.3 Những nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của trường đại học tự chủ

Thực hiện TNXH là điều kiện không thể thiếu khi các trường ĐH thực hiện cơchế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Quyền tự chủ và TNXH là hai khái niệm có mối quan

hệ biện chứng, không thể tách rời, rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và điềuhành hệ thống GDĐH trong nền kinh tế thị trường Các trường ĐH khi được giao càngnhiều quyền tự chủ thì đồng nghĩa với việc phải thực hiện TNXH tốt hơn

Ở Việt Nam, có một vài công trình nghiên cứu về tự chủ ĐH và TNXH Điển

hình là công trình “Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành đa lĩnh vực ở

Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội” (2009) của tác giả Phạm Văn

Thuần đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý ĐNGV trong các ĐH đangành, đa lĩnh vực ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý theo quan điểm tự chủ

và TNXH để nâng cao hiệu quả quản lý ĐNGV, phù hợp mục tiêu giai đoạn đổi mới

và hội nhập hiện nay

Ra đời cùng năm với công trình của tác giả Phạm Văn Thuần, công trình “Quản

lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam”(2009) của tác giả Phan Huy Hùng đã đánh giá thực trạng thực hiện

quyền tự chủ- tự chịu trách nhiệm và QLNN trong các trường ĐH Việt Nam hiện nay

và phân tích sâu sắc một số tồn tại trong cơ chế QLNN, trong việc trao quyền tự

chủ-tự chịu trách nhiệm Qua đó, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp toàn diện và đồng

bộ về đổi mới QLNN nhằm bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường

ĐH, trong đó có những giải pháp mới và mạnh dạn như: phân định cơ cấu tổ chức vàthẩm quyền quản lý theo ba lớp; phát triển hệ thống tổ chức đệm, tăng cường QLNNthông qua các công cụ chính sách, qua cơ chế đầu tư và phân bổ ngân sách , đặc biệt là kiểmsoát chất lượng DV GDĐH

Trang 14

Các nhà nghiên cứu khác như Chử Thị Hải cũng phân tích về quyền tự chủ vàTNXH trong quản lý tài chính của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc theo phương

pháp AHP với 5 tiêu chí và các chỉ tiêu khác nhau theo trong công trình “Cơ sở khoa

học và giải pháp thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc” (2013) Công trình của tác giả Chử Thị

Hải đã đánh giá được một cách khá toàn diện thực trạng thực hiện tự chủ và TNXHtrong quản lý tài chính ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc, xác định các điểmmạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của các trường khi thực hiện tự chủ và TNXHtrong quản lý tài chính Bên cạnh những ưu điểm trên, công trình vẫn còn một nhữnghạn chế như khách thể được xác định quá rộng so với đối tượng nghiên cứu và chưachỉ ra được mối quan hệ giữa thực hiện quyền tự chủ và TNXH trong quản lý tàichính

Tác giả Lê Thanh Tâm đã nghiên cứu công trình “Cơ sở khoa học về quản lý

trường đại học thuộc Bộ Công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội”

(2014) qua đó hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về quản lý trường ĐH theohướng tự chủ và TNXH; trên cơ sở đó đề xuất các nội dung cơ bản, đưa ra được bứctranh thực trạng về quản lý trường ĐH thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ vàTNXH Đề xuất được hệ thống giải pháp quản lý thực hiện tự chủ và TNXH ở trường

ĐH thuộc Bộ Công thương

1.3.2 Những giá trị của các công trình liên quan

1.3.2.1 Giá trị về mặt lý luận

- Về TNXH, các công trình nghiên cứu đều hệ thống hóa được lý thuyết vềkhái niệm, nội dung, vai trò của việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp

- Về vấn đề tự chủ ĐH, các công trình nghiên cứu đã mang lại nhiều cái nhìn

đa chiều về tự chủ từ trong nước đến ngoài nước Đồng thời các công trình này đã hệthống hóa tương đối đầy đủ lý thuyết chung về tự chủ ĐH, nhiệm vụ của nhà trườngsau khi được giao quyền tự chủ

- Về vấn đề TNXH của trường ĐH sau khi tự chủ, các tác giả tập trung vào lýthuyết trách nhiệm giải trình của các trường ĐH

1.3.2.2 Giá trị về mặt thực tiễn

Các công trình nghiên cứu mang đến cái nhìn tổng quát về vấn đề TNXH củadoanh nghiệp, về vấn đề tự chủ ĐH ở Việt Nam Đồng thời đã đưa ra các hàm ý chính

Trang 15

sách có tính ứng dụng cao nhằm thúc đẩy hiệu quả việc thực hiện TNXH và phát huytối đa vai trò của quyền tự chủ trong các trường ĐH.

1.3.3 Những tồn tại, hạn chế của các công trình nghiên cứu có liên quan

Về mặt lý luận, các công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu nhiều về TNXH củadoanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến tự chủ tài chính tại các trường ĐH đã đượcgiao quyền tự chủ hoàn toàn Các công trình chỉ dừng lại ở việc đưa ra lý luận về tráchnhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục ĐH, chưa đi sâu vào TNXH của nhà trườngđối với người học

Về mặt thực tiễn, các công trình chưa khẳng định rõ việc thực hiện TNXH đốivới người học được thể hiện trên các phương diện nào, cách thức thực hiện cụ thể rasao Ngoài ra cũng chưa có công trình nào đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ thựchiện TNXH của trường ĐH

Nhận thấy những hạn chế của các công trình nghiên cứu đi trước, nhóm tác giảkhi thực hiện đề tài nghiên cứu này sẽ đi vào kế thừa và phát triển các lý thuyết việcthực hiện TNXH của trường ĐH, từ đó đi vào phân tích thực trạng việc thực hiệnTNXH và đưa ra những hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hiệu quả việc thực hiệnTNXH đối với sinh viên cho các trường ĐH công lập thuộc khối ngành kinh tế trên địabàn thành phố Hà Nội khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1.4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Hướng đến hệ thống hóa một số lý luận về TNXH của trường ĐH tiếp đến phântích hiện trạng thực hiện TNXH của các trường ĐH công lập thuộc khối ngành kinh tếtrên địa bàn thành phố Hà Nội khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Saucùng, đề tài đưa ra một số hàm ý chính sách và khuyến nghị thúc đẩy hiệu quả việcthực hiện TNXH đối với sinh viên của các trường ĐH này

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu

Công trình tập trung vào trả lời các câu hỏi chính như:

- Có những yếu tố nào thể hiện việc thực hiện TNXH của nhà trường ảnh hưởng đến

sự hài lòng của sinh viên? Mức độ ảnh hưởng mạnh, yếu của các yếu tố đó ra sao?

- Mức độ thể hiện và mức độ quan trọng về các yêu cầu về việc thực hiện TNXH đốivới sinh viên kể từ khi nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm?

Trang 16

- Có sự khác biệt trong cảm nhận về việc thực hiện TNXH của nhà trườnggiữa nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ?

1.4.3 Giả thuyết nghiên cứu

Phần này xem xét và đề xuất về sự ảnh hưởng của các yếu tố thể hiện TNXH củanhà trường đến sự hài lòng của sinh viên khi nhà trường thực hiện TNXH, có 5 yếu tốđược đặt ra nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu đầu tiên:

Bảng 1.1: Các giả thuyết nghiên cứu

H1 Việc nhà trường thực hiện TNXH bằng việc đảm bảo chất lượng

CTĐT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viênH2 Việc nhà trường thực hiện TNXH bằng việc đảm bảo chất lượng

ĐNGV có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên.H3

Việc nhà trường thực hiện TNXH bằng việc đảm bảo chất lượng

DV phi học thuật có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên

H4 Việc nhà trường thực hiện TNXH bằng việc đảm bảo chất lượng

CSVC có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên.H5 Có sự khác biệt trong cảm nhận giữa nhóm sinh viên nam và

nhóm sinh viên nữ

(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TNXH của trường ĐH

- Phạm vi nghiên cứu: Tại ba trường ĐH công lập thuộc khối ngành kinh tếtrên địa bàn thành phố Hà Nội khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm:Trường ĐHNT, Trường ĐHKTQD, Trường ĐHTM

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên hệ ĐH chính quy

- Thời gian nghiên cứu: từ 09/2017 đến 04/2018

1.6 Bố cục của đề tài

Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệutham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài được chia làm 5 chương:

Trang 17

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Khung lý thuyết về tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội đối với sinhviên của các trường đại học khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về thực tiễn trách nhiệm xã hội đối với sinh viêncủa các trường đại học công lập thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố HàNội khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHI

THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

2.1 Tóm lược

Chương 2 này nhóm tác giả đưa ra hệ thống lý thuyết, nội dung về tự chủ ĐH vàthực hiện TNXH của các trường đại học khi thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu tráchnhiệm Tiếp đến trình bày về mối quan hệ giữa tự chủ, TNXH và sự hài lòng của sinhviên Sau cùng nhóm tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXHcủa các cơ sở GDĐH

2.2 Một số khái niệm cơ bản

2.2.1 Khái niệm về tự chủ đại học

GDĐH Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong một thập kỷ qua, với mục tiêutiếp cận nền GDĐH tiên tiến trên thế giới Một trong những vấn đề cơ bản của GDĐHtiên tiến là tự chủ của nhà trường Vấn đề này đã được Nhà nước quy định trong cácvăn bản pháp quy và được đưa ra thảo luận rất nhiều tại các hội thảo để tìm ra nhữnggiải pháp và bước đi phù hợp, đạt hiệu quả, nhưng cốt lõi của tự chủ ĐH là gì? Nêntrao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH như thế nào? Và các cơ sở giáo dục cần thựchiện tự chủ như thế nào? Để đảm bảo mục đích cuối cùng của nó thì vẫn còn rất nhiềutranh cãi

Tự chủ ĐH được định nghĩa là sự tự do của một cơ sở GDĐH trong việc điềuhành các công việc của nó mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chínhquyền nào (Anderson ang Johnson, 1998) Tự chủ tức là việc tự điều hành quản lý củamọi tổ chức mà không bị tổ chức cá nhân khác chi phối, bao hàm sáu yếu tố: tự do lựachọn sinh viên; tự do tuyển dụng; tự do đưa ra chuẩn mực; tự do quyết định bằng cấpcho ai; tự do thiết kế chương trình giảng dạy; tự do quyết định và sử dụng các nguồnthu từ Nhà nước và tư nhân

Trong phạm vi nghiên cứu của công trình này, nhóm tác giả lựa chọn tiếp cận

khái niệm về tự chủ theo Luật giáo dục ĐH (2012) Theo đó, “Tự chủ là các cơ sở

GDĐH có quyền quyết định trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân

sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo

Trang 19

dục ĐH” Như vậy ta có thể hiểu tự chủ ĐH là thuộc tính tự thân của cơ sở giáo dục

ĐH, phụ thuộc vào năng lực tự chủ tự thân và các điều kiện để thực hiện quyền tự chủ

2.2.2 Khái niệm về thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học

Những năm gần đây, ta thường nghe nói đến văn hóa, đạo đức kinh doanh, người

ta hay nhắc đến “TNXH” Chính vì lẽ đó mà “TNXH” ngày càng trở nên cần thiết hơn

cả trong hoạt động của các doanh nghiệp

Theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “TNXH của doanh

nghiệp là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như địa phương và toàn

xã hội nói chung” Như vậy có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ

chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng, doanh nghiệp

sẽ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của của tất cảnhững bên hữu quan

Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa về “TNXH” (CSR), chẳng hạn như:

“Một doanh nghiệp có trách nhiệm là một doanh nghiệp biết lắng nghe nguyện vọng của những bên hữu quan và đáp lại những nguyện vọng đó một cách chân thành” (Báo cáo CSR, Starbuck, 2004).

“Với CSR, chúng tôi cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm đối với xã hội ở bất cứ nơi nào chúng tôi kinh doanh, cân bằng nhu cầu ngày càng gia tăng của các bên hữu quan, bao gồm tất cả những người có ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có lợi ích hợp pháp trong hành động và hoạt động của công ty” (Chiquita,

www.chiquita.com)

“CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung.” (Ngân hàng Thế giới, www.worldbank.org/privatesector).

Như vậy qua những dẫn chứng trên, ta có thể thấy thuật ngữ “TNXH” có lịch sửhình thành từ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hóa đã vào đến môi trường giáo dục GDĐHđang chuyển mình từ mô hình Nhà nước quản lí sang mô hình Nhà nước giám sát, tức

là Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH Chính vì thế

Trang 20

các trường ĐH đã và đang hoạt động như một doanh nghiệp mà ở đó kinh doanh tronglĩnh vực giáo dục, thứ sản xuất ra được gọi là: “DV giáo dục”.

Với việc chuyển mình của các cơ sở GDĐH, được thí điểm thực hiện cơ chế tựchủ thì bên cạnh đó xã hội cũng hình thành các yêu cầu đối với các cơ sở GDĐH này.Yêu cầu của cơ quan chủ quan, yêu cầu của xã hội, của người học đối với các trường

ĐH chính là khi được giao quyền tự chủ thì phải thực hiện việc đảm bảo chất lượng

đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và trách nhiệm báo cáo giải trình công khai với công chúng, đem lại sự thỏa mãn cho sinh viên và cộng đồng người học Trên đây chính là khái niệm về “thực hiện TNXH” trong lĩnh vực giáo dục

mà công trình nghiên cứu đưa ra

2.2.3 Khái niệm về sinh viên

Theo Điều 59 Luật giáo dục ĐH ban hành (số 08/2012/QH13), về khái niệm:

“Người học là người đang học tập và NCKH tại cơ sở giáo dục ĐH, gồm sinh viên của

CTĐT cao đẳng, CTĐT ĐH; học viên của CTĐT thạc sĩ; nghiên cứu sinh của CTĐT TS”.

Theo tiếp cận của công trình này, các khách thể nghiên cứu là sinh viên hệ chínhquy của các trường ĐH thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đangthực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Với các cách tiếp cận như vậy, nhóm tác giả đưa ra khái niệm: “Sinh viên hệ

chính quy là người học được tuyển chọn thông qua kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia và hiện đang theo học CTĐT đại trà của bất kì trường ĐH nào.”

Trong bất kì trường ĐH nào thì sinh viên hệ chính quy cũng là lực lượng đôngđảo, chiếm tỷ trọng lớn nhất của bất kỳ trường ĐH nào Đây cũng được xác định là hệđào tạo chuẩn của một trường ĐH Chính vì vậy trong công trình nghiên cứu này,nhóm tác giả chọn cách tiếp cận với đối tượng là sinh viên hệ chính quy chứ khôngphải các học viên cao học hay các nghiên cứu sinh nhằm đo lường các yếu tố thể hiệnviệc thực hiện TNXH của các trường ĐH

2.3 Nội dung của tự chủ đại học và thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học

2.3.1 Nội dung của tự chủ đại học

Dù được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhóm tác giả đi vào kháiquát tự chủ ĐH là sự chủ động, tự quyết định của các cơ sở GDĐH về một số lĩnh vực

Trang 21

hoạt động của nhà trường Theo cách tiếp cận của công trình nghiên cứu thì nội dung

tự chủ ĐH được nhóm tác giả cụ thể hóa trong các hoạt động bao gồm:

- Trong hoạt động tổ chức và nhân sự:

Các cơ sở GDĐH được chủ động về cách thức quản lý nguồn lực bên trong củanhà trường nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển Các trường ĐH được tự quyết định vàchủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, phân tách, thành lập các đơn vị trựcthuộc, tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ nhân tài đồng thời xây dựng một chiến lược pháttriển nguồn nhân lực có định hướng rõ ràng

- Trong hoạt động tài sản và tài chính:

Các cơ sở GDĐH công lập thường có nguồn thu từ ngân sách nhà nước, học phí,

lệ phí tuyển sinh, hợp tác đào tạo, kinh doanh DV, tài trợ, đầu tư tổ chức… Với việcđược trao quyền tự chủ, các cơ sở GDĐH này được quyền chủ động xây dựng và quyếtđịnh mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh doChính phủ quy định Ngoài ra thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế vàcông khai tài chính theo quy định của pháp luật

Các cơ sở GDĐH cũng được sử dụng tài sản được hình thành từ ngân sách nhànước theo quy định của pháp luật; tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tàisản hình thành từ các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước

- Trong hoạt động đào tạo:

Về việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo thì các cơ sở GDĐH đạt chuẩn quốcgia được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng,

ĐH, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, TS trong danh mục ngành,chuyên ngành đào tạo đã được phê duyệt thuộc lĩnh vực đào tạo của nhà trường khi có

đủ năng lực đáp ứng các điều kiện theo quy định

Về chỉ tiêu và công tác tổ chức tuyển sinh, các cơ sở GDĐH tự chủ xác định chỉtiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đàotạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH Đồng thời cơ sởGDĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công táctuyển sinh

Về CTĐT, các cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng,thẩm định, ban hành CTĐT trình độ cao đẳng, ĐH, Th.S, TS

Trang 22

Về tổ chức và quản lý đào tạo, cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức

và quản lý đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và CTĐT đốivới mỗi trình độ đào tạo, hình thức đào tạo

- Về hoạt động KH&CN:

Các cơ sở GDĐH được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc ký kết hợp đồngKH&CN; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiệnnhiệm vụ KH&CN

- Về hợp tác quốc tế: là nhà trường được tự do quyết định việc liên kết trong việcđào tạo, tuyển sinh với các trường ĐH quốc tế nhằm mục đích tăng cường quan hệ hữunghị giữa các trường qua đó dễ dàng tiếp cận CTĐT nước ngoài cũng như thị trườnglao động quốc tế

- Về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH: đây là việc nhà trường chủ động duytrì, nâng cao chất lượng ĐNGV, chất lượng CSVC, chất lượng CTĐT, chất lượng DVcủa nhà trường Đây được xem là bốn yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượngGDĐH với điều kiện tự chủ

2.3.2 Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội đối với sinh viên của trường đại học

Theo ý kiến của GSTS Phạm Phụ, “TNXH là trách nhiệm của nhà trường đối với

sinh viên, cha mẹ sinh viên, người sử dụng lao động, công chúng nói chung và Nhà nước Trách nhiệm này bao gồm: Việc đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và trách nhiệm báo cáo giải trình công khai với công chúng, đem lại sự thỏa mãn cho sinh viên và cộng đồng”.

Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả đi nghiên cứusâu vào việc thực hiện TNXH đối với sinh viên của các trường ĐH

Trên cơ sở quan điểm của GSTS Phạm Phụ, nhóm tác giả tiếp cận nội dung việcthực hiện TNXH đối với sinh viên qua các góc nhìn: Trách nhiệm về cái gì và thựchiện trách nhiệm bằng cách nào?

Cụ thể, việc thực hiện TNXH đối với sinh viên là việc các cơ sở GDĐH cam kếttrách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, qua đó phải có trách nhiệm đảm bảo chấtlượng giáo dục, đào tạo Nội dung thực hiện TNXH thể hiện qua các phương diện:ĐNGV, CSVC, CTĐT, DV phi học thuật…

Trang 23

2.3.2.1 Về trách nhiệm xã hội trên phương diện đội ngũ giảng viên

Để đảm bảo được nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể không kể đến vaitrò của chất lượng ĐNGV của các cơ sở giáo dục ĐH

Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay trên thế giới, hệthống giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới bị đặt vào tình trạng khủng hoảngsâu sắc Thêm nữa, nền kinh tế tri thức với đặc trưng cốt yếu quyết định sự thành bại củatất cả các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, và mỗi cá nhân là dựa trên tri thức đã làm chotất cả các quốc gia đặt chiến lược con người lên những mục tiêu hàng đầu, trong đó cực

kỳ coi trọng đổi mới giáo dục và đào tạo, coi đó là chiến lược sống còn trong chiến lượcphát triển của mình Trong chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiềuđiều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ, song phát triển ĐNGV có chất lượng cao

là một chiến lược được quan tâm hàng đầu Để làm được điều đó, các cơ sở GDĐH cầnđảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên bằng cách như:

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản trị ĐH cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý cácnhà trường trên nền thực hiện tự chủ ĐH

- Có kế hoạch bồi dưỡng tạo nguồn giảng viên để gửi đi đào tạo trình độ TS ởnước ngoài, nâng dần chuẩn giảng viên có trình độ TS trong toàn hệ thống theo các đề

án có sử dụng ngân sách nhà nước, các chương trình học bổng hiệp định và một số họcbổng song phương

- Hoàn thành việc xây dựng chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý làm căn cứ xâydựng các CTĐT, bồi dưỡng có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao vàquản lý cơ sở đào tạo hiệu quả trong điều kiện tự chủ ĐH và hội nhập quốc tế

2.3.2.2 Về trách nhiệm xã hội trên phương diện CSVC

Thực tế hiện nay, trên giảng đường ĐH không thể nói chuyện chỉ có phấn trắng

và bảng đen mà nói chuyện chất lượng được CTĐT tốt phải có CSVC đi kèm, trangthiết bị, hạ tầng cơ sở, giảng đường Các điều kiện phục vụ cho lên lớp hoàn thiện làyêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Những năm qua, nhiềutrường ĐH ở Việt Nam đã có CSVC khang trang, đẹp hơn, có hệ thống phòng thínghiệm, hệ thống máy tính kết nối Internet…, từng bước đảm bảo và nâng cao chấtlượng công tác đào tạo, NCKH, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củađất nước Tuy nhiên, tỉ lệ các trường đáp ứng được yêu cầu đó mới ở mức rất thấp, ởnhiều cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém, đầu tư trang thiết bị

Trang 24

chưa đồng bộ Nhiều trường chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về CSVC, thiết bị đàotạo trong khu vực và thế giới, gây ra nhiều bất cập, ảnh hưởng tới quá trình hội nhập

- Trong tham luận “Vai trò của hệ thống CSVC trong trường ĐH nghiên cứu và

một số đề xuất”, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đỗ Thị Học, Trường ĐH

KHXH&NV, ĐHQG-HCM cho rằng: “Đã qua rồi thời kỳ thầy và trò phải học

“chay” bằng trí tưởng tượng và viên phấn Sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật hiện đại,

sự cộng hưởng của không gian có tổ chức và cảnh quan môi trường sẽ hình thành ở người được đào tạo một kỹ năng sống, những đặc tính nhân cách cùng những kỹ năng nghề nghiệp khác”.

- PGS.TS Nguyễn Minh Hòa đề xuất các trường ĐH cần xây dựng các côngtrình (như giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng hội thảo, nhà ăn…) mangtính chuyên nghiệp cao, tránh hiện tượng “đẽo chân cho vừa giày” vừa gây lãng phívừa không mang lại hiệu quả như mong muốn Đồng thời, cần hướng đến không gian

đa chức năng, linh hoạt trong trường học và đảm bảo tính liên thông, liên kết và hữudụng của từng công trình

- “Các trường ĐH trên thế giới đang thay đổi vì thế hệ sinh viên hiện nay là

“thế hệ i” (i-generation) hay “công dân kỹ thuật số” (digital citizen), thế hệ sống, làm việc, sinh hoạt với iphone, ipad, smartphone, tablet, email, facebook, Theo đó, hướng tới môi trường học tập trực tuyến với cổng thông tin điện tử, với những phần mềm chuyên dụng, với thư viện số, với cách nộp bài làm/bài thi/bài kiểm tra trực tuyến, với việc sử dụng hệ thống phát hiện bài kiểm tra/bài thi/luận văn/luận án đạo văn hoặc trích dẫn trái quy định, mập mờ…”, PGS.TS Lê Khắc Cường, đề xuất.

Qua cách tiếp cận của các luận điểm trên, nhóm tác giả nhận thấy CSVC ở cáctrường ĐH là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy, yếu tố về CSVCmãi là giải pháp cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường ĐH

2.3.2.3 Về trách nhiệm xã hội trên phương diện học thuật, đào tạo

Trên phương diện này yếu tố bắt buộc là cam kết chất lượng chương trình học vàđảm bảo chuẩn đầu ra của CTĐT Với nhu cầu hội nhập quốc tế thì yếu tố này là điềutiên quyết mang lại uy tín, vị thế cho các cơ sở giáo dục ĐH Các trường ĐH khi đượcthí điểm cơ chế tự chủ thì càng phải thực hiện tốt TNXH hơn nữa trên phương diệnnày, từng góc độ nhỏ của học thuật được tốt sẽ cho ra một hệ thống đào tạo giáo dục

có chất lượng cao, cụ thể như:

Trang 25

- Tất cả các giáo trình của các học phần phải được đảm bảo cả về chất lượng, sốlượng Nguồn tài liệu tham khảo tại thư viện của các trường ĐH càng đa dạng phongphú càng tốt, các trường ĐH phải liên tục cập nhật thêm các đầu sách, luận văn, luận án, bàiNCKH để giúp các sinh viên nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận, mở mang kiến thức.

- Các cơ sở giáo dục ĐH phải cập nhật, thông báo CTĐT thường xuyên, đápứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên Hiện nay giáodục ĐH trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang đứng trước một bài toánhóc búa là giải quyết mâu thuẫn giữa việc vừa gia tăng kiến thức, vừa phải nâng caochất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội đang biến đổi từng ngày Xu hướngmới cần cắt giảm thời gian đào tạo, đồng thời tạo điều kiện để người học được họctheo học chế tín chỉ, học liên thông, học đồng thời nhiều ngành, nhiều cấp học, nhiềubằng, bậc học… theo yêu cầu xã hội, theo yêu cầu quốc tế và theo sở thích cá nhân

- CTĐT phải có chuẩn mục tiêu đầu ra rõ ràng, các cơ sở giáo dục ĐH phải camkết đảm bảo việc này đặc biệt là chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ và tin học vănphòng của sinh viên

- Giáo dục nói chung, đăc biệt giáo dục ĐH trong điều kiện hiện nay là khôngbiên giới Cơ hội cho người muốn học ĐH quá nhiều Người học có thể học trongnước, đi du học nước ngoài, ngồi tại nhà có thể click chuột là tiếp cận được với bất kỳmột trường ĐH nào trên thế giới Trong bối cảnh như vậy CTĐT của ta cần phải địnhhướng chuẩn quốc tế, tiếp cận và hội nhập với chương trình quốc tế Đây là việc cầnthiết bắt buộc và là con đường ngắn nhất để tạo liên thông, liên kết đào tạo với nướcngoài Khi chúng ta và các đối tác nước ngoài ký kết công nhận chương trình của nhau

để đào tạo liên thông hoặc đối tác ký kết hợp tác đào tạo và họ cấp văn bằng chính làchúng ta đã hội nhập giáo dục quốc tế

2.3.2.4 Về trách nhiệm xã hội trên các phương diện dịch vụ phi học thuật

Theo nhóm tác giả thì trên phương diện phi học thuật tức là khả năng tiếp cậncủa sinh viên đối với cán bộ quản lý các phòng ban của các cơ sở giáo dục ĐH, là khảnăng nhà trường tổ chức sự kiện, các hoạt động ngoài học tập cho sinh viên Trênphương diện này là từng cá nhân cán bộ, nhân viên thể hiện trách nhiệm với công việccủa họ, đồng thời qua đó là thể hiện TNXH, vai trò của nhà trường đối với sinh viên

Cụ thể ví dụ như:

Trang 26

- Cán bộ quản lý (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) phải giải quyết thỏa đángcác yêu cầu của sinh viên.

- Nhân viên hành chính phải có thái độ tốt và tôn trọng đối với mọi sinh viên

- Cán bộ, nhân viên làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ học vụ

- Cán bộ nhân viên tôn trọng các điều khoản về bảo mật thông tin

- Các cán bộ phòng y tế đảm bảo năng lực chuyên môn, thái độ nhã nhặn lịch sựđối với mọi sinh viên…

- Nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi ý nghĩa, tạo môi trường, động lực học tậprèn luyện cho sinh viên

Hình ảnh một cơ sở giáo dục ĐH lớn có tốt đẹp hay không, có tai tiếng haykhông phần lớn là được truyền miệng bởi chính các sinh viên trong trường ở phươngdiện này Vì vậy tất cả các cơ sở giáo dục ĐH dù tự chủ hay chưa tự chủ, khi nhắc đếnviệc thực hiện TNXH đối với sinh viên thì không chỉ có việc học và giảng dạy màngay cả trên phương diện phi học thuật cũng cần lưu ý quan tâm, lắng nghe phản hồicủa sinh viên, đôi khi cần cứng rắn để ngăn chặn việc để lại hình ảnh xấu của trườngĐH

2.4 Mối quan hệ giữa tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học và

sự hài lòng của sinh viên

2.4.1 Tự chủ và trách nhiệm xã hội

Quyền tự chủ đối với các cơ sở GDĐH đã được pháp luật công nhận nhưng thực

tế không có quyền tự chủ tuyệt đối Điều kiện không thể thiếu khi thực hiện quyền tựchủ chính là TNXH Quyền tự chủ và TNXH là hai khái niệm có mối quan hệ biệnchứng, không thể tách rời, rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hệthống GDĐH trong nền kinh tế thị trường

Quyền tự chủ và TNXH luôn đi đôi cùng nhau Tự chủ không có nghĩa muốn làm gìthì làm, nhà trường phải có trách nhiệm với Nhà nước, pháp luật, bản thân, giảng viên,sinh viên và với xã hội về mọi hoạt động của nhà trường Quyền tự chủ cao mà tráchnhiệm không tương xứng sẽ dẫn đến nguy cơ lạm dụng quyền, vi phạm pháp luật

Tự chủ đang là một vấn đề nóng hổi của xã hội, là một vấn đề lớn của các cơ sởGDĐH Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn các trường khi nhấn mạnh đòi hỏi về tăng mức

tự chủ đã không lưu ý đầy đủ đến mặt kia của tự chủ là TNXH Nếu như TNXH đượcthực hiện nghiêm túc thông qua những định chế thích hợp như các báo cáo tài chính

Trang 27

được kiểm toán độc lập, thì nhiều khả năng là nguồn lực của nhà trường sẽ được sửdụng một cách hiệu quả hơn cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển Điều nàyđòi hỏi một bộ khung chính sách phù hợp, trước hết là từ các cơ quan quản lý giáo dục.Như vậy, khi được giao quyền tự chủ tài chính và TNXH, hiệu trưởng và đội ngũcán bộ quản lý, mỗi cán bộ viên chức đều có thể phát huy năng lực trí tuệ của mình để

có thể huy động tạo lập đa dạng hóa nguồn thu, được chủ động lựa chọn các mục tiêu,nhiệm vụ quan trọng để ưu tiên phân bổ nguồn chi và xây dựng các định mức chi, tríchlập các quỹ đảm bảo ổn định tăng thu nhập thì đòi hỏi nghĩa vụ TNXH với nguồn lựctài chính phải lớn hơn rất nhiều

Tóm lại khi các trường trong hệ thống giáo dục được trao và thực thi quyền tựchủ nhiều hơn, đồng thời phải tăng trách nhiệm hơn Tự chủ và TNXH có mối quan hệcùng chiều, tính tự chủ càng cao thì thực hiện TNXH càng cao

2.4.2 Trách nhiệm xã hội và sự hài lòng của sinh viên

Như nhóm tác giả đã trình bày: “Thực hiện TNXH là thực hiện việc đảm bảo chất

lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và trách nhiệm báo cáo giải trình công khai với công chúng, đem lại sự thỏa mãn cho sinh viên và cộng đồng người học”.

Với khách thể nghiên cứu là sinh viên hệ chính quy, vậy yếu tố đầu tiên thể hiệnviệc thực hiện TNXH của nhà trường chính là việc đảm bảo chất lượng đào tạo theođúng cam kết về chuẩn đầu ra tuyên bố Điều này thể hiện ở các phương diện như:ĐNGV, CSVC, CTĐT, DV phi học thuật… Chỉ khi đảm bảo được chất lượng trên cácphương diện này thì đối tượng sinh viên mới hài lòng về việc thực hiện TNXH của nhàtrường

Tóm lại, việc thực hiện TNXH của trường ĐH có mối quan hệ cùng chiều với sựhài lòng của sinh viên Thực hiện TNXH càng tốt thì mang đến sự hài lòng của sinhviên càng cao và ngược lại

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với sinh viên của các trường đại học

Cơ chế tự chủ của các trường ĐH chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Căn cứvào điều kiện của từng trường cần phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng để từ đó

đề ra những nguyên tắc phương thức và nội dung thực thi cơ chế tự chủ phù hợp Các

Trang 28

nhân tố ảnh hưởng đến quyền tự chủ và việc thực hiện TNXH của trường ĐH có thểkhái quát theo ba nhân tố sau:

2.5.1 Chủ trương chính sách của Nhà nước

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý của các cơ

sở GDĐH nói chung và các trường ĐH khi thực hiện cơ chế tự chủ nói riêng Khác vớiđiều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong điều kiện kinh tế thị trường, QLNNđối với các trường ĐH, CĐ là quản lý vĩ mô Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạtđộng của nhà trường là sự can thiệp gián tiếp Điều này thể hiện ở chức năng, nhiệm

vụ của Nhà nước, bao gồm:

- Nhà nước xây dựng định hướng phát triển GDĐH thông qua việc xây dựng hệthống mục tiêu, bước đi và giải pháp định hướng cho các trường ĐH, CĐ

- Nhà nước, mà đại diện là Chính phủ xây dựng hệ thống các văn bản dưới luậtcho các trường biết được làm gì và không được làm gì trong lĩnh vực GDĐH Cáctrường được tự chủ, đặc biệt là nội dung tự chủ về tài chính nhưng phải nằm trongkhuôn khổ về pháp luật Nhà nước giao cho các trường quyền chủ động trong vấn đềtài chính nhưng bên cạnh đó vẫn có các văn bản dưới luật hướng dẫn, quy định thựchiện

- Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách và công cụ như chính sách phân bổngân sách nhà nước, đầu tư cho giáo dục, bảng lương, thu nhập, chi tiêu Đây là vấn đề

có ý nghĩa nguyên tắc về vai trò nhà nước trong quá trình trao quyền tự chủ cho trường

ĐH, CĐ Điều quan trọng là hệ thống chính sách này cần phải phù hợp với cơ chế thịtrường, có tính cạnh tranh và tăng cường tính chủ động cho các trường ĐH

- Nhà nước mà trực tiếp là Bộ GD&ĐT là cơ quan chỉ đạo, tổ chức cho cáctrường thực hiện, điều tiết, kiểm tra, giám sát và đánh giá

Cùng với việc giao quyền tự chủ và TNXH thì việc tăng cường phát huy dân chủ

ở các cơ sở GDĐH là vô cùng quan trọng để người lao động, giảng viên, cán bộ côngnhân viên thực sự tham gia quản lý công việc nhà trường Không thể chấp nhận tìnhtrạng giao tự chủ thì hiệu trưởng, giám đốc các trường ĐH, CĐ được toàn quyền quyếtđịnh mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của hiệu trưởng, giám đốc

Do đó, Nhà nước đã xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm thông qua một khung pháp

lý cụ thể, theo đó, các trường được quyền tự quyết mọi vấn đề nhưng nếu vượt quá sẽ

vi phạm pháp luật

Trang 29

2.5.2 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tự chủ và trách nhiệm xã hội

Khi nói đến mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng nói: “Phải có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng” Như vậy, để các

trường ĐH đạt hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện TNXH thì các cán bộ quản lý,giảng viên, sinh viên phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của nhà trường khi thựchiện cơ chế tự chủ và bản chất việc thực hiện TNXH của nhà trường trên nhiềuphương diện khác nhau

Để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý,giảng viên, nhân viên, sinh viên trong trường phải nhận thức sâu sắc những hiệu quảnhà trường sẽ đạt được khi thực hiện quyền tự chủ, bao gồm:

- Chủ động xây dựng mục tiêu kế hoạch và chiến lược phát triển dài hạn, cải cáchCTĐT nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và của xãhội

- Giảng viên, sinh viên năng động tìm tòi và triển khai có hiệu quả các đề tàiNCKH, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế Phát huy tối đa nguồn lực con người vàCSVC, mở rộng các hoạt động chuyển giao công nghệ và DV khác để tăng cườngnăng lực cho quá trình phát triển bền vững

- Tập trung nhân lực, vật lực để mở rộng khai thác và phát triển nguồn thu bằngcác hình thức như: mở rộng quy mô đào tào, đa dạng hóa các ngành nghề và trình độđào tạo với nhiều hình thức đào tạo

- Tích cực thu hút các nguồn lực của xã hội đồng thời sử dụng hiệu quả hơn kinhphí của Nhà nước đầu tư cho hoạt động đào tạo và NCKH

- Tạo công ăn việc làm, đặc biệt nâng cao được đời sống vật chất tinh thần chocán bộ viên chức, tạo tâm lý và trách nhiệm nhiệt huyết với nhà trường

- Công tác tuyên truyền, triển khai áp dụng tốt tạo sự chuyển biến trong nhậnthức của toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên thì nhà trường mới từng bước giảiquyết được các vấn đề

Các vấn đề trên chỉ có thể thực hiện khi nhận thức của mọi người từ Ban Giámhiệu đến mỗi giảng viên, nhân viên, sinh viên chuyển thành hành động, phù hợp vớiđiều kiện hoàn cảnh của từng thời điểm cụ thể của nhà trường để huy động được tối đacác nguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu nhà trường

Trang 30

2.5.3 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên

Việc chuyển sang chế độ tự chủ thay đổi về phạm vi, năng lực và trách nhiệmquản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, và cán bộ quản lý khác Quá trình thay đổinày về bản chất là chuyển đổi từ quản lý tác nghiệp và giám sát thực hiện nhiệm vụđược cấp trên giao sang chủ động phát triển nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đàotạo Quản lý trong điều kiện tự chủ bao gồm phạm vi quản lý, các năng lực cần thiếtđối với người quản lý và trách nhiệm của người quản lý Khi được giao quyền tự chủ,đặc biệt là tự chủ về tài chính không có nghĩa là trường sẽ làm mọi việc để tăng nguồnthu hoặc tự quyết định mức thu học phí, hoặc tự quyết định chi tiêu mà không cần báocáo, không có sự giám sát của Nhà nước (trực tiếp là đơn vị có thẩm quyền duyệt dựtoán ngân sách) Giao cho các trường nhận khoán thu và mức kinh phí ổn định trongmột số năm của những nội dung chi nhằm giúp các trường chủ động khai thác nguồnthu và quyết định các khoản chi Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý của nhà trường phảiđảm bảo được các điều kiện như:

- Nhà trường phải hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứukhoa học được giao với chất lượng không được thấp hơn trước khi thực hiện khoán

- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện cơchế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ

- Nhà trường phải đảm bảo quyền lợi của cán bộ giảng viên và người lao độngtrong trường theo quy định pháp luật

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm vàphương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chấtlượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ Nội dung quy chế phảibao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ cụ thể đốivới từng mục đích, phương án phân phối thu nhập, quy định về việc thực hiện cáckhoản chi có tiêu chuẩn định mức

Để thực hiện tốt các hoạt động trên, đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ lãnh đạo

có năng lực thực tiễn như: Năng lực lập kế hoạch, năng lực kết nối và huy động nguồnlực, năng lực quản lý và một số các kỹ năng như: kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năngđàm phán và thương lượng, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý rủi ro, kỹ năng giảiquyết vấn đề, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích nhân viên, kỹ nănggiám sát và đánh giá

Trang 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tóm lược

Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu các phương pháp nghiên cứu, mô hìnhnghiên cứu mà nhóm tác giả ứng dụng để đánh giá các thang đo trong nghiên cứu.Chương 3 đi vào mô tả qui trình cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và địnhlượng

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

3.2.1 Mục đích

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trước với mục đíchnhằm tiếp cận, thăm dò, khám phá nhận thức, thái độ của sinh viên đối với tầm quantrọng của việc thực hiện TNXH của trường ĐH

Đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính giúp nhóm tác giả khám phá, pháthiện có những yếu tố nào thể hiện việc thực hiện TNXH của nhà trường có ảnh hưởngtới sự hài lòng của sinh viên

Để đạt được mục đích của phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả sửdụng các phương pháp như: phỏng vấn cá nhân chuyên sâu, thảo luận nhóm tập trung

và phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm đưa ra cái nhìn về hiện trạng việc thực hiệnTNXH của các trường ĐHCL thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nộikhi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu định tính

3.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn cá nhân chuyên sâu

Trong phương pháp này, các đáp viên được chọn một cách ngẫu nhiên nhằm khaithác thêm liệu có yếu tố nào thể hiện việc thực hiện TNXH tác động đến sự hài lòng củasinh viên

Để thực hiện được phương pháp này, nhóm tác giả đã lên kế hoạch chi tiết phỏngvấn gồm các bước:

- Xác định đối tượng phỏng vấn(số lượng người phỏng vấn, thành phần tham giacuộc phỏng vấn)

- Lập kế hoạch thời gian, địa điểm tiến hành phỏng vấn: từ tháng 12/2017 đếntháng 01/2018

- Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn

Trang 32

- Quyết định các công cụ hỗ trợ phỏng vấn: sổ ghi chép, điện thoại.

- Thu thập và xử lý dữ liệu sau phỏng vấn

Nhóm tiến hành phỏng vấn 12 đáp viên là các bạn sinh viên được chọn ngẫunhiên bao gồm các khóa học tại cả ba trường ĐH

3.2.2.2 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

Thảo luận nhóm tập trung là một kĩ thuật thu thập dữ liệu định tính trong NCKHhành vi và xã hội Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua hình thức thảo luậngiữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu

Trong quá trình thảo luận nhóm tác giả luôn tìm cách đào sâu bằng cách hỏi gợi

ý trực tiếp đến nhóm khách thể nghiên cứu nhằm dẫn hướng cho các thảo luận sâu hơnnhững câu hỏi kích thích thảo luận, đào sâu giúp thu thập được dữ liệu bên trong củađối tượng nghiên cứu

Nhóm tác giả tổ chức thảo luận với sinh viên tại một phòng học nhỏ Buổi thảoluận kéo dài 90 phút được tiến hành theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Đặt lịch hẹn nhóm sinh viên 12 người, mỗi trường có 4 người, mỗi

người thuộc một khóa

Nhóm tác giả nhờ các mối quan hệ quen biết đã đặt lịch hẹn trước 1 tuần

Bước 2: Tập trung các bạn sinh viên tại một phòng học cụ thể.

Ở đây, nhóm tác giả phân nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm nhỏ đều chưatừng quen biết nhau

Buổi thảo luận diễn ra theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Các thành viên tự giới thiệu về bản thân nhằm thiết lập mối quan hệ Giai đoạn 2: Người điều khiển thảo luận thông báo lý do, mục đích của buổi thảo

luận, mỗi thành viên trình bày quan điểm:

Cụ thể các chủ đề thảo luận như sau:

- Quan điểm của các bạn về các nhân tố thể hiện TNXH của nhà trường khi thựchiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- Biểu hiện của các bạn về các nhân tố đó và cảm nhận của các bạn sinh viên vềnhững biểu hiện đó

- Các yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện TNXH của nhà trường

Giai đoạn 3: Tạo ra các cuộc tranh luận tích cực thông qua các chủ đề được đề

cập đến ở giai đoạn 2 và ghi nhận ý kiến phản biện của các thành viên khác

Trang 33

Giai đoạn 4: Người điều khiển thảo luận tổng hợp các ý kiến và đưa ra các quan

điểm, ý kiến được sự đồng thuận cao nhất; tìm kiếm sự dung hòa giữa các ý kiến đốilập và kiểm soát các ý kiến tiêu cực

Bước 3: Kết thúc buổi thảo luận nhóm, cảm ơn và trao quà tặng nhỏ cho các bạn

sinh viên

Nhóm tác giả là những người điều hành buổi thảo luận trong đó có 2 bạn thư kýlàm công việc ghi chép ý kiến; không công khai danh tính những sinh viên tham giathảo luận vì bản chất là nghiên cứu định tính

Cuối cùng, nhóm tác giả tổng hợp, thu thập dữ liệu dưới sự hướng dẫn của giảngviên, thiết kế bảng hỏi sơ bộ với 5 nhân tố trong đó có 4 biến độc lập; 1 biến phụ thuộc

và 21 biến quan sát (Phụ lục 11)

3.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trong phương pháp này, nhóm tác giả tiến hành tìm kiếm các tài liệu lưu trữ, vănbản luật ( Luật giáo dục ĐH), các Nghị quyết của Chính phủ, các Báo cáo tự đánh giá

về kiểm định chất lượng đào tạo của các trường ĐH, các Báo cáo ba công khai của cáctrường ĐH, các website, báo chí… Nhằm mục đích tìm kiếm số liệu, dữ liệu có giá trị

để gắn vào báo cáo nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1 Mục đích

Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ nhằm mục đích:

- Kiểm định các giả thuyết đặt ra ban đầu bằng mô hình hồi quy tuyến tính

- Đo lường mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các yêu cầu cơ bản trongviệc thực hiện TNXH đối với sinh viên bằng mô hình tích hợp KANO-IPA

3.3.2 Cơ sở ứng dụng mô hình nghiên cứu

Để đạt được mục đích của phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giảứng dụng 2 mô hình là mô hình hồi quy tuyến tính và mô hình tích hợp KANO- IPA

3.3.2.1 Giới thiệu mô hình hồi quy tuyến tính

Mô hình mạng Structural Equation Modeling (SEM) là sự mở rộng của mô hìnhtuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phươngtrình hồi quy cùng một lúc Đặc biệt, SEM sử dụng để ước lượng các mô hình đolường và mô hình cấu trúc của bài toán lý thuyết đa biến Mô hình đo lường chỉ rõ mốiquan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến quan sát Nó cung cấp thông tin về thuộc

Trang 34

tính đo lường của biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị) Mô hình cấu trúc chỉ rõ mốiquan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau, các mối quan hệ này có thể mô tả những dựbáo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm Mô hình SEM phối hợpđược tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan

hệ hỗ tương (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho phép chúng ta kiểm tra mốiquan hệ phức hợp trong mô hình Khác với những kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phépước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử) trong mô hình cổđiển (mô hình đo lường), SEM cho ước lượng đồng thời các phần tử đồng thời trongtổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiểm ẩn (LatentConstructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đocác mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non- recursive), đo các ảnhhưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư Với kỹthuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm

mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị

Với dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả đưa ra mô hình kiểm định các yếu tố ảnhhưởng như sau:

Hình 3.1: Mô hình đề xuất

CTĐT(CTĐT)

ĐNGV(ĐNGV)

DV phi học thuật

(DV)

CSVC(CSVC)

Sự hài lòng

H1H2

H3

H4

(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)

Trang 35

3.3.2.2 Mô hình tích hợp KANO-IPA

*) Giới thiệu về mô hình KANO (Phụ lục 2)

Mô hình Kano về sự thỏa mãn khách hàng phân chia thuộc tính hàng hóa và DV

ra 3 loại: căn bản (phải có), thực hiện (một chiều) và kích thích Một sản phẩm cạnhtranh phải đáp ứng thuộc tính căn bản, tối đa hóa thuộc tính thực hiện và càng nhiềuthuộc tính kích thích mà nó có thể có ở một mức chi phí thị trường chấp nhận

Mô hình Kano tính toán được mức độ tác động của các yếu tố lên sự hài lòng haykhông hài lòng Từ đó, giúp nhà nghiên cứu chú ý đến các yếu tố tác động mạnh đến

sự hài lòng và đề xuất các giải pháp một cách hiệu quả hơn Tuy nhiên, mô hình Kanochưa đưa ra được các thuộc tính nào cần cải thiện vì thế muốn xác định các thuộc tínhcần cải thiện phải dựa vào mức độ hài lòng ở hiện tại của khách hàng đối với các thuộctính này và tầm quan trọng của chúng đối với khách hàng Đây là nhược điểm của môhình Kano tuy nhiên lại là ưu điểm của mô hình IPA (Importance – PerformanceAnalysis) dưới đây:

*) Giới thiệu về mô hình IPA (Importance – Performance Analysis)

IPA là một công cụ rất hữu ích và được sử dụng khá nhiều trên trong các nghiêncứu trong lĩnh vực cải thiện và cải tiến sản phẩm/ DV của các tác giả như: Levenburg

và Magal (2005), Lee và ctg (2008c) … vì tính đơn giản, dễ áp dụng và hiệu quả Tuy

nhiên IPA có một giả thuyết ngầm là các nhân tố và tổng thể sự hài lòng có mối quan

hệ tuyến tính và đối xứng Chính vì thế, IPA chỉ thể hiện được vùng cải thiện của các

nhân tố “Một chiều” và không thể hiện được các nhân tố “Phải có” và “Thích thú” Vì

thế rất dễ đưa ra những quyết định sai

Để hạn chế được nhược điểm này thì trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học đãứng dụng kết hợp cũng như cải tiến phương pháp này bằng các phương pháp mới như:

IPA-IGA, tích hợp Kano– IPA, IGA-PRCA…(Mikulić, J.2007)

*) Giới thiệu về mô hình tích hợp KANO- IPA

Mô hình tích hợp Kano – IPA có thay đổi một chút so với mô hình IPA truyềnthống, với IPA truyền thống thì ma trận được xây dựng dựa trên 2 yếu tố là “Mức độthể hiện” (Performance) và “Mức độ quan trọng” (Importance) và dựa vào trị số trungbình của 2 yếu tố trên để xây dựng một ma trận Quadrant gồm 4 ô, với các thành phầnnhư sau:

Trang 36

Bảng 3.1: Ma trận Tầm quan trọng - Mức độ thể hiện (Importance Performance

Analysis) với các chiến lược tương ứng

Nên duy trì và giữ vững

(Keep up good work)

Mô hình này được dựa trên điểm số trung bình (mean) để từ đó xác định cácchiến lược CKLP cho phù hợp

Trong công trình nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thiện Hải- Phạm Đức Kỳ

(2010), “Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nâng cao sự

hài lòng của khai thác viên VinaPhone Call Center” đã sử dụng mô hình tích hợp

KANO- IPA nhằm xác định được mức độ thể hiện và mức độ quan trọng của các yếu

tố ảnh hưởng, qua đó đưa ra chiến lược giải pháp ưu tiên cải thiện, cần duy trì các yếu

tố đó

Trang 37

Giáo dục đào tạo là một loại hình DV đặc biệt được cung ứng bởi các trường ĐHkhi các trường chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế tự chủ thì DV cũng chuyển sang từhình thái DV nhà nước , DV công sang DV thị trường hướng tới người học, do đó rấtcần một mô hình đánh giá mức độ thực hiện và mức độ quan trọng về các yêu cầutrong việc thực hiện TNXH của nhà, chính vì vậy mô hình KANO IPA được xem làphương pháp phù hợp trong đo lường sự hài lòng của sinh viên.

Để đo lường mức độ thực hiện của nhà trường và mức độ quan trọng của các yêucầu trong việc thực hiện TNXH đối với sinh viên, nhóm tác giả cũng sử dụng thang đóLikert với 2 tiêu chí được thể hiện trong bảng phụ lục 11

3.3.3 Quy trình ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu)

Mục tiêu

nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Nghiên cứu định tính sơ bộ n = 30

Nghiên cứu định lượng sơ

Kiểm tra độ thích hợp mô hình trọng số CFA, độ tin cậy, tính đơn hướng, giá

trị hội tụ, giá trị phân biệt CFA

Kiểm tra độ thích hợp của mô hình và giả thuyết SEM

Phân tích cấu trúc đa nhóm

Trang 38

Công trình của nhóm được thực hiện theo quy trình bao gồm 12 bước, bắt đầu từviệc xác định mục tiêu nghiên cứu cho đến bước cuối cùng là phân tích cấu trúc đanhóm Cụ thể, mục tiêu nghiên cứu, nghĩa là nhóm xác định những vấn đề, câu hỏi cầngiải quyết khi chọn đề tài và đề tài này mang lại những ý nghĩa gì đối với các bạn sinhviên, nhà trường, xã hội Tiếp theo là cơ sở lý thuyết, trong phần này nhóm đã tìm cáctài liệu cần thiết liên quan đến đề tài và các tài liệu về thực hành sử dụng phần mềm hỗtrợ, qua đó nhóm chọn tài liệu phù hợp nhất với đề tài làm cơ sở lý thuyết Bước thứ

ba là nhóm phác thảo thang đo sơ bộ sau khi thực hiện phỏng vấn các ứng viên vànghiên cứu định tính với 12 sinh viên, định lượng sơ bộ 30 bạn sinh viên để thu thập

số liệu chạy thử Crobanch’s Alpha và EFA Qua kết quả đó, nhóm tiến hành điềuchỉnh bản hỏi nháp để hoàn thiện thành thang đo chính thức (phiếu điều tra) và tiếnhành điều tra chính thức với 2500 phiếu và thu về kết quả 2275 phiếu hợp lệ, mẫu baogồm các bạn sinh viên ở các khóa học và các trường khác nhau nhằm thu thập số liệuphục vụ cho việc phân tích, chạy phần mềm SPSS Về phân tích số liệu bao gồm cácbước: Phân tích thống kê mô tả; Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ sốCrobanch’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Kiểm tra độ thích hợp của môhình với giả thuyết thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA; Phân tích hồi quytuyến tính SEM và Phân tích cấu trúc đa nhóm về giới tính

3.3.4 Thang đo trong nghiên cứu

Qua phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả đề xuất thang đo và môhình kiểm định như sau:

3.3.4.1 Thang đo yếu tố cơ sở vật chất

CSVC phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo đã, đang và sẽ mãi mãi là yếu tố, giảipháp cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường ĐH CSVCphục vụ đào tạo bao gồm hệ thống giảng đường, phòng nghiên cứu, hệ thống học liệu,các điều kiện về trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy, NCKH… Chỉ trênnhững điều kiện CSVC được đáp ứng ở mức tốt nhất mới có thể phát huy tối đa vai tròcủa hệ thống CTĐT cũng như ĐNGV trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đàotạo trong các trường ĐH Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thu thập

dữ liệu và xây dựng các biến quan sát sau:

- Hệ thống máy tính, máy chiếu đảm bảo phục vụ giảng dạy và học tập

- Phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập trên lớp của sinh viên

Trang 39

- Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng, đảm bảo không gianhọc tập của sinh viên.

- Các ứng dụng tiện ích trực tuyến- truy cập Internet, website phục vụ hiệu quảcông tác giảng dạy và học tập

3.3.4.2 Thang đo yếu tố đội ngũ giảng viên

Chất lượng ĐNGV luôn là yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng giảng dạycác học phần, môn học cấu thành trong CTĐT Một CTĐT dù tiên tiến đến mức nào đichăng nữa, nhưng nếu chất lượng ĐNGV thấp kém, không có khả năng truyền đạt,phát triển kiến thức, gợi mở và phát triển tư duy, sáng tạo cho người học thì cũngkhông thể tiếp cận tới một chuẩn chất lượng đào tạo Thước đo chất lượng ĐNGVđược xác định bởi năng lực, trình độ chuyên môn trong giảng dạy và NCKH, là nănglực và phương pháp sư phạm, là trách nhiệm và sự tâm huyết đối với nghề nghiệp, làtấm gương, hình mẫu về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp… Cụ thể, trong công trìnhnghiên cứu này, qua quá trình điều tra thông tin, nhóm tác giả đã đưa ra các biến quansát dưới đây:

- Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn giảng dạy

- Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

- Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảngdạy

- Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên

3.3.4.3 Thang đo yếu tố chương trình đào tạo

Trước hết, nội dung và cấu trúc CTĐT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo theotừng bậc đào tạo và từng ngành cũng như chuyên ngành đào tạo Xuất phát từ mục tiêuđào tạo, cấu trúc chương trình phải được thiết kế gồm những học phần ( với đào tạotheo hệ thống tín chỉ), các môn học (theo hệ thống đào tạo niên chế) với thời lượngtừng học phần, môn học và quan hệ hợp lý giữa chúng Đồng thời các học phần, mônhọc được sắp xếp theo trình tự logic nhận thức, đảm bảo tính kế thừa trong tư duy vànhận thức, trong toàn bộ quá trình học tập của người học Chiến lược phát triển vànâng cao chất lượng đào tạo không thể tồn tại một CTĐT không được định kỳ đổi mới

và hoàn thiện để từng bước chuẩn hóa và phù hợp hơn với tiến bộ xã hội, với thực tếkhả năng tư duy và nhận thức của sinh viên ngày càng cao

Trang 40

Yếu tố này được thể hiện qua các biến quan sát:

- CTĐT có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng

- CTĐT được thông báo đầy đủ cho sinh viên

- CTĐT đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên

- CTĐT được cập nhật thường xuyên

- Các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên

3.3.4.4 Thang đo yếu tố dịch vụ phi học thuật

Trong công trình nghiên cứu này sẽ đề cập đến DV phi học thuật tức là dựa trênkhả năng tiếp cận của sinh viên với cán bộ quản lý các phòng chức năng của cáctrường ĐH và các hoạt động ngoài học thuật Ở yếu tố này, từng cán bộ, nhân viên thểhiện trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đạo đức với công việc của họ, qua đó chính

là những biểu hiện mà các trường ĐH đang thể hiện hiệu quả việc thể hiện TNXH đốivới sinh viên Chính vì vậy yếu tố đảm bảo chất lượng DV phi học thuật, nhóm tác giảthể hiện điều này qua các biến quan sát:

- Cán bộ quản lý (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa đáng cácyêu cầu của sinh viên

- Nhân viên hành chính, nhân viên y tế có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinhviên

- Các cuộc thi văn nghệ, giải thể thao được tổ chức thường xuyên và chất lượng

- Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn

và học tập của sinh viên

Để lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố này đến sự cảm nhận của sinhviên, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính với biến phụ thuộc là sự cảmnhận của sinh viên và các biến độc lập chính là các nhân tố ảnh hưởng ở trên

Khái niệm sự cảm nhận của sinh viên được đo lường qua các biến quan sát nhưsau:

+ Nhìn chung bạn hài lòng về chất lượng CSVC

+ Nhìn chung bạn hài lòng về chất lượng ĐNGV

+ Nhìn chung bạn hài lòng về chất lượng CTĐT

+ Nhìn chung bạn hài lòng về chất lượng DV phi học thuật

Trên cơ sở lý thuyết, dữ liệu thu thập được sau khi nhóm tác giả tổng hợp, chúngtôi đưa ra bảng hỏi cụ thể rồi tiến hành khảo sát ( Bảng hỏi: xem phụ lục 11)

Ngày đăng: 14/05/2020, 21:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[13] Nguyễn Phương Mai (2015), “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệpsản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phương Mai
Năm: 2015
[14] Lê Thanh Tâm (2014), “Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc BộCông thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội
Tác giả: Lê Thanh Tâm
Năm: 2014
[15] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2011), “ Nghiên cứu khoa học Marketing-ứng dụng mô hình SEM”, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa họcMarketing-ứng dụng mô hình SEM
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
[16] Phạm Văn Thuần (2009), “Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đangành đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội
Tác giả: Phạm Văn Thuần
Năm: 2009
[17] Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), “Thống kê ứng dụng trong kinh tế- xã hội”, NXB Lao Động- Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trongkinh tế- xã hội
Tác giả: Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Lao Động- Xã Hội
Năm: 2011
[18] Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiêncứu với SPSS- Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2013
[19] Trần Văn Tùng (2016), “Đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ độc lập ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tàichính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ độc lập ở Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Tùng
Năm: 2016
[20] Trần Thị Hoàng Yến (2016), “Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.Các công trình nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại ViệtNam
Tác giả: Trần Thị Hoàng Yến
Năm: 2016
[21] Adeyemo S.A, Oyebamiji F.F, Alimi K.O (2013), An Evaluation of factors Influencing Corporate Social Responsibility in Nigerian Manufacturing Companies Khác
[22] Njoroge Jane Gakenia (2014), Factors influencing corporate social responsibility programmes among the commercial banks in Kenya Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w