1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

công văn 1556_HD Cu the thuc hien nhiem vu nam hoc 11-12 GDTrH-GDTX

6 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 67,6 KB

Nội dung

UBND TỈNH CÀ MAU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1556/SGDĐT-GDTrH-GDTX Cà Mau, ngày 26 tháng 8 năm 2011 V/v Hướng dẫn một số công việc cụ thể thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên năm học 2011-2012 Kính gửi: - Trưởng phòng GD&ĐT huyện (thành phố); - Hiệu trưởng các trường THPT; - Giám đốc Trung tâm KTTH-HN; - Giám đốc TT GDTX tỉnh, huyện (thành phố). Căn cứ vào Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012 và tình hình thực tế của giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau; Công văn số 1554/SGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2011 và 1555/SGDĐT- GDTX ngày 26/8/2011 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên năm học 2011-2012, nay Sở GD&ĐT hướng dẫn một số công việc cụ thể để các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên năm học 2011 – 2012. I/ GIÁO DỤC TRUNG HỌC 1. Sắp xếp các ban ở cấp THPT, học sinh lưu ban - Việc sắp xếp học sinh vào học các ban ở lớp 10 phải theo phương án phân ban năm học 2011-2012 đã được Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định số 734/QĐ-SGDĐT ngày 09/5/2011. Nếu có điều chỉnh do tình hình thực tế của nhà trường phải có tờ trình và phải được Giám đốc Sở đồng ý. + Đối với học sinh đã học xong lớp 10 THPT muốn chuyển ban thì việc có cho phép chuyển ban hay không cho chuyển ban do Hiệu trưởng quyết định sau khi làm việc với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn; học sinh chỉ được chuyển ban một lần sau khi hoàn thành chương trình lớp 10 THPT (học sinh lớp 11 không được chuyển ban). + Đối với trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, nhà trường sắp xếp ổn định cho số học sinh không đủ điều kiện học lớp chuyên chuyển sang lớp không chuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Đối với học sinh lưu ban nhà trường cần sắp xếp cho phù hợp với học lực. Học sinh lớp 12 không tốt nghiệp năm học 2010-2011 và các năm trước mà học sinh có nguyện vọng học lại nhà trường giải quyết theo một trong hai phương án sau: + Học sinh học lại theo diện học sinh lưu ban (kiểm tra đánh giá xếp loại 2 mặt hạnh kiểm và học lực như học sinh năm học 2011-2012). 1 + Học sinh đăng kí học một số môn (học dự thính hoặc nhà trường mở lớp riêng) theo diện thí sinh tự do, không lập học bạ mới. - Học sinh không được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học (theo mục 3, Điều 27, Chương V của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT) được áp dụng từ ngày 15/5/2011, đối với các trường đã thu nhận học sinh theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BGDĐT thì vẫn để các em được học trong năm học 2011 – 2012. 2. Đối với môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, Thể dục Với môn GDQP-AN, các trường xếp vào thời khoá biểu chính khoá để giảng dạy như các môn học khác (không được tổ chức tập trung), có thể xếp khác buổi và xen kẽ với tiết Thể dục để thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập. Phần dạy lý thuyết các trường có thể ghép lại nhưng không quá 150 học sinh, riêng phần thực hành phải tổ chức dạy theo từng lớp. Đối với môn Thể dục ở những trường quá khó khăn về cơ sở vật chất và điều kiện đi lại của học sinh thì Hiệu trưởng nhà trường làm tờ trình về Sở GD&ĐT (cấp THPT), Phòng GD&ĐT (cấp THCS) để xin phép được dạy 2 tiết liền nhưng phải có kế hoạch đảm bảo sức khỏe cho học sinh. 3. Hệ thống sổ sách trong trường trung học và của CBQL, giáo viên a) Hệ thống sổ sách trong trường trung học đối với nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện đúng theo Điều 27 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. b) Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí, việc thực hiện các loại hồ sơ sổ sách đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ chuyên môn, GV thực hiện theo hướng dẫn mới của Sở GD&ĐT từ năm học 2011 – 2012. c) Việc giáo viên được sử dụng giáo án cũ có soạn bài bổ sung thực hiện theo hướng dẫn mới của Sở GD&ĐT từ năm học 2011 – 2012. Năm học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp THCS, THPT, do đó các bài giảng mà nội dung có điều chỉnh thì giáo viên phải soạn lại giáo án mới không sử dụng giáo án cũ. 4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT yêu cầu tiếp tục thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, trong học kỳ II năm học 2011 – 2012 Sở GD&ĐT đã tập huấn cho GV cốt cán về việc kỹ năng biên soạn ra đề, do đó các Phòng GD&ĐT, các trường THPT tiếp tục có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng lại cho giáo viên về kỹ năng biên soạn ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông với cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo. Với bài kiểm tra học kì dành tối thiểu 50% làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tạo. Để thống nhất trong việc ra đề kiểm tra, Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường thực hiện như sau: 2 a) Khi ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì các môn học thực hiện phân bố kiến thức có 30% hình thức trắc nghiệm và 70% hình thức tự luận. b) Riêng các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh của khối lớp 12 kiểm tra học kì bằng hình thức trắc nghiệm. c) Đối với môn Ngữ văn cấp THPT (thực hiện theo Công văn số 1748/SGDĐT-GDTrH ngày 30/9/2009 của Sở GD&ĐT Cà Mau về việc hướng dẫn kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn cấp THPT): - Bài viết: Thực hiện theo phân phối chương trình và yêu cầu của sách giáo khoa. - Bài kiểm tra học kì: Thực hiện theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. d) Đối với môn thể dục cấp THPT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT từ năm học 2011 – 2012 sẽ thực hiện đánh giá bằng nhận xét (không đánh giá bằng cho điểm), do đó các giáo viên thể dục của trường THPT phải nghiên cứu kỹ việc đánh giá bằng nhận xét theo quy chế của Bộ GD&ĐT để thực hiện đúng quy định. 5. Bồi dưỡng học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi Năm học 2011-2012, việc thi chọn học sinh giỏi lớp 12 được tổ chức sớm nên các trường THPT có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Căn cứ vào đội ngũ giáo viên, năng lực học tập của học sinh các trường nên chọn những môn có khả năng đạt giải để bồi dưỡng và dự thi học sinh giỏi vòng tỉnh. Chương trình thi là chương trình cấp THPT nâng cao (Riêng lớp 12 thực hiện đến hết học kì I). Trong tháng 3, 4/2012 Sở sẽ tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cấp THCS (các môn Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hóa học) theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT, do đó các Phòng GD&ĐT, các trường THPT, có kế hoạch tổ chức thi giáo viên dạy giỏi trong học kỳ I để giáo viên phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở 2 lần trước khi dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (Sở sẽ có hướng dẫn riêng). Đối với các môn khác (cấp THCS, THPT) các đơn vị vẫn tổ chức thi giáo viên dạy giỏi theo kế hoạch để cấp giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi chuẩn bị thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh các năm học sau. 6. Việc thực hiện Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học Các trường trung học tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh quán triệt và thực hiện Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học được áp dụng kể từ ngày 15/5/2011 trong đó cần lưu ý các vấn đề sau: a) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường trung học công lập có thay đổi (Điều 20) nên căn cứ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu làm tờ trình đề nghị 3 Trưởng phòng GD&ĐT (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định thành lập Hội đồng trường chậm nhất là cuối tháng 9/2011. b) Tổ chức sinh hoạt cho GV và HS thảo luận kỹ: các hành vi giáo viên không được làm (Điều 35); các hành vi học sinh không được làm (Điều 41) để GV và HS có thái độ cư xử đúng mực. 7. Tham gia sử dụng và xây dựng “Nguồn học liệu mở” Năm học 2011 – 2012 các đơn vị tiếp tục triển khai đến giáo viên, học sinh sử dụng và tham gia xây dựng “Nguồn học liệu mở” để tham khảo các câu hỏi bài tập, đề thi, giáo án, tài liệu trên Website của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. II/ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Ngoài các nội dung của GDTX có liên quan đến GDTrH đã nêu ở trên, các đơn vị cần chú ý tập trung một số công việc sau: 1. Công tác quản lý - Phòng GD&ĐT khi xét điều kiện của học viên để huy động mở các lớp phổ cập giáo dục THCS, lưu ý xét điều kiện học bạ để xếp lớp học tương ứng, (học viên nghỉ học ở lớp nào thì học lại lớp đó). - Các trung tâm GDTX khi nhận hồ sơ tuyển sinh đầu vào phải đầy đủ các loại giấy tờ, học bạ theo quy định, không nhận hồ sơ không đủ điều kiện. - Đối với những học viên đăng ký hình thức tự học có hướng dẫn, các trung tâm GDTX thực hiện theo đúng Quyết định số 07/2002/QĐ-BGDĐT ngày 19/3/2002 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy định tổ chức hình thức tự học có hướng dẫn. Trung tâm GDTX lập danh sách học viên có đủ hồ sơ hợp lệ và điều kiện đăng ký tự học có hướng dẫn, kế hoạch giảng dạy cho đối tượng này, trình Sở GD&ĐT duyệt chậm nhất ngày 20/9/2011. 2. Hệ thống sổ sách trong trung tâm GDTX Đối với trung tâm, giáo viên thực hiện theo đúng Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT. Việc thực hiện các loại hồ sơ sổ sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện theo hướng dẫn mới của Sở GD&ĐT từ năm học 2011 – 2012. 3. Thực hiện chương trình, dạy ngoại khóa - Chương trình bổ túc THCS thực hiện theo Quyết định số 48/2002/QĐ- BGDĐT ngày 27/11/2002 của Bộ GD&ĐT về Ban hành chương trình bổ túc THCS. - Chương trình GDTX cấp THPT thực hiện theo công văn số 1414/SGDĐT-GDTX ngày 30/8/2010 của Sở GD&ĐT Cà Mau về Hướng dẫn thực hiện chương trình chi tiết và tự chọn bám sát lớp 10, 11, 12 GDTX. - Chương trình ngoại khóa: Các trung tâm GDTX lựa chọn chủ đề phù hợp với thực tế ở địa phương, xây dựng chương trình dạy cụ thể (ngoài 4 chương trình ngoại khóa về môi trường, các trung tâm GDTX có thể chọn thêm chủ đề về an toàn giao thông, chủ đề về giáo dục pháp luật, …). Định mức tiết tiêu chuẩn thực hiện theo công văn số 2014/SGDĐT-GDTX ngày 17/12/2010 của Sở GD&ĐT Cà Mau Hướng dẫn giảng dạy ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường trong trung tâm GDTX. 4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá; bồi dưỡng học viên a) Các trung tâm GDTX tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá; có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng lại cho giáo viên về kỹ năng biên soạn đề kiểm tra, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục thường xuyên với cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng. Với bài kiểm tra học kì dành tối thiểu 50% bài làm cho các nội dung thông hiểu, vận dụng. Sở GD&ĐT quy định thống nhất việc ra đề kiểm tra như sau: - Khi ra đề kiểm tra 1 tiết, học kì các môn học thực hiện phân bố kiến thức có 30% hình thức trắc nghiệm và 70% hình thức tự luận. - Đối với môn Ngữ văn GDTX cấp THPT thực hiện như sau: + Bài viết: Thực hiện theo phân phối chương trình và yêu cầu của sách giáo khoa. + Bài kiểm tra học kì: Thực hiện theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT (hệ GDTX). - Riêng các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học của khối lớp 12 kiểm tra học kì bằng hình thức trắc nghiệm. b) Đối với học viên đã hoàn thành chương trình lớp 12 nhưng chưa đỗ tốt nghiệp, học viên có nhu cầu học lại để củng cố kiến thức, các trung tâm GDTX bố trí học dự thính hoặc mở lớp riêng theo diện thí sinh tự do, không lập học bạ mới. 5. Phổ cập giáo dục Các phòng GD&ĐT căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể huy động mở các lớp phổ cập chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học (Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ), PCGD THCS trình Sở GD&ĐT duyệt chậm nhất ngày 20/9/2011. 6. Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng Phòng GD&ĐT tham mưu với địa phương bổ sung nhân sự (Ban giám đốc) đảm bảo cơ cấu tổ chức của trung tâm HTCĐ theo quy chế hiện hành; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Ban giám đốc, tăng cường huy động đội ngũ cộng tác viên, báo cáo viên ở các trung tâm HTCĐ. III/ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO Để kịp thời báo cáo về Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đề nghị các Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các trung tâm GDTX thực hiện chế độ báo cáo theo các biểu mẫu gửi kèm theo Công văn 5 này, đúng nội dung và thời gian quy định ghi trong mẫu báo cáo (chậm nhất ngày 15/9/2011). Trên đây là hướng dẫn một số công việc cụ thể trong năm học 2011- 2012, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị triển khai đến giáo viên để quán triệt và thực hiện, trong quá trình thực hiện có vấn đề nảy sinh cần báo cáo kịp thời về Sở GD&ĐT (qua Phòng Giáo dục Trung học và Giáo dục thường xuyên) để có ý kiến chỉ đạo./. KT. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: PHÓ GIÁM ĐỐC - Như trên; - Lãnh đạo Sở GD&ĐT; - CVP, Thanh tra Sở GD&ĐT; (Đã ký) - Lưu: VT, PGDTrH. Đoàn Thị Bẩy 6 . môn Ngữ văn cấp THPT (thực hiện theo Công văn số 1748/SGDĐT-GDTrH ngày 30/9/2009 của Sở GD&ĐT Cà Mau về việc hướng dẫn kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn cấp THPT): - Bài viết: Thực hiện theo. chế độ báo cáo theo các biểu mẫu gửi kèm theo Công văn 5 này, đúng nội dung và thời gian quy định ghi trong mẫu báo cáo (chậm nhất ngày 15/9/2011). Trên đây là hướng dẫn một số công việc cụ thể. túc THCS thực hiện theo Quyết định số 48/2002/QĐ- BGDĐT ngày 27/11/2002 của Bộ GD&ĐT về Ban hành chương trình bổ túc THCS. - Chương trình GDTX cấp THPT thực hiện theo công văn số 1414/SGDĐT-GDTX

Ngày đăng: 02/11/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w