Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
39,51 KB
Nội dung
KINHTẾNGOÀIQUỐCDOANHVÀTÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚISỰPHÁTTRIỂNKINHTẾNGOÀIQUỐCDOANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU VỰC KINHTẾNGOÀIQUỐC DOANH. 1.1.1. Khái quát về kinhtếngoàiquốc doanh. Trong nền kinhtế Việt Nam, KTNQD là một bộ phận cấu thành của nền kinhtếquốc dân bao gồm hộ kinhdoanh cá thể, tổ hợp, HTX đến các công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần . hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Với lĩnh vực tham gia rộng rãi như vậy, thành phần KTNQD đã tạo ra một phần không nhỏ GDP, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút lao động, tận dụng khai thác tiềm năng của đất nước. Ở nước ta, Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định nước ta có các thành phần kinhtế như sau: Kinhtếquốc doanh, Kinhtế tập thể, Kinhtế cá thể, Kinhtế tư bản tư nhân vàKinhtế tư bản nhà nước. Trong đó kinhtếquốcdoanh thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng vớikinhtế tập thể để trở thành nền tảng của nền kinhtếquốc dân. Đảng ta xuất phát từ thực tế của đất nước và vận dụng quan điểm của V.I.Lênin: "Coi nền kinhtế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ". Từ đó sở hữu tư nhân được thừa nhận, KTNQD được tồn tại vàpháttriển bình đẳng cùng kinhtế Nhà nước. Kinhtếquốc doanh: Là thành phần kinhtế dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất chủ yếu, gồm những đơn vị mà toàn bộ vốn thuộc về nhà nước hoặc phần của nhà nước chiếm tỷ trọng khống chế. Đại diện của các thành phần kinhtế này là các DNNN, đó là các TCKT do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinhdoanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinhtế xã hội do Nhà nước giao. (Luật DNNN - Điều 1). Kinhtế hợp tác: Là thành phần kinhtế dựa trên sở hữu tập thể, gồm những đơn vị kinhtế do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức kinhdoanh theo nguyên tắc tự nguyện dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi. Nòng cốt của loại hình này là các HTX. Đây là các tổ chức kinhtế tự chủ do người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần pháttriểnkinhtế xã hội của đất nước. Kinhtế cá thể, tiểu chủ: Là các cá nhân kinhdoanh đầu tư vốn thấp và có quy mô kinhdoanh nhỏ. Thành phần kinhtế này có vị trí quan trọng lâu dài. Giúp đỡ kinhtế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn kinhtế cá thể, tiểu chủ vì lợi ích thiết thân và nhu cầu pháttriển của sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các DNNN hay HTX. Kinhtế tư bản nhà nước: Là hình thức hợp tác liên doanh giữa kinhtế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và giữa kinhtế Nhà nước với tư bản nước ngoài. Kinhtế tư bản Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý . của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ cũng như của công cuộc xây dựngvàpháttriển đất nước. Áp dụng nhiều phương thức góp vốn liên doanh giữa Nhà nước với các nhà kinhdoanh tư nhân trong nước nhằm tạo thế, tạo lực cho các DN Việt Nam phát triển, tăng sức hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài. Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các xí nghiệp hợp tác, liên doanh. Kinhtế tư bản Nhà nước nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước vàngoài nước, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật và phương pháp quản lý . để pháttriển đất nước thông qua các loại hình DN. Kinhtế tư bản tư nhân: Các nhà kinhdoanh đầu tư vốn thuộc sở hữu tư nhân để thành lập DN hoạt động dưới hình thức DN tư nhân hoặc công ty TNHH, công ty cổ phần được pháp luật quy định. Công ty TNHH, công ty cổ phần: Gọi chung là công ty, là DN trong đó các thành viên cùng góp vốn cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình vào công ty. DN tư nhân: Là đơn vị kinhdoanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. Bên cạnh các thành phần kinhtế cơ bản kể trên cũng còn một số hình thức kinhtế khác cùng song song tồn tại đó là những hình thức liên doanh liên kết giữa các chủ thể trong nước cũng như trong nước với nước ngoài. 1.1.2. Đặc điểm và xu hướng pháttriển của kinhtếngoàiquốc doanh. 1.1.2.1. Đặc điểm của khu vực KTNQD. Suốt một thời gian dài, nước ta xây dựngkinhtế XHCN theo mô hình "Quốc doanh hoá" và "Tập thể hoá", các thành phần KTNQD gần như bị xoá bỏ. KTNQD mới thực sự khởi sắc sau khi có Luật DN tư nhân và Luật công ty được Nhà nước ban hành năm 1991. Chính những biến cố lịch sử nói trên đã quyết định nên đặc điểm của thành phần KTNQD ở nước ta. Thứ nhất là cơ sở sản xuất phân tán, manh mún, thiết bị kỹ thuật công nghệ lạc hậu rất nhiều so với thế giới. Phần lớn các dây chuyền máy móc thuộc thập kỷ 60 - 70 nên năng suất lao động thấp, chất lượng xấu, giá thành cao, sức cạnh tranh của sản phẩm kém. Hiện tại các DNNQD có công nghệ tiên tiến, hiện đại không nhiều chỉ có một số xí nghiệp liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị máy móc dây chuyền mới, còn hầu hết các đơn vị có vốn đầu tư trong nước còn sửdụng công nghệ thủ công, dây chuyền thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ. Theo các số liệu điều tra năm 1998 chỉ có 25% số DN và 20,5% số công ty tư nhân sửdụng công nghệ hiện đại, 33,5% số DN và 18,7% số công ty tư nhân sửdụng công nghệ truyền thống, 38,5% số DN và 60,5% số công ty tư nhân kết hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Hơn nữa trong cơ chế quản lý kinhtế bao cấp, lại bị Mỹ cấm vận trong nhiều năm trước đây nên thông tin về công nghệ, kỹ thuật mới còn thiếu, khả năng tiếp xúc với công nghệ hiện đại còn nhiều hạn chế. Chủ yếu máy móc trong thời kỳ này là tự sản xuất ở trong nước hoặc nhập khẩu từ Đông Âu, Liên Xô cũ. Trong thời gian gần đây Nhà nước đã thành lập uỷ ban quốc gia về chính sách công nghệ, đã nhập được một số dây chuyền công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, song còn hạn chế ở một số lĩnh vực nhất định. Thứ hai, khả năng tài chính nhỏ bé nghèo nàn. Phần lớn các DNNQD thường bị hạn chế về tài chính. Vốn luôn là khó khăn lớn nhất đốivớisự tồn tại vàpháttriển của DNNQD. Trong giai đoạn đầu, phần lớn các DNNQD thường gặp phải vấn đề thiếu vốn, thể hiện ở tổng nguồn vốn kinhdoanhvà vốn tự có trong tổng vốn, một số DN kinhdoanh chủ yếu bằng vốn vay song số DN được xét duyệt vay vốn từ NH để tiến hành các hoạt động kinhdoanh không nhiều. Song có một thực tế là sổ sách kế toán của các DNNQD nói chung thường quá đơn giản, không cập nhật, không đầy đủ và thiếu chính xác. Do vậy việc đánh giá DN thông qua phân tích tài chính để quyết định cho vay thực sự khó khăn đốivới NH, nhất là hiện nay hầu hết các sổ sách của các DN đều chưa được kiểm toán. Ngoài ra, các tổ chức tài chính thường e ngại khi tài trợ cho các DNNQD này vì họ chưa có uy tín, chưa thể tạo lập khả năng trả nợ, và hầu hết họ không có tài sản thế chấp, dự án khả thi . Do vậy, các DNNQD phần lớn phải dựa vào các nguồn vốn phi chính thức từ bạn bè, họ hàng, hay thu hút vốn qua hình thức mua bán chịu . Việc mở rộng DN luôn bị ngăn cản bởi sự hạn hẹp về nguồn vốn. Thứ ba là trình độ lao động thường không cao do đầu tư vào trình độ công nghệ của các DNNQD không nhiều. Do ảnh hưởng của cơ chế cũ là quan liêu bao cấp làm thui chột tính năng động, sáng tạo của người lao động, gây tâm lý thụ động, ỷ lại. Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý chưa qua trường lớp đào tạo, không biết ngoại ngữ, chưa quen hoạt động trong môi trường cạnh tranh sôi động, chưa đủ bản lĩnh, trình độ làm đối tác liên doanhvới nước ngoài, các DNNQD lại thường không có điều kiện để tự đào tạo lực lượng lao động của mình. Thứ tư là khả năng quản lý của DNNQD vừa yếu lại vừa thiếu, đặc biệt trong việc lập kế hoạch tài chính. Việc lập kế hoạch tài chính, xây dựng phương án sản xuất có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ, khả năng quản lý kinhdoanh của các DN, khả năng dự đoán về sự biến động của ngành, của nền kinhtế . Do vậy DNNQD khó có thể xây dựng được kế hoạch tài chính, phương án sản xuất kinhdoanh khả thi, trong khi thói quen sửdụng các dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp chưa hình thành. Đa số các DN tư nhân quản lý DN bằng kinh nghiệm theo cách suy nghĩ, hiểu biết của riêng mình. Nhiều người trong số họ chưa qua trường lớp đào tạo nên ít hiểu biết về pháp luật, yếu kém về năng lực và kiến thức. Thứ năm, môi trường sản xuất kinhdoanh chưa ổn định. Các thành phần KTNQD pháttriển thất thường lúc lên, lúc xuống tuỳ thuộc vào chính sách quản lý cụ thể của Nhà nước (chính sách thuế, lãi suất cho vay, chính sách xuất nhập khẩu .). Môi trường kinhdoanhđốivới các thành phần KTNQD không thuận lợi ngay từ khâu ban đầu là thủ tục đăng ký kinhdoanhvà thành lập DN. Thủ tục này kể từ khi có Luật DN (được bắt đầu thực hiện từ ngày 1.1.2000) đã giảm đi được nhiều khâu, song vẫn còn gây khó khăn cho các nhà kinhdoanh muốn thành lập DN, như đăng ký kinhdoanhđốivới các loại hình DN thuộc mọi ngành nghề đều phải tập trung về Sở kế hoạch - đầu tư tỉnh, gây khó khăn cho các tổ chức cá nhân muốn thành lập DN ở địa phương xa tỉnh. Bên cạnh đó còn có sự sách nhiễu, phiền hà của các cán bộ đăng ký kinhdoanh làm cho các cá nhân, tổ chức tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc. Việc thanh tra, kiểm soát chồng chéo hiện nay của các lực lượng thanh tra, kiểm tra đang gây nhiều khó khăn cho các DN. Mỗi lực lượng tiến hành thanh tra, kiểm tra theo cách của mình, thậm chí sai pháp luật, vượt quá quyền hạn và phạm vi thanh tra. Một trong những lĩnh vực mà khu vực DNNQD không có nhiều ưu đãi so với các DNNN là quan hệ TD với NH. DNNQD luôn bị coi là những khách hàng nhỏ, hoạt động theo kiểu chộp giật, quy mô hoạt động nhỏ, vốn tự có thấp và uy tín chưa cao, ngoài trừ DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN liên doanh. Ngoài ra, phần lớn các DNNQD gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do thị trường trong nước còn hạn hẹp, thu nhập của người dân thấp, hàngngoại nhập, nhất là hàng nhập lậu cạnh tranh tràn ngập. Nguyên nhân hầu hết là máy móc thiết bị và công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin của thị trường thế giới (về sản phẩm, giá cả, nhu cầu, thị hiếu, kỹ thuật công nghệ .). Như vậy, cạnh tranh trong nước đã khó, trên thị trường quốctế lại càng khó hơn đốivới sản phẩm của các DNNQD. Từ những đặc điểm trên cho thấy DNNQD có những lợi thế và bất lợi như sau: * Về lợi thế: - Do quy mô vừa và nhỏ nên các DN này có tính năng động, linh hoạt, tự do sáng tạo trong kinh doanh. - Có khả năng thích ứng nhanh vớisự thay đổi của thị trường vàsự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. - Vốn đầu tư ban đầu thấp, hiệu quả thu hồi vốn nhanh. - DNNQD có tỷ suất vốn đầu tư trên lao động lớn hơn nhiều so với DN lớn cho nên chúng có hiệu suất tạo việc làm cao hơn. - Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, công tác điều hành mang tính trực tiếp, chặt chẽ. - Sự đình trệ thua lỗ, phá sản của các DNNQD có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây nên khủng hoảng kinhtế - xã hội. Đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinhtế dây chuyền. * Những mặt bất lợi: - Nguồn vốn hạn chế dẫn tới cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc hậu. - Khả năng tiếp cận thông tinvà tiếp thị của các DNNQD bị hạn chế rất nhiều. - Trình độ quản lý của các DNNQD còn bị hạn chế. - Các DNNQD có năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp hơn nhiều so với DN lớn. 1.1.2.2. Xu hướng pháttriển của kinhtếngoàiquốc doanh. 1.1.2.2.a. Khu vực kinhtếngoàiquốcdoanh có vốn đầu tư trong nước. Với chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã kích thích phát huy nội lực trong nền kinh tế. Các chủ thể kinhtế được tự do kinhdoanh theo quy định của pháp luật. Thành phần KTNQD có vốn đầu tư trong nước đã phát huy được thế mạnh của nó, khu vực này bao gồm hai loại hình: DNNQD vàKinhtế hộ gia đình. Loại hình DN: Bao gồm những công ty đăng ký với số vốn không thấp hơn mức vốn pháp định do Nhà nước quy định, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. DNNQD hoạt động dưới nhiều hình thức: DN tư nhân do một tư nhân làm chủ, công ty cổ phần do những người nắm giữ cổ phiếu làm chủ, hoặc tham gia dưới hình thức HTX. Trong điều kiện nước ta hiện nay phổ biến nhất là hai loại hình công ty tư nhân và công ty TNHH bởi nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là số vốn cần thiết cho việc thành lập và hoạt động nhỏ, còn sựpháttriển của công ty cổ phần vẫn còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Trong những năm qua số lượng DNNQD tăng lên khá nhanh, theo ước tính hiện nay có khoảng 25.000 DNNQD đang hoạt động. Trong khi đó số DNQD lại có xu hướng giảm xuống do tiến trình cổ phần hoá hoặc do kinhdoanh kém hiệu quả dẫn đến giải thể, phá sản của một loạt các DNNN. Vì vậy một bộ phận lớn người lao động có trình độ, tay nghề đã chuyển từ DNNN sang làm việc ở khu vực kinhtế tư nhân do khu vực này đang làm ăn có hiệu quả. Nhưng một hạn chế lớn nhất đốivới các DNNQD ở nước ta là vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất. Với nguồn vốn tự có chủ yếu dưới dạng nhà xưởng, máy móc thiết bị do vậy sau một thời gian hoạt động sản xuất trang thiết bị trở nên lỗi thời không còn thích ứng được với nhu cầu thị trường. Để tồn tại vàpháttriển thì phải đổi mới dây chuyền thiết bị, trang bị công nghệ hiện đại. Trong khi đó nguồn vốn tự có lại có hạn, nguồn vốn đi vay cũng bị hạn chế bởi quy mô và tài sản có. Như vậy, trong tương lai không xa một xu hướng tất yếu xảy ra đốivới các DN này là sự sát nhập cùng chung vốn vào sản xuất kinh doanh. Đó là tiền đề cho sựpháttriển của công ty cổ phần, ưu điểm của công ty cổ phần là có thể tự huy động vốn trên thị trường thông qua phát hành cổ phiếu. Nhưng tốc độ pháttriển của các công ty cổ phần phụ thuộc rất nhiều vào sựpháttriển của các NH, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay các công ty chứng khoán còn chưa phát triển. Ngoài ra, khi các NH pháttriển đến một mức nhất định thì các NH không chỉ là người bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu của công ty mà còn có thể mua các cổ phiếu, trái phiếu đó để công ty có đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình. Loại hình không phải DN (kinh tế hộ gia đình): Là khu vực sản xuất kinhdoanh nhỏ bao gồm tất cả các hoạt động của tư nhân nằm ngoài khu vực DN như: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại vận tải và các dịch vụ khác. Trong giai đoạn đầu của cơ chế quản lý mới khu vực kinhtế này pháttriển rất nhanh, thu hút mọi đối tượng tham gia, tận dụng triệt để các nguồn lực sản xuất của xã hội nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động. Đốivới nước ta hiện nay ngành nông - lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng thì sựpháttriển của khu vực này hiện nay là tất yếu. Trong tương lai với công cuộc CNH và HĐH đất nước thì khu vực này sẽ từng bước giảm dần chuyển sang lao động trong các ngành công nghiệp hiện đại. Theo cơ chế mới của nền kinhtế nhiều thành phần đã có những chuyển biến tích cực. Theo dự đoán của các nhà kinhtế Việt Nam và thế giới, nếu tốc độ pháttriển của KTNQD nhanh hơn tốc độ pháttriển của nền KTQD bình quân 1%/năm thì xu hướng biến động về tỷ trọng các thành phần kinhtế trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội nước ta trong 10 - 20 năm nữa là: Kinhtếquốcdoanh 10%, kinhtếngoàiquốcdoanh 90%. Trong đó thành phần kinhtế tư bản Nhà nước không quá 30%, kinhtế tư nhân 20%, kinhtế tập thể 20%, kinhtế cá thể và gia đình 30%. Mô hình kinhtế hộ gia đình, các xí nghiệp vừa và nhỏ là phù hợp với đặc điểm KTNQD. Sẽ xuất hiện những tập đoàn kinhtế tư bản tư nhân bên cạnh những tập đoàn kinhtế Nhà nước trong môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng cùng tham gia quá trình phân công lao động trong nước và hợp tác quốc tế. 1.1.2.2.b. Khu vực kinhtếngoàiquốcdoanh có vốn đầu tư nước ngoài. Kể từ khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, tham gia vào các quan hệ kinhtếquốc tế, đã xuất hiện nhiều tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, hàng năm khu vực này đóng góp một tỷ lệ lớn vào GDP, góp phần chuyển giao công nghệ, khoa học quản lý hiện đại, thu hút lao động trong nước với mức lương cao, đào tạo công nhân kỹ thuật, rèn luyện phong cách lao động công nghiệp hoá. Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư nước ngoài đang được nhiều người quan tâm và trên thực tế hoạt động này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinhtế đất nước, mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinhtếquốc tế, từng bước hội nhập vào nền kinhtế thế giới. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu từ cuối năm 1987 và được đánh dấu bằng sự ra đời Luật đầu tư nước ngoài. Từ đó tới nay hoạt động đầu tư nước ngoài ngày một tăng lên cả về tổng số vốn đầu tư, số lượng dự án đầu tư, số nước tham gia và các lĩnh vực đầu tư. Tuy vậy, từ năm 1997 đến nay hoạt động đầu tư nước ngoài có phần giảm sút so với các năm trước, đây đang là vấn đề được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà kinh tế. Phải thừa nhận rằng đầu tư nước ngoài giảm sút trong mấy năm qua có nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, thủ tục hành chính rườm rà, chính sách thuế thiếu ổn định. Nhưng với lợi thế ở nước ta có nguồn lao động dồi dào, chịu khó, có nguồn nguyên liệu rẻ, cùng với việc thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài của Chính phủ như cải cách thủ tục hành chính, chính sách thuế, giảm giá cho thuê đất. Chắc chắn trong tương lai khu vực kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ pháttriển một cách nhanh chóng, sẽ có ngày càng nhiều những dự án kinhdoanh có hiệu quả tạo công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy nền kinhtếphát triển. 1.1.3. Vai trò của kinhtếngoàiquốc doanh. Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song được sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước, khu vực KTNQD đã dần dần khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế. Với tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo, KTNQD đã sớm thích nghi với những biến đổi thường xuyên của thị trường, đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinhtếquốc dân. Thứ nhất, sựpháttriển của KTNQD đã tạo ra sự cạnh tranh, góp phần pháttriểnkinh tế. Trong những năm vừa qua, sự tồn tại vàpháttriển của khu vực KTNQD là cần thiết và phù hợp với quy luật pháttriểnkinhtế của nước ta trong giai [...]... công tác mở rộng TD mới thực sự hiệu quả và có ý nghĩa 1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG TÍNDỤNG CHO KINHTẾNGOÀIQUỐCDOANH - Sựpháttriển KTNQD là tất yếu để thúc đẩy tăng trưởng và phát triểnkinhtế bền vững, đặc biệt với các nước đang phát triển, thiếu hụt vốn đầu tư, tích luỹ nội bộ còn thấp thì đây là cách thức hiệu quả để khai thác nội lực vàpháttriển nền kinhtế đất nước - Do hầu hết khu... việc tích tụ và tập trung vốn ngày càng cao, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nhận thức sâu sắc về vai trò to lớn của TD NH đốivới việc pháttriển nền kinhtế nói chung và đốivới khu vực KTNQD, chúng ta cần có biện pháp đúng đắn để tạo điều kiện cho TD NH pháttriển mạnh mẽ hơn nữa nhằm đáp ứng sựpháttriển không ngừng đối với nền kinhtế quốc dân 1.2.4... trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc Chính vì vậy, DNNQD được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động, sửdụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản vốn đầu tư Từ thực tế ta thấy rằng sự tồn tại vàpháttriển của các DNNQD là một tất yếu khách quan và cần thiết trong quá trình pháttriển của mỗi quốc gia 1.2 TÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚISỰPHÁTTRIỂN KHU VỰC KTNQD... ngoài tương đối lớn Để tận dụng cơ hội này cho phát triểnkinhtế thì phải chú trọng pháttriển KTNQD vì các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tham gia vào quốc gia có các thành phần kinhtế tư nhân pháttriển bởi có như vậy họ mới có cơ hội để tồn tại vàpháttriển Thứ năm, DNNQD góp phần quan trọng trong việc thu hút vàsửdụng tối ưu các nguồn lực trong nền kinhtế Việc tạo lập DNNQD không cần nhiều vốn, điều... này là một trong những nhân tố bảo đảm sự ổn định và bền vững của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Khu vực KTNQD góp phần to lớn đến pháttriển ở nước ta, vậy thì việc tăng cường TD đốivới khu vực kinhtế này là rất quan trọng và cần thiết 1.4 KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC MỞ RỘNG TÍNDỤNGĐỐIVỚI DNNQD 1.4.1 Kinh nghiệm Trong kế hoạch tổng thể lần... Sản xuất kinhdoanhpháttriển là tiền đề tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Khu vực KTNQD tồn tại vàpháttriển sẽ là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế Hàng năm khu vực KTNQD đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 30% Nguồn ngân sách Nhà nước sẽ được dùng để đầu tư vào các ngành kinhtế mũi nhọn hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng hay giúp đỡ, hỗ trợ một số ngành kinhtế yếu kém... đều có đặc điểm và mức độ pháttriển khác nhau, nhưng các DNNQD đều đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triểnkinhtế xã hội, tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội cho đất nước Chính vì vậy, sự tồn tại vàpháttriển của các DNNQD là một tất yếu khách quan và cần thiết trong quá trình pháttriển của mỗi quốc gia DNNQD góp phần to lớn đến sựpháttriển ở nước ta,... của nền kinhtế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động TD NH đốivới DN nói chung và DNNQD nói riêng Thật vậy, khi nền kinhtế ở tình trạng hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, môi trường kinhdoanh ít biến động thì nhu cầu vay vốn của DN tăng lên để mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm kiếm thêm lợi nhuận Khi đó hoạt động TD NH sẽ pháttriểnvà ngược lại, trong môi trường kinhtế suy thoái,... đã thúc đẩy và tăng cường các mối quan hệ trong nước, đồng thời tạo ra sự ganh đua giữa các thành phần kinh tế, buộc các thành phần kinhtế nói chung và các chủ thể kinhtế nói riêng phải luôn đổi mới, hoàn thiện để tồn tại vàpháttriển Thứ hai, sựpháttriển KTNQD đã thu hút một lực lượng lớn lao động, giảm sức ép về tình hình thất nghiệp cho đất nước Như chúng ta đã biết, khu vực KTNQD với quy mô... đến TD NH đốivới khu vực KTNQD 1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan Một là, nhân tố kinh tế: Nền kinhtế là một thực thể gồm nhiều hoạt động kinhtế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau Bất kỳ một sự biến động của hoạt động kinhtế trong lĩnh vực nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinhdoanh của các lĩnh vực còn lại Hoạt động TD NH chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế, do vậy sự biến . KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH. . như sau: Kinh tế quốc doanh, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế tư bản nhà nước. Trong đó kinh tế quốc doanh thực hiện tốt