CV HD thực hiên nhiệm vụ CM Tiểu học 10.11

4 437 0
CV HD thực hiên nhiệm vụ CM Tiểu học 10.11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN LỘC HÀ PHÒNG GD – ĐT Số: 356 /CV-PGD&ĐT V/v: Hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ CMTH năm học 2010 - 2011. CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lộc Hà, ngày 06 tháng 10 năm 2010 Kính gửi: - Cụm trưởng, cụm phó cụm CM Tiểu học. - Ban giám hiệu các trường Tiểu học. - Tiểu ban nghiệp vụ bậc Tiểu học. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2010 - 2011 của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Tĩnh và phòng Giáo dục & Đào tạo Lộc Hà, để giúp các cụm chuyên môn, các trường và Tiểu ban nghiệp vụ bậc Tiểu học triển khai thực hiện có hiệu quả, Phòng hướng dẫn thêm một số nội dung sau: I. Một số nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm: 1. Về tổ chức học 2 buổi/ngày, học tăng buổi: - Triển khai thực hiện ngiêm túc việc học 2 buổi/ngày, học tăng buổi theo các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở và của Phòng đã gửi các trường, giao quyền cho Ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh thời khóa biểu sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. - Về nội dung chương trình dạy buổi 2 chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện kĩ năng, luyện tập thực hành, hoạt động ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu kém. Tránh việc áp đặt, dạy trùng lặp kiến thức buổi sáng, tăng nội dung và thời gian học tập gây tâm lý nặng nề, không có hiệu quả cho học sinh. Lưu ý: Các trường tham khảo thêm tài liệu học buổi 2 của Sở và Bộ giáo dục đã ban hành để việc dạy học buổi 2 có hiệu quả cao. 2. Phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”. - Thực hiện theo Công văn 1263/SGD&ĐT-GDTH ngày 16/10/2007 về một số quy định, đánh giá, xếp loại VSCĐ; Công văn 1104/SGD&ĐT-GDTH ngày 21/9/2010 về việc hướng dẫn kiểm tra đánh giá phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh. - Tổ chức thi viết chữ đẹp cho học sinh toàn trường theo định kì 4 bài/năm học (thống nhất giấy thi theo mẫu của Sở, kinh phí mua giấy và đề 750 đồng/bài viết; đề bài, thời gian và cỡ chữ do Sở GD&ĐT quy định). Kết quả các bài kiểm tra này được sử dụng làm căn cứ chủ yếu để đánh giá, xếp loại chữ viết của cá nhân và tập thể. - Toàn bộ bài kiểm tra ch÷ viết của học sinh ®îc lu gi÷ thêng xuyªn trong hồ sơ VSCĐ của nhà trường để xuất trình trong các đợt kiểm tra đánh giá phong trào VSCĐ. - Trong năm học, Phòng sẽ tổ chức thi hồ sơ VSCĐ bằng hình thức: chọn ngẫu nhiên 15 bài ở mỗi trường (mỗi khối 3 bài), đồng thời các trường được chọn gửi về Phòng 15 bài viết đẹp nhất của trường mình (mỗi khối 3 bài, ngoài các bài kiểm tra mà Phòng đã chọn) để trưng bày, đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể. 3. Về công tác phổ cập GDTH ĐĐT: - Nhà trường phải có đầy đủ hồ sơ phổ cập theo quy định và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. - Phối hợp với trường MN, THCS điều tra số liệu chính xác, tổng hợp vào các biểu mẫu và nhập dữ liệu vào máy vi tính. - Thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém, xóa tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp; duy trì sĩ số, vận động học sinh bỏ học trở lại trường để nâng cao chất lượng PC GDTH. - Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi và báo cáo theo nội dung công văn số 929/SGD&ĐT-GDTH ngày 09/8/2010 và công văn hướng dẫn của Phòng. 4. Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường và hoạt động của tổ khối chuyên môn: 4.1. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học: - Nhà trường thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, thành phần gồm Hiệu trưởng (trưởng ban), P. Hiệu trưởng (phó ban trực), CTCĐ (phó ban), các thành viên là Bí thư chi Đoàn, Tổng phụ trách Đội và các tổ trưởng tổ chuyên môn. - Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra, hàng tháng có kế hoạch cụ thể và có sơ kết đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường. - Hồ sơ gồm: Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, sổ kế hoạch, sổ biên bản, hồ sơ thanh tra chuyên môn, bản đánh giá xếp loại viên chức hàng năm (phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH). 4.2. Hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường theo năm, học kì, tháng, tuần. - Quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng về thực hiện nhiệm vụ năm học. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình thời khóa biểu, sử dụng trang thiết bị dạy học, các hoạt động trong nhà trường,… 4.2. Hoạt động tổ chuyên môn: - Tổ chức cho giáo viên đăng kí nội dung cần bồi dưỡng, chủ động xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của tổ, xin ý kiến Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức thực hiện. - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được thể hiện bằng các việc làm cụ thể, thiết thực như thăm lớp dự giờ lẫn nhau, tổ chức dạy thể nghiệm, dạy mẫu, dạy thao giảng để đúc rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm sử dụng máy vi tính, soạn giáo án điện tử, khai thác các thông tin trên mạng Internet, … Tổ chức ít nhất 1 chuyên đề/tháng. 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh: Thực hiện theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và Công văn số 717/BGDĐT- GDTH ngày 11/02/2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT. II. Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém: 1. Về công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ: - Các cụm chuyên môn và các trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho đơn vị của mình. - Các trường cần tổ chức khảo sát giáo viên, phân loại giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng thiết thực. - Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các tài liệu về chuyên môn: nội dung sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5, các tài liệu nâng cao: giải các bài toán khó, viết các bài văn hay, … - Tổ chức thi và chọn công nhận giáo viên giỏi trường; tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển GV tham gia thi GV giỏi huyện. Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của trường mình tham gia thi giáo viên giỏi tỉnh trong năm học 2011- 2012. - Trao đổi kinh nghiệm, khai thác thông tin trên trang web http:// www.violet.vn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. 2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: * Về bồi dưỡng học sinh giỏi: - Các trường cần nghiên cứu kĩ Công văn số 382/CV-PGD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011. - Nội dung kiến thức bồi dưỡng cho học sinh: chú trọng rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, kiến thức đại trà từ 70-80%, kiến thức nâng cao vận dụng từ 20-30%, tài liệu cần tham khảo: Toán tuổi thơ, Nhi đồng chăm học, Văn học tuổi thơ, các loại sách tham khảo do nhà xuất bản GD phát hành. - Số lượng học sinh dự thi của các đơn vị tối thiểu 2 học sinh/lớp. - Ngoài việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng họ sinh giỏi, các trường, các cụm chuyên môn cần tổ chức các hoạt động giao lưu: Rung chuông vàng, Trạng nguyên nhỏ tuổi, giao lưu Ôlympic Tiếng Anh trong các ngày lễ lớn. * Thi giải toán qua mạng: - Thành lập Ban tổ chức thi giải toán qua mạng Internet cấp trường, quán triệt nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của ngành, các kênh thông tin trên trang http://violympic.vn, http://violet.vn/locha để tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia. - Thời gian thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia theo quy định của Ban tổ chức. 3. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém: Căn cứ vào kết quả bàn giao chất lượng học sinh từ lớp dưới lên lớp trên và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên cần phân loại học sinh, xây dựng kế hoạch phụ đạo, tích cực phụ đạo thêm kiến thức cho các em để sớm xóa dần số học sinh yếu kém. Phòng sẽ tổ chức kiểm tra học sinh yếu kém 2 đợt/năm học. 4. Công tác bàn giao chất lượng HS từ lớp dưới lên lớp trên: Thực hiện theo Công văn số 455/SGD&ĐT-GDTH ngày 19/4/2010 của Sở và các văn bản hướng dẫn của Phòng. III. Hoạt động của Tiểu ban nghiệp vụ và Cụm chuyên môn: - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ (các chuyên đề về bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, chuyên đề về nhận thức chính trị,…). Nghiên cứu và tổ chức các chuyên đề cấp Phòng, cấp Cụm và cấp trường. - Tham gia công tác thanh tra và kiểm tra việc dạy học, hoạt động của CB, GV ở các nhà trường khi có quyết định điều động của Phòng. - Tổ chức và tham gia việc coi thi, chấm thi GVG, HSG, KSCLGV, HSYK,… - Tham gia xây dựng ngân hàng đề thi: KSCLGV, HSG, KTĐK, các đề khảo sát phục vụ cho các đợt thanh tra, kiểm tra các nhà trường. - Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tự học tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho CB, GV. - Tổ chức và tham gia phong trào nghiên cứu khoa học, viết SKKN, bồi dưỡng và tham gia thi GVG các cấp. - Tham gia tư vấn hỗ trợ các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho CB, GV trong các đợt thi: GVG, viết SKKN, HSG, phong trào VSCĐ, giao lưu Toán tuổi thơ,… - Tổ chức giao lưu VH-VN, TD-TT, xây dựng mối đoàn kết giữa các đơn vị GD trong trường, trong Cụm và toàn huyện. - Xây dựng kế hoạch, tổ chức họp Cụm mỗi tháng 1 lần, báo cáo kế hoạch và kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn về Phòng vào ngày 26 hàng tháng. - Đánh giá thi đua kì, năm của các trường trong Cụm theo tiêu chí thi đua của Ngành. IV. Xây dựng ngân hàng đề thi, đề kiểm tra: Phòng giao cho Phó Hiệu trưởng các trường ra đề thi KSCLHSG, đề thi kiểm tra định kì trong năm (copy vào USB) nạp về chuyên môn Phòng cho đồng chí Lê Thị Lệ Nhung vào các thời gian sau: - Đề thi KSHSG đầu năm (các lớp 3,4,5) và đề KSCL giữa kì I hai môn Toán, Tiếng Việt (lớp 1,2,3,4,5): nạp trước ngày 15/10/2010. - Đề thi KSCLHSG cuối kì I (các lớp 3,4,5) hai môn Toán và Tiếng Việt và đề KSCL cuối kì I (các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch Sử, Địa Lí – lớp 1,2,3,4,5): nạp trước ngày 15/12/2010. - Đề thi KSHSG giữa kì II (các lớp 3,4,5) và đề KSCL giữa kì II hai môn Toán, Tiếng Việt (lớp 1,2,3,4,5): nạp trước ngày 15/02/2011. - Đề thi KSCLHSG cuối năm (các lớp 3,4,5) hai môn Toán và Tiếng Việt và đề KSCL cuối năm (các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch Sử, Địa Lí – lớp 1,2,3,4,5): nạp trước ngày 25/3/2011. V. Về thông tin, báo cáo: - Ban giám hiệu thường xuyên vào hộp thư điện tử của trường và của cán nhân để cập nhật thông tin, trao đổi thông tin 2 chiều. - Đề nghị các trường, các cụm chuyên môn thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo. Kể từ năm học này trở đi ngoài việc gửi văn bản qua đường bưu điện cần gửi qua hộp thư điện tử để đảm bảo thời gian quy định. Thông tin báo cáo cần trung thực, chính xác, kịp thời. Trên đây là một số nội dung cơ bản trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn ở bậc Tiểu học năm học 2010 - 2011, Phòng yêu cầu các Cụm chuyên môn, Tiểu ban nghiệp vụ, Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn các trường tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc liên hệ với bộ phận chuyên môn để được tư vấn, giải đáp./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT. KT. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Lê Trọng Châu . ngày 06 tháng 10 năm 2 010 Kính gửi: - Cụm trưởng, cụm phó cụm CM Tiểu học. - Ban giám hiệu các trường Tiểu học. - Tiểu ban nghiệp vụ bậc Tiểu học. Trên cơ. UBND HUYỆN LỘC HÀ PHÒNG GD – ĐT Số: 356 /CV- PGD&ĐT V/v: Hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ CMTH năm học 2 010 - 2 011. CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày đăng: 28/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan