lao động là phương hướng chiến lược quan trọng của quá trình CNH, HĐH. Hầu hết các DNNQD hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, số lượng
DN tham gia các lĩnh vực sản xuất vật chất còn thấp. Các DN này phần lớn chỉ lo có việc làm, tăng doanh số, bảo đảm thu nhập cho người lao động, tỷ lệ tích luỹ rất thấp; khá nhiều DN tư nhân kinh doanh theo kiểu buôn chuyến, chụp giật, lỗ lãi từng phi vụ.
Như vậy phát triển khu vực KTNQD là phù hợp tất yếu khách quan. Do đặc thù của KTNQD ở nước ta và xét trong hoàn cảnh chung của nền kinh tế, hiện tại khu vực kinh tế này đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và quá trình phát triển KTNQD đã và đang bộc lộ hạn chế chủ yếu. Đó là do quá trình phát triển KTNQD còn ngắn, đang trong giai đoạn khởi đầu nên khả năng tích luỹ vốn còn hạn chế. Trước hết do bản thân DN thiếu tài sản thế chấp NH trong khi mức cho vay bị giới hạn. Hơn nữa hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với lãi suất cao nên các DNNQD cho dù được phép vay và khó tìm được nguồn vốn trung, dài hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các DN có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính từ bên ngoài một cách rộng rãi ổn định hơn.
Mặt khác, cũng do nguồn vốn hạn hẹp của các DN nên các DN không có điều kiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Do đó năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay vốn để đầu tư thành lập DN cũng như để mở rộng, phát triển sản xuất đang là một trong những khó khăn căn bản của các DNNQD ở Việt Nam. Thực sự, các DNNQD đang có nhu cầu bức xúc về vốn để thành lập và phát triển DN, lo lắng là làm sao vay được vốn vừa sức chi trả, tìm được người tư vấn giúp họ có thể tìm được chỗ vay vốn thích hợp và có thể làm để trả được vốn cả gốc lẫn lãi.
Các DN mới thành lập rất khó vay vốn trong trường hợp họ mới thành lập lần đầu, thiếu vốn và sẵn sàng vay vốn NH với bất cứ giá nào, NH không dám mạnh dạn cho vay vì không biết năng lực của họ thế nào. Trong khi Luật chỉ cho phép NH được cho vay tối đa 50% trị giá dự án, các DN lại muốn vay vượt
số này thì rất khó. Bởi thế tự lực phần lớn về vốn là hiện trạng của phần nhiều DNNQD hiện nay.
Như vậy, để phát triển được DNNQD thì các NHTM phải cung cấp đủ vốn cho các DN, phải tạo điều kiện thuận lợi để các DNNQD đến vay vốn ở các NHTM. Mặc dù cho vay các DNNQD dễ gặp rủi ro hơn nhưng các DN này là một trong những nhân tố bảo đảm sự ổn định và bền vững của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động... Khu vực KTNQD góp phần to lớn đến phát triển ở nước ta, vậy thì việc tăng cường TD đối với khu vực kinh tế này là rất quan trọng và cần thiết.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNQD. ĐỐI VỚI DNNQD.
1.4.1. Kinh nghiệm.
Trong kế hoạch tổng thể lần thứ hai (1991-2000) Malaysia đã khẳng định rõ vai trò của các DNNQD trong công cuộc HĐH đất nước. Trong thời kỳ này, Chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ các DNNQD như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin... mục đích của chương trình này là nhằm giúp các DNNQD có một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và HĐH, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng... Có được cơ sở hạ tầng tốt thì hoạt động của các DN ở đây cao lên nhiều để từ đó NH tích cực mở rộng cho vay đối với DNNQD mà không ngại về điều kiện ban đầu.
Ở CHLB Đức thì do phần lớn các DNNQD không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản TD lớn bên cạnh các khoản TD ưu đãi nên nước này phát triển khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh TD với sự hợp tác chặt chẽ của các Phòng thương mại, Hiệp hội DN, NH và Chính quyền Liên Bang. Vì thế các
DNNQD ở CHLB Đức đã khắc phục được nhiều khó khăn trong huy động vốn, đồng thời các NH lại tăng dược doanh số cho vay với sự đảm bảo chắc chắn.
Còn ở Đài Loan, nhận thức được những khó khăn của các DNNQD trong việc thế chấp tài sản vay vốn NH nước này đã thành lập Quỹ bảo lãnh TD. Ngoài ra, Đài Loan còn mời các chuyên gia đến giúp DNNQD nhằm tối ưu hoá cơ cấu vốn và tăng cường các điều kiện vay vốn.
1.4.2. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm.
Từ những kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số bài học mà Việt Nam có thể vận dụng để phát triển DNNQD một cách có hiệu qủa, đó là: